Chương 2 Quyết định 49-QĐ/TW năm 1999 về Quy định phân cấp quản lý cán bộ do Bộ Chính trị ban hành
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN QUẢN LÝ CÁN BỘ
1- Quyết định các chủ trương, chính sách về cán bộ và công tác cán bộ theo Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng và Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng.
2- Trình Ban chấp hành Trung ương những vấn đề về cán bộ và công tác cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của Ban chấp hành Trung ương Đảng.
3- Quyết định phân công công tác các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng.
4- Chuẩn y kết quả bầu cử Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ. Chỉ định Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng uỷ quân sự Trung ương, Đảng uỷ công an Trung ương, Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Toà án nhân dân tối cao; khi cần thiết chỉ định Bí thư Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố và đảng uỷ trực thuộc Trung ương.
5- Quyết định việc bố trí, giới thiệu ứng cử, chỉ định; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; bổ nhiệm, miễn nhiệm; khen thưởng, kỷ luật; nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối với cán bộ có chức danh nêu tại Điều 9 chương IV của Quy định này.
6- Quyết định phân công, phân cấp quản lý cán bộ đối với các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương.
7- Quyết định kiểm tra công tác cán bộ ở các ngành, các cấp, các thành viên trong hệ thống chính trị.
Điều 5. Bộ Chính trị uỷ quyền Thường vụ Bộ Chính trị.
1- Trình Bộ Chính trị những vấn đề về cán bộ và công tác cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Chính trị.
2- Quyết định việc bố trí, giới thiệu ứng cử; bổ nhiệm, miễn nhiệm; khen thưởng, kỷ luật từ cảnh cáo trở lên; nghỉ hưu đối với cán bộ có chức danh nêu tại Điều 10 chương IV của Quy định này.
3- Quyết định kiểm tra công tác cán bộ theo uỷ quyền của Bộ Chính trị.
4- Chỉ định các ban cán sự đảng bộ, cơ quan ngang bộ, các tổng cục và cơ quan trực thuộc Chính phủ; Ban cán sự đảng ngoài nước; Ban cán sự đảng Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội nhà văn Việt Nam, Hội nhà báo Việt Nam, Hội luật gia Việt Nam, các hội văn học nghệ thuật chuyên ngành ở Trung ương, Hội chữ thập đỏ Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội đồng Trung ương liên minh các hợp tác xã Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, một số Tổng công ty.
5- Chuẩn y Ban chấp hành, Phó bí thư, uỷ viên Ban thường vụ đảng bộ tỉnh, thành phố và đảng bộ trực thuộc Trung ương. Chỉ định bổ sung uỷ viên ban chấp hành; khi cần thiết chỉ định Quyền Bí thư Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, thành phố và Đảng uỷ trực thuộc Trung ương.
6- Chỉ định uỷ viên Ban chấp hành đảng bộ quân khu là cán bộ ngoài quân đội.
7- Chuẩn y Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm và các Uỷ viên Uỷ ban kiểm tra tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương.
8- Định kỳ báo cáo Bộ Chính trị những vấn đề về cán bộ và công tác cán bộ theo uỷ quyền của Bộ Chính trị.
Điều 6. Các cấp uỷ trực thuộc Trung ương.
A. Các tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương:
1- Ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1.1- Chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách, quyết định của Trung ương về cán bộ và công tác cán bộ tại địa phương.
1.2- Trình Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị nhân sự giới thiệu ứng cử các chức danh bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ, chủ tịch hội đồng nhân dân, Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố; nhân sự bổ sung uỷ viên ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố.
1.3- Căn cứ quy định của Trung ương, quyết định số lượng uỷ viên Ban thường vụ, uỷ viên Uỷ ban kiểm tra tỉnh uỷ, thành uỷ.
1.4- Bầu Uỷ viên thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ; bầu Uỷ viên Uỷ ban kiểm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra tỉnh uỷ, thành uỷ.
1.5- Giới thiệu người ứng cử Ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố.
1.6- Quyết định kiểm tra công tác cán bộ tại địa phương.
2- Ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ:
2.1- Quyết định phân công công tác các đồng chí uỷ viên thường vụ, uỷ viên ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố.
2.2- Trên cơ sở đề nghị của đồng chí Bí thư và Thường trực tỉnh uỷ, thành uỷ, thảo luận và quyết định:
- Tuyển chọn, bố trí, phân công công tác; giới thiệu ứng cử, chỉ định; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật; nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối với các chức danh Uỷ viên thường vụ, Trưởng ban, Phó trưởng ban của tỉnh uỷ, thành uỷ và tương đương; Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố; Bí thư, Phó bí thư, Uỷ viên thường vụ huyện uỷ, quận uỷ và tương đương; Bí thư, Phó bí thư, Uỷ viên thường vụ đảng uỷ khối trực thuộc; Giám đốc, Phó giám đốc sở và tương đương; Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận và tương đương; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Mặt trận, cấp trưởng và cấp phó trong ban chấp hành các đoàn thể của tỉnh, thành phố.
- Chuẩn bị nhân sự để tỉnh uỷ, thành uỷ xem xét, đề nghị Bộ chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị chỉ định bổ sung tỉnh uỷ viên, thành uỷ viên; giới thiệu bầu bổ sung uỷ viên ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ, uỷ viên uỷ ban kiểm tra của tỉnh uỷ, thành uỷ.
- Đề nghị Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị về bố trí, phân công công tác, nhận xét, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm... các chức danh cán bộ thuộc quyền trực tiếp quyết định của Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị công tác tại địa phương.
2.3- Quyết định việc phân cấp quản lý cán bộ đối với các ban cán sự đảng, đảng đoàn ở các cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh, thành phố; cấp uỷ huyện, quận và tương đương.
2.4- Quyết định kiểm tra công tác cán bộ của các cấp uỷ, tổ chức đảng trong phạm vi phụ trách.
2.5- Chuẩn y ban chấp hành, Bí thư, Phó bí thư, uỷ viên ban thường vụ các đảng bộ trực thuộc; Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm, uỷ viên Uỷ ban kiểm tra đảng uỷ trực thuộc. Chỉ định bổ sung uỷ viên ban chấp hành, uỷ viên ban thường vụ đảng bộ trực thuộc; khi cần thiết chỉ định Bí thư Ban Chấp hành đảng bộ trực thuộc
2.6- Chỉ định đảng đoàn, ban cán sự đảng một số cơ quan nhà nước, mặt trận, đoàn thể ở cấp tỉnh, thành phố.
2.7- Chủ trì phối hợp, trao đổi ý kiến với ban cán sự đảng, đảng đoàn ở các cơ quan Trung ương có liên quan về bố trí, bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật từ cảnh cáo trở lên đối với giám đốc sở và chức vụ tương đương (không phải là ngành dọc); bố trí, giới thiệu nhân sự ứng cử, kỷ luật từ cảnh cáo trở lên đối với cán bộ cấp trưởng mặt trận, đoàn thể tỉnh, thành phố. Ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ phân tích, thảo luận những ý kiến khác nhau và quyết định.
2.8- Chủ động tham gia với đảng đoàn, ban cán sự đảng các cơ quan Trung ương về cán bộ lãnh đạo theo ngành dọc công tác tại địa phương. Tham gia ý kiến với Đảng uỷ quân sự Trung ương, Đảng uỷ công an Trung ương về Chỉ huy trưởng, Phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố; Giám đốc, Phó giám đốc công an tỉnh, thành phố.
B- Đảng uỷ quân sự Trung ương và Đảng uỷ công an Trung ương:
1- Chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị việc lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách, quyết định của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ trong phạm vi phụ trách.
2- Quyết định phân công công tác các đồng chí uỷ viên thường vụ, uỷ viên Đảng uỷ quân sự Trung ương, Đảng uỷ công an Trung ương.
3- Trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, thảo luận và quyết định:
- Bố trí, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối với cán bộ trong quân đội, công an được phân cấp quản lý.
- Đề nghị về tạo nguồn, tuyển chọn, bố trí, phân công công tác; nhận xét, đánh giá; bổ nhiệm, miễn nhiệm... các chức danh cán bộ trong quân đội, công an thuộc quyền trực tiếp quyết định của Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị.
4- Quyết định uỷ quyền cho Thường vụ đảng uỷ và phân cấp quản lý cán bộ đối với các cấp uỷ trực thuộc.
5- Chuẩn y ban chấp hành, ban thường vụ các đảng bộ trực thuộc; Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm và các uỷ viên Uỷ ban kiểm tra các đảng uỷ trực thuộc. Chỉ định bổ sung uỷ viên ban chấp hành, uỷ viên ban thường vụ các đảng bộ trực thuộc; khi cần thiết chỉ định Bí thư Ban Chấp hành đảng bộ trực thuộc.
6- Chủ trì phối hợp, trao đổi ý kiến với ban thường vụ các tỉnh uỷ, thành uỷ về cấp trưởng, cấp phó Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố; Giám đốc, Phó giám đốc công an tỉnh, thành phố. Đảng uỷ quân sự Trung ương, Đảng uỷ công an Trung ương phân tích, thảo luận những ý kiến khác nhau và quyết định.
7- Quyết định kiểm tra công tác cán bộ của các cấp uỷ trực thuộc.
C- Đảng uỷ khối các cơ quan Trung ương.
Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các ban đảng có liên quan thẩm định về bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ công tác trong khối thuộc quyền trực tiếp quyết định của Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị.
Điều 7. Các ban cán sự đảng, đảng đoàn trực thuộc Trung ương.
1- Ban cán sự đảng Chính phủ:
1.1- Chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị việc lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách, quyết định của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ trong phạm vi phụ trách.
1.2- Được Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị uỷ quyền quyết định việc tổ chức quản lý, sử dụng cán bộ; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nhận xét, đánh giá cán bộ; khen thưởng; kỷ luật dưới mức cảnh cáo cán bộ trong phạm vi phụ trách có chức danh nêu tại Điều 10 chương IV của Quy định này.
1.3- Trên cơ sở đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, thảo luận và quyết định :
- Tuyển chọn, bố trí, phân công công tác; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; bổ nhiệm, miễn nhiệm; khen thưởng, kỷ luật; nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối với cán bộ được phân cấp quản lý. Trên cơ sở đó Thủ tướng Chính phủ ra quyết định về mặt Nhà nước.
- Đề nghị Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị về tạo nguồn, bố trí, phân công công tác; bổ nhiệm, miễn nhiệm, giới thiệu ứng cử... các chức danh cán bộ trong bộ máy Chính phủ (bao gồm cả Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) thuộc quyền trực tiếp quyết định của Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị; nhân sự Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2- Đảng đoàn Quốc hội:
2.1- Chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị việc lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách, quyết định của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ trong phạm vi phụ trách.
2.2- Trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Quốc hội, tập thể Đảng đoàn thảo luận và quyết định:
- Tuyển chọn, bố trí, phân công công tác; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; bổ nhiệm, miễn nhiệm; khen thưởng, kỷ luật; nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối với cán bộ được phân cấp quản lý. Trên cơ sở đó, Chủ tịch Quốc hội ra quyết định về mặt Nhà nước.
- Đề nghị Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị về tạo nguồn; nhận xét, đánh giá; bố trí, phân công công tác; bổ nhiệm, miễn nhiệm, giới thiệu ứng cử... các chức danh cán bộ trong bộ máy của Quốc hội thuộc quyền trực tiếp quyết định của Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị.
3- Ban cán sự đảng cơ quan nhà nước ở Trung ương:
3.1- Lãnh đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện các quyết định của cấp trên về cán bộ và công tác cán bộ trong phạm vi phụ trách.
3.2- Trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, thảo luận và quyết định:
- Tuyển chọn, bố trí, phân công công tác; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; bổ nhiệm, miễn nhiệm; khen thưởng, kỷ luật; nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối với cán bộ được phân cấp quản lý. Trên cơ sở đó, Thủ trưởng cơ quan ra quyết định về mặt Nhà nước.
- Kiến nghị về tạo nguồn, tuyển chọn, bố trí, phân công công tác; nhận xét, đánh giá; bổ nhiệm, miễn nhiệm, giới thiệu ứng cử... các chức danh cán bộ của bộ, ngành... thuộc quyền trực tiếp quyết định của cấp trên.
3.3- Chủ trì phối hợp, trao đổi ý kiến với Ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ về bố trí, bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật từ cảnh cáo trở lên đối với cán bộ lãnh đạo cấp trưởng của ngành dọc công tác trên địa bàn tỉnh, thành phố. Ban cán sự đảng bộ, ngành phân tích, thảo luận những ý kiến khác nhau và quyết định.
3.4- Tham gia ý kiến với Ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ về bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật từ cảnh cáo trở lên đối với các Giám đốc sở và chức vụ tương đương thuộc ngành, lĩnh vực có liên quan thuộc quyền quản lý của tỉnh uỷ, thành uỷ.
4- Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Đoàn thể ở Trung ương; Ban bí thư Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh:
4.1- Lãnh đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện các quyết định của cấp trên về cán bộ và công tác cán bộ trong phạm vi phụ trách.
4.2- Trên cơ sở ý kiến đề xuất của Bí thư đảng đoàn, Bí thư thứ nhất, thảo luận và quyết định:
- Tuyển chọn, bố trí, phân công công tác; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; bổ nhiệm, miễn nhiệm; khen thưởng, kỷ luật; nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối với cán bộ được phân cấp quản lý.
- Đề nghị về tạo nguồn, bố trí, phân công công tác, nhận xét, đánh giá; bổ nhiệm, miễn nhiệm, giới thiệu ứng cử... các chức danh cán bộ của tổ chức mình thuộc quyền trực tiếp quyết định của Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị.
4.3- Tham gia ý kiến với ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ, các đảng đoàn, ban cán sự đảng có liên quan trong việc bố trí, giới thiệu ứng cử, kỷ luật từ cảnh cáo trở lên đối với cán bộ cấp trưởng của mặt trận, đoàn thể ở các tỉnh, thành phố và các bộ, ngành.
Quyết định 49-QĐ/TW năm 1999 về Quy định phân cấp quản lý cán bộ do Bộ Chính trị ban hành
- Số hiệu: 49-QĐ/TW
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/05/1999
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Khả Phiêu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/05/1999
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Nội dung quản lý cán bộ.
- Điều 2. Nguyên tắc quản lý cán bộ.
- Điều 3. Về quản lý và quyết định đối với cán bộ.
- Điều 4. Bộ Chính trị.
- Điều 5. Bộ Chính trị uỷ quyền Thường vụ Bộ Chính trị.
- Điều 6. Các cấp uỷ trực thuộc Trung ương.
- Điều 7. Các ban cán sự đảng, đảng đoàn trực thuộc Trung ương.
- Điều 9. Chức danh cán bộ do Bộ Chính trị trực tiếp quyết định.
- Điều 10. Chức danh cán bộ do Bộ Chính trị uỷ quyền Thường vụ Bộ Chính trị trực tiếp quyết định.
- Điều 11. Chức danh cán bộ sau đây trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm phải có ý kiến của Ban Tổ chức Trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các ban hữu quan của Trung ương Đảng :