- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Quyết định 1699/QĐ-TTg năm 2009 về thiết lập cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 5Chỉ thị 1722/CT-TTg năm 2010 tổ chức triển khai Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính và tiếp tục tăng cường việc thực hiện Nghị định 20/2008/NĐ-CP về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT-VPCP-BNV hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của bộ phận kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Văn phòng Chính phủ - Bộ Nội vụ ban hành
- 1Quyết định 71/2014/QĐ-UBND Quy chế phối hợp công bố, công khai thủ tục hành chính và báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 2Quyết định 470/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51/2011/QĐ-UBND | Bình Dương, ngày 30 tháng 11 năm 2011 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 1699/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thiết lập cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;
Căn cứ Chỉ thị số 1722/CT-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định về kiểm soát thủ tục hành chính và tiếp tục tăng cường thực hiện Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VPCP-BNV ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Văn phòng Chính phủ - Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của bộ phận kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 1575/TTr-VPUB ngày 23 tháng 11 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày, kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP KIỂM SOÁT VÀ CÔNG BỐ, CÔNG KHAI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2011/QĐ-UBND ngày 30/11/ 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
a) Quy chế này quy định công tác phối hợp giữa Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh với các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc kiểm soát và công bố thủ tục hành chính; giữa Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh với các sở, ban, ngành của tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc công khai thủ tục hành chính đã công bố;
b) Quy chế này không điều chỉnh:
- Thủ tục hành chính trong nội bộ của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhau không liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức;
- Thủ tục xử lý vi phạm hành chính; thủ tục thanh tra và thủ tục hành chính có nội dung bí mật nhà nước.
2. Đối tượng áp dụng:
Các sở, ban, ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã; người có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Trong Quy chế này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.
2. Kiểm soát thủ tục hành chính là việc xem xét, đánh giá, theo dõi nhằm bảo đảm tính khả thi của quy định về thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính.
3. Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính là tập hợp thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính được xây dựng, cập nhật và duy trì trên Trang thông tin điện tử về thủ tục hành chính của Chính phủ nhằm đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch trong quản lý hành chính nhà nước, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân truy nhập và sử dụng thông tin chính thức về thủ tục hành chính.
Điều 3. Nguyên tắc kiểm soát thủ tục hành chính
1. Kiểm soát thủ tục hành chính phải bảo đảm thực hiện có hiệu quả mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, cải cách hành chính; bảo đảm điều phối, huy động sự tham gia tích cực, rộng rãi của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân vào quá trình kiểm soát thủ tục hành chính.
2. Kịp thời phát hiện để loại bỏ hoặc chỉnh sửa thủ tục hành chính không phù hợp, phức tạp, phiền hà; bổ sung thủ tục hành chính cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tế; bảo đảm quy định thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của đối tượng và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.
3. Kiểm soát thủ tục hành chính được thực hiện ngay khi dự thảo quy định về thủ tục hành chính và được tiến hành thường xuyên, liên tục trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính.
Điều 4. Cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính.
Điều 5. Thẩm quyền công bố thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố dưới hình thức quyết định công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 6. Phạm vi công bố thủ tục hành chính
1. Tất cả các thủ tục hành chính sau khi ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ phải được công bố công khai.
2. Việc công bố, công khai thủ tục hành chính, bao gồm: Thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ.
a) Công bố thủ tục hành chính mới ban hành là việc cung cấp các thông tin về thủ tục hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Quy chế này;
b) Công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế là việc cung cấp các thông tin liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung, thay thế của thủ tục hành chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Quy chế này;
c) Công bố thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ là việc xóa bỏ nội dung thông tin về thủ tục hành chính đã được đưa vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 của Quy chế này.
Điều 7. Quyết định công bố thủ tục hành chính
Quyết định công bố thủ tục hành chính phải được ban hành chậm nhất trước 10 (mười) ngày làm việc tính đến ngày văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành.
Nội dung quyết định công bố thủ tục hành chính theo quy định sau đây:
1. Đối với quyết định công bố thủ tục hành chính mới ban hành, nội dung quyết định bao gồm:
a) Các bộ phận tạo thành thủ tục hành chính quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP;
b) Văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính;
c) Địa điểm, thời gian thực hiện thủ tục hành chính.
2. Đối với quyết định công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, ngoài việc chứa đựng thông tin quy định tại Khoản 1 Điều này, nội dung quyết định phải xác định rõ bộ phận nào của thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; văn bản quy phạm pháp luật có quy định việc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thủ tục hành chính.
3. Đối với quyết định công bố thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ, nội dung quyết định phải xác định rõ tên thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ; trường hợp thủ tục hành chính đã được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, quyết định phải ghi rõ số, ký hiệu của hồ sơ thủ tục hành chính; văn bản quy phạm pháp luật có quy định việc hủy bỏ hoặc bãi bỏ thủ tục hành chính.
Nội dung dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính đã đáp ứng được yêu cầu theo quy định tại Điều 6, Điều 7 của Quy chế này, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định công bố thủ tục hành chính.
QUY TRÌNH PHỐI HỢP KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ CÔNG BỐ, CÔNG KHAI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương và Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (gọi tắt là các cơ quan, đơn vị) trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành có quy định về thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh:
1. Thống kê thủ tục hành chính:
Khi nhận được văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành có quy định về thủ tục hành chính, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm tiến hành ngay việc thống kê các thủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính có sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ, bãi bỏ; điền đầy đủ, chính xác các bộ phận cấu thành của từng thủ tục hành chính.
Việc thống kê thủ tục hành chính mới phải đảm bảo nguyên tắc quy định và yêu cầu của việc quy định thủ tục hành chính được quy định tại Điều 7, Điều 8 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP.
Đối với những thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung phải ghi chú cụ thể những nội dung sửa đổi, bổ sung so với quy định cũ và nội dung của bộ phận cấu thành thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung so với quy định của cơ quan cấp trên.
2. Xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính và đánh giá tác động của thủ tục hành chính:
Cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức đánh giá tác động và tính toán chi phí tuân thủ đối với thủ tục hành chính được quy định trong dự thảo văn bản theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP và tài liệu hướng dẫn tại Công văn số 7416/VPCP-TCCV ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Văn phòng Chính phủ về hướng dẫn đánh giá tác động thủ tục hành chính.
Đối với các thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, ngoài thực hiện đánh giá về sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp và tính toán đầy đủ chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, cơ quan chủ trì soạn thảo phải thuyết minh rõ tính đơn giản cũng như những ưu điểm của thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung.
3. Gửi lấy ý kiến đối với quy định về thủ tục hành chính:
- Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính phải gửi lấy ý kiến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh theo đúng quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 9 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP trước khi gửi Sở Tư pháp thẩm định.
- Hồ sơ gửi lấy ý kiến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, cơ quan, đơn vị thực hiện theo đúng quy định tại Điều 9 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP; đồng thời, gửi kèm đầy đủ các biểu mẫu đánh giá tác động và tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 9. Quy trình góp ý kiến dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính
1. Tiếp nhận hồ sơ lấy ý kiến về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính: Khi nhận được hồ sơ lấy ý kiến của cơ quan, đơn vị gửi đến, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo các nội dung nghiên cứu, cho ý kiến; cụ thể như sau:
- Đúng thẩm quyền: Thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Thành phần hồ sơ phải đầy đủ theo đúng quy định tại Khoản 2, Điều 9 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP.
Trường hợp cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chưa thống kê đầy đủ số lượng thủ tục hành chính; số lượng các biểu mẫu đánh giá tác động và tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính chưa đủ so với số lượng thủ tục hành chính do Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thống kê. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản yêu cầu cơ quan, đơn vị bổ sung; trường hợp cơ quan, đơn vị không thực hiện, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, xử lý.
2. Tổ chức nghiên cứu, tham gia cho ý kiến về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính: Sau khi kiểm tra hồ sơ được gửi lấy ý kiến đảm bảo đúng quy định tại Khoản 1 Điều này, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh nghiên cứu sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp, tính hiệu quả của từng thủ tục hành chính được quy định trong dự thảo văn bản thông qua việc nghiên cứu dự thảo văn bản và các biểu mẫu đánh giá tác động do cơ quan chủ trì soạn thảo, xây dựng và ban hành văn bản tham gia ý kiến.
Trường hợp cần thiết, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện một số công việc sau:
Tổ chức đánh giá độc lập, trên cơ sở dự thảo văn bản nhận được, tiến hành điền các biểu mẫu đánh giá tác động, tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính đối với từng thủ tục hành chính và đưa ra kết luận độc lập về nội dung thủ tục hành chính được quy định trong dự thảo văn bản để phản biện lại kết quả đánh giá tác động của cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản.
Tham vấn hoặc tổ chức hội thảo, hội nghị lấy ý kiến cơ quan, tổ chức hữu quan; cơ quan chủ trì soạn thảo; các cá nhân, tổ chức có liên quan và đối tượng chịu sự tác động của thủ tục hành chính.
Thời hạn tham gia cho ý kiến tối đa không quá 10 (mười) ngày làm việc, tính từ ngày Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh nhận đủ hồ sơ gửi lấy ý kiến theo quy định của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính gửi đến.
Điều 10. Quy trình phối hợp xây dựng dự thảo văn bản công bố thủ tục hành chính
1. Dự thảo văn bản công bố thủ tục hành chính:
Trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành có quy định về thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong thời hạn chậm nhất 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính được ban hành, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm:
a) Rà soát, thống kê thủ tục hành chính: Xác định các bộ phận cấu thành của từng thủ tục hành chính trong văn bản thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã); điền đầy đủ, chính xác tất cả các nội dung trong phần phụ lục kèm theo dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính cho từng thủ tục hành chính (bao gồm thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, bộ thủ tục hành chính dùng chung của cấp huyện, cấp xã thuộc ngành, lĩnh vực quản lý và các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị). Đối với những thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung phải ghi chú cụ thể những nội dung sửa đổi, bổ sung so với quy định cũ và những nội dung của các bộ phận cấu thành thủ tục hành chính được bổ sung, sửa đổi so với quy định của cơ quan nhà nước cấp trên;
b) Sau khi hoàn thành việc rà soát, thống kê thủ tục hành chính, cơ quan, đơn vị xây dựng dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính theo đúng quy định tại Điều 6, Điều 7 của Quy chế này và lập Tờ trình về dự thảo quyết định công bố thủ tục hành chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Trong quá trình thực hiện cần phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để trao đổi và được hướng dẫn;
Dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính được thực hiện theo Mẫu ban hành kèm theo Quy chế này.
c) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị kiểm tra lại dự thảo Quyết định công bố, ký duyệt Tờ trình và hồ sơ trình (gồm: Ký ban hành Tờ trình; ký tắt vào dự thảo Quyết định và các trang phụ lục kèm theo dự thảo quyết định) trước khi chuyển toàn bộ kết quả này kèm theo tài liệu, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan (cả bản giấy và file điện tử) đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để kiểm soát trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.
2. Kiểm soát chất lượng dự thảo văn bản công bố thủ tục hành chính
Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị công bố thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị gửi đến (Tờ trình, dự thảo Quyết định công bố và các tài liệu có liên quan thủ tục hành chính); Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức kiểm tra chất lượng dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành, cụ thể như sau:
a) Xác định số lượng thủ tục hành chính trong dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính so với văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành;
b) Kiểm tra chất lượng nội dung dự thảo quyết định công bố thủ tục hành chính theo đúng quy định tại Điều 6, Điều 7 của Quy chế này;
c) Kiểm tra các tài liệu đính kèm, bao gồm các văn bản quy định thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính, phí, lệ phí (nếu có) và các văn bản liên quan khác đã được nêu trong Biểu mẫu thống kê (cả bản giấy và file điện tử).
Nếu số lượng thủ tục hành chính chưa đầy đủ, nội dung dự thảo Quyết định công bố chưa đạt yêu cầu trong các văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu đính kèm còn thiếu, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản yêu cầu cơ quan, đơn vị dự thảo Quyết định công bố thống kê bổ sung thủ tục hành chính; sửa đổi, bổ sung nội dung dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính, bổ sung tài liệu đính kèm và ấn định thời gian thực hiện (tùy thuộc vào số lượng và tính chất phức tạp của thủ tục hành chính phải thống kê bổ sung).
Đối với các trường hợp cơ quan, đơn vị không thực hiện hoặc sau khi Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh đã có 02 văn bản đề nghị vẫn không thực hiện đầy đủ các nội dung nêu tại Điều này, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, xử lý.
Điều 11. Công khai thủ tục hành chính và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính
Thông tin về thủ tục hành chính đã được người có thẩm quyền công bố theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này phải được công khai đầy đủ, thường xuyên, rõ ràng, đúng địa chỉ, dễ tiếp cận, dễ khai thác, sử dụng và phải được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định công bố thủ tục hành chính, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện tạo mới hồ sơ văn bản (đối với những văn bản do tỉnh ban hành) và tạo mới hoặc sửa đổi hồ sơ thủ tục hành chính trên cơ sở dữ liệu quốc gia theo đúng hướng dẫn của Cục kiểm soát thủ tục hành chính - Văn phòng Chính phủ. Đồng thời, tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản ký gửi đề nghị Cục kiểm soát thủ tục hành chính đăng tải trên cơ sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính (qua đường bưu điện và scan văn bản đã ký gửi ngay vào địa chỉ hòm thư điện tử của Cục kiểm soát thủ tục hành chính hoặc cán bộ của Cục được giao phụ trách địa phương).
QUY TRÌNH PHỐI HỢP, CÔNG KHAI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký ban hành Quyết định công bố thủ tục hành chính, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh gửi Quyết định này đến các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện thủ tục hành chính có liên quan; đồng thời, gửi bản file điện tử nội dung Quyết định này đến các cơ quan, đơn vị thực hiện thủ tục hành chính để đăng tải lên Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị (Đối với các cơ quan, đơn vị có Trang thông tin điện tử).
1. Khi nhận được Quyết định công bố thủ tục hành chính (Bao gồm thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ), các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã vào sổ văn bản đến theo quy định về công tác văn thư, lưu trữ; sau đó trình Lãnh đạo cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện. Việc công khai niêm yết thủ tục hành chính phải được các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định công bố (bao gồm công khai niêm yết tại trụ sở và công khai trên Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị). Trong quá trình thực hiện, các cơ quan, đơn vị có phát sinh vướng mắc, khó khăn liên hệ với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính) để trao đổi và được hướng dẫn.
2. Đối với các Quyết định công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã, sau khi nhận được Quyết định, Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản chỉ đạo, yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện đầy đủ, nghiêm túc việc công khai thủ tục theo đúng quy định tại Quy chế này, đồng thời giao cho phòng chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện thường xuyên kiểm tra việc công khai, thực hiện thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn.
Công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính do Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện.
Công khai bắt buộc tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức; việc công khai thủ tục hành chính được cơ quan, đơn vị niêm yết tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ; ngoài ra, khuyến khích thực hiện thêm theo một hoặc các hình thức sau đây:
1. Đăng tải trên Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị thực hiện thủ tục hành chính (Đối với các cơ quan, đơn vị có Trang thông tin điện tử).
2. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Các hình thức khác.
Các cơ quan, đơn vị phải công khai tất cả các Quyết định công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CÔNG BỐ, CÔNG KHAI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Điều 16. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và theo Quy chế này.
2. Đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện việc thống kê các thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ; thực hiện các chương trình, dự án, đề án về kiểm soát thủ tục hành chính do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hoặc cơ quan nhà nước cấp trên ban hành.
3. Kiểm soát việc thực hiện công bố, công khai thủ tục hành chính thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định tại Chương III của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ.
4. Tham gia ý kiến bằng văn bản về việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính (trong đó có nội dung công bố, công khai thủ tục hành chính) đối với sở, ngành, cơ quan, đơn vị, công chức liên quan trong quy trình xét thi đua, khen thưởng thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và các trường hợp đề nghị cấp trên khen thưởng.
5. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính cho các cơ quan, đơn vị theo hướng dẫn của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ).
6. Trong quá trình kiểm tra, tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện, nếu phát hiện cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức không thực hiện, thực hiện không đúng yêu cầu hoặc vi phạm quy định về kiểm soát thủ tục hành chính, kịp thời kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng các hình thức, biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc thống kê các thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) và có tờ trình kèm theo dự thảo quyết định công bố; thực hiện các chương trình, dự án, đề án về kiểm soát thủ tục hành chính do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hoặc cơ quan nhà nước cấp trên ban hành.
2. Công khai đầy đủ, chính xác nội dung các thủ tục hành chính đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định công bố theo đúng quy định.
3. Chỉ đạo các phòng, bộ phận trực thuộc thực hiện nghiêm quy trình công bố, công khai và thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật và theo Quy chế này.
4. Phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác kiểm tra việc công khai, thực hiện các thủ tục hành chính đã công bố tại Ủy ban nhân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh.
Điều 18. Các cơ quan ngành dọc đóng tại địa phương
1. Công khai đầy đủ, chính xác nội dung các thủ tục hành chính đã được ngành dọc công bố theo chỉ đạo, hướng dẫn của ngành dọc quản lý trực tiếp.
2. Phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan chức năng khác trong công tác kiểm tra việc công khai các thủ tục hành chính của ngành dọc tại Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh.
Điều 19. Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Công khai, thực hiện đầy đủ, chính xác nội dung các thủ tục hành chính đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định công bố theo đúng quy định.
2. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn thực hiện nghiêm việc công khai, thực hiện thủ tục theo đúng quy định.
3. Phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác kiểm tra việc công khai, thực hiện các thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn.
Điều 20. Ủy ban nhân dân cấp xã
Công khai, thực hiện đầy đủ, chính xác nội dung các thủ tục hành chính đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định công bố theo đúng quy định.
KHEN THƯỞNG, THÔNG TIN, BÁO CÁO
Cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức có thành tích trong công tác phối hợp, tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố, công khai thủ tục hành chính thì được xem xét thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Cán bộ, công chức được khen thưởng có thành tích xuất sắc trong công tác tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố, công khai thủ tục hành chính thì được nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên khi xem xét bổ nhiệm chức vụ cao hơn nếu cơ quan, đơn vị có nhu cầu.
Cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị nếu vi phạm hoặc không thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong công tác tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố, công khai thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật và theo Quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Chế độ thông tin, báo cáo
1. Các cơ quan, đơn vị định kỳ hàng quý báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình và kết quả thực hiện hoạt động kiểm soát và công bố, công khai thủ tục hành chính trước ngày 10 của tháng thứ ba của mỗi quý hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Phòng kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh) chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo của các cơ quan, đơn vị để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính về tình hình, kết quả thực hiện hoạt động kiểm soát và công bố, công khai thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
1. Các sở, ban, ngành của tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này theo chức năng và nhiệm vụ được phân công.
2. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ Quy chế này xây dựng Quy trình phối hợp công bố thủ tục hành chính giữa các phòng, bộ phận trực thuộc của cơ quan, đơn vị.
3. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã để triển khai thực hiện Quy chế này.
4. Báo Bình Dương, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh dành thời lượng phù hợp để thông tin, tuyên truyền về nội dung, tình hình thực hiện và kết quả thực hiện Nghị định số 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Quy chế này.
5. Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề phát sinh cần phải sửa đổi, bổ sung, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
QUYẾT ĐỊNH CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
(Gửi kèm theo Quy chế phối hợp kiểm soát và công bố, công khai thủ tục hành chính).
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……./QĐ-UBND | …., ngày …. tháng …. năm 20… |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành/thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế/thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của sở X/UBND cấp huyện/UBND cấp xã tỉnh Bình Dương
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ ………. (tên văn bản quy phạm pháp luật có liên quan quy định về thủ tục hành chính mới ban hành/thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế/thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ);
Xét đề nghị của Giám đốc Sở X và Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành/thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế/thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của sở X/UBND cấp huyện/UBND cấp xã tỉnh Bình Dương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ... (đúng vào ngày VBQPPL quy định TTHC có hiệu lực).
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành tỉnh Bình Dương/UBND các huyện/UBND các xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH/SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HOẶC THAY THẾ/ BỊ HỦY BỎ HOẶC BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ X/UBND CẤP HUYỆN/UBND CẤP XÃ TỈNH BÌNH DƯƠNG
STT | Tên thủ tục hành chính |
I. Lĩnh vực… | |
1 | Thủ tục a |
2 | Thủ tục b |
3 | Thủ tục c |
n | ………………… |
II. Lĩnh vực… | |
1 | Thủ tục đ |
2 | Thủ tục e |
3 | Thủ tục f |
n | ………………… |
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ X/UBND CẤP HUYỆN/UBND CẤP XÃ TỈNH BÌNH DƯƠNG
I. Lĩnh vực …
1. Thủ tục a
- Trình tự thực hiện:
- Cách thức thực hiện:
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thời hạn giải quyết:
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Lệ phí (nếu có):
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục a):
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
2. Thủ tục b
- Trình tự thực hiện:
- Cách thức thực hiện;
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thời hạn giải quyết:
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Lệ phí (nếu có):
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục b):
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
n. Thủ tục n
II. Lĩnh vực …
1. Thủ tục đ
- Trình tự thực hiện:
- Cách thức thực hiện;
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thời hạn giải quyết:
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Lệ phí (nếu có):
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục đ):
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
2. Thủ tục e
- Trình tự thực hiện:
- Cách thức thực hiện;
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thời hạn giải quyết:
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Lệ phí (nếu có):
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục e):
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
n. Thủ tục n
Ghi chú:
- Đối với những thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, ngoài việc chứa đựng thông tin nêu trên cần phải xác định rõ bộ phận nào của thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
- Đối với những thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ, không phải thống kê theo nội dung nêu trên nhưng phải xác định rõ tên thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ; trường hợp thủ tục hành chính đã được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, quyết định phải ghi rõ số, ký hiệu của hồ sơ thủ tục hành chính; văn bản quy phạm pháp luật có quy định việc hủy bỏ hoặc bãi bỏ thủ tục hành chính.
- 1Quyết định 30/2011/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong việc công bố, công khai thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 2Quyết định 33/2011/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong việc công bố, công khai thủ tục hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 3Quyết định 14/2011/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong việc công bố, công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 4Quyết định 30/2013/QĐ-UBND Quy chế Phối hợp trong hoạt động kiểm soát và công bố thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 5Quyết định 30/2013/QĐ-UBND về Quy chế công bố, công khai thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 6Quyết định 31/2013/QĐ-UBND Quy chế phối hợp kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 7Quyết định 71/2014/QĐ-UBND Quy chế phối hợp công bố, công khai thủ tục hành chính và báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 8Quyết định 470/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 71/2014/QĐ-UBND Quy chế phối hợp công bố, công khai thủ tục hành chính và báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 2Quyết định 470/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Quyết định 1699/QĐ-TTg năm 2009 về thiết lập cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 5Chỉ thị 1722/CT-TTg năm 2010 tổ chức triển khai Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính và tiếp tục tăng cường việc thực hiện Nghị định 20/2008/NĐ-CP về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 7416/VPCP-TCCV tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động quy định về thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT-VPCP-BNV hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của bộ phận kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Văn phòng Chính phủ - Bộ Nội vụ ban hành
- 8Quyết định 30/2011/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong việc công bố, công khai thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 9Quyết định 33/2011/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong việc công bố, công khai thủ tục hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 10Quyết định 14/2011/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong việc công bố, công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 11Quyết định 30/2013/QĐ-UBND Quy chế Phối hợp trong hoạt động kiểm soát và công bố thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 12Quyết định 30/2013/QĐ-UBND về Quy chế công bố, công khai thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 13Quyết định 31/2013/QĐ-UBND Quy chế phối hợp kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Quyết định 51/2011/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp kiểm soát và công bố, công khai thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- Số hiệu: 51/2011/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/11/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Người ký: Lê Thanh Cung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/12/2011
- Ngày hết hiệu lực: 15/02/2015
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực