Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 505/QĐ-UBND | Bắc Kạn, ngày 03 tháng 4 năm 2018 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGƯỜI KHUYẾT TẬT GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 TỈNH BẮC KẠN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Quyết định số: 338/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch giáo dục người khuyết tật giai đoạn 2018 - 2020 của Ngành Giáo dục;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số: 475/TTr-SGDĐT ngày 26 tháng 3 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch giáo dục người khuyết tật giai đoạn 2018 - 2020 tỉnh Bắc Kạn.
Điều 2. Các Sở, Ban, Ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ chủ động phối hợp, triển khai thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định, đảm bảo hiệu quả.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, Ban, Ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
GIÁO DỤC NGƯỜI KHUYẾT TẬT GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 TỈNH BẮC KẠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 505/QĐ-UBND ngày 03/4/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
1. Mục tiêu chung đến năm 2020
Tăng cường khả năng tiếp cận và nâng cao chất lượng giáo dục người khuyết tật, đảm bảo người khuyết tật được tiếp cận giáo dục chất lượng, bình đẳng và thân thiện.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
- Có ít nhất 70% người khuyết tật trong độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục hòa nhập chất lượng, bình đẳng và thân thiện.
- Có ít nhất 50% cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về giáo dục người khuyết tật.
- Chuyển đổi mô hình hoạt động của Trung tâm Giáo dục trẻ em khuyết tật tỉnh Bắc Kạn sang mô hình hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
- 100% huyện, thành phố, cơ sở giáo dục được phổ biến và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục người khuyết tật.
1. Đánh giá nhu cầu giáo dục người khuyết tật
Tổ chức khảo sát quy mô toàn tỉnh nhằm thu thập số liệu và xác định nhu cầu giáo dục của người khuyết tật; xác định năng lực và nhu cầu về chuyên môn nghiệp vụ giáo dục người khuyết tật của cán bộ quản lý giáo dục các cấp và giáo viên; các điều kiện bảo đảm môi trường học tập an toàn và thân thiện cho người khuyết tật.
2. Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và đánh giá các chương trình, đề án về giáo dục người khuyết tật
- Tổng kết, đánh giá 10 năm thi hành những nội dung về giáo dục trong Luật Người khuyết tật và đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung Luật Người khuyết tật để phù hợp với thực tiễn và Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật.
- Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục người khuyết tật.
- Đánh giá tình hình thực hiện nội dung về giáo dục trong các chương trình, đề án liên quan đến giáo dục người khuyết tật.
- Kiểm tra, đánh giá và hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện các văn bản về giáo dục người khuyết tật.
- Hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện mua sắm theo danh mục thiết bị tối thiểu, đồ dùng, đồ chơi đặc thù; các quy định về chuẩn, tiêu chuẩn trang thiết bị phục vụ giáo dục người khuyết tật.
3. Tăng cường các điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục người khuyết tật
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên các cấp (lực lượng nòng cốt là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của Trung tâm Giáo dục trẻ em khuyết tật tỉnh Bắc Kạn) có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục, hỗ trợ người khuyết tật đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phát hiện, can thiệp, chăm sóc và giáo dục người khuyết tật.
- Thực hiện đúng, đảm bảo hiệu quả, chất lượng chương trình, tài liệu hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo quy định của các cấp có thẩm quyền.
- Mua sắm đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học đặc thù cho giáo dục người khuyết tật đảm bảo phù hợp với điều kiện của địa phương, cơ sở giáo dục.
- Tổ chức hoạt động hiệu quả Phòng Hỗ trợ giáo dục hòa nhập tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.
4. Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
- Hướng dẫn, hỗ trợ việc chuyển đổi mô hình hoạt động của Trung tâm Giáo dục trẻ em khuyết tật tỉnh Bắc Kạn thành mô hình hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
- Hướng dẫn, hỗ trợ việc thành lập và tổ chức hoạt động của Phòng Hỗ trợ giáo dục hòa nhập (ở những nơi có điều kiện) trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông.
- Tư vấn, hỗ trợ về phát hiện sớm, can thiệp sớm giáo dục; hỗ trợ giáo dục trẻ em khuyết tật tại các địa phương.
5. Tích cực huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân để nâng cao chất lượng giáo dục người khuyết tật
Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước (nếu có) để nâng cao chất lượng giáo dục người khuyết tật.
6. Đưa nội dung giáo dục trẻ khuyết tật vào nội dung hoạt động, chỉ đạo, theo dõi của Ban Chỉ đạo, điều hành chung về công tác giáo dục - đào tạo
7. Công tác truyền thông
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục của người khuyết tật.
- Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật về người khuyết tật.
- Tổ chức và tham gia hội thảo, diễn đàn, sự kiện trong nước và quốc tế về người khuyết tật.
1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, lãnh đạo các cơ sở giáo dục đối với công tác giáo dục người khuyết tật. Bố trí nhân lực và các điều kiện về cơ sở vật chất một cách hợp lý cho việc thực hiện các hoạt động giáo dục người khuyết tật.
2. Huy động sự tham gia của gia đình người khuyết tật, tổ chức, cá nhân vào các hoạt động giáo dục và hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
3. Tổ chức học tập kinh nghiệm tại các địa phương khác trong giáo dục người khuyết tật.
4. Tăng cường hướng dẫn, giám sát, hỗ trợ và đánh giá kết quả thực hiện giáo dục người khuyết tật.
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch, bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước được bố trí từ dự toán chi thường xuyên hằng năm của Ngành Giáo dục và các địa phương; các chương trình mục tiêu, đề án trợ giúp người khuyết tật và đề án liên quan khác (nếu có) để thực hiện các hoạt động của kế hoạch theo phân cấp của pháp luật về ngân sách nhà nước.
b) Hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài (nếu có).
2. Các cơ sở giáo dục, đào tạo có người khuyết tật học tập lập dự toán ngân sách hằng năm để thực hiện kế hoạch và quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện khảo sát quy mô toàn tỉnh để thu thập số liệu và xác định nhu cầu giáo dục của người khuyết tật; xác định năng lực và nhu cầu về chuyên môn nghiệp vụ giáo dục người khuyết tật của cán bộ quản lý giáo dục các cấp và giáo viên, nhân viên; các điều kiện bảo đảm môi trường học tập an toàn và thân thiện cho người khuyết tật.
- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực về chuyên môn nghiệp vụ giáo dục người khuyết tật cho cán bộ quản lý và giáo viên các cấp; tạo điều kiện để cán bộ quản lý, giáo viên dạy người khuyết tật tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động của Trung tâm Giáo dục trẻ em khuyết tật tỉnh Bắc Kạn thành mô hình hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
- Chỉ đạo Trung tâm Giáo dục trẻ em khuyết tật tỉnh Bắc Kạn (Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh Bắc Kạn) thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao về công tác giáo dục khuyết tật.
- Hướng dẫn các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh sử dụng có hiệu quả hệ thống phần mềm phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và phần mềm EMIS (đã được nâng cấp, tích hợp các tính năng về thống kê, tổng hợp, tính toán dự báo về nhu cầu tiếp cận, tham gia giáo dục của người khuyết tật).
- Tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, sinh viên lòng nhân ái, bao dung, không phân biệt đối xử, chia sẻ, giúp đỡ học sinh, sinh viên khuyết tật.
- Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên tham gia công tác giáo dục cho người khuyết tật. Thực hiện quản lý, tổ chức chi trả chế độ cho người khuyết tật đang học tại các cơ sở giáo dục trực thuộc theo quy định.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Tuyên truyền, cung cấp thông tin tuyên truyền cho các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền về chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, các hoạt động xã hội, trợ giúp giáo dục người khuyết tật.
- Tổ chức thực hiện đúng, đủ, kịp thời chế độ bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật theo quy định của nhà nước; theo dõi, cập nhật đầy đủ, chính xác biến động về người khuyết tật để thực hiện chính sách hỗ trợ kịp thời.
3. Sở Nội vụ
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động của Trung tâm Giáo dục trẻ em khuyết tật tỉnh Bắc Kạn thành mô hình hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí, sắp xếp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo quy định, phù hợp với điều kiện của địa phương.
4. Sở Tài chính
- Quản lý, hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện chi trả các chế độ, chính sách cho cán bộ, giáo viên, người khuyết tật theo đúng quy định hiện hành.
- Quản lý, hướng dẫn các đơn vị sử dụng kinh phí thực hiện mua sắm đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học đặc thù cho giáo dục người khuyết tật đảm bảo theo quy định, phù hợp với điều kiện của địa phương, cơ sở giáo dục.
5. Các cơ quan truyền thông (Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Kạn, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn...)
- Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, phóng sự tuyên truyền chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước đối với người khuyết tật; biểu dương các gương người khuyết tật vượt khó vươn lên trong học tập, những gương điển hình tiêu biểu trong công tác chăm sóc, giáo dục, giúp đỡ người khuyết tật, phê phán những hành vi phân biệt đối xử, kỳ thị với người khuyết tật,…
- Vận động các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm ủng hộ, giúp đỡ học sinh khuyết tật, giúp đỡ các cơ sở giáo dục trong công tác chăm sóc, giáo dục học sinh khuyết tật.
6. Các Sở, Ban, Ngành liên quan; các tổ chức chính trị - xã hội: Theo chức năng nhiệm vụ phối hợp thực hiện tốt hoạt động tuyên truyền, trợ giúp công tác giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Xây dựng kế hoạch giáo dục người khuyết tật theo giai đoạn, theo từng năm; tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.
- Chỉ đạo thực hiện đúng, đủ, kịp thời chế độ bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật theo quy định; hỗ trợ, vận động ủng hộ, trợ giúp học sinh khuyết tật, cơ sở giáo dục thực hiện giáo dục học sinh khuyết tật.
(Nội dung, thời gian thực hiện, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp theo Biểu chi tiết đính kèm)
Trên đây là Kế hoạch giáo dục người khuyết tật giai đoạn 2018 - 2020 tỉnh Bắc Kạn, yêu cầu các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện./.
BIỂU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGƯỜI KHUYẾT TẬT GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 TỈNH BẮC KẠN
(Kèm theo Quyết định số: 505/QĐ-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
Nội dung | Thời hạn thực hiện | Cơ quan, đơn vị chủ trì | Cơ quan, đơn vị phối hợp |
1. Đánh giá nhu cầu giáo dục người khuyết tật | |||
Thực hiện khảo sát quy mô toàn tỉnh (theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo) để thu thập số liệu và xác định nhu cầu giáo dục của người khuyết tật; xác định năng lực và nhu cầu về chuyên môn nghiệp vụ giáo dục người khuyết tật của cán bộ quản lý giáo dục các cấp và giáo viên, nhân viên; các điều kiện bảo đảm môi trường học tập an toàn và thân thiện cho người khuyết tật | 2018-2020 | Sở Giáo dục và Đào tạo | Các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
2. Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục người khuyết tật | |||
Tổng kết, đánh giá 10 năm thi hành những nội dung về giáo dục trong Luật Người khuyết tật và đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung Luật Người khuyết tật để phù hợp với thực tiễn và Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật. | 2019-2020 | Sở Giáo dục và Đào tạo | Các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục người khuyết tật. | 2018-2020 | Sở Giáo dục và Đào tạo | Các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
Đánh giá tình hình thực hiện nội dung về giáo dục trong các chương trình, đề án liên quan đến giáo dục người khuyết tật. | 2018-2020 | Sở Giáo dục và Đào tạo | Các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
Kiểm tra, đánh giá và hướng dẫn địa phương thực hiện các văn bản về giáo dục người khuyết tật. | 2018-2020 | Sở Giáo dục và Đào tạo | Các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
Hướng dẫn các đơn vị thực hiện mua sắm theo danh mục thiết bị tối thiểu, đồ dùng, đồ chơi đặc thù; các quy định về chuẩn, tiêu chuẩn trang thiết bị phục vụ giáo dục người khuyết tật. | 2018-2020 | Sở Giáo dục và Đào tạo | Sở Tài chính; các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
3. Tăng cường các điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục người khuyết tật | |||
Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên các cấp (lực lượng nòng cốt là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của Trung tâm Giáo dục trẻ em khuyết tật tỉnh Bắc Kạn) có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục, hỗ trợ người khuyết tật đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng về phát hiện, can thiệp, chăm sóc và giáo dục người khuyết tật. | 2018-2020 | Sở Giáo dục và Đào tạo | Các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
Thực hiện đúng, đảm bảo hiệu quả, chất lượng chương trình, tài liệu hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo quy định của các cấp có thẩm quyền. | 2018-2020 | Sở Giáo dục và Đào tạo | Các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
Mua sắm đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học đặc thù cho giáo dục người khuyết tật đảm bảo phù hợp với điều kiện của địa phương, cơ sở giáo dục | 2018-2020 | Sở Giáo dục và Đào tạo | Sở Tài chính; các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
Tổ chức hoạt động hiệu quả của Phòng Hỗ trợ giáo dục hòa nhập tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông. | 2018-2020 | Sở Giáo dục và Đào tạo | Sở Nội vụ; các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
4. Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ giáo dục người khuyết tật | |||
Thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động của Trung tâm Giáo dục trẻ em khuyết tật tỉnh Bắc Kạn thành mô hình hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập | 2018-2019 | Sở Giáo dục và Đào tạo | Sở Nội vụ; Sở Tài chính; các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
Hướng dẫn, hỗ trợ việc thành lập và tổ chức hoạt động của Phòng Hỗ trợ giáo dục hòa nhập (ở những nơi có điều kiện) trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông. | 2018-2019 | Sở Giáo dục và Đào tạo | Sở Nội vụ; Sở Tài chính; các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
Tư vấn, hỗ trợ về phát hiện sớm, can thiệp sớm giáo dục; hỗ trợ giáo dục trẻ em khuyết tật tại các địa phương. |
| - Sở Giáo dục và Đào tạo - Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
5. Tích cực huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân để nâng cao chất lượng giáo dục người khuyết tật. | |||
Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước (nếu có) để nâng cao chất lượng giáo dục người khuyết tật. | 2018-2020 | Sở Lao động, Thương binh và Xã hội | Sở Giáo dục và Đào tạo; các Sở, Ban, Ngành, tổ chức chính trị - xã hội; các cơ quan truyền thông; các huyện, thành phố; các tổ chức, cá nhân hảo tâm |
6. Đưa nội dung giáo dục trẻ khuyết tật vào nội dung hoạt động, chỉ đạo, theo dõi của Ban Chỉ đạo, điều hành chung về công tác Giáo dục - Đào tạo | 2018 | Sở Giáo dục và Đào tạo | Các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
7. Công tác truyền thông | |||
Nâng cao nhận thức và trách nhiệm đảm bảo Quyền tiếp cận giáo dục của người khuyết tật. | 2018-2020 | Sở Thông tin và Truyền thông | Các cơ quan truyền thông; Sở Giáo dục và Đào tạo; các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật về người khuyết tật. | 2018-2020 | Sở Thông tin và Truyền thông | Các cơ quan truyền thông; Sở Giáo dục và Đào tạo; các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
Tổ chức và tham gia hội thảo, diễn đàn, sự kiện trong nước và quốc tế về người khuyết tật. | 2018-2020 | Sở Giáo dục và Đào tạo | Các cơ quan truyền thông; các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
- 1Quyết định 611/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2018
- 2Kế hoạch 235/KH-UBND thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2018 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 3Kế hoạch 559/KH-UBND về triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2018 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 1Luật người khuyết tật 2010
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Quyết định 338/QĐ-BGDĐT năm 2018 về Kế hoạch giáo dục người khuyết tật giai đoạn 2018-2020 của ngành Giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Quyết định 611/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2018
- 5Kế hoạch 235/KH-UBND thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2018 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 6Kế hoạch 559/KH-UBND về triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2018 do tỉnh Kon Tum ban hành
Quyết định 505/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch giáo dục người khuyết tật giai đoạn 2018-2020 tỉnh Bắc Kạn
- Số hiệu: 505/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/04/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
- Người ký: Phạm Duy Hưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra