Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52/2009/QĐ-UBND | Đồng Xoài, ngày 04 tháng 11 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI QUỸ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TÁCH RA KHỎI LÂM PHẦN THEO QUY HOẠCH 03 LOẠI RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
ỦY BAN NHẲN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003,
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất, Nghị đinh số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004;
Căn cứ Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất;
Căn cứ Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
Căn cứ Thông tư số 04/2005/TT-BTNMT ngày 18/7/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các biện pháp (quản lý, sử dụng đất đai khi sắp xếp, đổi mới và phát triển các nông, lâm trường quốc doanh,
Căn cứ Nghi quyết số 06/2009/NQ-HĐND ngày 31/7/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước về chính sách đối với quỹ đất nông nghiệp tách ra khỏi lâm phần theo quy hoạch 03 loại rừng;
Căn cứ Quyết định số 11/2007/QĐ-UBND ngày 19/3/2007 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch 03 loại rừng giai đoạn 2006 - 2010;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 570/TTr-STNMT ngày 22/10/2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về chính sách đối với quỹ đất nông nghiệp tách ra khỏi lâm phần theo quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 2. Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thu trưởng các Sở, ngành Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và PTNT, Tài chính. Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thủ trưởng các ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kề từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY ĐỊNH
VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI QUỸ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TÁCH RA KHỎI LÂM PHẦN THEO QUY HOẠCH 03 LOẠI RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 52/2009/QĐ-UBND ngày 04 tháng 11 năm 2009 của UBND tỉnh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Tổ chức (kể cả các đơn vị công an, quốc phòng sử dụng đất làm kinh tế), hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong phần diện tích đất tách ra khỏi lâm phần theo quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn tỉnh Bỉnh Phước
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 2 . Chính sách giao đất, cho thuê đất
1. Đối với tổ chức (kể cả các tổ chức là công an, quân đội sử dụng đất làm kinh tế): Giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và sản xuất kinh doanh
2. Hộ gia đình, cá nhân: Giao đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và sản xuất kinh doanh cụ thể như sau:
a) Giao đất không thu tiền sử dụng đất: Áp dụng cho đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 70 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 19/10/2004 của Chính phủ, hạn mức giao đất là 03 ha (ba héc ta) cho hộ gia đình và đất đó phải phù hợp với quy hoạch. Nếu diện tích hộ gia đình đang sử dụng nhỏ hơn 03 ha thì giao đất theo hiện trạng sử dụng, cụ thể:
a1) Những hộ gia đình có nguồn sống chính bằng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận thường trú tại địa phương hoặc đã cư trú tại địa phương và có đất sản xuất ổn định;
a2) Những hộ gia đình trước đây hoạt động trong các ngành nghề phi nông nghiệp và có hộ khẩu tại địa phương,
a3) Những hộ gia đình của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, công nhân và bộ đội nghỉ mất sức hoặc nghỉ việc do sắp xếp lại sản xuất, tinh giản biên chế, hưởng trợ cấp một lần hoặc hưởng trợ cấp một số năm về sống thường trú tại địa phương.
b) Cho thuê đất: Áp dụng đối với phần diện tích đất vượt hạn mức, đất nằm trong quy hoạch giao thông, công nghiệp, dân cư, cơ quan hành chính sự nghiệp và ngoài các đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
3. Các trường hợp sử dụng đất theo hợp đồng nhận khoán với các chủ rừng: Xử lý vi phạm hợp đồng nhận khoán, thanh lý hợp đồng nhận khoán, chuyển sang giao đất, cho thuê đất theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Trong đó, các trường hợp nhận khoán để trồng rừng, trồng cây công nghiệp hoặc các loại cà) trồng khác giải quyết như sau.
a) Trường hợp giao lại cho Nhà nước một phần diện tích đất đã đầu tư (theo thỏa thuận trong Hợp đồng nhận khoán): số tiền đã đầu tư vào diện tích giao lại cho nhà nước được trừ vào số tiền phải nộp khi được nhà nước giao, thuê diện tích đất còn lại;
b) Trường hợp phải giải phóng mặt bằng trên diện tích đất nhận khoán: số tiền đã chi phí cho giải phóng mặt bằng được trừ vào số tiền phải nộp khi được giao, thuê đất.
c) Các trường hợp đã đóng quỹ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo Quyết định số 89/2000/QĐ-UB ngày 10/10/2000, số 42/2005/QĐ-UBND ngày 31/3/2005 của UBND tỉnh: Thực hiện giao đất, cho thuê đất theo quy định, số tiền đã đóng góp được trừ vào số tiền phải nộp khi được giao, cho thuê đất;
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã tính toán và đề xuất UBND tỉnh xem xét đối với số tiền được trừ vào số tiền phải nộp theo điềm a, b, c khoản 3 Điều 2
d) Trường hợp nhận khoán quản lý bảo vệ rừng tự nhiên; nhận khoán để trồng rừng, trồng cây công nghiệp giải quyết như sau
d1) Đối với rừng tự nhiên: Rừng tự nhiên của chủ rừng đang quản lý thì giao địa phương quản lý. Rừng tự nhiên đã giao khoán thì chủ rừng tính toán ăn chia theo hợp đồng, xử lý vi phạm hợp đồng nếu có và thanh lý hợp đồng.
d2) Đối với rừng trồng: Rừng trồng của chủ rừng đang quản lý thì giao địa phương quản lý. Rừng trồng đã giao khoán thì tính toán ăn chia theo hợp đồng, xử lý vi phạm hợp đồng nếu có và thanh lý hợp đồng.
Nếu rừng trồng bị mất do nguyên nhân khách quan có hồ sơ chứng minh thì chủ rừng lập thủ tục thanh lý theo quy định.
Nếu rừng trồng bị mất do nguyên nhân chủ quan (không có hồ sơ chứng minh) thì xử lý vi phạm hợp đồng, hoàn trả chi phí đầu tư cho nhà nước, chủ rừng lập thủ tục thanh lý rừng trồng theo quy định.
4 Giao đất ở: Cơ quan có thẩm quyền xem xét, giao đất ở cho hộ gia đình tại những khu vực quy hoạch khu dân cư, dân cư sống tập trung theo các trục đường giao thông. Đối tượng được giao đất ở phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định,
Điều 3. Giá thu tiền giao đất, cho thuê đất
Giá thu tiền giao đất, thuê đất thực hiện theo giá đất của UBND tỉnh ban hành hàng năm và các văn bản hiện hành khác có liên quan.
Điều 4. Kinh phí đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
UBND huyện, thị xã lập phương án và dự toán đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, trình UBND tỉnh phê duyệt.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 5. Trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành, UBND các cấp và chủ rừng:
1. Giao các Sở, ngành Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Cục thuế, Kho bạc Nhà nước và các ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình có hướng dẫn địa phương, đơn vị thực hiện Quy định này
2. UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và chỉ đạo các Phòng ban chức năng của huyện, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn mình quản lý để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Định kỳ 6 tháng, cuối năm báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh.
3. Các đơn vị chủ rừng có trách nhiệm:
a) Tổ chức kiểm kê lại diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách đầu tư để bàn giao về địa phương quản lý.
b) Tổng hợp và bàn giao hồ sơ giao khoán đất, giao khoán rừng cho UBND huyện quản lý để chuyển đổi lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất.
4. UBND các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xem xét việc giao đất, cho thuê đất theo đúng đối tượng tại khoản 2 Điều 2 Quy định này.
Điều 6. Trong quá trình thực hiện Quy định này nếu có khó khăn, vướng mắc, các ngành, UBND các huyện, thị xã kịp thời phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.
- 1Quyết định 21/2013/QĐ-UBND chính sách đối với quỹ đất nông nghiệp tách ra khỏi lâm phần theo quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 2Quyết định 1177/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành đã hết hiệu lực
- 3Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2013 tăng cường quản lý quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 4Quyết định 45/2014/QĐ-UBND về quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 5Quyết định 31/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích đất công ích của xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 1Thông tư 04/2005/TT-BTNMT hướng dẫn biện pháp quản lý, sử dụng đất đai khi sắp xếp, đổi mới và phát triển các nông, lâm trường quốc doanh do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Nghị định 142/2005/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
- 3Nghị định 84/2007/NĐ-CP bổ sung quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai
- 4Luật Đất đai 2003
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Nghị định 181/2004/NĐ-CP thi hành Luật Đất đai
- 7Nghị định 188/2004/NĐ-CP về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất
- 8Nghị định 198/2004/NĐ-CP về việc thu tiền sử dụng đất
- 9Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 10Nghị định 123/2007/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 188/2004/NĐ-CP về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
- 11Nghị định 69/2009/NĐ-CP bổ sung quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- 12Quyết định 11/2007/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch 03 loại rừng giai đoạn 2006 - 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 13Nghị quyết 06/2009/NQ-HĐND về chính sách đối với quỹ đất nông nghiệp do tỉnh Bình Phước ban hành
- 14Quyết định 42/2005/QĐ-UBND về Quy định đóng góp quỹ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng địa phương khi được giao, khoán đất lâm nghiệp hoặc hợp thức hóa việc sử dụng đất lâm nghiệp xâm canh, lấn chiếm trước ngày 01 tháng 6 năm 2001 do tỉnh Bình Phước ban hành
- 15Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2013 tăng cường quản lý quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 16Quyết định 45/2014/QĐ-UBND về quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 17Quyết định 31/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích đất công ích của xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Quyết định 52/2009/QĐ-UBND Quy định về chính sách đối với quỹ đất nông nghiệp tách ra khỏi lâm phần theo quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- Số hiệu: 52/2009/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/11/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Trương Tấn Thiệu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra