Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5360/QĐ-UBND

Thủ Dầu Một, ngày 30 tháng 11 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG ĐỐI TƯỢNG VÀ MỨC TRỢ GIÚP CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 67/2007/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;

Căn cứ Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;

Theo đề nghị của liên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội – Tài chính tại Tờ trình số 1176/TTrLS-LĐTBXH-TC ngày 11/10/2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc điều chỉnh, bổ sung đối tượng và mức trợ giúp cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ.

Điều 2.

1. Bãi bỏ các quy định tại khoản 1, 3 Điều 1 tại Quyết định số 02/2006/QĐ-UBND và công văn số 2176/UBND-VX ngày 05/5/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giải quyết trợ cấp xã hội thường xuyên tại cộng đồng cho người tàn tật mù.

2. Hiệu lực thi hành:

a. Trợ cấp thường xuyên:

- Đối với các đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội từ ngày 01/01/2007 trở về trước được điều chỉnh tăng mức trợ cấp thường xuyên thì thời gian được hưởng mức trợ cấp được tính từ ngày 01/01/2007;

- Đối với đối tượng có quyết định hưởng trợ cấp xã hội từ sau ngày 01/01/2007 thì thời gian được hưởng chế độ trợ cấp được tính từ ngày ghi trong quyết định hưởng chế độ trợ cấp xã hội của cấp có thẩm quyền.

b. Trợ cấp đột xuất:

Thời gian được hưởng chế độ trợ cấp từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội; Giám đốc các Trung tâm Bảo trợ Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- TT TU, TT.HĐND;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- LĐVP, N, TH;
- Lưu VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Hoàng Sơn

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG ĐỐI TƯỢNG VÀ MỨC TRỢ GIÚP CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 67/2007/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5360/QĐ-UBND ngày 30/11/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

A. ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI

I. Đối tượng bảo trợ xã hội sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước:

1. Đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP bao gồm:

a. Nhóm trẻ em:

+ Nhóm trẻ em dưới 18 tháng tuổi;

+ Nhóm trẻ em từ 18 tháng tuổi trở lên;

+ Nhóm trẻ em từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.

b. Nhóm người cao tuổi:

+ Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo;

+ Người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo;

c. Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo.

d. Người bị tâm thần mãn tính.

đ. Người bị nhiễm HIV/AIDS.

2. Bổ sung đối tượng bảo trợ xã hội theo Quyết định số 02/2006/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Nhóm đối tượng xã hội, ma túy, mại dâm.

II. Đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp hàng tháng do xã, phường, thị trấn quản lý:

1. Đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP bao gồm:

a. Nhóm trẻ em:

+ Nhóm trẻ em từ 18 tháng tuổi trở lên;

+ Nhóm trẻ em từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS

+ Nhóm trẻ em dưới 18 tháng tuổi;

+ Nhóm trẻ em dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS

b. Nhóm người cao tuổi:

+ Người cao tuổi cô đơn thuộc hộ gia đình nghèo;

+ Người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo;

+ Người cao tuổi cô đơn thuộc hộ gia đình nghèo, tàn tật nặng;

+ Người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, tàn tật nặng, không có con cháu, người thân thích để nương tựa thuộc hộ gia đình nghèo.

c. Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.

d. Nhóm người không có khả năng lao động, không có khả năng tự phục vụ:

+ Người tàn tật không có khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo;

+ Người tàn tật nặng không tự phục vụ thuộc hộ gia đình nghèo.

đ. Người tâm thần mãn tính sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc hộ gia đình nghèo.

e. Người bị nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động thuộc hộ gia đình nghèo.

f. Nhóm gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi:

+ Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi từ 18 tháng tuổi trở lên;

+ Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS;

+ Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi dưới 18 tháng tuổi;

+ Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.

g. Nhóm hộ gia đình có người tàn tật nặng:

+ Hộ gia đình có 2 người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ;

+ Hộ gia đình có 3 người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ;

+ Hộ gia đình có 4 người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ.

h. Nhóm người đơn thân thuộc diện hộ nghèo:

+ Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con từ 18 tháng tuổi đến dưới 16 tuổi, trường hợp con đang đi học văn hóa, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi;

+ Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS;

+ Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo đang nuôi con nhỏ dưới 18 tháng tuổi; từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật nặng hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.

2. Bổ sung đối tượng bảo trợ xã hội theo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

a. Người tàn tật mù;

b. Nhóm người thường xuyên đau ốm, bệnh tật, không còn khả năng lao động thuộc hộ gia đình nghèo.

B. CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP

I. Mức trợ cấp thường xuyên:

1. Mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội của nhà nước:

1.1. Giữ nguyên mức trợ cấp thường xuyên cho các đối tượng:

a. Nhóm trẻ em:

+ Nhóm trẻ em từ 18 tháng tuổi trở lên được giữ mức trợ cấp thường xuyên là 250.000 đồng/trẻ em/tháng;

+ Nhóm trẻ em dưới 18 tháng tuổi được giữ mức trợ cấp thường xuyên là 300.000 đồng/trẻ em/tháng.

b. Nhóm người cao tuổi:

+ Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo được giữ mức trợ cấp thường xuyên là 250.000 đồng/người/tháng;

+ Người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo được giữ mức trợ cấp thường xuyên là 250.000 đồng/người/tháng.

c. Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo được giữ mức trợ cấp thường xuyên là 250.000 đồng/người/tháng.

d. Đối tượng xã hội, ma túy, mại dâm được giữ mức trợ cấp thường xuyên là 250.000 đồng/người/tháng.

1.2. Điều chỉnh tăng mức trợ cấp thường xuyên cho các đối tượng:

a. Nhóm trẻ em từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS điều chỉnh tăng mức trợ cấp thường xuyên từ 250.000 đồng/trẻ em/tháng lên 300.000 đồng/trẻ em/tháng.

b. Người bị tâm thần mãn tính điều chỉnh tăng mức trợ cấp từ 265.000 đồng/người/tháng lên 300.000 đồng/người/tháng.

c. Người bị nhiễm HIV/AIDS điều chỉnh tăng mức trợ cấp từ 250.000 đồng/người/tháng lên 300.000 đồng/người/tháng.

2. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng do xã, phường, thị trấn quản lý:

2.1. Giữ nguyên mức trợ cấp thường xuyên cho các đối tượng:

a. Trẻ em từ 18 tháng tuổi trở lên được giữ mức trợ cấp thường xuyên là 150.000 đồng/trẻ em/tháng.

b. Nhóm người cao tuổi:

+ Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo được giữ mức trợ cấp thường xuyên là 150.000 đồng/người/tháng;

+ Người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo được giữ mức trợ cấp thường xuyên là 150.000 đồng/người/tháng.

c. Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo được giữ mức trợ cấp thường xuyên là 150.000 đồng/người/tháng.

d. Người tàn tật mù được hưởng mức trợ cấp thường xuyên là 150.000 đồng/người/tháng.

đ. Người thường xuyên đau ốm, bệnh tật, không còn khả năng lao động thuộc hộ gia đình nghèo được hưởng mức trợ cấp thường xuyên là 150.000 đồng/người/tháng.

2.2. Điều chỉnh tăng mức trợ cấp thường xuyên cho các đối tượng:

a. Nhóm trẻ em:

+ Nhóm trẻ em dưới 18 tháng tuổi điều chỉnh tăng mức trợ cấp từ 150.000 đồng/trẻ em/tháng lên 180.000 đồng/trẻ em/tháng;

+ Nhóm trẻ em từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS điều chỉnh tăng mức trợ cấp từ 150.000 đồng/trẻ em/tháng lên 180.000 đồng/trẻ em/tháng;

+ Trẻ em dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS điều chỉnh tăng mức trợ cấp từ 150.000 đồng/trẻ em/tháng lên 240.000 đồng/trẻ em/tháng.

b. Nhóm người cao tuổi:

+ Người cao tuổi cô đơn thuộc hộ gia đình nghèo, tàn tật nặng điều chỉnh tăng mức trợ cấp từ 150.000 đồng/người/tháng lên 180.000 đồng/người/tháng;

+ Người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, tàn tật nặng, không có con cháu, người thân thích để nương tựa thuộc diện hộ nghèo điều chỉnh tăng mức trợ cấp từ 150.000 đồng/người/tháng lên 180.000 đồng/người/tháng.

c. Nhóm người không có khả năng lao động, không có khả năng tự phục vụ.

Người tàn tật nặng, không tự phục vụ được, thuộc hộ gia đình nghèo điều chỉnh tăng mức trợ cấp từ 150.000 đồng/người/tháng lên 240.000 đồng/người/tháng.

d. Người tâm thần mãn tính sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo điều chỉnh tăng mức trợ cấp từ 150.000 đồng/người/tháng lên 180.000 đồng/người/tháng

đ. Người bị nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo mức trợ cấp điều chỉnh tăng từ 150.000 đồng/người/tháng lên 180.000 đồng/người/tháng.

e. Nhóm gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi:

+ Gia đình, cá nhân nhận nuôi trẻ em mồ côi, trẻ bị bỏ rơi từ 18 tháng tuổi trở lên điều chỉnh tăng mức trợ cấp từ 200.000 đồng/hộ, cá nhân/tháng lên 240.000 đồng/hộ, cá nhân/tháng;

+ Gia đình, cá nhân nhận nuôi trẻ em mồ côi, trẻ bị bỏ rơi dưới 18 tháng tuổi mức trợ cấp điều chỉnh tăng từ 270.000 đồng/hộ, cá nhân/tháng lên 300.000 đồng/hộ, cá nhân/tháng;

+ Gia đình, cá nhân nhận nuôi trẻ em mồ côi, trẻ bị bỏ rơi từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS mức trợ cấp điều chỉnh tăng từ 270.000 đồng/hộ, cá nhân/tháng lên 300.000 đồng/hộ, cá nhân/tháng;

+ Gia đình, cá nhân nhận nuôi trẻ em mồ côi, trẻ bị bỏ rơi dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS mức trợ cấp điều chỉnh tăng từ 270.000 đồng/hộ, cá nhân/tháng lên 360.000 đồng/hộ, cá nhân/tháng.

f. Nhóm hộ gia đình có người tàn tật nặng:

+ Hộ gia đình có 02 người tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ mức trợ cấp điều chỉnh tăng từ 200.000 đồng/hộ/tháng lên 240.000 đồng/hộ/tháng;

+ Hộ gia đình có 03 người tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ mức trợ cấp điều chỉnh tăng từ 300.000 đồng/hộ/tháng lên 360.000 đồng/hộ/tháng;

+ Hộ gia đình có 04 người tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ mức trợ cấp điều chỉnh tăng từ 400.000 đồng/hộ/tháng lên 480.000 đồng/hộ/tháng;

2.3. Bổ sung đối tượng và mức trợ cấp thường xuyên:

a. Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng được hưởng mức trợ cấp thường xuyên là 150.000 đồng/người/tháng.

b. Nhóm người đơn thân nuôi con thuộc diện hộ nghèo:

+ Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con từ 18 tháng tuổi trở lên được hưởng mức trợ cấp thường xuyên là 150.000 đồng/người/tháng.

+ Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo đang nuôi con nhỏ dưới 18 tháng tuổi; từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật nặng hoặc bị nhiễm HIV/AIDS được hưởng mức trợ cấp thường xuyên là 180.000 đồng/người/tháng;

+ Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo đang nuôi con nhỏ dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật nặng hoặc bị nhiễm HIV/AIDS được hưởng mức trợ cấp thường xuyên là 240.000 đồng/người/tháng.

II. Mức trợ cấp đột xuất:

1. Đối với hộ gia đình:

- Có người chết mất tích: 3.000.000 đồng/người;

- Có người bị thương nặng: 1.000.000 đồng/người;

- Có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng: 5.000.000 đồng/hộ;

- Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp nhà ở do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét: 5.000.000 đồng/hộ;

- Hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất lâm vào cảnh thiếu đói: 2.000.000 đồng/hộ.

2. Đối với cá nhân:

- Trợ giúp cứu đói: 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian từ 1 đến 3 tháng;

- Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc: 1.000.000 đồng/người;

- Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú: 10.000 đồng/người/ngày nhưng không quá 30 ngày. Trường hợp đặc biệt cần phải kéo dài thì thời gian được hưởng trợ cấp tối đa không quá 3 tháng và mức trợ cấp bằng mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng tại cơ sở bảo trợ xã hội;

- Người cơ nhỡ, đau ốm, bệnh tật ngoài vùng cư trú được trợ cấp mức 200.000 đồng/người/lần.

3. Đối với đối tượng xã hội khi từ trần:

- Đối với người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị chết, gia đình không biết để mai táng thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, bệnh viện, cơ quan, tổ chức, cá nhân đứng ra tổ chức mai táng được hỗ trợ kinh phí mai táng thấp nhất là 2.000.000 đồng/người;

- Đối với các đối tượng bảo trợ xã hội sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước khi từ trần được hỗ trợ chi phí tang lễ, mức hỗ trợ 5.000.000 đồng/người;

- Đối với các đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng do xã, phường, thị trấn quản lý quy định tại Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP và do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại mục 2, khoản II phần A nêu trên, khi từ trần được hỗ trợ chi phí tổ chức tang lễ, mức hỗ trợ 5.000.000 đồng/người.

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; cơ sở bảo trợ xã hội; Ủy ban nhân dân huyện, thị xã và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn hồ sơ, thủ tục xét hưởng, chi trả trợ cấp thường xuyên, trợ cấp đột xuất cho các đối tượng bảo trợ xã hội tại khoản 1, 2, 3 phần III của Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH

2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; cơ sở bảo trợ xã hội; Ủy ban nhân dân huyện, thị xã và sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm theo dõi, quản lý đối tượng bảo trợ xã hội và thực hiện các báo cáo theo hướng dẫn tại điểm 1, 2, 3, 4 phần IV của Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH.

3. Nguồn kinh phí chi trả:

a. Đối với các đối tượng sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước:

Nguồn kinh phí tăng thêm được cân đối trong dự toán điều chỉnh năm 2007 của các cơ sở bảo trợ xã hội nhà nước trong tỉnh.

b. Đối với các đối tượng bảo trợ xã hội do xã, phường, thị trấn quản lý:

Dự kiến trong năm 2007 số chênh lệch tăng thêm cho các đối tượng quy định tại Điều 4, Nghị định 67/2007/NĐ-CP của 89 xã, phường, thị trấn là 616.800.000 (Sáu trăm mười sáu triệu, tám trăm ngàn đồng chẵn/ 89 xã, phường, thị trấn). Giao Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chỉ đạo Phòng Tài chính – Kế hoạch, huyện, thị xã bố trí từ nguồn dự phòng, tăng thu năm 2007 của cấp huyện, thị xã để chi cho các đối tượng hưởng trợ cấp./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 5360/QĐ-UBND năm 2007 quy định điều chỉnh, đối tượng và mức trợ giúp cho đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành

  • Số hiệu: 5360/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/11/2007
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
  • Người ký: Nguyễn Hoàng Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 30/11/2007
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản