Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ THUỶ SẢN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số 638 /QĐ-BTS | Hà Nội, ngày 22 tháng 5năm 2007 |
V/V PHÊ DUYỆT DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI/DỰ ÁN CẤP BỘ CHO KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2008-2010 CỦA NGÀNH THUỶ SẢN
BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN
Căn cứ Nghị định 43/2003/NĐ-CP ngày 2 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thuỷ sản;
Căn cứ Nghị định 81/CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ đề nghị của Hội đồng KHCN tư vấn xác định nhiệm vụ KHCN cấp Bộ giai đoạn 2008-2010;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Khoa học Công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Danh mục các đề tài/dự án KHCN cấp Bộ đưa vào thực hiện trong kế hoạch giai đoạn 2008-2010 kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Ông Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KHCN nói tại Điều 1 theo đúng quy định hiện hành.
Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng các Vụ: Khoa học Công nghệ, Kế hoạch Tài chính chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| K.T BỘ TRƯỞNG. |
CÁC ĐỀ TÀI/DỰ ÁN CẤP BỘ ĐƯA VÀO THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2008-2010
(Kèm theo Quyết định số 638 /QĐ- BTS ngày 22 /5 /2007 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản)
TT |
Tên đề tài |
Mục tiêu | Kết quả và sản phẩm chủ yếu, các chỉ tiêu KT-KT cần đạt(1) |
1 | 2 | 3 | 4 |
I | Chương trình KHCN trọng điểm cấp Bộ |
| |
I.1 | Dự án SXTN |
|
|
1. | Sản xuất giống Cá Lăng chấm Hemibagrus guttatus (Lacépède 1803) | Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống cá Lăng chấm ở quy mô sản xuất.
| - Qui trình công nghệ sản xuất giống Cá Lăng chấm: + Tỷ lệ cá thành thục 85%. + Tỷ lệ cá đẻ 80%. + Tỷ lệ thụ tinh 80%. + Tỷ lệ nở 65%, + Tỷ lệ sống cá bột đến cá hương: 80%. + Tỷ lệ sống từ cá hương lên cá giống: 90%. - Sản xuất trên 200.000 cá giống cỡ 4-6 cm/con (công suất 100.000 giống/năm). Thời gian thực hiện: 24 tháng |
II | Đề tài/ dự án độc lập cấp Bộ | ||
II.1 | Đề tài |
|
|
1. | Nghiên cứu quy trình nuôi vỗ thành thục và kích thích sinh sản nhân tạo cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss). | Góp phần chủ động sản xuất giống cá hồi vân tại Việt Nam.
| - Quy trình nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ : + Tỷ lệ thành thục: 80%. - Quy trình cho đẻ nhân tạo : + Tỷ lệ cá đẻ: 70%. + Tỷ lệ trứng thụ tinh: 80% + Tỷ lệ nở: 75%. - Sản xuất: 300.000 cá bột. - Góp phần đào tạo được 2 thạc sỹ, - 02 bài báo khoa học. Thời gian thực hiện: 36 tháng |
2. | Nghiên cứu hiện trạng khai thác, sử dụng cá tạp (cá non, cá chưa trưởng thành, cá kém chất lượng, cá có giá trị kinh tế thấp…) của một số nghề khai thác chủ yếu (lưới kéo, đáy, te, vây, vó, mành, chụp mực).
| Đánh giá được hiện trạng khai thác, đề xuất các giải pháp quản lý và hướng sử dụng hợp lý cá tạp. | - Báo cáo đánh giá hiện trạng, biến động thành phần sản lượng, năng suất khai thác của nhóm cá tạp theo các nghề (lưới kéo, đáy, te, vây, vó, mành, chụp mực) ở các vùng biển Việt Nam. - Báo cáo khoa học về đặc điểm sinh học của một số loài mới. - Báo cáo hiện trạng kinh tế - xã hội (doanh thu, chi phí, lợi nhuận...) của các nghề lưới kéo, đáy, te, vây, vó, mành, chụp mực. - Đề xuất một số giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý nguồn lợi cá tạp. - Góp phần đào tạo được 2 thạc sỹ, - 02 bài báo khoa học. Thời gian thực hiện: 24 tháng |
3. | Điều tra nguồn lợi và tình hình khai thác, sử dụng Hải sâm (Holothuria spp.) ở vùng biển Việt Nam. | Tạo cơ sở khoa học cho việc quản lý và sử dụng hợp lý nguồn lợi hải sâm ở vùng biển Việt Nam.
| - Báo cáo hiện trạng nguồn lợi, tình hình khai thác, chế biến và tiêu thụ hải sâm ở Việt Nam. - Bản đồ tỷ lệ 1/100.000 phân bố hải sâm theo lòai và thời gian. - Đề xuất các biện pháp khả thi bảo vệ và tái tạo nguồn lợi. - Góp phần đào tạo được 1 thạc sỹ. - 01 bài báo khoa học. Thời gian thực hiện: 24 tháng |
II.2 | Dự án SXTN |
|
|
1. | Sản xuất một số chất chiết xuất từ thảo mộc trong phòng trị bệnh tôm sú và cá tra.
| - Hoàn thiện quy trình công nghệ chiết xuất một số chất từ thảo mộc ở quy mô sản xuất. - Hoàn thiện quy trình phòng và trị một số bệnh nguy hiểm thường gặp trên tôm sú và cá tra. | - Quy trình chiết xuất từ 4 loại thảo mộc (lá cây diệp hạ châu, lá ổi rừng, trái bồ kết và lá xoan) ở qui mô sản xuất : + Chỉ tiêu chất lượng hợp chất chiết xuất của mỗi loại cây :
+ Số lượng các hợp chất chiết sản xuất được : 20 tấn - Qui trình sử dụng các chất nói trên trong phòng trị bệnh virus trên tôm sú (bệnh đốm trắng), bệnh nhiễm khuẩn trên tôm sú và cá tra, bệnh ký sinh trùng trên cá tra Chỉ tiêu : Phòng: hạn chế bệnh bộc phát (80%) Điều trị: tỷ lệ tôm, cá khỏi bệnh (70%) Thời gian thực hiện: 24 tháng |
- 1Quyết định 542/2006/QĐ-BTS phê duyệt Danh mục các Đề tài/Dự án cấp Bộ cho kế hoạch năm 2007 của Ngành Thuỷ sản do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành
- 2Luật Khoa học và Công nghệ 2000
- 3Nghị định 81/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoa học và công nghệ
- 4Nghị định 43/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thủy sản
Quyết định 638/QĐ-BTS năm 2007 phê duyệt Danh mục các Đề tài/Dự án cấp Bộ cho kế hoạch giai đoạn 2008-2010 của Ngành Thuỷ sản do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành.
- Số hiệu: 638/QĐ-BTS
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/05/2007
- Nơi ban hành: Bộ Thuỷ sản
- Người ký: Nguyễn Việt Thắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra