Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 529/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 16 tháng 3 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; Luật số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020;

Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010;

Căn cứ Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017; Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;

Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Nghị định số 09/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về Quản lý vật liệu xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 2171/QĐ-TTg ngày 23/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung tại Việt Nam đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 205/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 của HĐND tỉnh Lâm Đồng về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 396/TTr-SXD ngày 01/3/2023 về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, với nội dung và các phụ lục chi tiết kèm theo.

Điều 2. Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; Giám đốc/Thủ trưởng các sở, ngành, cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Xây dựng,
- TT TU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- Đài PTTH, Báo Lâm Đồng;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh (đăng tải);
- LĐVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, XD.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Ngọc Hiệp

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số: 529/QĐ-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2023 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

I. Quan điểm và mục tiêu

1. Quan điểm

- Phát triển vật liệu xây dựng (VLXD) tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2025, định hướng đến năm 2030 phải phù hợp với Chiến lược phát triển VLXD Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050; quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các quy hoạch khác có liên quan.

- Phát triển VLXD phải đảm bảo tính bền vững, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên và gắn với phát triển kinh - tế xã hội; không ảnh hưởng tới khu vực an ninh, quốc phòng, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; khu vực đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, rừng tự nhiên; không tác động tiêu cực đến môi trường; bảo đảm sự ổn định, cân bằng tự nhiên, an toàn của bờ sông và đời sống sinh hoạt của dân cư.

- Phát triển sản xuất VLXD với quy mô hợp lý, công nghệ sản xuất hiện đại, sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính; gắn sản xuất VLXD với tái chế, tái sử dụng các chất thải công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, xử lý rác thải và bảo vệ môi trường.

- Đẩy mạnh sản xuất các chủng loại VLXD có giá trị kinh tế cao, VLXD có lợi thế của địa phương, với quy mô công suất hợp lý, công nghệ hiện đại, tiêu tốn ít năng lượng, nguyên liệu; nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm VLXD trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Đa dạng hóa các hình thức đầu tư, thu hút mọi nguồn nhân lực vào phát triển VLXD. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, sản xuất VLXD, vật liệu cao cấp và thân thiện với môi trường. Tiếp cận và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới trong sản xuất VLXD.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu tổng quát:

- Tập trung đầu tư và phát triển các sản phẩm VLXD có thế mạnh của tỉnh. Nghiên cứu phát triển sản xuất đa dạng các sản phẩm VLXD mới, có hiệu quả kinh tế cao. Đưa công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất VLXD để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường nội tỉnh và xuất khẩu, góp phần vào tăng trưởng GRDP, nâng cao vị thế của ngành VLXD trong nền kinh tế.

- Phát triển VLXD đảm bảo nguồn vật liệu xây dựng cho dự án, công trình để phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh, đồng thời kiểm soát chặt chẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh VLXD.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Thu hút, giải quyết lao động vào làm việc trong ngành VLXD, trong đó có chế độ ưu đãi đối với cán bộ kỹ thuật chuyên ngành.

- Loại bỏ hoàn toàn công nghệ sản xuất VLXD lạc hậu, tiêu tốn nhiều tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.

- Đảm bảo theo quy định về tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung trong tổng số vật liệu xây trong các công trình xây dựng theo Quyết định số 2171/QĐ-TTg ngày 23/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

- Các mục tiêu cụ thể về đầu tư, công nghệ, khai thác, sử dụng tài nguyên bảo vệ môi trường, sản phẩm và xuất khẩu của từng loại vật liệu xây dựng cho từng giai đoạn (tại phần III. Nội dung Kế hoạch phát triển một số loại vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh).

II. Dự kiến nhu cầu một số loại vật liệu xây dựng chủ yếu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030

- Trong những năm qua, việc đầu tư xây dựng phát triển khu đô thị, khu du lịch, xây dựng cải tạo và mở rộng cơ sở hạ tầng đô thị; hệ thống giao thông, thủy lợi; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn,...đã tạo điều kiện cho thị trường VLXD trong tỉnh phát triển. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có các loại VLXD từ thông thường đến những sản phẩm mới và cao cấp, có nhiều tính năng đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Các loại VLXD chưa sản xuất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là gạch gốm ốp lát, xi măng, vôi công nghiệp, sử vệ sinh, kính xây dựng...; những sản phẩm này được cung ứng từ các địa phương khác hoặc nhập khẩu.

- Giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030, dự báo nhu cầu VLXD trong tỉnh sẽ càng ngày tăng, để phục vụ cho xây dựng, phát triển công nghiệp, phát triển đô thị, nhà chung cư, khách sạn, khu du lịch, công trình thủy lợi, các công trình kết cấu hạ tầng, đô thị; các tuyến đường cao tốc, đường quốc lộ, phát triển hệ thống giao thông nông thôn,...và đầu tư xây dựng, cải tạo nhà ở của người dân.

Nhu cầu một số loại vật liệu xây dựng chủ yếu trên địa bàn tỉnh như sau:

STT

Tên loại vật liệu

Đơn vị tính

Giai đoạn 2021-2025

Định hướng 2026-2030

1

Gạch đất sét nung

Triệu Viên

1.829

2.067

2

Gạch không nung

Triệu Viên

1.047

1.183

3

Đá xây dựng

1000 m3

17.626

19.917

4

Cát xây dựng

1000 m3

2.123

2.399

5

Bê tông

1000 m3

3.646

4.120

III. Nội dung Kế hoạch phát triển một số loại vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh

1. Gạch đất sét nung

a) Giai đoạn 2021-2025.

* Về đầu tư:

- Tiếp tục duy trì năng lực sản xuất của các cơ sở gạch tuynel hiện có phù hợp với các quy hoạch ngành của tỉnh, có nguồn nguyên liệu ổn định nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội tỉnh và cung cấp một phần cho các tỉnh lân cận.

- Công suất thiết kế của một dây chuyền sản xuất gạch đất sét nung đầu tư mới không nhỏ hơn 10 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm.

- Không đầu tư mới, đầu tư mở rộng các dây chuyền sản xuất gạch đất sét nung khi không có vùng nguyên liệu trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên của tỉnh đã được phê duyệt.

- Thực hiện chấm dứt hoạt động các cơ sở lò gạch thủ công, cơ sở lò hoffman (lò vòng) và phải chuyển đổi sang công nghệ sản xuất gạch tuynel, công nghệ sản xuất vật liệu xây không nung hoặc ngành nghề khác phù hợp hoặc buộc phải dừng sản xuất theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 8833/UBND-XD ngày 03/12/2021.

- Tổng công suất thiết kế các nhà máy sản xuất gạch đất sét nung hiện nay khoảng 431,67 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm, dự kiến nhu cầu giai đoạn 2021-2025 khoảng 1.829 triệu viên quy tiêu chuẩn.

- Tỷ lệ gạch đất sét nung trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2025 chiếm 60 - 65% trong tổng sản lượng vật liệu xây.

* Về công nghệ sản xuất:

- Tăng cường áp dụng khoa học, kỹ thuật, cải tiến công nghệ, cơ giới hóa để nâng cao chất lượng sản phẩm. Có trên 30% nhà máy ứng dụng tự động hóa vào trong dây chuyền sản xuất. Cải tiến công nghệ, giảm tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, tiết kiệm tài nguyên. Khuyến khích công nghệ sử dụng nhiên liệu thay thế.

- Các chỉ tiêu tiêu hao năng lượng:

+ Tiêu hao nhiệt năng ≤ 360kcal/kg sản phẩm;

+ Tiêu hao điện năng ≤ 0,022 kWh/kg sản phẩm.

- Tiết kiệm tối đa sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Bình quân toàn ngành sử dụng tối đa các nguồn phế thải các ngành công nghiệp khác để thay thế 50% nguyên, nhiên liệu thiên nhiên trong sản xuất gạch đất sét nung.

* Về khai thác và sử dụng tài nguyên: không sử dụng đất nông nghiệp; chỉ sử dụng đất sét mỏ, đất đồi làm nguyên liệu sản xuất gạch đất sét nung; 100% các cơ sở sản xuất gạch có vùng nguyên liệu trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên của tỉnh đã được phê duyệt; đẩy mạnh nghiên cứu và sử dụng các chất thải (tro xỉ nhiệt điện, đá xít...) làm nguyên liệu, nhiên liệu để thay thế nguồn nguyên liệu truyền thống.

* Về bảo vệ môi trường: các cơ sở sản xuất có hệ thống xử lý chất thải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường; các cơ sở có phát sinh khí thải công nghiệp lưu lượng lớn phải có thiết bị quan trắc tự động khí thải và truyền số liệu tự động, liên tục về Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định.

* Về sản phẩm:

- Tăng cường sản xuất các sản phẩm gạch đất sét nung rỗng, mỏng, nhẹ, gạch trang trí, gạch kích thước lớn, gạch không trát,...

- Sản phẩm lưu thông trên thị trường phải được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, thông báo hợp quy theo quy định.

b) Định hướng đến năm 2030: tỷ lệ gạch đất sét nung còn khoảng 50% - 60% trong tổng sản lượng vật liệu xây. Tăng cường sản xuất các sản phẩm gạch đất sét nung rỗng, mỏng, nhẹ, gạch trang trí, gạch kích thước lớn, gạch không trát...chất lượng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.

2. Vật liệu xây không nung

a) Giai đoạn 2021-2025:

* Về đầu tư:

- Tiếp tục duy trì hoạt động của các cơ sở sản xuất gạch không nung. Đầu tư mới và đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất vật liệu xây không nung, sản lượng sản xuất vật liệu xây không nung chiếm tỷ trọng so với tổng lượng gạch xây khoảng 35 - 40% vào năm 2025; đảm bảo tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng theo quy định.

- Đầu tư sản xuất các loại vật liệu xây không nung có kích thước lớn, các sản phẩm sử dụng nguyên liệu là chất thải công nghiệp (tro, xỉ than, xỉ luyện kim...); các sản phẩm nhẹ; vật liệu cách âm, cách nhiệt, tiết kiệm năng lượng, vật liệu mới, vật liệu xanh,... đáp ứng các yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành xây dựng.

- Tổng công suất thiết kế các nhà máy sản xuất gạch không nung hiện nay khoảng 246,86 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm, dự kiến nhu cầu giai đoạn 2021-2025 khoảng 1.047 triệu viên quy tiêu chuẩn.

* Về công nghệ sản xuất, nguyên liệu: sử dụng công nghệ tiên tiến, dây chuyền thiết bị tiên tiến, hiện đại cơ giới hóa, tự động hóa. Phấn đấu hơn 50% nhà máy ứng dụng tự động hóa trong dây chuyền sản xuất.

* Về khai thác và sử dụng tài nguyên: sử dụng tối đa các loại chất thải của các ngành công nghiệp (tro, xỉ than; xỉ luyện kim,...) làm nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây không nung, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

* Về bảo vệ môi trường: các cơ sở sản xuất có hệ thống xử lý chất thải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường.

* Về sản phẩm: đa dạng hóa các sản phẩm gạch không nung kích thước lớn, cấu kiện, tấm tường, vật liệu nhẹ nhằm giảm thời gian thi công, hạ giá thành xây dựng, giảm thiểu phát thải trong quá trình xây dựng.

b) Định hướng đến năm 2030: tiếp tục duy trì các cơ sở đang hoạt động; phát triển đầu tư sản xuất vật liệu xây không nung, sản lượng sản xuất vật liệu xây không nung chiếm tỷ trọng so với tổng lượng gạch xây khoảng 40 - 45%, đảm bảo tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng theo quy định.

3. Cát xây dựng

a) Giai đoạn 2021-2025:

* Về đầu tư:

- Phát triển sản xuất cát xây dựng phải đảm bảo tính bền vững, góp phần phát triển kinh tế xã hội, trên cơ sở sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa và cảnh quan môi trường.

- Duy trì công suất khai thác của một số mỏ cát xây dựng trên địa bàn tỉnh theo các giấy phép được cấp và có lộ trình kết thúc khai thác, đóng cửa mỏ khi giấy phép hết hạn để bảo vệ môi trường.

- Phát triển cát xây dựng đáp ứng nhu cầu xây dựng nội tỉnh.

- Khuyến khích các cơ sở khai thác, chế biến đá xây dựng tận dụng nguồn đá nghiền thành cát nhân tạo để thay thế một phần cát tự nhiên đủ tiêu chuẩn sử dụng cho bê tông, vữa và gạch không nung đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản.

- Dự kiến nhu cầu cát xây dựng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 khoảng 2.123 ngàn m3/năm. Tổng công suất khai thác các mỏ cát hiện nay khoảng 550,96 ngàn m3/năm.

- Thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng các mỏ, điểm mỏ cát đã được UBND tỉnh bổ sung tại Quyết định 1396/QĐ-UBND ngày 05/8/2022 để khai thác cát xây dựng để cân đối cấp phép trong thời gian tới đáp ứng nhu cầu xây dựng tại địa phương, nhất là ưu tiên phục vụ cho dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương.

* Về công nghệ:

- Đối với khai thác tự nhiên: sử dụng công nghệ khai thác tiên tiến kết hợp với tuyển rửa loại bỏ tạp chất để nâng cao chất lượng cát; phế thải sinh ra trong quá trình xử lý phải được thu gom, lưu chứa đúng kỹ thuật hoặc tái sử dụng;

- Đối với cát nghiền: dây chuyền công nghệ sản xuất cát nghiền phải tiên tiến, đồng bộ (bao gồm các thiết bị gia công, chế biến, sàng, tuyển, vận chuyển và các thiết bị xử lý môi trường).

* Về khai thác và sử dụng tài nguyên:

- Việc khai thác cát, sỏi lòng sông phải tuân thủ theo Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ Quy định về quản lý cát sỏi, lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông và các văn bản pháp luật khác có liên quan trong công tác cấp phép, quản lý hoạt động khai thác.

- Các tổ chức, cá nhân khai thác cát trên địa bàn phải hoạt động theo đúng giấy phép đã được cấp (khai thác đúng công suất, phạm vi ranh giới được cấp phép, thiết kế mỏ, hồ sơ môi trường đã được duyệt) và các quy định pháp luật khác có liên quan.

- Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, nhiên liệu và năng lượng. Sử dụng các loại phế thải công nghiệp, xây dựng để sản xuất cát xây dựng.

- Không sử dụng cát, sỏi lòng sông đạt tiêu chuẩn kỹ thuật dùng cho bê tông vữa dùng làm mục đích vật liệu san lấp công trình, cải tạo mặt bằng. Không xuất khẩu cát xây dựng khai thác từ tự nhiên.

* Về bảo vệ môi trường: các cơ sở sản xuất cát xây dựng đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường; phải tiến hành cải tạo phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật trong khai thác, chế biến khoáng sản.

* Về sản phẩm:

- Tăng cường phát triển các sản phẩm cát nhân tạo đáp ứng nhu cầu sử dụng; phấn đấu đạt mục tiêu sử dụng cát nghiền, cát tái chế từ phế thải công nghiệp và xây dựng để thay thế tối thiểu 40% lượng dùng cát thiên nhiên trong xây dựng.

- Sản phẩm lưu thông trên thị trường phải được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, thông báo hợp quy theo quy định.

b) Định hướng đến năm 2030: hạn chế tối đa sử dụng cát tự nhiên trong xây dựng; nâng cao tỷ lệ sử dụng cát nghiền, cát tái chế từ phế thải công nghiệp và xây dựng.

4. Đá xây dựng

a) Giai đoạn 2021-2025:

* Về đầu tư:

- Duy trì sản xuất các cơ sở khai thác, chế biến đá xây dựng trên địa bàn tỉnh để cung ứng cho nhu cầu đá xây dựng của tỉnh; khi cấp phép khai thác khoáng sản phải xem xét kỹ hiệu quả kinh tế, vấn đề bảo vệ cảnh quan, bảo vệ môi trường bảo vệ hạ tầng giao thông, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

- Đầu tư các dây chuyền khai thác, chế biến đá xây dựng công suất lớn, hiện đại nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường; phối hợp sản xuất đá xây dựng và cát nghiền; liên kết với các dây chuyền sản xuất bê tông, gạch không nung và các vật liệu xây dựng khác.

- Không đầu tư các dự án khai thác, chế biến đá xây dựng ở chân sườn đồi, núi, dọc theo các tuyến đường quốc lộ, các khu vực có ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên, các di sản văn hóa, phát triển du lịch, an ninh, quốc phòng.

- Sắp xếp lại các cơ sở khai thác, chế biến đá xây dựng có quy mô nhỏ. Nâng cấp, hiện đại hóa công nghệ chế biến đá xây dựng đối với các cơ sở sản xuất cũ; dừng sản xuất đối với các cơ sở sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.

- Đầu tư xây dựng một số mỏ mới (ở những khu vực chưa có mỏ đá, hoặc khu vực vùng sâu vùng xa) với những công nghệ khai thác và chế biến đá tiên tiến để khai thác và cung ứng tại chỗ, giảm bớt việc cung ứng từ xa.

- Dự kiến nhu cầu đá xây dựng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 khoảng 17.626 ngàn m3/năm. Tổng công suất khai thác các mỏ đá hiện nay khoảng 2.531 ngàn m3/năm.

- Thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng các mỏ, điểm mỏ đá đã được UBND tỉnh bổ sung tại Quyết định 1396/QĐ-UBND ngày 05/8/2022 để khai thác, chế biến đá xây dựng để cân đối cấp phép trong thời gian tới đáp ứng nhu cầu xây dựng tại địa phương, nhất là ưu tiên phục vụ cho dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương.

- Đối với địa bàn Đà Lạt, đến hết năm 2025 các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng phải đóng cửa mỏ theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 7213/UBND-GT ngày 28/8/2020, do đó cần phải nghiên cứu giải pháp bổ sung thăm dò các vị trí có trữ lượng đá tại các địa phương lân cận, để tăng sản lượng khai thác đá xây dựng, nhằm tăng nguồn cung ứng chi thị trường Đà Lạt.

* Về công nghệ sản xuất:

- Sử dụng dây chuyền công nghệ sản xuất đá xây dựng hiện đại, tiên tiến, đồng bộ, mức độ cơ giới hóa, tự động hóa cao, giảm tiêu hao năng lượng, giảm thiểu phát thải bụi và tiếng ồn trong sản xuất. Kết hợp công nghệ sản xuất đá xây dựng với sản xuất cát nghiền.

- Nâng cấp, cải tiến thiết bị, công nghệ chế biến đá xây dựng đối với các cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu theo hướng tiên tiến, hiện đại.

* Về khai thác và sử dụng tài nguyên:

- Các tổ chức, cá nhân khai thác, chế biến đá xây dựng trên địa bàn tỉnh phải hoạt động theo đúng giấy phép được cấp (khai thác đúng công suất, phạm vi ranh giới được cấp phép, thiết kế mỏ, hồ sơ môi trường đã được duyệt) và tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

- Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, nhiên liệu và năng lượng, sử dụng các loại phế thải công nghiệp, xây dựng, giao thông trong quá trình sản xuất đá xây dựng.

* Về bảo vệ môi trường: các cơ sở sản xuất đá xây dựng đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường. Thực hiện đầy đủ các yêu cầu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường, phải tiến hành cải tạo phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật trong khai thác, chế biến khoáng sản.

* Về sản phẩm:

- Các sản phẩm đá xây dựng bảo đảm các yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành đối với từng mục đích sử dụng, phục vụ nhu cầu xây dựng.

- Tăng cường sử dụng, tận dụng, tái sử dụng phế thải công nghiệp, xây dựng, giao thông làm cốt liệu thay thế một phần đá xây dựng tự nhiên.

- Sản phẩm lưu thông trên thị trường phải được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, thông báo hợp quy theo quy định.

b) Định hướng đến năm 2030:

Công nghệ sản xuất đá xây dựng phải hiện đại, tiên tiến, đồng bộ có mức độ cơ giới hoá cao và ứng dụng tối đa tự động hoá. Khai thác đá sử dụng công nghệ hiện đại, đẩy mạnh việc khai thác xuống sâu bằng công nghệ khai thác hầm lò để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên. Các cơ sở khai thác, chế biến đá xây dựng phải có hệ thống quản lý sản lượng mỏ, quan trắc môi trường tự động.

5. Bê tông

a) Giai đoạn 2021-2025

* Về đầu tư:

- Tiếp tục đầu tư các trạm trộn bê tông thương phẩm tại khu vực các đô thị, các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh để thay thế cho chế tạo bê tông thủ công, đơn giản, phân tán, không đảm bảo chất lượng và gây ô nhiễm môi trường.

- Đẩy mạnh đầu tư các nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông các loại trong các khu, cụm công nghiệp (bê tông nhẹ, bê tông cường độ cao, tính năng cao, bê tông xuyên nước chống ngập úng, giảm tiếng ồn cho các đô thị...), phát triển các loại cấu kiện xây dựng theo mô-đun lắp ghép, tấm panel nhằm phục vụ nhu cầu đô thị hóa trong tỉnh và cung cấp cho một số tỉnh thành lân cận.

- Năng lực sản xuất bê tông hiện nay đạt khoảng 601 ngàn m3. Dự kiến nhu cầu giai đoạn 2021-2025 khoảng 3.646 ngàn m3.

* Về công nghệ:

- Hiện đại hóa công nghệ sản xuất, ưu tiên phát triển công nghệ theo hướng sản xuất xanh, sạch, tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng, kết hợp với nâng cao chất lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Loại bỏ các dây chuyền hiện có đang sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường và giảm thiểu tối đa các loại bê tông trộn thủ công.

* Về khai thác và sử dụng tài nguyên: sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, nhiên liệu và năng lượng; sử dụng các loại phế thải công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông,... và các loại cốt liệu nhân tạo, tái chế để sản xuất bê tông.

* Về bảo vệ môi trường: các cơ sở sản xuất bê tông phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường, phải có hệ thống thiết bị quan trắc tự động bụi và nước thải đối với các cơ sở có phát sinh bụi, nước thải có lưu lượng lớn theo quy định.

* Về sản phẩm:

- Phát triển và áp dụng rộng rãi các loại bê tông cường độ cao trên 100MPa; các sản phẩm cấu kiện bê tông tiền chế, lắp ghép theo mô-đun, bản mỏng, tiết diện nhỏ; bê tông chịu nhiệt; bê tông cách âm, bê tông chống cháy, bê tông thích ứng với biến đổi khí hậu...

- Ứng dụng các loại phụ gia khoáng, phụ gia hóa học để tối ưu hóa chất lượng bê tông nhằm thích ứng với khí hậu và đạt độ bền lâu dài.

b) Định hướng đến năm 2030:

- Nâng cao mức độ tự động hóa, hiện đại hóa, áp dụng tối đa công nghệ thông tin trong quản lý và sản xuất bê tông.

- Tiếp tục phát triển các trạm trộn bê tông thương phẩm và cấu kiện bê tông. Hạn chế và tiến tới không sử dụng bê tông trộn trực tiếp tại công trường (trộn theo phương pháp thủ công), nhằm đảm bảo chất lượng bê tông và vệ sinh môi trường

- Đẩy mạnh đầu tư các nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông các loại (bê tông nhẹ, bê tông cường độ cao, tính năng cao, bê tông xuyên nước chống ngập úng, giảm tiếng ồn cho các đô thị...) để phục vụ nhu cầu trong tỉnh và có thể xuất khẩu.

6. Vật liệu lợp

a) Giai đoạn 2021-2025:

* Về đầu tư:

- Đầu tư phát triển sản xuất các loại ngói không nung xi măng - cát, ngói trang trí, có giá trị kinh tế cao, sử dụng trong các công trình xây dựng có yêu cầu mỹ thuật, có khả năng cung cấp sản phẩm với quy mô lớn để cung ứng cho các tỉnh thành lân cận.

- Khuyến khích đầu tư cải tạo, đổi mới công nghệ, thiết bị nâng cấp các cơ sở sản xuất vật liệu lợp có công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ nhằm tiết kiệm năng lượng, nguyên nhiên liệu, giảm phát thải gây ô nhiễm môi trường.

- Đầu tư các cơ sở sản xuất các loại tấm lợp kim loại cách âm, cách nhiệt, chống ồn đáp ứng nhu cầu thị trường. Khuyến khích đầu tư sản xuất vật liệu lợp thông minh, tiết kiệm năng lượng; vật liệu lợp sử dụng các loại sợi an toàn với sức khỏe con người, thân thiện môi trường.

- Các cơ sở sản xuất vật liệu lợp đầu tư mới phải nằm trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm hình thành mạng lưới cung ứng hợp lý đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn tỉnh, hướng đến xuất khẩu và hạn chế ô nhiễm môi trường.

- Không đầu tư các cơ sở sản xuất tấm lợp amiăng trên địa bàn tỉnh.

* Về công nghệ:

- Công nghệ sản xuất hiện đại có mức độ cơ giới hoá và tự động hoá cao.

- Phát triển công nghệ sản xuất ngói có sử dụng 15% - 20% chất thải công nghiệp thay thế nguyên liệu đất sét.

- Khuyến khích ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất tấm lợp để sử dụng sợi an toàn với sức khỏe con người, thân thiện môi trường, phù hợp với thời tiết, khí hậu và công trình xây dựng đặc thù.

* Về bảo vệ môi trường:

- Các cơ sở sản xuất có hệ thống xử lý chất thải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường.

- Khuyến khích sử dụng các loại sợi thay thế sợi amiăng trong sản xuất tấm lợp.

* Về sản phẩm:

- Phát triển đa dạng hóa các chủng loại và mẫu mã sản phẩm, nhất là các sản phẩm vật liệu lợp thông minh, tiết kiệm năng lượng; vật liệu lợp sử dụng các loại sợi an toàn với sức khỏe con người, thân thiện môi trường.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm, để tăng tính cạnh tranh sản phẩm trên thị trường trong nước và nước ngoài.

- Sản phẩm lưu thông trên thị trường phải được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, thông báo hợp quy theo quy định.

b) Định hướng đến năm 2030:

Công nghệ sản xuất hiện đại có mức độ cơ giới hóa và độ tự động hóa cao. Phát triển công nghệ sản xuất ngói có sử dụng 20 - 30% chất thải công nghiệp thay thế nguyên liệu đất sét; tối ưu hóa chất lượng các sản phẩm vật liệu lợp thông minh, tiết kiệm năng lượng; vật liệu lợp sử dụng các loại sợi an toàn với sức khỏe con người, thân thiện môi trường, thời tiết, khí hậu và công trình xây dựng đặc thù.

7. Vật liệu san lấp

a) Giai đoạn 2021-2025:

* Về đầu tư:

- Đầu tư phát triển khai thác vật liệu san lấp đảm bảo đáp ứng nhu cầu về vật liệu đắp, san lấp mặt bằng trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch, phương án bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên đã được UBND tỉnh phê duyệt.

- Tăng cường sử dụng sản phẩm nạo vét ao hồ, công trình thủy lợi, sản phẩm dư thừa khi san gạt mặt bằng các dự án trên địa bàn tỉnh để làm vật liệu san lấp.

- Khuyến khích việc sử dụng các loại chất thải công nghiệp, xây dựng, tro xỉ bùn thải, để phục vụ san lấp.

- Không cấp phép khai thác các mỏ đất san lấp tại những vị trí sát đường giao thông, quốc lộ, các vị trí xung yếu nguy hiểm, dễ gây sạt lở đất, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường.

- Thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng các mỏ, điểm mỏ đất san lấp đã được UBND tỉnh bổ sung tại Quyết định 1396/QĐ-UBND ngày 05/8/2022 để khai thác đất san lấp để cân đối cấp phép trong thời gian tới đáp ứng nhu cầu xây dựng tại địa phương, nhất là ưu tiên phục vụ cho dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương.

* Về sử dụng công nghệ:

- Về chất lượng sản phẩm: đạt và vượt yêu cầu của Tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam hiện hành về yêu cầu Thi công và nghiệm thu trong thiết kế và thi công khai thác đất làm vật liệu san lấp và các tiêu chuẩn kỹ thuật về độ chặt đầm nén K 95, K 98.

- Khuyến khích đẩy mạnh hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại vào khai thác, chế biến đất đắp làm VLXD thông thường, để nâng cao hiệu suất và chất lượng sản phẩm, tiêu tốn ít năng lượng và nguyên liệu hom, hạn chế ô nhiễm môi trường; phế thải sinh ra trong quá trình xử lý phải được thu gom, tồn chứa đúng kỹ thuật hoặc tái sử dụng.

* Về khai thác và sử dụng tài nguyên:

- Các tổ chức, cá nhân khai thác vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh phải hoạt động theo đúng giấy phép được cấp và tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

- Nghiên cứu các địa điểm, khu vực thăm dò, khai thác, sử dụng vật liệu san lấp phải gắn với nhu cầu cụ thể của từng dự án ở từng địa phương.

- Sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản, sử dụng tối đa phế thải công nghiệp, xây dựng làm vật liệu san lấp.

* Về chỉ tiêu quy định cho vật liệu san lấp: vật liệu san lấp từ các loại phế thải công nghiệp phải đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn, kỹ thuật phù hợp quy định của pháp luật.

* Về bảo vệ môi trường: các cơ sở khai thác vật liệu san lấp đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường; khai thác, vận chuyển vật liệu san lấp không gây tác động xấu đến môi trường sinh thái, cảnh quan khu vực; không làm tổn hại đến cơ sở hạ tầng, di tích văn hóa, lịch sử, an ninh, quốc phòng; không gây ảnh hưởng đến việc sử dụng đất lân cận; phải tiến hành cải tạo phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật trong khai thác, chế biến khoáng sản.

b) Định hướng đến năm 2030:

- Tiếp tục khoanh định khu vực đầu tư, thăm dò và khai thác vật liệu san lấp tự nhiên đáp ứng nhu cầu nội tỉnh;

- Tăng cường sử dụng vật liệu san lấp được làm từ phế thải công nghiệp và xây dựng.

8. Đá ốp lát

a) Giai đoạn 2021-2025

* Về đầu tư:

- Chỉ đầu tư các dự án sản xuất đá ốp lát áp dụng công nghệ hiện đại tại các khu vực sau khi đã đánh giá đầy đủ quy mô, chất lượng, trữ lượng mỏ khoáng sản, hiệu quả kinh tế, đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu về công nghệ và môi trường; quy mô công suất của một cơ sở sản xuất đá ốp lát phù hợp với trữ lượng khoáng sản được phê duyệt, không nhỏ hơn 20.000 m2/năm.

- Khuyến khích đầu tư xây dựng dự án sản xuất đá ốp lát nhân tạo cao cấp tại cụm, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, sử dụng nguồn nguyên liệu là khoáng sản VLXD thông thường và phế thải công nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và xuất khẩu.

* Về công nghệ:

- Sản xuất đá ốp lát với công nghệ tiên tiến, hiện đại, sử dụng công nghệ khoan, nêm tách, cắt dây kim cương và cưa đĩa trong khai thác đá, hạn chế tối đa nổ mìn; áp dụng các giải pháp sử dụng công nghệ thông tin vào quản lý và sản xuất; tiêu hao điện ≤ 0,6 kWh/m2 sản phẩm: chỉ tiêu phát thải bụi không lớn hơn 30 mg/Nm3; hàm lượng các chất vô cơ không lớn hơn 100 mg/Nm3.

- Đá ốp lát nhân tạo: Sử dụng công nghệ tiên tiến, tự động hóa, ứng dụng tối đa công nghệ thông tin.

* Về khai thác và sử dụng tài nguyên: sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản; chuyên môn hóa từ khâu khai thác đến gia công chế biến sản phẩm.

* Về bảo vệ môi trường: Các cơ sở sản xuất đá ốp lát tự nhiên phải có hệ thống thiết bị quan trắc nồng độ bụi đối với các trường hợp phát sinh lưu lượng xả thải lớn theo quy định.

* Về sản phẩm: sản xuất đa dạng các chủng loại, mẫu mã sản phẩm; tận dụng tối đa tài nguyên khoáng sản.

b) Định hướng đến năm 2030:

Tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, cập nhật công nghệ tiên tiến của các nước có nền công nghiệp khai khoáng phát triển, đa dạng hóa mẫu mã, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên liệu, đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu về công nghệ và môi trường.

9. Vật liệu xây dựng khác

a) Kế hoạch phát triển sản xuất gạch Terrazzo:

Gạch Terrazzo là sản phẩm gạch không nung, dùng để lát vỉa hè, sân vườn. Gạch Terrazzo được sản xuất từ các nguyên liệu như xi măng, cát, đá bụi, đá mi, bột đá, bột màu và hạt đá granite. Gạch được ép dưới áp lực cao nên có khả năng chịu lực tốt. Hiện nay, gạch terrazzo hiện nay được dùng cho các công trình vỉa hè đường, lát sân nhà, lát công viên, sân trường học, resort, khu đô thị, khu dân cư, nơi sinh hoạt công cộng, bể bơi, khu chung cư, .... So với các loại gạch vỉa hè khác thì Gạch Terrazzo có nhiều ưu điểm như bề mặt gạch đẹp, đa dạng về màu sắc và hoa văn, khả năng chịu lực tốt, sạch sẽ dễ lau chùi, không ứ nước, dễ thi công và giá thành không quá cao. Định hướng phát triển trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 như sau:

* Về đầu tư:

- Khuyến khích kêu gọi đầu tư sản xuất gạch lát terrazzo nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng trên địa bàn tỉnh và cung ứng cho các tỉnh thành lân cận.

- Khuyến khích các dự án đầu tư xây dựng tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm xây dựng hệ thống cung ứng nguyên vật liệu phù hợp và đảm bảo các chỉ tiêu môi trường.

* Về công nghệ:

- Chất lượng sản phẩm: Đạt và vượt yêu cầu của Tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam TCVN 7744:2013 Về gạch Terrazzo.

- Đầu tư sản xuất bằng công nghệ hiện đại (hệ thống cấp liệu, trộn liệu tự động, hệ thống máy ép, máy mài, đánh bóng tiên tiến, hiện đại) đảm bảo chất lượng sản phẩm, điều kiện lao động và giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường.

* Về môi trường: xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

b) Khai thác, chế biến cao lanh:

Mở rộng thị trường, tiếp tục đầu tư công nghệ chế biến cao lanh, công nghệ sản xuất vật liệu chịu lửa hiện đại để cho ra các sản phẩm cao lanh chất lượng cao thay thế cho cao lanh nhập khẩu từ các nước khác trong khu vực. Sản phẩm đã được xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc...Lĩnh vực sử dụng: sản xuất gốm sứ, vật liệu chịu lửa, sứ vệ sinh, sơn...

c) Khuyến khích đầu tư phát triển các loại VLXD mới: Vữa khô trộn sẵn (xây, trát...), các loại vật liệu nội, ngoại thất từ gỗ công nghiệp, tâm tường 3D, tấm thạch cao...trong các khu, cụm công nghiệp theo hướng chú trọng công nghệ hiện đại tiên tiến, tiết kiệm tài nguyên, đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu công nghiệp và môi trường.

d) Các loại VLXD chưa sản xuất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là gạch gốm ốp lát, xi măng, vôi công nghiệp, sứ vệ sinh, kính xây dựng...; thì nhu cầu về các loại sản phẩm này sẽ được cung ứng từ các đơn vị sản xuất ở các tỉnh, thành lân cận như Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa... và từ nhập khẩu.

đ) Một số loại vật liệu trang trí hoàn thiện: ngoài các loại vật liệu đã nêu trên, còn một số chủng loại vật liệu khác không thể thiếu được trong xây dựng như các loại sơn, bột màu, ma tít, phụ kiện nhà bếp, nhà tắm.... Các loại vật liệu này sẽ được cung ứng từ các tỉnh, thành khác về để cung ứng theo nhu cầu trên địa bàn tỉnh.

IV. Giải pháp thực hiện

1. Giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách

- Tăng cường sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, các thành phần kinh tế trên địa bàn, cộng với sự hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước để tiếp tục kêu gọi đầu tư mới các cơ sở sản xuất VLXD tiên tiến, hiện đại, cải tiến công nghệ các dây chuyền hiện có. Xây dựng các chương trình kêu gọi đầu tư của các quỹ tài chính trong và ngoài nước.

- Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ lãi suất ưu đãi đối với những doanh nghiệp tham gia vào dự án đầu tư phát triển sản xuất VLXD để khuyến khích chuyển đổi công nghệ sản xuất lạc hậu, ô nhiễm môi trường sang các công nghệ tiên tiến, hiện đại, sử dụng vật liệu sẵn có của địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và ổn định.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát để chấm dứt các hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng không phép, trái phép và sử dụng các công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.

2. Giải pháp về khai thác tài nguyên khoáng sản hiệu quả, tiết kiệm

- Tăng cường công tác điều tra cơ bản đối với các chủng loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

- Tổ chức khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản theo phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh để nâng cao hiệu quả và sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên.

- Thực hiện đấu giá quyền khai khai thác khoáng sản; gắn khai thác khoáng sản đi liền với chế biến. Làm tốt công tác đóng cửa mỏ, cải tạo phục hồi môi trường để hạn chế tối đa việc hủy hoại sinh thái do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra.

- Nghiêm cấm sử dụng đất canh tác nông nghiệp để sản xuất gạch đất sét nung, nâng phí bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên với việc khai thác đất sét để sản xuất gạch;

- Rà soát quy hoạch các khu vực khai thác, bến bãi tập kết vật liệu xây dựng, cơ sở chế biến nguyên liệu đảm bảo cung ứng ổn định cho các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng.

3. Giải pháp về đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ:

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ khai thác mỏ tiên tiến an toàn, hiệu quả, giảm thiểu các yếu tố ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường; tổ chức thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng có tính thích ứng với biến đổi khí hậu;

- Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới, sử dụng phế thải làm nguyên liệu, nhiên liệu thay thế; giảm tiêu hao năng lượng; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm;

- Nghiên cứu phát triển các loại vật liệu xây dựng mới phù hợp với công nghệ thi công hiện đại, tăng năng suất lao động, giảm giá thành công trình;

- Đẩy mạnh nghiên cứu trong lĩnh vực chế tạo cơ khí, sản xuất thiết bị, phụ tùng thay thế thiết bị nhập khẩu; tăng cường ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất vật liệu xây dựng.

4. Giải pháp về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề trong đó chú trọng đào tạo cho người lao động ngay tại các cơ sở sản xuất. Kết hợp đào tạo chuyên môn, kiến thức quản lý kinh tế với bồi dưỡng nhận thức pháp luật. Mặt khác các doanh nghiệp cần có chính sách đãi ngộ các cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân có tay nghề cao;

- Tiến hành đào tạo gắn với yêu cầu, mục tiêu của sự phát triển, đảm bảo cho người sau đào tạo có thể sớm phát huy được kiến thức đào tạo trong thực tiễn;

- Đa dạng hóa và mở rộng các hình thức hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực theo hướng gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp.

5. Giải pháp về bảo vệ môi trường trong sản xuất

- Tăng cường phổ biến rộng rãi các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Thực hiện giám sát công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở khai thác khoáng sản, chế biến nguyên vật liệu, các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng theo đúng quy định; tiến tới áp dụng các phương pháp giám sát hiện đại, tự động, kết nối trực tuyến với cơ quan chức năng quản lý môi trường;

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các cam kết trong đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và an toàn lao động của các cơ sở khai thác nguyên liệu và sản xuất vật liệu xây dựng;

- Kiên quyết xoá bỏ các cơ sở sản xuất kém hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường, xử lý các đơn vị, cá nhân sản xuất vi phạm luật đất đai, luật tài nguyên khoáng sản và các quy định về bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa.

- Khuyến khích sự tham gia giám sát của quần chúng nhân dân, báo chí trong thực hiện các công việc xử lý chất thải phát sinh của các doanh nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng.

V. Tổ chức thực hiện

1. Sở Xây dựng

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc triển khai thực thực hiện Kế hoạch phát triển VLXD tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030; trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc thì tham mưu, đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung kế hoạch phù hợp thực tế và các quy định của pháp luật có liên quan;

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình thẩm định trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất VLXD thuộc đối tượng phải chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật;

- Theo dõi, thống kê, tổng hợp tình hình hoạt động trong lĩnh vực VLXD trên địa bàn tỉnh, định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Bộ Xây dựng, UBND tỉnh theo quy định;

- Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh thì Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố rà soát, tham mưu trình UBND tỉnh xem xét, quyết định cập nhật bổ sung phù hợp.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành địa phương tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên khoáng sản và các quy định của pháp luật có liên quan.

- Tham mưu UBND tỉnh cấp giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật và phù hợp với quy hoạch, sau khi UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh được phép khai thác thì tổng hợp số liệu về sản lượng khai thác gửi về Sở xây dựng để cập nhật làm cơ sở điều chỉnh kế hoạch sản xuất VLXD. Không tham mưu cấp phép mới đối với các tổ chức, cá nhân trong quá trình hoạt động khoáng sản có các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, môi trường khoáng sản nhưng chậm khắc phục và không thực hiện đóng cửa mỏ, cải tạo phục hồi môi trường theo quy định.

- Rà soát, lựa chọn các điểm quy hoạch khoáng sản đáp ứng đủ các điều kiện để đưa vào khu vực đấu giá, không đấu giá quyền khai thác khoáng sản nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng tại địa phương, nhất là các dự án, công trình trọng điểm của tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với cả sở, ngành địa phương có liên quan, UBND các huyện, thành phố thực hiện việc kiểm tra, thanh tra các hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh.

- Giám sát chặt việc thực hiện các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, các quy định về bảo vệ môi trường của các cơ sở khai thác khoáng sản làm nguyên liệu và sản xuất vật liệu xây dựng.

- Kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện phương án cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác, xác định mức ký quỹ phù hợp, đảm bảo việc cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác.

- Thực hiện cung cấp thông tin về lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, bảo vệ môi trường của các dự án liên quan đến lĩnh vực vật liệu xây dựng gửi về Sở Xây dựng định kỳ hoặc đột xuất.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với các dự án sản xuất VLXD có sử dụng phế thải công nghiệp, rác thải đô thị và nông thôn làm nguyên liệu, nhiên liệu thay thế và các dự án xây dựng trạm phát điện sử dụng nhiệt khí thải của các nhà máy sản xuất VLXD để tham mưu áp dụng ưu đãi theo quy định;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trước khi trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất VLXD thuộc đối tượng phải chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố kiểm tra, rà soát các cơ sở sản xuất VLXD đang hoạt động chưa có giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư, không thực hiện đúng mục tiêu dự án, không thực hiện lộ trình chuyển đổi sang công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại hoặc tháo dỡ để báo cáo UBND tỉnh xem xét, chấp thuận việc cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư, chuyển đổi mục tiêu dự án hoặc chấm dứt hoạt động của dự án theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện cung cấp thông tin về hoạt động đăng ký kinh doanh, đầu tư trong lĩnh vực VLXD gửi Sở Xây dựng định kỳ hoặc đột xuất.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, địa phương liên quan tham mưu đặt hàng thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về sản xuất VLXD, ưu tiên các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin; sử dụng dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật vào quy trình quản lý, sản xuất; tái chế, tận dụng các loại chất thải trong sản xuất VLXD, tiết kiệm tài nguyên, nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính và các giải pháp khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường;

- Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất VLXD;

- Chủ trì thẩm định công nghệ các dự án đầu tư sản xuất VLXD; chứng nhận chuyển giao công nghệ; tham gia ý kiến về công nghệ các dự án sản xuất VLXD xin chấp thuận chủ trương đầu tư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương trong lĩnh vực VLXD; thực hiện cung cấp thông tin về chuyển giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ trong sản xuất VLXD gửi Sở Xây dựng định kỳ hoặc đột xuất.

5. Sở Công Thương

- Tổ chức quảng bá, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm mới về VLXD;

- Tạo điều kiện thuận lợi đối với các hoạt động xúc tiến thương mại, triển lãm hàng hóa và hội chợ VLXD nhằm giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường (trong và ngoài nước) tiêu thụ sản phẩm;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, tiết kiệm tài nguyên, nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường;

- Tổ chức việc thu gom, quản lý, tái chế các chất thải công nghiệp (tro, xỉ các nhà máy nhiệt điện, hóa chất phân bón, các mỏ khoáng sản,... trên địa bàn tỉnh) để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong công trình xây dựng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

6. Sở Tài chính

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu cơ chế chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sử dụng công nghệ, thiết bị công nghệ tiên tiến tận thu nhiệt thừa để phát điện, nhằm tiết kiệm năng lượng, sử dụng phế thải công nghiệp, rác thải đô thị và nông thôn vào sản xuất VLXD nhằm tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn kinh phí sự nghiệp theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất VLXD.

7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Trên cơ sở nhu cầu lao động cho ngành sản xuất VLXD, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố hướng dẫn đào tạo nghề cho lao động và giải quyết chế độ chính sách cho lao động dôi dư khi chuyển đổi nghề nghiệp, đặc biệt là thực hiện lộ trình xóa bỏ sản xuất gạch nung theo công nghệ lò thủ công.

8. Sở Giao thông Vận tải

- Phối hợp cùng với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện quy hoạch giao thông đã được UBND tỉnh phê duyệt, đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hệ thống giao thông kết nối các khu, cụm công nghiệp với nơi cung cấp nguyên liệu, nơi tiêu thụ hàng hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển vật tư, nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm;

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng triển khai thực hiện sử dụng các loại VLXD trong xây dựng công trình giao thông, giao thông nông thôn, đặc biệt là các công trình trọng điểm, đường cao tốc nhằm đảm bảo nguồn cung và tiến độ thực hiện dự án; nghiên cứu sử dụng VLXD đối với các loại kết cấu mặt đường mới, công nghệ mới, bền vững thân thiện với môi trường và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

9. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh

- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật và cung cấp thông tin về lĩnh vực VLXD hoạt động trong các khu công nghiệp;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh VLXD trong các khu công nghiệp;

- Không chấp thuận các doanh nghiệp sản xuất VLXD không sử dụng dây chuyền công nghệ sạch, tiên tiến, không đảm bảo điều kiện về môi trường hoạt động trong các khu công nghiệp;

- Thực hiện cung cấp thông tin về hoạt động đăng ký kinh doanh, đầu tư lĩnh vực VLXD trong các khu công nghiệp gửi Sở Xây dựng định kỳ hoặc đột xuất.

10. Cục thuế tỉnh

Phối hợp cung cấp thông tin về số nộp ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp sản xuất, khai thác chế biến khoáng sản làm VLXD trên địa bàn tỉnh, định kỳ 6 tháng/lần hoặc đột xuất báo cáo về Sở Xây dựng để Sở tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

11. UBND các huyện, thành phố

- Tổ chức, quản lý triển khai thực hiện kế hoạch phát triển VLXD trên địa bàn theo kế hoạch UBND tỉnh duyệt; chỉ đạo các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển sản xuất VLXD trên địa bàn thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; trường hợp có những khó khăn, vướng mắc liên quan đến kế hoạch phát triển VLXD trên địa bàn cần phải điều chỉnh phù hợp với thực tế và các quy định của pháp luật thì báo cáo gửi về Sở xây dựng để Sở tổng hợp báo cáo UBND tỉnh cho ý kiến chỉ đạo.

- Chủ động chỉ đạo hoặc phối hợp kiểm tra, xử lý kiên quyết, triệt để các trường hợp khai thác khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất VLXD trái phép, không có nguồn gốc hợp pháp; cho thuê bến, bãi tập kết VLXD không đúng thẩm quyền; thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất VLXD chưa khai thác; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản;

- Rà soát, kiểm tra, tuyên truyền vận động thực hiện lộ trình chấm dứt các cơ sở lò gạch thủ công và các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung theo công nghệ Hoffman theo lộ trình của UBND tỉnh tại Văn bản số 8833/UBND-XD ngày 3/12/2021.

- Có trách nhiệm quản lý, thống kê các cơ sở sản xuất VLXD, khai thác chế biến khoáng sản làm VLXD trên địa bàn; tổng hợp sản lượng VLXD trên địa bàn (gồm: gạch xây, bê tông thương phẩm, vật liệu lợp, đá, cát xây dựng,...) định kỳ 6 tháng/lần hoặc đột xuất báo cáo gửi Sở Xây dựng để Sở tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

12. Các doanh nghiệp sản xuất và khai thác chế biến khoáng sản làm VLXD

- Thực hiện tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường và các quy định khác có liên quan;

- Nghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tiết kiệm năng lượng, sử dụng tối đa phế thải công nghiệp, chất thải đô thị và nông thôn, giảm tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, giảm phát thải gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất VLXD để phát triển theo hướng bền vững, thân thiện môi trường;

- Lựa chọn các sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và nền kinh tế, thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp; từng bước đổi mới công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiêu hao năng lượng thấp, bảo vệ môi trường để tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng, giá thành thấp tạo sức cạnh tranh trên thị trường;

- Phải đầu tư hệ thống thiết bị xử lý chất thải và hệ thống quan trắc môi trường kết nối với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định;

- Các doanh nghiệp khai thác chế biến khoáng sản và sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về tình hình sản xuất, kinh doanh của đơn vị mình gửi về Sở Xây dựng để thực hiện chức năng quản lý ngành dọc.

(Đính kèm Phụ lục)

 

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ ĐÃ ĐƯỢC UBND TỈNH CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Kế hoạch tại Quyết định số 529/QĐ-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2023 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

TT

Đơn vị khai thác, sản xuất VLXD

Địa chỉ khai thác sản xuất VLXD

Đơn vị tính

Công suất thiết kế (năm)

Trữ lượng (m3)

Giấy phép

Ngày tháng năm

Thời hạn

Ghi chú

I

Thành phố Đà Lạt (06 đơn vị)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công ty CP Khoáng sản và VLXD Lâm Đồng

Phường 5, Tp Đà Lạt

m3

100,000

2,053,000

89/GP-UBND

13/10/2008

20N

 

2

Công ty TNHH Hưng Nguyên (chuyển nhượng từ Cty TNHH Thọ Xuân)

Phường 11, Tp Đà Lạt

m3

40,000

680,985

30/GP-UB

31/3/2009

3/6/2023

 

3

Công ty TNHH Minh Định

Phường 5, Tp Đà Lạt

m3

40,000

1,108,000

05/GP-UB

14/1/2010

20N

 

4

Công ty TNHH Duy Hà Gold (trước đây là DNTN Duy Hà)

Phường 7, Tp Đà Lạt

m3

25,000

590,650

07/GP-UB

27/1/2010

23N

 

5

Công ty CP Địa ốc Đà Lạt

Phường 7, Tp Đà Lạt

m3

45,000

1,082,000

18/GP-UB

9/9/2013

25N

 

6

Công ty CP Thắng Đạt

Phường 5, Tp Đà Lạt

m3

10,000

200,000

25/GP-UB

23/10/2013

24/9/2027

 

II

Huyện Đơn Dương (05 đơn vị)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công ty TNHH đầu tư xây dựng Kiến Thái Lợi (trước đây là DNTN Thạch Thảo)

Xã Lạc Lâm

m3

20,000

421,000

33/GP-UBND

19/12/2013

22N

 

2

Công ty TNHH Hưng Nguyên

Xã Lạc Lâm

m3

70,000

1,886,000

07/GP-UBND

17/1/2014

12/5/2038

 

3

Công ty TNHH Ngọc Thạnh Mỹ

Xã Lạc Lâm và TT Thạnh Mỹ

m3

45,000

3,444,000

50/GP-UBND

23/12/2014

12/1/2034

 

4

Công ty TNHH THC (QĐ điều chỉnh GP số 1794/QĐ-UBND ngày 13/7/2021 của UBND tỉnh

Xã Ka Đơn

m3

12,000

106,436

14/GP-UBND

27/3/2017

6/4/2029

 

5

Công ty CP tư vấn đầu tư XD và khai thác vật liệu Việt Tân

Xã Ka Đơn

m3

25,000

624,612

17/GP-UBND

27/3/2017

25N

 

III

Huyện Đức Trọng (11 đơn vị)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công ty QL và sửa chữa đường bộ 78 (nay là Cty CP XD đường bộ 678)

Xã Ninh Gia

m3

10,000

237,167

3444/GP-UB

18/12/1998

24N

 

2

Công ty TNHH Tâm Phong

Xã Ninh Gia

m3

35,000

810,000

174/GPO-UB

8/7/2021

23N

 

3

Công ty CP CN Sinh học Việt Nguyên

Xã Ninh Gia

m3

20,000

534,000

07/GP-UB

6/6/2013

27N

 

4

Công ty TNHH Tín Thái (chuyển nhượng từ GP số 14/GP-UBND ngày 02/8/2013 của Cty CP Địa Ốc Đà Lạt) QĐ điều chỉnh GP số 1921/QĐ-UBND ngày 22/7/2021 của UBND tỉnh

Xã Liên Hiệp

m3

100,000

1,497,730

26/GP-UBND

13/6/2016

17/12/2035

 

5

Công ty TNHH Quốc Định

Xã N' thol Hạ

m3

20,000

304,620

37/GP-UBND

21/7/2016

15,5N

 

6

Công ty CP Đầu tư TM Phước An

Xã N’thol Hạ

m3

20,000

271,158

76/GP-UBND

20/12/2016

14N

 

7

Công ty TNHH Dương Phát

Xã N’thol Hạ

m3

30,000

157,732

39/GP-UBND

22/6/2017

5N, 6 tháng

 

8

Công ty TNHH XD Lam Hồng

Xã Tân Thanh

m3

15,500

462,250

03/GP-UBND

11/1/2018

30N

 

9

Công ty CP Đầu tư và khai thác khoáng sản Đức Phú (nhận chuyển nhượng từ Cty TNHH XD công trình GT Đức Phú theo GP số 15/GP-UBND ngày 19/8/2013)

Xã Ninh Gia

m3

50,000

710,200

79/GP-UBND

25/12/2019

3/4/2038

 

10

Công ty TNHH Dương Phát

Xã N'thol Hạ

m3

110,000

2,196,712

67/GP-UBND

28/9/2020

17/1/2041

 

11

Công ty CP KS và VLXD Lâm Đồng

Xã N' thol Hạ

m3

40,000

807,800

17/GP-UBND

3/4/2015

13/1/2037

 

IV

Huyện Lâm Hà (01 đơn vị)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công ty TNHH Hà Thanh

Xã Tân Hà

m3

50,000

973,231

39/GP-UBND

22/7/2016

3/6/2036

 

V

Huyện Đam Rông (01 đơn vị)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công ty TNHH Ngọc Bình

Xã Liêng Srônh

m3

48,000

908,000

17/GP-UBND

6/9/2013

20N

 

VI

Huyện Di Linh (04 đơn vị)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công ty CP ĐT Khai khoáng Bảo Nguyên

Xã Tân Thượng

m3

3,800

261,129

04/GP-UB

15/1/2007

20N

 

2

Công ty TNHH XDTM Cửa Long

Xã Đinh Lạc

m3

70,000

1,855,700

03/GP-UBND

16/1/2014

27N

 

3

DNTN Nguyễn Văn Hiền

Xã Tân Nghĩa

m3

10,000

198,012

11/GP-UBND

26/2/2019

20N

Đá chẻ

4

Công ty TNHH Khai thác xây dựng Lộc Đại Phát

Xã Gia Hiệp

m3

38,000

956,051

12/GP-UBND

26/2/2019

25N3T

 

VII

Thành phố Bảo Lộc (07 đơn vị)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công ty CP Việt Tân

Xã Đam Bri

m3

50,000

3,795,939

26/GP-UB

26/3/2007

29N

 

2

DNTN Lâm Phần (nhận tiếp tục quyền khai thác từ Cty XDCN LĐ theo GP số 65/GPUB

Xã Đại Lào

m3

50,000

1,461,000

57/GP-UB

39,415

21N

 

3

Công ty CP Tân Anh Tú

51A,29 Hà Giang

m3

80,000

2,657,000

38/GP-UB

6/8/2010

29N

 

4

Công ty CP Ngọc Lâm

Xã Đại Lào

m3

110,000

3,244,000

09/GP-UB

4/7/2013

30N

 

5

Công ty TNHH Trung Sơn Bảo Lâm

Xã Đại Lào

m3

8,000

35,800

28/GP-UBND

5/5/2017

5N

Đá chẻ

6

Công ty CP KS và VLXD Lâm Đồng (nhận chuyển nhượng từ GP số 53/GP-UBND ngày 28/10/2010 cấp cho Cty CP khoáng sản xây dựng Tân Uyên Fico)

Xã Đại Lào

m3

350,000

9,631,800

95/GP-UBND

25/12/2017

28/10/2040

 

7

Công ty CP Khoáng sản BPH (nhận chuyển nhượng từ Cty CP Sông Đà Thăng Long theo GP 11/GP-UB ngày 11/2/2010)

Xã Đam Bri

m3

45,000

2,606,310

22/GP-UBND

12/4/2019

3/2/2029

 

VIII

Huyện Bảo Lâm (03 đơn vị)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công ty TNHH Hoàng Hậu Phố

Xã Lộc Thành

m3

261,500

13,076,000

04/GP-UB

25/5/2013

29N

 

2

Công ty TNHH XD Bảy Tài

Xã Lộc Ngãi

m3

45,000

829,000

28/GP-UBND

21/11/2013

20N

 

3

DNTN Thái Sơn

Xã Lộc Thành

m3

180,000

5,056,500

02/GP-UBND

10/1/2014

30N

 

IX

Huyện Đạ Huoai (03 đơn vị)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công ty TNHH XD TM DV Hà Hưng (QĐ điều chỉnh GP 1859/QĐ-UBND ngày 27/8/2020)

Xã Đạ Ploa

m3

50,000

1,123,109

96/GP-UBND

21/6/2011

30N

 

2

Công ty TNHH Phú Sơn (QĐ điều chỉnh GP số 937/QĐ-UBND ngày 25/5/2020

TT Đạ Mri

m3

50,000

575,133

41/GP-UBND

13/8/2015

12/6/2038

 

3

Công ty TNHH Long Thạch (QĐ điều chỉnh GP 2334/QĐ-UBND ngày 19/10/2020)

Xã Hà Lâm

m3

20,000

533,602

25/GP-UBND

11/4/2016

20/7/2045

 

X

Huyện Đạ Tẻh (02 đơn vị)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công ty TNHH Phượng Hùng

Xã Đạ Pal

m3

30,000

767,478

05/GP-UBND

17/1/2014

4/10/2038

 

2

Công ty CP XD khai thác khoáng sản Hoàng Phát

Xã Đạ Pal

m3

100,000

2,616,000

06/GP-UBND

22/1/2016

9/9/2045

 

 

Tổng cộng

 

 

2,531,800

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ ĐÃ ĐƯỢC UBND TỈNH CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC CÁT XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Kế hoạch tại Quyết định số 529/QĐ-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2023 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

TT

Đơn vị khai thác, sản xuất VLXD

Địa chỉ khai thác sản xuất VLXD

Đơn vị tính

Công suất thiết kế (m3/năm)

Trữ lượng (m3)

Giấy phép

Ngày tháng năm

Thời hạn

Ghi chú

I

Thành phố Đà Lạt (01 đơn vị)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công ty CP Thắng Đạt

Xã Xuân Thọ và TT.Dran

m3

7,000

104,384

32/GP-UBND

13/6/2016

1/7/2031

 

II

Huyện Lạc Dương (05 đơn vị)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công ty TNHH XD TM Nam Tiến

Xã Đạ Nhim

m3

8,000

195,000

10/GP-UBND

16/7/2013

25N

 

2

Ông Phạm Văn Phong

Xạ Đạ Nhim

m3

1,500

23,000

35/GP-UBND

10/11/2014

4/3/2029

 

3

Công ty CP Địa Ốc Đà Lạt

Xã Đạ Nhim

m3

4,500

29,387

20/GP-UBND

22/3/2016

25/12/2022

 

4

Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Dung

Xã Lát

m3

2,000

19,495

42/GP-UBND

2/8/2016

18/5/2026

 

5

Công ty TNHH Tĩnh Giang

Xã Lát

m3

 

51,448

24/GP-UBND

21/4/2017

13N

 

III

Huyện Đơn Dương (08 đơn vị)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hộ kinh doanh Trần Thị Ngọc Ánh

Bãi bồi sông Đa Nhim, xã Quảng Lập

m3

2,900

23,520

06/GP-UBND

12/2/2015

14/1/2024

 

2

Hộ kinh doanh Lê Thị Cháu

Bãi bồi sông Đa Nhim, xã Quảng Lập

m3

2,900

24,786

07/GP-UBND

12/2/2015

14/1/2024

 

3

Công ty TNHH Lê Văn Oai Lâm Đồng (nhận chuyển nhượng từ Cty TNHH Vạn Đức theo GP số 19/GP-UBND ngày 23/9/2013

Sông Đa Nhim, TT Thạnh Mỹ

m3

8,000

115,900

43/GP-UBND

18/8/2015

21/11/2027

 

4

DNTN Thành Đặng Minh

Suối Dai hiong Ka Đê, xã Ka Đơn

m3

1,500

23,740

54/GP-UBND

19/10/2015

18/8/2031

 

5

DNTN Thành Đặng Minh

Sông Đa Nhim, xã Ka Đơn, Quảng Lập, TT Thạnh Mỹ

m3

3,000

201,000

02/GP-UBND

11/1/2016

16/1/2041

 

6

Trung tâm QL và khai thác CTCC huyện Lạc Dương

Xã Quảng Lập

m3

20,000

126,951

38/GP-UBND

19/6/2017

7N

 

7

Công ty TNHH Phú Quý

Xã Pró

m3

2,500

36,660

51/GP-UBND

13/8/2019

15N

 

8

Công ty TNHH Lê Văn Oai Lâm Đồng

Lòng sông Đa Nhim, TT Dran và xã Lạc Xuân

m3

6,700

95,107

90/GP-UBND

30/11/2020

24/9/2034

 

IV

Huyện Đức Trọng (01 đơn vị)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công ty TNHH sản xuất vlxd Đức Đạt

Bãi bồi suối Cam Ly, xã Bình Thạnh

m3

2,500

22,148

74/GP-UBND

21/10/2020

21/11/2029

 

V

Huyện Lâm Hà ( 11 đơn vị)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công ty TNHH Hiệp Hưng

Bãi bồi sông Đạ Dâng, xã Phú Sơn

m3

20,000

326,346

32/GP-UBND

16/6/2015

25/2/2032

 

2

Công ty TNHH Quốc Định

Đan Phượng

m3

4,500

30,192

64/GP-UBND

29/10/2015

18/8/2022

Đang tạm ngưng

3

Công ty TNHH Bảo Nghi

Xã Đạ Đờn, Phú Sơn, Phi Tô

m3

100,000

1,780,000

60/GP-UBND

1/11/2016

1/10/2034

 

4

Công ty TNHH Hạnh Lang

TT Đinh Văn

m3

4,500

40,369

41/GP-UBND

29/6/2017

9N

Xin rút giấy phép

5

Công ty TNHH Vĩnh Phát

TT Đinh Văn

m3

3,000

19,709

42/GP-UBND

29/6/2017

6N6T

Xin rút giấy phép

6

Công ty TNHH Kiên Cường

Xã Phú Sơn

m3

5,000

118,175

52/GP-UBND

9/8/2017

24N6T

 

7

Công ty TNHH Liên Trường Phước

Lòng suối Đạ K’Nàng, xã Đạn Đờn và Phúc Thọ

m3

3,000

58,524

63/GP-UBND

8/9/2017

20N

Chưa hoạt động

8

Công ty TNHH Thông Dung

Lòng sông Đa Dâng, xã Đạ Đờn, Phú Sơn, Phi Tô

m3

7,000

195,000

77/GP-UBND

30/10/2017

28N

Đang tạm ngưng

9

Công ty TNHH An Hòa

Xã Đạ Đờn, Phú Sơn

m3

3,460

50,940

77/GP-UBND

23/10/2018

25N8T

Đang tạm ngưng

10

Công ty TNHH Khánh Luân Gía

Bãi bồi và lòng sông Đa Dâng, xã Đạ Đờn

m3

8,500

168,636

31/GP-UBND

12/4/2021

15/6/2035

Chưa hoạt động

11

Công ty CP Thịnh Phước Hai

Lòng sông Đa Dâng, xã Đạ Đờn

m3

89,416

447,082

67/GP-UBND

27/7/2022

5N

Chưa hoạt động

12

DNTN Đoàn Dung

Đan Phượng

m3

4,000

96,356

18/GP-UBND

9/2/2018

24N3T

Đang tạm ngưng

13

Công ty TNHH Khai thác Minh Sơn

Thôn 6 (Đạ Ty) xã Đạ Đờn

m3

4,500

40,681

89/GP-UBND

15/11/2018

10N8T

Đang chờ cấp GP khai thác

VI

Huyện Đam Rông (03 đơn vị)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công ty TNHH Khoáng sản Song Long Đà Lạt

Liêng Srônh

m3

2,100

41,486

76/GP-UBND

23/10/2018

20N

 

2

Công ty TNHH TM DV Nam Hoàng Thịnh

Đạ Rsal

m3

3,500

14,529

40/GP-UBND

10/5/2022

10/5/2027

 

3

Công ty TNHH Tuấn Vượng 68

Nữa lòng sông Ea Krông Nô, xã Đạ Rsal

m3

50,000

244,337

59/GP-UBND

4/7/2022

4/7/2027

 

VII

Huyện Di Linh (02 đơn vị)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

DNTN Đoàn Dung

Xã Gia Hiệp huyện Di Linh, xã Đan Phượng huyện Lâm Hà

m3

4,000

96,356

18/GP-UBND

9/2/218

24N3T

 

2

DNTN Xí nghiệp XD cầu đường Vinh Quang

Sông Đa Dâng xã Tân Lâm, Tân Thượng, Đinh Trang Thượng huyện Di Linh và xã Tân Thanh huyện Lâm Hà

m3

17,000

495,570

70/GP-UBND

28/11/2016

30N

Đang tạm ngưng

VIII

Thành phố Bảo Lộc (01 đơn vị)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công ty TNHH Trung Sơn Bảo Lộc

Xã Đại Lào

m3

45,000

215,331

28/GP-UBND

6/5/217

5N

 

IX

Huyện Bảo Lâm (02 đơn vị)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công ty TNHH Sơn Phú Hưng Lâm Đồng

Bãi bồi xã Blá

m3

1,500

20,309

43/GP-UBND

16/4/2022

16/4/2036

 

2

Ông Nguyễn Thanh Vân

Xã Blá

m3

4,000

78,000

181/GP-UBND

8/7/2011

19N6T

 

X

Huyện Đạ Huoai (01 đơn vị)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công ty TNHH Vi Trac Lâm Đồng

Hà Lâm, Đạ Oai, Đạ Tồn

m3

26,000

519,419

95/GP-UBND

30/11/2018

20N2T

 

XI

Huyện Đạ Tẻh (04 đơn vị)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công ty TNHH Phượng Hùng

Sông Đồng Nai

m3

10,000

177,223

11/GP-UBND

11/1/2008

Gia hạn 2021

 

2

Công ty TNHH Lý Bình

Sông Đồng Nai

m3

15,000

474,000

01/GP-UBND

7/1/2010

19N

 

3

DNTN Thiên Hiệp Thành

Xã Đạ Kho

m3

30,000

247,000

08/GP-UBND

26/6/2013

9N

tạm dừng

4

DNTN Ánh Tuyền

Xã Hà Đông, Quảng Trị, TT Đạ Tẻh

m3

3,000

44,449

27/GP-UBND

25/5/2015

17/3/2030

 

XII

Huyện Cát Tiên (01 đơn vị)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

DNTN Xuân Hà

Sông Đồng Nai xã Phú Mỹ, Quảng Ngãi

m3

10,000

331,000

29/GP-UBND

27/3/2009

12N

 

 

Tổng cộng

 

 

550,976

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 3

DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ ĐÃ ĐƯỢC TỈNH CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC ĐẤT SAN LẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Kế hoạch tại Quyết định số 529/QĐ-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2023 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

TT

Đơn vị khai thác, sản xuất VLXD

Địa chỉ khai thác sản xuất VLXD

Đơn vị tính

Công suất thiết kế

Trữ lượng

Giấy phép

Ngày tháng năm

Thời hạn

Ghi chú

I

Huyện Đơn Dương (01 đơn vị)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công ty TNHH THC (QĐ điều chỉnh GP số 1794/QĐ-UBND ngày 13/7/2021 của UBND tỉnh

Xã Ka Đơn

m3

20,000

97,734

14/GP-UBND

27/3/2017

6/4/2029

 

II

Huyện Đức Trọng ( 02 đơn vị)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công ty TNHH Tín Thái (chuyển nhượng từ GP số 14/GP-UBND ngày 02/8/2013 của Cty CP Địa Ốc Đà Lạt) QĐ điều chỉnh GP số 1921/QĐ-UBND ngày 22/7/2021 của UBND tỉnh

Xã Liên Hiệp

m3

7,925

37,925

26/GP-UBND

13/6/2016

17/12/2035

 

2

Công ty TNHH XD Trọng Minh Lâm Đồng

Xã Phú Hội

m3

14,000

328,288

34/GP-UBND

11/6/2019

23N5T

 

III

Huyện Di Linh (01 đơn vị)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công tv TNHH Khai thác xây dựng Lộc Đại Phát

Xã Gia Hiệp

m3

6,580

61,408

12/GP-UBND

26/2/2019

25N3T

 

IV

Huyện Đạ Tẻh (03 đơn vị)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

DNTN Ánh Tuyền

Thôn 4 xã Đạ Kho

m3

7,000

135,709

22/GP-UBND

11/5/2015

30/3/2035

 

2

Công ty TNHH Huy Dũng Đạ Tẻh

xã Đạ Kho

m3

15,000

372,012

81 /GP-UBND

20/11/2017

25N3T

 

3

Công ty CP Phước Phúc Nhân

xã Đạ Kho

m3

20,000

213,237

16/GP-UBND

27/3/2019

11N

 

 

Tổng cộng

 

 

90,505

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 4

DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ ĐÃ ĐƯỢC CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC ĐÁ ỐP LÁT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Kế hoạch tại Quyết định số 529/QĐ-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2023 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

TT

Đơn vị khai thác

Địa chỉ khai thác

Công suất thiết kế (m3/năm)

Trữ lượng (m3)

Giấy phép

Ngày tháng năm

Thời hạn

Ghi chú

I

Huyện Đạ Huoai (01 đơn vị)

 

 

 

 

 

 

 

1

Công ty TNHH Đá Hóa An I

Thị trấn Đạ Mri, huyện Đạ Huoai

10,000

132,446

1223/GP- BTNMT

24/6/2011

14N1T

Bộ TNMT cấp

II

Huyện Di Linh (01 đơn vị)

 

1,630

31,335

04/GP-UB

15/1/2007

20N

UBND tỉnh cấp

1

Công ty CP Đầu tư Khai khoáng Bảo Nguyên

Xã Tân Thượng, huyện Di Linh

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

11,630

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 5

DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ ĐÃ ĐƯỢC UBND TỈNH CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC SÉT GẠCH NGÓI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Kế hoạch tại Quyết định số 529/QĐ-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2023 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

TT

Đơn vị khai thác

Địa điểm khai thác

Công suất thiết kế (m3/năm)

Trữ lượng (m3)

Giấy phép

Ngày tháng năm

Thời hạn

Ghi chú

I

Huyện Đạ Tẻh

 

 

 

 

 

 

 

1

Công ty TNHH Tâm Hưng Phú

Xã Đạ Lây, huyện Đạ Tẻh

32,000

742,000

39/GP-UBND

31/12/2013

24N

 

II

Huyện Đạ Huoai

 

 

 

 

 

 

 

1

Công ty TNHH Tâm Phong

Xã Madaguoi, huyện Đạ Huoai

20,000

367,085

54/GP-UB

27/8/2020

3/12/2038

 

III

Huyện Đức Trọng

 

1,630

31,335

04/GP-UB

15/1/2007

20N

 

1

Cty TNHH Lang Hanh

Xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng

40,000

749,000

11/GP-UB

17/7/2013

20N

 

IV

Huyện Lâm Hà

 

 

 

 

 

 

 

1

Công ty TNHH Trung Hào

Thông Tân Hiệp, xã Tân Văn, huyện Lâm Hà

48,000

908,000

17/GP-UB

6/9/2013

20N

 

2

Công ty TNHH Khoáng sản Hiệp Thành

Xã Phú Sơn, huyện Lâm Hà

40,000

472,392

96/GP-UB

27/12/2017

12N

 

V

Huyện Đơn Dương

 

 

 

 

 

 

 

1

Công ty CP KS VLXD Lâm Đồng

Xã Tu Tra, huyện Đơn Dương

15,000

146,221

14/GP-UB

8/3/2016

25/12/2025

 

2

Công ty CP Thắng Đạt

Xã Tu Tra, huyện Đơn Dương

30,000

249,310

73/GP-UB

12/12/2016

10N

 

 

Tổng cộng

 

226,630

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 6

CÁC ĐIỂM MỎ BỔ SUNG VÀO QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐÃ ĐƯỢC UBND TỈNH PHÊ DUYỆT TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 1396/QĐ-UBND NGÀY 05/8/2022 CỦA UBND TỈNH
(Kèm theo Kế hoạch tại Quyết định số 529/QĐ-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)

STT

Vị trí

Diện tích, chiều dài

Loại khoáng sản

Ghi chú

Diện tích (ha)

Chiều dài (km)

I

Huyện Lạc Dương (15 điểm mỏ)

70.65

 

 

 

1

Xã Đưng K’Nớ, huyện Lạc Dương

2.5

 

Cát xây dựng

 

2

Xã Đưng K’Nớ, huyện Lạc Dương

9.6

 

Cát xây dựng

 

3

Xã Đưng K’nớ, huyện Lạc Dương

5.55

 

Cát xây dựng

 

4

Xã Đưng K’nớ, huyện Lạc Dương

2.14

 

Cát xây dựng

 

5

Xã Đưng K’nớ, huyện Lạc Dương

1.67

 

Cát xây dựng

 

6

Xã Đưng K’nớ, huyện Lạc Dương

2.3

 

Cát xây dựng

 

7

Xã Đa Nhim, huyện Lạc Dương

2.97

 

Cát xây dựng

 

8

Xã Đa Sar, huyện Lạc Dương

9.73

 

Cát xây dựng

 

9

Xã Đa Sar, huyện Lạc Dương

3.8

 

Cát xây dựng

 

10

Xã Đa Sar, huyện Lạc Dương

9.12

 

Cát xây dựng

 

11

Xã Đa Sar, huyện Lạc Dương

5.01

 

Cát xây dựng

 

12

Xã Đa Sar, huyện Lạc Dương

3.25

 

Cát xây dựng

 

13

Xã Đa Sar, huyện Lạc Dương

3

 

Cát xây dựng

 

14

Xã Đa Sar, huyện Lạc Dương

5.6

 

Đá xây dựng

 

15

Xã Đa Sar, huyện Lạc Dương

4.41

 

Đá xây dựng

 

II

Thành phố Đà Lạt (05 điểm mỏ)

30.07

 

 

 

1

Xã Tà Nung, thành phố Đà Lạt

5.85

 

Cát xây dựng

 

2

Xã Tà Nung, thành phố Đà Lạt

6.83

 

Cát xây dựng

 

3

Xã Xuân Thọ, Thành phố Đà Lạt

3.33

 

Cát xây dựng

Điều chỉnh quy hoạch từ đá xây dựng sang cát xây dựng

4

Xã Tà Nung, thành phố Đà Lạt

11.42

 

Đá xây dựng

 

5

Phường 5 và xã Tà Nung, thành phố Đà Lạt

2.64

 

Đá xây dựng

 

III

Huyện Đam Rông (13 điểm mỏ)

65.18

 

 

 

1

Xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông

2.19

 

Cát xây dựng

 

2

Xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông

8.65

 

Cát xây dựng

 

3

Xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông

2.95

 

Cát xây dựng

 

4

Xã Đạ M’rông, huyện Đam Rông

4.47

 

Cát xây dựng

 

5

Xã Đạ M’rông, huyện Đam Rông

1.74

 

Cát xây dựng

 

6

Xã Đạ M’rông, huyện Đam Rông

0.58

 

Cát xây dựng

 

7

Xã Đạ M’rông, huyện Đam Rông

9.56

 

Cát xây dựng

 

8

Xã Đạ M’rông, huyện Đam Rông

9.04

 

Cát xây dựng

 

9

Xã Đạ Tông, huyện Đam Rông

4.13

 

Cát xây dựng

 

10

Xã Đạ Tông, huyện Đam Rông

7.04

 

Cát xây dựng

 

11

Xã Đạ Tông, huyện Đam Rông

2.13

 

Cát xây dựng

 

12

Xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông

5.28

 

Cát xây dựng

 

13

Xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông

7.42

 

Đất san lấp

 

IV

Huyện Lâm Hà (18 điểm mỏ)

187.26

 

 

 

1

Xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà

7.62

 

Cát xây dựng

 

2

Xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà

16.16

 

Cát xây dựng

Mỏ ưu tiên phục vụ cao tốc Bảo Lộc-Liên Khương

3

Xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà

6.09

 

Cát xây dựng

Điều chỉnh quy hoạch từ đá xây dựng sang cát xây dựng

4

Xã Phú Sơn, huyện Lâm Hà

3.94

 

Cát xây dựng

 

5

Xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà

23

 

Đá xây dựng

 

6

Xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà

3.11

 

Đá xây dựng

 

7

Xã Liên Hà, huyện Lâm Hà

13.34

 

Đá xây dựng

 

8

Xã Phú Sơn, huyện Lâm Hà

4.02

 

Đá chẻ

 

9

Xã Nam Hà và thị trấn Định Văn, huyện Lâm Hà

4.89

 

Đất san lấp

 

10

Xã Đạ Đờn và thị trấn Định Văn, huyện Lâm Hà

6.9

 

Đất san lấp

 

11

Xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà

10.39

 

Đất san lấp

 

12

Thị trấn Định Văn, huyện Lâm Hà

13.96

 

Đất san lấp

 

13

Thị trấn Định Văn, huyện Lâm Hà

3.76

 

Đất san lấp

 

14

Thị trấn Định Văn, huyện Lâm Hà

19.56

 

Đất san lấp

 

15

Xã Tân Văn, huyện Lâm Hà

9.49

 

Đất san lấp

Điều chỉnh quy hoạch từ sét gạch ngói sang đất san lấp

16

Xã Tân Văn, huyện Lâm Hà

26.77

 

Đất san lấp

 

17

Xã Tân Văn, huyện Lâm Hà

4.58

 

Đất san lấp

 

18

Xã Phú Sơn, huyện Lâm Hà

9.68

 

Đất san lấp

 

V

Huyện Đức Trọng (19 điểm mỏ)

199.8

 

 

 

1

Xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng

6.39

 

Đá xây dựng

 

2

Xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng

11

 

Đá xây dựng

 

3

Xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng

17.13

 

Đá xây dựng

Mỏ ưu tiên phục vụ cao tốc Bảo Lộc-Liên Khương

4

Xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng

10.03

 

Đá xây dựng

 

5

Xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng

10.54

 

Đá xây dựng

 

6

Xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng

9.83

 

Đá xây dựng

 

7

Xã Tân Thành, huyện Đức Trọng

25.9

 

Đá xây dựng

 

8

Xã Hiệp An, huyện Đức Trọng

4.59

 

Đất san lấp

 

9

Xã Ninh Loan, huyện Đức Trọng

2.5

 

Đất san lấp

 

10

Xã Ninh Loan, huyện Đức Trọng

3.62

 

Đất san lấp

 

11

Xã Ninh Loan, huyện Đức Trọng

8.43

 

Đất san lấp

 

12

Xã Ninh Loan, huyện Đức Trọng

5.12

 

Đất san lấp

 

13

Xã Ninh Loan, huyện Đức Trọng

7.06

 

Đất san lấp

Mỏ ưu tiên phục vụ cao tốc Bảo Lộc-Liên Khương

14

Xã Tà Hine, huyện Đức Trọng

9.2

 

Đất san lấp

Mỏ ưu tiên phục vụ cao tốc Bảo Lộc-Liên Khương

15

Xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng

17.85

 

Đất san lấp

 

16

Xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng

2.34

 

Đất san lấp

 

17

Xã N'thôn Hạ, huyện Đức Trọng

10.19

 

Đất san lấp

Mỏ ưu tiên phục vụ cao tốc Bảo Lộc-Liên Khương

18

Xã Tân Hội, huyện Đức Trọng

19.81

 

Đất san lấp

Mỏ ưu tiên phục vụ cao tốc Bảo Lộc-Liên Khương

19

Xã Đà Loan, huyện Đức Trọng

18.27

 

Đất san lấp

 

VI

Huyện Đơn Dương (15 điểm mỏ)

121.63

1.6

 

 

1

Thị trấn D’ran, huyện Đơn Dương

 

1.6

Cát xây dựng

 

2

Xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương

0.87

 

Đá xây dựng

 

3

Xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương

40.47

 

Đất san lấp

 

4

Xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương

13.11

 

Đất san lấp

 

5

Xã Ka Đô, huyện Đơn Dương

4.34

 

Đất san lấp

 

6

Xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương

13.79

 

Đất san lấp

 

7

Xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương

4.9

 

Đất san lấp

 

8

Xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương

9.75

 

Đất san lấp

 

9

Xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương

2.1

 

Đất san lấp

 

10

Xã Pró, huyện Đơn Dương

5.39

 

Đất san lấp

 

11

Xã Pró, huyện Đơn Dương

4.25

 

Đất san lấp

 

12

Thị trấn D’ran, huyện Đơn Dương

2.47

 

Đất san lấp

 

13

Xã Tu Tra, huyện Đơn Dương

4.82

 

Đất san lấp

 

14

Xã Tu Tra, huyện Đơn Dương

2.88

 

Đất san lấp

 

15

Xã Tu Tra, huyện Đơn Dương

12.49

 

Đất san lấp

 

VII

Huyện Di Linh (15 điểm mỏ)

174.77

 

 

 

1

Xã Hòa Nam, huyện Di Linh

3.14

 

Đá chẻ

 

2

Xã Hòa Nam, huyện Di Linh

4.66

 

Đá chẻ

 

3

Xã Tân Châu, huyện Di Linh

31.6

 

Đá xây dựng

 

4

Xã Tân Châu, huyện Di Linh

7.89

 

Đá xây dựng

Mỏ ưu tiên phục vụ cao tốc Bảo Lộc-Liên Khương

5

Xã Đinh Lạc, huyện Di Linh

13.7

 

Đá xây dựng

Mỏ ưu tiên phục vụ cao tốc Bảo Lộc-Liên Khương

6

Xã Gia Hiệp, huyện Di Linh

6

 

Đá xây dựng

 

7

Xã Tân Lâm, huyện Di Linh

4.47

 

Đá xây dựng

 

8

Xã Gung Ré, huyện Di Linh

15.31

 

Đất san lấp

Mỏ ưu tiên phục vụ cao tốc Bảo Lộc-Liên Khương

9

Xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh

7.49

 

Đất san lấp

 

10

Xã Gia Hiệp, huyện Di Linh

18.21

 

Đất san lấp

 

11

Xã Gia Hiệp, huyện Di Linh

17.75

 

Đất san lấp

Điều chỉnh quy hoạch từ sét gạch ngói sang đất san lấp (Mỏ ưu tiên phục vụ cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương)

12

Xã Liên Đầm, huyện Di Linh

11.7

 

Đất san lấp

 

13

Xã Liên Đầm, huyện Di Linh

16.87

 

Đất san lấp

Mỏ ưu tiên phục vụ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

14

Xã Tân Lâm, huyện Di Linh

5.05

 

Đất san lấp

 

15

Xã Hòa Bắc, huyện Di Linh

10.93

 

Sét gạch ngói

 

VIII

Huyện Bảo Lâm (9 điểm mỏ)

41.12

1.8

 

 

1

Xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm

1.35

 

Cát xây dựng

 

2

Xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm

1.04

 

Cát xây dựng

Mỏ ưu tiên phục vụ cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc

3

Xã Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm

 

1.8

Cát xây dựng

 

4

Xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm

6.81

 

Cát xây dựng

 

5

Xã Lộc An, huyện Bảo Lâm

18

 

Đá xây dựng

Mỏ ưu tiên phục vụ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

6

Xã Lộc Đức, huyện Bảo Lâm

1.92

 

Đá xây dựng

 

7

Xã Lộc Đức, huyện Bảo Lâm

3.45

 

Đá xây dựng

 

8

Xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm

2.3

 

Đá xây dựng

 

9

Xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm

6.25

 

Đá xây dựng

 

IX

Thành phố Bảo Lộc (6 điểm mỏ)

43.5

 

 

 

1

Xã Lộc Thanh, thành phố Bảo Lộc

7.4

 

Đá chẻ

 

2

Xã Đại Lào, thành phố Bảo Lộc

10.27

 

Đá xây dựng

 

3

Xã Lộc Thanh, thành phố Bảo Lộc

5.9

 

Đất san lấp

Mỏ ưu tiên phục vụ cao tốc Bảo Lộc-Liên Khương

4

Xã Lộc Nga, thành phố Bảo Lộc

6.68

 

Đất san lấp

Mỏ ưu tiên phục vụ cao tốc Bảo Lộc-Liên Khương

5

Xã Đại Lào, thành phố Bảo Lộc

6.57

 

Đất san lấp

Mỏ ưu tiên phục vụ cao tốc Bảo Lộc-Liên Khương

6

Xã Đam Bri, thành phố Bảo Lộc

6.68

 

Đất san lấp

Mỏ ưu tiên phục vụ cao tốc Tân Phú-Bảo Lộc

X

Huyện Đạ Huoai (7 điểm mỏ)

47.39

 

 

 

1

Xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai

5.3

 

Đất san lấp

 

2

Xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai

6.97

 

Đất san lấp

 

3

Xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai

4.14

 

Đất san lấp

 

4

Thị trấn Mađaguôi, huyện Đạ Huoai

7.07

 

Đất san lấp

 

5

Xã Mađaguôi, huyện Đạ Huoai

6.8

 

Đất san lấp

 

6

Xã Đạ P’loa, huyện Đạ Huoai

14.52

 

Đất san lấp

 

7

Xã Đoàn Kết, huyện Đạ Huoai

2.59

 

Đất san lấp

 

XI

Huyện Đạ Tẻh (16 điểm mỏ)

85.6

14.126

 

 

1

Xã Mỹ Đức và xã Quảng Trị, huyện Đạ Tẻh

3.25

 

Cát xây dựng

 

2

Xã Đạ Pal, huyện Đạ Tẻh

6.55

 

Cát xây dựng

 

3

Xã Đạ Pal, huyện Đạ Tẻh

3

 

Cát xây dựng

 

4

Xã Đạ Kho, huyện Đạ Tẻh

6.22

 

Cát xây dựng

 

5

Xã Đạ Kho, huyện Đạ Tẻh

 

5.48

Cát xây dựng

 

6

Thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh

 

1.656

Cát xây dựng

 

7

Xã An Nhơn, huyện Đạ Tẻh

 

0.59

Cát xây dựng

 

8

Xã Đạ Lây, huyện Đạ Tẻh

 

6.4

Cát xây dựng

 

9

Xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh

3.79

 

Đất san lấp

 

10

Xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh

7.3

 

Đất san lấp

 

11

Thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh

7.48

 

Đất san lấp

 

12

Thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh

2.08

 

Đất san lấp

 

13

Thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh

14.45

 

Đất san lấp

 

14

Thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh

11.49

 

Đất san lấp

 

15

Thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh

4.3

 

Đất san lấp

 

16

Xã Đạ Lây, huyện Đạ Tẻh

15.69

 

Đất san lấp

 

XII

Huyện Cát Tiên (14 điểm mỏ)

70.19

9.6

 

 

1

Thị trấn Phước Cát, huyện Cát Tiên

 

0.6

Cát xây dựng

 

2

Thị trấn Phước Cát, huyện Cát Tiên

 

2.4

Cát xây dựng

 

3

Xã Phước Cát 2, huyện Cát Tiên

 

2.3

Cát xây dựng

 

4

Xã Đức Phổ, huyện Cát Tiên

 

0.8

Cát xây dựng

 

5

Xã Đức Phổ, huyện Cát Tiên

 

2.6

Cát xây dựng

 

6

Xã Phù Mỹ và xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên

 

0.9

Cát xây dựng

 

7

Thị trấn Phước Cát, huyện Cát Tiên

2.26

 

Đất san lấp

 

8

Thị trấn Phước Cát, huyện Cát Tiên

4.43

 

Đất san lấp

 

9

Xã Đức Phổ và Thị trấn Phước Cát, huyện Cát Tiên

2.78

 

Đất san lấp

 

10

Xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên

3.54

 

Đất san lấp

 

11

Xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên

1.88

 

Đất san lấp

 

12

Xã Nam Ninh, huyện Cát Tiên

1.76

 

Đất san lấp

 

13

Xã Tiên Hoàng, huyện Cát Tiên

3.71

 

Đất san lấp

 

14

Thị trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên

49.83

 

Đất san lấp

 

Tổng cộng

1137.16

27.126

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 529/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030

  • Số hiệu: 529/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 16/03/2023
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Người ký: Võ Ngọc Hiệp
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản