Hệ thống pháp luật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 338/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGƯỜI KHUYẾT TẬT GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 CỦA NGÀNH GIÁO DỤC

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Luật người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020;

Căn cứ Quyết định số 1100/QĐ-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch giáo dục người khuyết tật giai đoạn 2018-2020 của ngành Giáo dục.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- PTTg. Vũ Đức Đam (để báo cáo);
- UBVHGDTTNNĐ của QH (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
- Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật (để báo cáo);
- Các Bộ: LĐTBXH, KHĐT, TC (để phối hợp);
- UBND các tỉnh/TP (để phối hợp thực hiện);
- UNESCO, UNICEF, các đối tác giáo dục (để phối hợp);
- Các sở GDĐT (để thực hiện);
- Lưu: VT, Vụ GDTH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Nghĩa

 

KẾ HOẠCH

GIÁO DỤC NGƯỜI KHUYẾT TẬT GIAI ĐOẠN 2018-2020 CỦA NGÀNH GIÁO DỤC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 338/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Thực hiện Luật người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010; Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020; Quyết định số 1100/QĐ-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch giáo dục người khuyết tật giai đoạn 2018-2020 của ngành Giáo dục như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung đến năm 2020

Tăng cường khả năng tiếp cận và nâng cao chất lượng giáo dục người khuyết tật, đảm bảo người khuyết tật được tiếp cận giáo dục chất lượng, bình đẳng và thân thiện.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Có ít nhất 70% người khuyết tật trong độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục hòa nhập chất lượng, bình đẳng và thân thiện

- Có ít nhất 50% cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về giáo dục người khuyết tật.

- Có ít nhất 40% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.

- 100% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ sở giáo dục được phổ biến và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục người khuyết tật.

II. NHIỆM VỤ

1. Khảo sát, đánh giá nhu cầu giáo dục người khuyết tật

a) Tổ chức khảo sát quy mô quốc gia nhằm thu thập số liệu và xác định nhu cầu giáo dục của người khuyết tật; xác định năng lực và nhu cầu về chuyên môn nghiệp vụ giáo dục người khuyết tật của cán bộ quản lí giáo dục các cấp và giáo viên; các Điều kiện bảo đảm môi trường học tập an toàn và thân thiện cho người khuyết tật.

b) Nâng cấp, tích hợp các tính năng về thống kê, tổng hợp, tính toán dự báo về nhu cầu tiếp cận, tham gia giáo dục của người khuyết tật vào hệ thống Phần mềm phổ cập giáo dục và xóa mũ chữ và Phần mềm EMIS.

c) Nghiên cứu thống nhất thuật ngữ và phương pháp nhận diện người khuyết tật trong giáo dục theo chuẩn quốc tế.

2. Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và đánh giá các Chương trình, đề án về giáo dục người khuyết tật

a) Tổng kết, đánh giá 10 năm thi hành những nội dung về giáo dục trong Luật người khuyết tật và đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung Luật người khuyết tật cho phù hợp với thực tiễn và Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật.

b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục người khuyết tật.

c) Đánh giá tình hình thực hiện nội dung về giáo dục trong các Chương trình, đề án liên quan đến giáo dục người khuyết tật.

d) Kiểm tra, đánh giá và hướng dẫn địa phương thực hiện các văn bản về giáo dục người khuyết tật.

đ) Ban hành Thông tư quy định chuẩn Quốc gia về ngôn ngữ ký hiệu và chữ nổi Braille cho người khuyết tật.

e) Ban hành danh Mục thiết bị tối thiểu, đồ dùng, đồ chơi đặc thù; các quy định về chuẩn, tiêu chuẩn trang thiết bị phục vụ giáo dục người khuyết tật.

g) Nghiên cứu đề xuất nội dung về giáo dục người khuyết tật với các Chương trình, đề án liên quan đến người khuyết tật giai đoạn 2021-2030.

3. Tăng cường các Điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục người khuyết tật

a) Phát triển Chương trình, tài liệu hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận Chương trình giáo dục phổ thông mới.

b) Phát triển Chương trình, tài liệu và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng về phát hiện, can thiệp, chăm sóc và giáo dục người khuyết tật.

c) Biên soạn và triển khai nội dung giáo dục hòa nhập trong các Chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tại các trường đại học và cao đẳng có đào tạo giáo viên.

d) Biên soạn hệ thống ngôn ngữ ký hiệu phổ thông và chữ nổi Braille thống nhất sử dụng trong các cơ sở giáo dục.

e) Tổ chức hoạt động hiệu quả phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.

4. Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ giáo dục người khuyết tật

a) Hướng dẫn, hỗ trợ việc thành lập và tổ chức hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.

b) Hướng dẫn, hỗ trợ việc thành lập và tổ chức hoạt động của Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông.

c) Tư vấn, hỗ trợ về phát hiện sớm, can thiệp sớm giáo dục; hỗ trợ giáo dục trẻ em khuyết tật tại các địa phương.

5. Tăng cường hợp tác với các tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài hỗ trợ giáo dục người khuyết tật

Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để nâng cao chất lượng giáo dục người khuyết tật.

6. Kiện toàn, nâng cao năng lực tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật tại địa phương

a) Hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kiện toàn nhân sự Ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật; bảo đảm các Điều kiện hoạt động hiệu quả của Ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật tại địa phương.

b) Chỉ đạo việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm của Ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật tại địa phương.

7. Công tác truyền thông

a) Nâng cao nhận thức và trách nhiệm đảm bảo Quyền tiếp cận giáo dục của người khuyết tật.

b) Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật về người khuyết tật.

c) Tổ chức và tham gia hội thảo, diễn đàn, sự kiện trong nước và quốc tế về người khuyết tật.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, lãnh đạo các cơ sở giáo dục đối với công tác giáo dục người khuyết tật. Bố trí nhân lực và các Điều kiện về cơ sở vật chất cho việc thực hiện các hoạt động giáo dục người khuyết tật.

2. Huy động sự tham gia của gia đình người khuyết tật, tổ chức, cá nhân vào các hoạt động giáo dục và hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

3. Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực, kinh nghiệm trong giáo dục người khuyết tật.

4. Tăng cường hướng dẫn, giám sát, hỗ trợ và đánh giá kết quả thực hiện giáo dục người khuyết tật.

IV. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

(Theo phụ lục đính kèm).

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch, bao gồm:

a) Ngân sách nhà nước được bố trí từ dự toán chi thường xuyên hàng năm của ngành Giáo dục và các địa phương; các Chương trình Mục tiêu, đề án trợ giúp người khuyết tật và đề án liên quan khác để thực hiện các hoạt động của kế hoạch theo phân cấp của pháp luật về ngân sách nhà nước.

b) Hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

2. Các sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục, đào tạo có người khuyết tật học tập lập dự toán ngân sách hàng năm để thực hiện Kế hoạch và quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ vào Kế hoạch này, Ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn Bộ Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương theo chức năng nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.

2. Ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện kế hoạch hàng năm.

3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có phát sinh, vướng mắc cần báo cáo cấp có thẩm quyền để giải quyết kịp thời./.

 

PHỤ LỤC

LỘ TRÌNH THỰC HIỆN VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGƯỜI KHUYẾT TẬT GIAI ĐOẠN 2018-2020 CỦA NGÀNH GIÁO DỤC
(Kèm theo Quyết định số: 338/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

STT

Nhiệm vụ

Kết quả

Thời hạn thực hiện

Cơ quan, đơn vị chủ trì

Cơ quan, đơn vị phối hợp

1

Đánh giá nhu cầu giáo dục người khuyết tật

 

a) Tổ chức khảo sát quy mô quốc gia nhằm thu thập số liệu và xác định nhu cầu giáo dục của người khuyết tật; xác định năng lực và nhu cầu về chuyên môn nghiệp vụ giáo dục người khuyết tật của cán bộ quản lí giáo dục các cấp và giáo viên, nhân viên; các Điều kiện bảo đảm môi trường học tập an toàn và thân thiện cho người khuyết tật

Báo cáo kết quả khảo sát quốc gia về:

- Số liệu và nhu cầu giáo dục của người khuyết tật

- Năng lực và nhu cầu chuyên môn nghiệp vụ giáo dục người khuyết tật của cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên

- Điều kiện bảo đảm môi trường học tập an toàn và thân thiện cho người khuyết tật

2018-2020

Viện Khoa học giáo dục Việt Nam

- Các vụ, cục chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Các trường đại học, cao đẳng có đào tạo giáo viên

- Các sở giáo dục và đào tạo

 

b) Nâng cấp, tích hợp các tính năng về thống kê, tổng hợp, tính toán dự báo về nhu cầu tiếp cận, tham gia giáo dục của người khuyết tật vào hệ thống Phần mềm phổ cập giáo dục và xóa mù chữ và Phần mềm EMIS

- Phần mềm hệ thống quản lý dữ liệu quốc gia về giáo dục được nâng cấp

Từ năm 2018

- Văn Phòng Bộ

- Cục công nghệ thông tin

- Các vụ, cục chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Các sở giáo dục và đào tạo

- Cập nhật hệ thống dữ liệu hằng năm

Hàng năm

 

c) Nghiên cứu thống nhất thuật ngữ và phương pháp nhận diện người khuyết tật trong giáo dục theo chuẩn quốc tế

- Cẩm nang thuật ngữ về người khuyết tật và giáo dục người khuyết tật

- Tiêu chí nhận diện người khuyết tật trong giáo dục theo chuẩn quốc tế

2018 - 2019

Viện Khoa học giáo dục Việt Nam

Các cơ sở giáo dục

2

Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục người khuyết tật

 

a) Tổng kết, đánh giá 10 năm thi hành những nội dung về giáo dục trong Luật người khuyết tật và đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung Luật người khuyết tật để phù hợp với thực tiễn và Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật.

- Báo cáo đánh giá và đề xuất

2019 - 2020

- Vụ Giáo dục Tiểu học;

- Các vụ, cục chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Các sở giáo dục và đào tạo

- Viện Khoa học giáo dục Việt Nam

 

b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục người khuyết tật.

- Báo cáo rà soát và đề xuất

2018 - 2020

- Vụ Giáo dục Tiểu học;

- Các vụ, cục chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Các sở giáo dục và đào tạo

- Viện Khoa học giáo dục Việt Nam

 

c) Đánh giá thực hiện nội dung về giáo dục trong các Chương trình, đề án liên quan đến người khuyết tật; nghiên cứu đề xuất nội dung về giáo dục người khuyết tật với các Chương trình liên quan đến người khuyết tật giai đoạn 2021-2030.

- Báo cáo đánh giá và đề xuất

2018 - 2020

- Vụ Giáo dục Tiểu học

- Các vụ, cục chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Các sở giáo dục và đào tạo

- Viện Khoa học giáo dục Việt Nam

 

d) Giám sát và hỗ trợ địa phương về việc thực hiện các văn bản về giáo dục người khuyết tật.

- Báo cáo giám sát và đề xuất

2018 - 2020

- Vụ Giáo dục Tiểu học;

- Các vụ, cục chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Các sở giáo dục và đào tạo

- Viện Khoa học giáo dục Việt Nam

 

đ) Ban hành Thông tư quy định chuẩn quốc gia về ngôn ngữ ký hiệu và chữ nổi Braille cho người khuyết tật.

Biên soạn và ban hành

 

 

 

- Báo cáo luận cứ khoa học cho việc xây dựng và thống nhất hệ thống ngôn ngữ ký hiệu và ký hiệu braille cho người khuyết tật

2018

- Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

- Các vụ, cục chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Hệ thống ngôn ngữ ký hiệu cho người điếc và ký hiệu braille cho người mù

 

 

- Các trường đại học và cao đẳng có đào tạo giáo viên

- Ban hành Thông tư quy định chuẩn quốc gia về ngôn ngữ ký hiệu và chữ nổi Braille cho người khuyết tật

 

- Vụ Giáo dục Tiểu học

 

 

e) Ban hành danh Mục thiết bị tối thiểu, đồ dùng, đồ chơi đặc thù; các quy định về chuẩn, tiêu chuẩn trang thiết bị phục vụ giáo dục người khuyết tật.

- Báo cáo luận cứ khoa học cho việc xây dựng danh Mục

- Ban hành danh Mục đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học đặc thù cho giáo dục người khuyết tật

2019 - 2020

- Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

- Cục Cơ sở vật chất

- Các vụ, cục chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Các sở giáo dục và đào tạo

3

Tăng cường các Điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục người khuyết tật

 

 

a) Phát triển Chương trình, tài liệu hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận Chương trình giáo dục mới

Biên soạn và ban hành:

- Chương trình hỗ trợ giáo dục hòa nhập người khuyết tật

- Tài liệu hướng dẫn giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật

2018 - 2020

Vụ Giáo dục Mầm non, Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Các trường đại học và cao đẳng có đào tạo giáo viên

 

b) Biên soạn Chương trình, tài liệu đào tạo về giáo dục người khuyết tật.

- Biên soạn nội dung và tài liệu tham khảo đào tạo cử nhân về hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trình độ đại học

- Ban hành và triển khai Chương trình, tài liệu học Phần giáo dục hòa nhập trong các Chương trình đào tạo giáo viên

2018 - 2020

Các trường đại học và cao đẳng có đào tạo giáo viên

- Vụ Giáo dục Đại học

- Các sở giáo dục và đào tạo

- Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

 

c) Phát triển Chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phát hiện, can thiệp, chăm sóc và giáo dục người khuyết tật.

Biên soạn:

- Chương trình và tài liệu bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật

- Chương trình và tài liệu bồi dưỡng can thiệp sớm người khuyết tật

- Công cụ đánh giá xây dựng Chương trình giáo dục cá nhân người khuyết tật và tài liệu hướng dẫn.

- Chương trình và tài liệu bồi dưỡng về nghiệp vụ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

Tổ chức bồi dưỡng:

- 50% cán bộ quản lý, giáo viên tham gia giáo dục người khuyết tật

2018 - 2020

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Vụ Giáo dục Mầm non, Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học, Các trường đại học và cao đẳng có đào tạo giáo viên

- Các vụ, cục chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Các sở giáo dục và đào tạo

- Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

4

Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ giáo dục hòa nhập người khuyết tật

 

a) Thành lập Trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập.

40% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập

2018 - 2020

Các sở giáo dục và đào tạo

- Các vụ, cục chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

- Các trường đại học và cao đẳng có đào tạo giáo viên

 

b) Hình thành và tổ chức hoạt động hiệu quả phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập tại các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông.

Hình thành và vận hành phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập ở các trường mầm non và phổ thông có Điều kiện.

2018 - 2020

Các sở giáo dục và đào tạo

- Các vụ: Giáo dục Mầm non, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Trung học

- Các sở giáo dục và đào tạo

- Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

- Các trường đại học và cao đẳng có đào tạo giáo viên

 

c) Hỗ trợ việc thành lập và tổ chức hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập trong trường mầm non và phổ thông.

- 03 hội thảo quốc gia chia sẻ kinh nghiệm

- 40% địa phương được giám sát thực hiện

2018 - 2020

Ban chỉ đạo Giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

- Các vụ, cục chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, các

- Các trường đại học và cao đẳng có đào tạo giáo viên

 

d) Tư vấn, hỗ trợ về phát hiện sớm, can thiệp sớm giáo dục; hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật tại các địa phương.

70% các cơ sở giáo dục được hỗ trợ chuyên môn về phát hiện sớm và can thiệp sớm về giáo dục

2020

Các sở giáo dục và đào tạo

Các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập

- Các vụ, cục chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

- Các trường đại học và cao đẳng có đào tạo giáo viên

5

Hợp tác với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ gáo dục người tật

 

 

 

 

 

a) Tham vấn nguồn lực quốc tế về giáo dục người khuyết tật

Hội nghị tham vấn các tổ chức quốc tế về giáo dục người khuyết tật

2018

Ban chỉ đạo Giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

- Các vụ, cục chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Các sở giáo dục và đào tạo

 

b) Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong giáo dục người khuyết tật

Văn bản hợp tác giữa ngành Giáo dục và tổ chức đoàn thể

2019

Ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

- Các vụ, cục chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Các sở giáo dục và đào tạo

- Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

- Các trường đại học và cao đẳng có đào tạo giáo viên

6

Công tác truyền thông

 

 

 

 

 

a) Truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật về người khuyết tật.

- Các tài liệu truyền thông

- Sự kiện truyền thông

2018 - 2020

Ban chỉ đạo Giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

- Các vụ, cục chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Các sở giáo dục và đào tạo

 

b) Kết nối, tăng cường đối thoại với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và các đối tác phát triển.

Hội thảo, diễn đàn trong nước và quốc tế

2018 - 2020

Ban chỉ đạo Giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

- Các vụ, cục chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Các sở giáo dục và đào tạo

 

c) Tuyên dương tấm gương tiêu biểu trong công tác giáo dục người khuyết tật.

Lễ tuyên dương Quốc gia lần thứ 4

2019

Ban chỉ đạo Giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

- Các vụ, cục chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Các sở giáo dục và đào tạo

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 338/QĐ-BGDĐT năm 2018 về Kế hoạch giáo dục người khuyết tật giai đoạn 2018-2020 của ngành Giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

  • Số hiệu: 338/QĐ-BGDĐT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/01/2018
  • Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Người ký: Nguyễn Thị Nghĩa
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 30/01/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản