Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : 53/2003/QĐ-UB | Cần Thơ, ngày 29 tháng 7 năm 2003 |
UBND TỈNH CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2003 - 2007;
Căn cứ Quyết định số 2068/QĐ-CT.UB ngày 19/6/2003 của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ về việc thành lập Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Cần Thơ;
Xét đề nghị tại Công văn số 575/STP ngày 09/7/2003 của Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Cần Thơ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, các Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan Ban ngành tỉnh, Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, Chủ tịch ủy ban nhân dân thị xã Vị Thanh, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi Nhận : - Hội Đồng Phgdpl Của Chính Phủ - Bộ Tư Pháp - Tt.Tu, Tt.Hđnd, Tt.Ubnd Tỉnh - Vp.Tu Và Các Ban Đảng - Ubmttq Tỉnh Và Đoàn Thể - Sở, Ban Ngành Tỉnh - Ubnd Tp,Tx Và Huyện - Cơ Quan Báo, Đài Trên Địa Bàn Tỉnh - Hội Đồng Pbgdpl Huyện, Thị, Thành - Vp.Ubnd Tỉnh (2b,4) - Lưu Ttlt | TM.UBND TỈNH CẦN THƠ |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH CẦN THƠ
(Ban hành theo Quyết định số: 53 /2003/QĐ-UB ngày 29 tháng 7 năm 2003 của UBND tỉnh Cần Thơ)
Những năm gần đây, các ngành, các cấp trong tỉnh đã không ngừng quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 02/1998/CT-TTg về tăng cường công tác tuyên truyền PBGDPL trong giai đoạn hiện nay và Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng PBGDPL các cấp thì công tác này có sự chuyển biến rõ nét.
Dưới sự quan tâm sâu sát của các ngành, các cấp, công tác PBGDPL đã có một cơ chế phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL.
Tỉnh Cần Thơ, Hội đồng Phối hợp công tác PBGDPL được thành lập vào năm 2001, từ đó đến nay công tác phối hợp PBGDPL mang lại nhiều kết quả, góp phần đáng kể vào việc nâng cao ý thức pháp luật trong cán bộ và nhân dân. Để phát huy hơn nữa kết quả đạt được trong công tác phối hợp tuyên truyền PBGDPL, UBND tỉnh Cần Thơ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL tỉnh Cần Thơ.
Quy chế quy định cơ chế tổ chức, hoạt động phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật giữa các Ban, ngành, đoàn thể trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Cần Thơ.
Điều 1. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục tỉnh.
Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL tỉnh Cần Thơ (sau đây gọi tắt là Hội đồng) là tổ chức phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp nhằm duy trì và hỗ trợ các cơ quan, tổ chức này đẩy mạnh công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh Cần Thơ.
Điều 2. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
1. Hội đồng làm việc tập thể, quyết định các vấn đề theo nguyên tắc đa số nhất trí.
2. Các thành viên Hội đồng có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức triển khai công tác PBGDPL ở ngành, cơ quan, tổ chức mình theo kế hoạch của tỉnh và kế hoạch của Hội đồng.
3. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc vừa phát huy tính chủ động của mỗi thành viên, vừa bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ thường xuyên giữa các thành viên, giữa cơ quan thường trực và cơ quan, tổ chức có đại diện là thành viên Hội đồng.
Điều 3. Phương thức hoạt động của Hội đồng
1. Hội đồng hoạt động theo Đề án, Chương trình, Kế hoạch, cụ thể do UBND tỉnh, Hội đồng thông qua.
2. Hoạt động của Hội đồng được triển khai theo phương thức vừa bao quát, toàn diện các hoạt động phối hợp công tác PBGDPL, vừa phân công phụ trách từng mảng công việc theo đối tượng, lĩnh vực phổ biến giáo dục pháp luật.
3. Các thành viên của Hội đồng phải thường xuyên trao đổi, thống nhất Chương trình, kế hoạch PBGDPL đáp ứng nhiệm vụ trong từng thời kỳ, có phân công trách nhiệm từng ngành trong công tác này.
1. Các kết luận của Hội đồng được thông qua tại phiên họp toàn thể của Hội đồng.
2. Trong trường hợp Hội đồng không họp, kết luận của Hội đồng có thể được Chủ tịch Hội đồng ban hành sau khi xin ý kiến bằng văn bản các thành viên của Hội đồng.
3. Kết luận của Hội đồng và biện pháp phối hợp công tác PBGDPL, các hướng dẫn của các cấp, các ngành phối hợp thực hiện là căn cứ để Hội đồng kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác PBGDPL theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 5. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng.
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng gồm:
Chủ tịch Hội đồng.
Phó Chủ tịch Hội đồng.
Thành viên Hội đồng.
4. Cơ quan thường trực của Hội đồng.
Điều 6. Hội nghị toàn thể Hội đồng
Hội nghị toàn thể các thành viên của Hội đồng là cơ quan cao nhất của Hội đồng được tiến hành thường kỳ hoặc đột xuất do Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng triệu tập và chủ trì để giải quyết các công việc được quy định tại éiều 12 của Quy chế này.
Điều 7. Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng.
1. Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Hội đồng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1.1. Điều hoà, phối hợp hoạt động của Hội đồng, chỉ đạo hoạt động của cơ quan thường trực Hội đồng;
1.2. Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của Hội đồng và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ đã giao;
1.3. Thay mặt Hội đồng ban hành Kế hoạch PBGDPL hàng quý, hàng năm và các kết luận khác của Hội đồng.
1.4 Phân bổ kinh phí hàng năm cho hoạt động của Hội đồng trên cơ sở kinh phí hàng năm được UBND tỉnh phê duyệt; quyết định việc quy định và phân bổ sử dụng kinh phí từ các nguồn khác để hỗ trợ công tác PBGDPL;
1.5. Định kỳ báo cáo về UBND tỉnh tình hình PBGDPL trong tỉnh; quyết định khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác PBGDPL theo đề nghị của các ngành, các cấp, của cơ quan thường trực sau khi tham khảo ý kiến thành viên của Hội đồng;
1.6. Chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL cấp huyện, xã;
1.7. Giải quyết công việc khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng và cơ quan thường trực của Hội đồng;
2. Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng và các Phó Chủ tịch khác.
2.1. Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng là Giám đốc Sở Tư pháp, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Giúp Chủ tịch Hội đồng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 éiều này.
- Chỉ đạo hoạt động của Hội đồng khi Chủ tịch Hội đồng phân công hoặc ủy quyền;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại éiều 9 Quy chế này.
2.2. Các Phó Chủ tịch khác của Hội đồng có nhiệm vụ:
- Chỉ đạo, điều hành thành viên của Hội đồng được phân công phụ trách;
- Phối hợp với Cơ quan thường trực Hội đồng thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại éiều 9 Quy chế này;
- Giúp Chủ tịch Hội đồng theo dõi hoạt động kiểm tra và khen thưởng của Hội đồng;
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng.
Điều 8. Các thành viên của Hội đồng
1. Các thành viên của Hội đồng có nhiệm vụ quyền hạn sau đây:
1.1. Tham dự các phiên họp của Hội đồng; trong trường hợp không thể tham dự phiên họp, các thành viên Hội đồng thông báo cho các cơ quan thường trực Hội đồng và gửi ý kiến của mình về vấn đề được thảo luận tại phiên họp để cơ quan thường trực tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Hội đồng;
1.2. Thực hiện các công việc được Chủ tịch Hội đồng phân công;
1.3. Đề xuất với Hội đồng các biện pháp nhằm bảo đảm hiệu quả công tác PBGDPL và phối hợp tổ chức thực hiện, đề nghị Hội đồng hỗ trợ, tạo điều kiện để đẩy mạnh công tác PBGDPL ở đơn vị mình.
1.4. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện Kế hoạch PBGDPL của Chính phủ, của tỉnh và thường xuyên thông tin cho cơ quan thường trực về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Khi thực hiện nhiệm vụ của mình, các thành viên Hội đồng sử dụng và phát huy vai trò tham mưu, giúp việc của tổ chức pháp chế và các tổ chức có liên quan của cơ quan, tổ chức mình.
Điều 9. Cơ quan thường trực của Hội đồng
Cơ quan thường trực của Hội đồng là Sở Tư pháp có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành chuẩn bị các dự thảo Kế hoạch, Chương trình hoạt động của Hội đồng; dự toán kinh phí hoạt động của Hội đồng; dự kiến kế hoạch huy động kinh phí từ các nguồn khác để hỗ trợ công tác PBGDPL; hướng dẫn các cấp, các ngành triển khai thực hiện Kế hoạch, Chương trình hoạt động của Hội đồng;
2. Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc PBGDPL, lập Kế hoạch chi tiết PBGDPL, biên soạn tài liệu phổ biến giáo dục pháp luật hoặc tham gia biên soạn cùng với các cơ quan chuyên ngành;
3. Kiểm tra, đôn đốc các ngành, các cấp trong việc PBGDPL;
4. Phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị sơ kết, tổng kết công tác PBGDPL;
5. Theo dõi, tổng hợp tình hình phối hợp triển khai thực hiện công tác PBGDPL của các ngành, các cấp để Hội đồng thông qua và báo cáo về UBND tỉnh;
6. Chuẩn bị, tổ chức các phiên họp và các hoạt động khác của Hội đồng; theo dõi việc thực hiện các kết luận của Hội đồng và định kỳ báo cáo của Hội đồng;
7. Thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất do Hội đồng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch giao.
Điều 10. Phiên họp toàn thể của Hội đồng
Hội đồng họp phiên họp toàn thể sáu tháng một lần để giải quyết các vấn đề sau đây:
1. Đề ra Kế hoạch PBGDPL sáu tháng, hàng năm để các cấp, các ngành phối hợp thực hiện; thông qua Chương trình hoạt động sáu tháng, hàng năm của Hội đồng.
Thông qua báo cáo sơ kết 6 tháng và tổng kết hàng năm về tình hình triển khai công tác PBGDPL và kiến nghị với UBND tỉnh về các biện pháp đẩy mạnh công tác này.
2. Cho ý kiến về Chương trình hoạt động của Hội đồng, khuyến nghị với thành viên của Hội đồng để tăng cường thực hiện công tác PBGDPL theo đối tượng, lĩnh vực được phân công.
3. Đề ra Kế hoạch, Chương trình xây dựng lực lượng Báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật
4. Quyết định tổ chức các hoạt động khảo sát, điều tra, kiểm tra để đề ra biện pháp tăng cường phối hợp công tác PBGDPL.
5. Thông qua Kế hoạch Phổ biến các văn bản pháp luật hiện hành, văn bản mới trình UBND tỉnh ký ban hành.
6. Cho ý kiến về phương hướng huy động, sử dụng kinh phí ngân sách để hỗ trợ công tác PBGDPL.
7. Quyết định những vấn đề khác theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng hoặc các thành viên Hội đồng.
Điều 11. Cuộc họp giữa Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng
Theo yêu cầu của Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng, cơ quan thường trực tổ chức cuộc họp giữa Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng để giải quyết những vấn đề liên quan đến công tác phối hợp của Hội đồng.
Điều 12. Gửi văn bản xin ý kiến các thành viên Hội đồng
1. Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch gửi văn bản liên quan đến việc giải quyết công việc của Hội đồng để xin ý kiến các thành viên của Hội đồng khi không triệu tập phiên họp toàn thể.
2. Cơ quan thường trực Hội đồng tập hợp ý kiến của các thành viên, báo cáo Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch thường trực quyết định.
Điều 13. Ban hành, sao gửi kết luận của Hội đồng
1. Kết luận của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng hoặc phó chủ tịch thường trực Hội đồng ký ban hành.
2. Kết luận của Hội đồng được cơ quan thường trực sao gửi đến các thành viên Hội đồng, các ngành, các cấp có liên quan, các Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật cấp huyện để chỉ đạo thực hiện.
Điều 14. Trụ sở của Hội đồng, cơ quan thường trực của Hội đồng đặt tại Sở Tư pháp.
Điều 15. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích tốt trong công tác tuyên truyền PBGDPL sẽ được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
- 1Quyết định 119/QĐ-UBND năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành từ năm 1991 đến năm 2008 hết hiệu lực và còn hiệu lực thi hành
- 2Quyết định 04/2008/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật do thành phố Cần Thơ ban hành
- 3Quyết định 34/2014/QĐ-UBND về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 4Quyết định 40/2014/QĐ-UBND quy định mức chi có tính chất đặc thù trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật cho người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 5Quyết định 14/2014/QĐ-UBND quy định mức chi, nội dung chi và lập dự toán, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 6Quyết định 27/2014/QĐ-UBND quy định mức chi đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 7Quyết định 29/2014/QĐ-UBND về mức chi, lập dự toán, quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 1Quyết định 119/QĐ-UBND năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành từ năm 1991 đến năm 2008 hết hiệu lực và còn hiệu lực thi hành
- 2Quyết định 04/2008/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật do thành phố Cần Thơ ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Chỉ thị 02/1998/CT-TTg về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 03/1998/QĐ-TTg về kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 13/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 34/2014/QĐ-UBND về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 6Quyết định 40/2014/QĐ-UBND quy định mức chi có tính chất đặc thù trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật cho người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 7Quyết định 14/2014/QĐ-UBND quy định mức chi, nội dung chi và lập dự toán, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 8Quyết định 27/2014/QĐ-UBND quy định mức chi đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 9Quyết định 29/2014/QĐ-UBND về mức chi, lập dự toán, quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Quyết định 53/2003/QĐ-UB ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Cần Thơ
- Số hiệu: 53/2003/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/07/2003
- Nơi ban hành: Tỉnh Cần Thơ
- Người ký: Nguyễn Phong Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra