- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Quyết định 2586/QĐ-UBND phê duyệt kết quả kiểm kê rừng tỉnh Bình Phước năm 2016
- 3Luật Lâm nghiệp 2017
- 4Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Quyết định 387/QĐ-UBND năm 2022 công bố hiện trạng rừng tỉnh Bình Phước năm 2021
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 521/QĐ-UBND | Bình Phước, ngày 21 tháng 3 năm 2022 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TỈNH BÌNH PHƯỚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 2586/QĐ-UBND ngày 17/10/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kết quả kiểm kê rừng tỉnh Bình Phước năm 2016;
Căn cứ Quyết định số 387/QĐ-UBND ngày 07/3/2022 của UBND tỉnh về việc công bố hiện trạng rừng tỉnh Bình Phước năm 2021;
Căn cứ Quyết định số 1462/QĐ-UBND ngày 03/6/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương kỹ thuật, dự toán kinh phí lập Đề án dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bình Phước;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 24/TTr-SNN-QBVPTR ngày 15/3/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bình Phước với các nội dung chủ yếu như sau:
- Làm cơ sở cho việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (sau đây viết tắt là DVMTR) trên địa bàn tỉnh Bình Phước theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
- Thực hiện chính sách chi trả DVMTR góp phần huy động các nguồn lực xã hội cho việc bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng, thông qua cơ chế những người sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền cho những dịch vụ môi trường rừng mà họ sử dụng.
- Bảo đảm cho những người lao động trực tiếp bảo vệ và phát triển rừng để cung ứng dịch vụ môi trường rừng được nhận tiền chi trả của những người sử dụng dịch vụ môi trường rừng theo cơ chế chi trả dịch vụ.
- Xác định đối tượng sử dụng và đối tượng cung ứng dịch vụ môi trường rừng, hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng, mức tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng và cơ chế thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trường rừng để làm cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Xây dựng phương án theo dõi, cập nhật, tính toán mức chi trả DVMTR cho các đối tượng trong các năm tiếp theo.
2. Xác định đối tượng sử dụng DVMTR
a) Nhà máy thủy điện: Gồm 16 nhà máy thủy điện sử dụng DVMTR trên địa bàn tỉnh Bình Phước, trong đó:
- 11 nhà máy thủy điện do Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam điều phối, bao gồm: Nhà máy Thủy điện Thác Mơ, Nhà máy Thủy điện Thác Mơ mở rộng, Nhà máy Thủy điện Cần Đơn, Nhà máy Thủy điện Srok Phu Miêng, Nhà máy Thủy điện Đăk Glun, Nhà máy Thủy điện Đăk Kar, Nhà máy thủy điện Trị An, Công ty CP Thủy điện CS2, Công ty CP Thủy điện Dầu Tiếng, Nhà máy thủy điện Phước Hòa, Nhà máy thủy điện Minh Tân.
- 05 nhà máy thủy điện do Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh thu tiền DVMTR, bao gồm: Thủy điện Bù Cà Mau, Thủy điện Đăk U, Thủy điện Đăk Glun 2, Thủy điện Thống Nhất và Thủy điện Đức Thành.
b) Nhà máy sản xuất và cung cấp nước sạch: Có 39 nhà máy/xí nghiệp sản xuất và cung ứng nước sạch sử dụng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh, bao gồm: 17 nhà máy/xí nghiệp do Quỹ Trung ương điều phối về cho địa phương và 22 nhà máy/xí nghiệp do Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh thu tiền DVMTR.
c) Các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nguồn nước phục vụ sản xuất: Có 107 đơn vị sử dụng nguồn nước để sản xuất công nghiệp, trong đó có 20 đơn vị sử dụng nước mặt và 87 đơn vị sử dụng nước dưới đất (nước ngầm).
d) Các đơn vị kinh doanh du lịch cảnh quan
- Khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Bù Gia Mập.
- Di tích Quốc gia đặc biệt Tà Thiết.
- Khu quần thể văn hóa - cứu sinh núi Bà Rá.
3. Đơn vị chủ rừng, diện tích cung ứng DVMTR
Hiện tại, có 14 đơn vị chủ rừng cung ứng DVMTR trên địa bàn tỉnh Bình Phước có nhận tiền DVMTR, cụ thể:
- Ban quản lý rừng đặc dụng cung ứng diện tích cung ứng là 29.645,50 ha, tương ứng với diện tích quy đổi là 28.429,62 ha, gồm 02 chủ rừng là: Vườn Quốc gia Bù Gia Mập và Vườn Quốc gia Cát Tiên.
- Ban Quản lý rừng phòng hộ có diện tích cung ứng là 17.959,80 ha, tương ứng với diện tích quy đổi là 14.409,25 ha, gồm 05 đơn vị chủ rừng là: Ban QLRPH Đắk Mai, Ban QLRPH Bù Đốp, Ban QLRPH Bù Đăng, Ban QLRPH Tà Thiết và Ban QLRPH Lộc Ninh.
- Doanh nghiệp có diện tích cung ứng là 1.608,31 ha, tương ứng với diện tích quy đổi là 1.057,53 ha gồm 04 doanh nghiệp đó là: Công ty Cổ phần SX XD TM NN Hải Vương; Công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh; Công ty TNHH Việt Phương BĐ (Công ty TNHH Nông sản Đài Loan) và Công ty TNHH Tinh Thần Việt.
- Nhóm các đối tượng khác có diện tích cung ứng là 6.721,45 ha, tương ứng với diện tích quy đổi là 5.028,43 ha, gồm 03 đơn vị là: Hạt kiểm lâm huyện Đồng Phú, Hạt kiểm lâm liên huyện thị xã Bù Gia Mập - Phước Long, Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ.
4. Xác định số tiền thu từ các đơn vị sử dụng DVMTR
a) Tổng số tiền DVMTR dự kiến thu từ các đơn vị sử dụng DVMTR
Tổng số tiền DVMTR dự kiến thu từ các đơn vị sử dụng DVMTR là 36.604.900.656 đồng (Ba mươi sáu tỷ, sáu trăm lẻ bốn triệu, chín trăm nghìn, sáu trăm năm mươi sáu đồng), trong đó:
- Tổng số tiền DVMTR thu qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh là 36.592.700.656 đồng, bao gồm:
Các cơ sở sản xuất thủy điện: 30.708.333.167 đồng.
Các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch: 4.843.355.459 đồng.
Các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước phục vụ cho sản xuất: 1.041.012.030 đồng.
- Thu của 01 đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí. Tổng doanh thu dự kiến là 12.200.000 đồng.
Giá trị chi trả DVMTR sẽ được tính toán và thay đổi hàng năm tùy thuộc vào sản lượng điện (đối với các cơ sở sản xuất thủy điện); nước thương phẩm (đối với các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch); lượng lượng nước sử dụng (đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước phục vụ cho sản xuất); doanh thu du lịch của năm đó theo giá trị thực tế mà các đơn vị sử dụng DVMTR đạt được và được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh rà soát, cập nhật theo từng năm trong Kế hoạch thu, chi tiền DVMTR.
b) Kế hoạch sử dụng: thực hiện theo quy định tại Điều 70, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2019 của Chính phủ, cụ thể như sau:
- Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh được trích tối đa 10% tổng số tiền DVMTR thực thu trong năm để chi cho các hoạt động của bộ máy. Mức trích cụ thể trong kế hoạch thu, chi hằng năm của Quỹ, trình UBND cấp tỉnh quyết định.
- Trích quỹ dự phòng tối đa 5% tổng số tiền DVMTR thực thu trong năm để hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được giao, khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài trong trường hợp có thiên tai, khô hạn hoặc mức chi trả trên cùng đơn vị diện tích cung ứng DVMTR trên địa bàn tỉnh thấp hơn năm trước liền kề. Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh lập kế hoạch hỗ trợ các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được giao khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài trình UBND tỉnh quyết định. Kinh phí dự phòng đã được phê duyệt trong năm chưa thực hiện được hoặc chưa sử dụng hết phải chuyển trả cho bên cung ứng DVMTR.
- Chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng: Sử dụng tiền DVMTR theo đúng quy định tại Khoản 3, 4 Điều 70 Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ và các văn bản pháp luật khác có liên quan, phù hợp với loại hình hoạt động của đơn vị.
(có Đề án chi tiết kèm theo)
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị sử dụng và đơn vị cung ứng DVMTR trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR.
- Chỉ đạo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh phối hợp với các Sở, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị sử dụng, đơn vị cung ứng DVMTR lập kế hoạch thu chi tiền DVMTR cụ thể hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ.
2. Các Sở, ngành chức năng có liên quan: Thông tin và Truyền thông, Công Thương, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Cục Thuế tỉnh: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tuyên truyền, vận động và triển khai thực hiện các nội dung liên quan trong việc thực hiện Đề án này.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã trực thuộc triển khai thực hiện các nội dung của Đề án thuộc trách nhiệm của mình; chủ trì giải quyết những vướng mắc phát sinh trong việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn quản lý.
4. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh:
- Hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc lập kế hoạch thu thu chi tiền DVMTR trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm trong quản lý, thanh toán và quyết toán tiền DVMTR hàng năm theo đúng các quy định hiện hành.
- Căn cứ điều kiện thực tế, hàng năm có trách nhiệm rà soát, cập nhật danh sách các đối tượng sử dụng DVMTR trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ để làm cơ sở xây dựng kế hoạch thu tiền DVMTR cho phù hợp, đúng với thực tế.
- Hàng năm, trên cơ sở kết quả kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được UBND tỉnh phê duyệt, Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng chủ trì, phối hợp với Chi cục Kiểm lâm cập nhật, rà soát, xác định các đơn vị chủ rừng đủ điều kiện được chi trả tiền DVMTR và diện tích rừng các đơn vị quản lý thực tế, trên cơ sở đó lập kế hoạch thu chi hàng năm hoặc điều chỉnh kế hoạch thu chi hàng năm cho phù hợp, đúng thực tế, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo quy định tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ.
5. Bên sử dụng DVMTR
- Bên sử dụng DVMTR có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 64, Luật Lâm nghiệp.
- Ký và thực hiện hợp đồng chi trả DVMTR theo quy định tại Điều 64 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP theo hình thức trực tiếp; Điều 66, 67 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP theo hình thức gián tiếp (ủy thác qua Quỹ bảo vệ và phát triển rừng).
6. Bên cung ứng DVMTR (chủ rừng)
- Bên cung ứng DVMTR có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 65 Luật Lâm nghiệp.
- Sử dụng tiền DVMTR theo đúng quy định tại Điều 70 Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ.
- Thực hiện quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính, Công Thương, Văn hóa Thể thao và Du Lịch; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Bình Phước; Cục trưởng Cục thuế tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh; các chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng; các đơn vị sử dụng DVMTR trên địa bàn tỉnh Bình Phước và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Quyết định 1170/QĐ-UBND năm 2021 về áp dụng hệ số K thành phần trong thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng và phê duyệt diện tích rừng trong lưu vực, đơn giá, đối tượng được thanh toán tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2020, tỉnh Lào Cai
- 2Quyết định 367/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2021 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 3Quyết định 21/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt diện tích tự nhiên trong lưu vực và diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2021 lưu vực sông Gâm do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Quyết định 2586/QĐ-UBND phê duyệt kết quả kiểm kê rừng tỉnh Bình Phước năm 2016
- 3Luật Lâm nghiệp 2017
- 4Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Quyết định 1170/QĐ-UBND năm 2021 về áp dụng hệ số K thành phần trong thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng và phê duyệt diện tích rừng trong lưu vực, đơn giá, đối tượng được thanh toán tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2020, tỉnh Lào Cai
- 7Quyết định 367/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2021 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 8Quyết định 21/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt diện tích tự nhiên trong lưu vực và diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2021 lưu vực sông Gâm do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 9Quyết định 387/QĐ-UBND năm 2022 công bố hiện trạng rừng tỉnh Bình Phước năm 2021
Quyết định 521/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bình Phước
- Số hiệu: 521/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/03/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Huỳnh Anh Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/03/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực