Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ CHÍNH TRỊ | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số: 49-QĐ/TW | Hà Nội, ngày 03 tháng 5 năm 1999 |
"VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁN BỘ"
Căn cứ Điều lệ Đảng, Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị (khoá VIII),
- Xét đề nghị của Ban Tổ chức Trung ương Đảng,
BỘ CHÍNH TRỊ QUYẾT ĐỊNH
1- Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
Các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban Đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, thực hiện quyết định này và Quyết định về phân cấp quản lý cán bộ thuộc phạm vi phụ trách.
4- Trong quá trình thực hiện Quyết định này, nếu có vấn đề gì cần bổ sung thì báo cáo Bộ Chính trị.
| T/M BỘ CHÍNH TRỊ |
VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁN BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 49-QĐ/TW ngày 03-5-1999 của Bộ Chính trị)
Điều 1. Nội dung quản lý cán bộ.
Trong quy định này, quản lý cán bộ bao gồm các nội dung chính sau:
1- Tuyển chọn, bố trí, phân công công tác đối với cán bộ,
2- Tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng và phân công, phân cấp quản lý cán bộ,
3- Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
4- Nhận xét, đánh giá cán bộ,
5- Bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ,
6- Khen thưởng, kỷ luật cán bộ,
7- Thực hiện chế độ, chính sách cán bộ,
8- Kiểm tra công tác cán bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo về cán bộ.
Điều 2.Nguyên tắc quản lý cán bộ.
1- Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị.
1.1- Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, tiêu chuẩn, quy chế, quy định về công tác cán bộ và thông qua các cấp uỷ, tổ chức đảng, đảng viên trong các cơ quan nhà nước, mặt trận, đoàn thể, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nhà nước để lãnh đạo các cấp, các ngành tổ chức thực hiện các quyết định của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ.
1.2- Đảng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của hệ thống chính trị trên mọi lĩnh vực. Đảng trực tiếp quản lý đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ngành, các cấp; đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị.
1.3- Đảng phân công, phân cấp quản lý cán bộ cho các cấp uỷ và tổ chức đảng, đồng thời thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác cán bộ của các ngành, các cấp.
2- Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định đi đôi với thực hiện đầy đủ trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý cán bộ:
2.1- Những vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách, đánh giá, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ phải do tập thể cấp uỷ và tổ chức đảng có thẩm quyền thảo luận dân chủ và quyết định theo đa số. Trường hợp ý kiến người đứng đầu và của tập thể cấp uỷ, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị khác nhau thì phải báo cáo lên cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2.2- Người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm đề xuất và tổ chức thực hiện các quyết định của tập thể về cán bộ và công tác cán bộ trong lĩnh vực được phân công phụ trách.
2.3- Cá nhân đề xuất, cơ quan thẩm định, tập thể quyết định về cán bộ phải chịu trách nhiệm về đề xuất, thẩm định, quyết định của mình.
2.4- Cán bộ, đảng viên phải chấp hành nghiêm túc các nghị quyết, quyết định của cấp uỷ, tổ chức đảng; cấp uỷ cấp dưới phải chấp hành quyết định của cấp uỷ cấp trên về cán bộ và công tác cán bộ.
Điều 3. Về quản lý và quyết định đối với cán bộ.
1- Mỗi cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trực tiếp quản lý cán bộ (kể cả các đồng chí uỷ viên Bộ Chính trị) đang công tác, sinh hoạt trong tổ chức mình (theo 8 nội dung quy định tại Điều 1, trong phạm vi được phân cấp) và chịu trách nhiệm trước cấp uỷ, thủ trưởng cấp trên về cán bộ thuộc quyền quản lý của mình.
2- Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị quản lý, trực tiếp quyết định một số khâu trong nội dung quản lý cán bộ đối với các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các lực lượng vũ trang; đồng thời phân công, phân cấp cho các cấp uỷ, tổ chức đảng quản lý, trực tiếp quyết định một số khâu khác và những chức danh cán bộ khác.
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN QUẢN LÝ CÁN BỘ
1- Quyết định các chủ trương, chính sách về cán bộ và công tác cán bộ theo Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng và Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng.
2- Trình Ban chấp hành Trung ương những vấn đề về cán bộ và công tác cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của Ban chấp hành Trung ương Đảng.
3- Quyết định phân công công tác các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng.
4- Chuẩn y kết quả bầu cử Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ. Chỉ định Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng uỷ quân sự Trung ương, Đảng uỷ công an Trung ương, Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Toà án nhân dân tối cao; khi cần thiết chỉ định Bí thư Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố và đảng uỷ trực thuộc Trung ương.
5- Quyết định việc bố trí, giới thiệu ứng cử, chỉ định; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; bổ nhiệm, miễn nhiệm; khen thưởng, kỷ luật; nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối với cán bộ có chức danh nêu tại Điều 9 chương IV của Quy định này.
6- Quyết định phân công, phân cấp quản lý cán bộ đối với các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương.
7- Quyết định kiểm tra công tác cán bộ ở các ngành, các cấp, các thành viên trong hệ thống chính trị.
Điều 5. Bộ Chính trị uỷ quyền Thường vụ Bộ Chính trị.
1- Trình Bộ Chính trị những vấn đề về cán bộ và công tác cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Chính trị.
2- Quyết định việc bố trí, giới thiệu ứng cử; bổ nhiệm, miễn nhiệm; khen thưởng, kỷ luật từ cảnh cáo trở lên; nghỉ hưu đối với cán bộ có chức danh nêu tại Điều 10 chương IV của Quy định này.
3- Quyết định kiểm tra công tác cán bộ theo uỷ quyền của Bộ Chính trị.
4- Chỉ định các ban cán sự đảng bộ, cơ quan ngang bộ, các tổng cục và cơ quan trực thuộc Chính phủ; Ban cán sự đảng ngoài nước; Ban cán sự đảng Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội nhà văn Việt Nam, Hội nhà báo Việt Nam, Hội luật gia Việt Nam, các hội văn học nghệ thuật chuyên ngành ở Trung ương, Hội chữ thập đỏ Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội đồng Trung ương liên minh các hợp tác xã Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, một số Tổng công ty.
5- Chuẩn y Ban chấp hành, Phó bí thư, uỷ viên Ban thường vụ đảng bộ tỉnh, thành phố và đảng bộ trực thuộc Trung ương. Chỉ định bổ sung uỷ viên ban chấp hành; khi cần thiết chỉ định Quyền Bí thư Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, thành phố và Đảng uỷ trực thuộc Trung ương.
6- Chỉ định uỷ viên Ban chấp hành đảng bộ quân khu là cán bộ ngoài quân đội.
7- Chuẩn y Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm và các Uỷ viên Uỷ ban kiểm tra tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương.
8- Định kỳ báo cáo Bộ Chính trị những vấn đề về cán bộ và công tác cán bộ theo uỷ quyền của Bộ Chính trị.
Điều 6. Các cấp uỷ trực thuộc Trung ương.
A. Các tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương:
1- Ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1.1- Chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách, quyết định của Trung ương về cán bộ và công tác cán bộ tại địa phương.
1.2- Trình Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị nhân sự giới thiệu ứng cử các chức danh bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ, chủ tịch hội đồng nhân dân, Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố; nhân sự bổ sung uỷ viên ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố.
1.3- Căn cứ quy định của Trung ương, quyết định số lượng uỷ viên Ban thường vụ, uỷ viên Uỷ ban kiểm tra tỉnh uỷ, thành uỷ.
1.4- Bầu Uỷ viên thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ; bầu Uỷ viên Uỷ ban kiểm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra tỉnh uỷ, thành uỷ.
1.5- Giới thiệu người ứng cử Ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố.
1.6- Quyết định kiểm tra công tác cán bộ tại địa phương.
2- Ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ:
2.1- Quyết định phân công công tác các đồng chí uỷ viên thường vụ, uỷ viên ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố.
2.2- Trên cơ sở đề nghị của đồng chí Bí thư và Thường trực tỉnh uỷ, thành uỷ, thảo luận và quyết định:
- Tuyển chọn, bố trí, phân công công tác; giới thiệu ứng cử, chỉ định; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật; nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối với các chức danh Uỷ viên thường vụ, Trưởng ban, Phó trưởng ban của tỉnh uỷ, thành uỷ và tương đương; Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố; Bí thư, Phó bí thư, Uỷ viên thường vụ huyện uỷ, quận uỷ và tương đương; Bí thư, Phó bí thư, Uỷ viên thường vụ đảng uỷ khối trực thuộc; Giám đốc, Phó giám đốc sở và tương đương; Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận và tương đương; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Mặt trận, cấp trưởng và cấp phó trong ban chấp hành các đoàn thể của tỉnh, thành phố.
- Chuẩn bị nhân sự để tỉnh uỷ, thành uỷ xem xét, đề nghị Bộ chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị chỉ định bổ sung tỉnh uỷ viên, thành uỷ viên; giới thiệu bầu bổ sung uỷ viên ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ, uỷ viên uỷ ban kiểm tra của tỉnh uỷ, thành uỷ.
- Đề nghị Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị về bố trí, phân công công tác, nhận xét, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm... các chức danh cán bộ thuộc quyền trực tiếp quyết định của Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị công tác tại địa phương.
2.3- Quyết định việc phân cấp quản lý cán bộ đối với các ban cán sự đảng, đảng đoàn ở các cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh, thành phố; cấp uỷ huyện, quận và tương đương.
2.4- Quyết định kiểm tra công tác cán bộ của các cấp uỷ, tổ chức đảng trong phạm vi phụ trách.
2.5- Chuẩn y ban chấp hành, Bí thư, Phó bí thư, uỷ viên ban thường vụ các đảng bộ trực thuộc; Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm, uỷ viên Uỷ ban kiểm tra đảng uỷ trực thuộc. Chỉ định bổ sung uỷ viên ban chấp hành, uỷ viên ban thường vụ đảng bộ trực thuộc; khi cần thiết chỉ định Bí thư Ban Chấp hành đảng bộ trực thuộc
2.6- Chỉ định đảng đoàn, ban cán sự đảng một số cơ quan nhà nước, mặt trận, đoàn thể ở cấp tỉnh, thành phố.
2.7- Chủ trì phối hợp, trao đổi ý kiến với ban cán sự đảng, đảng đoàn ở các cơ quan Trung ương có liên quan về bố trí, bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật từ cảnh cáo trở lên đối với giám đốc sở và chức vụ tương đương (không phải là ngành dọc); bố trí, giới thiệu nhân sự ứng cử, kỷ luật từ cảnh cáo trở lên đối với cán bộ cấp trưởng mặt trận, đoàn thể tỉnh, thành phố. Ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ phân tích, thảo luận những ý kiến khác nhau và quyết định.
2.8- Chủ động tham gia với đảng đoàn, ban cán sự đảng các cơ quan Trung ương về cán bộ lãnh đạo theo ngành dọc công tác tại địa phương. Tham gia ý kiến với Đảng uỷ quân sự Trung ương, Đảng uỷ công an Trung ương về Chỉ huy trưởng, Phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố; Giám đốc, Phó giám đốc công an tỉnh, thành phố.
B- Đảng uỷ quân sự Trung ương và Đảng uỷ công an Trung ương:
1- Chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị việc lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách, quyết định của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ trong phạm vi phụ trách.
2- Quyết định phân công công tác các đồng chí uỷ viên thường vụ, uỷ viên Đảng uỷ quân sự Trung ương, Đảng uỷ công an Trung ương.
3- Trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, thảo luận và quyết định:
- Bố trí, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối với cán bộ trong quân đội, công an được phân cấp quản lý.
- Đề nghị về tạo nguồn, tuyển chọn, bố trí, phân công công tác; nhận xét, đánh giá; bổ nhiệm, miễn nhiệm... các chức danh cán bộ trong quân đội, công an thuộc quyền trực tiếp quyết định của Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị.
4- Quyết định uỷ quyền cho Thường vụ đảng uỷ và phân cấp quản lý cán bộ đối với các cấp uỷ trực thuộc.
5- Chuẩn y ban chấp hành, ban thường vụ các đảng bộ trực thuộc; Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm và các uỷ viên Uỷ ban kiểm tra các đảng uỷ trực thuộc. Chỉ định bổ sung uỷ viên ban chấp hành, uỷ viên ban thường vụ các đảng bộ trực thuộc; khi cần thiết chỉ định Bí thư Ban Chấp hành đảng bộ trực thuộc.
6- Chủ trì phối hợp, trao đổi ý kiến với ban thường vụ các tỉnh uỷ, thành uỷ về cấp trưởng, cấp phó Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố; Giám đốc, Phó giám đốc công an tỉnh, thành phố. Đảng uỷ quân sự Trung ương, Đảng uỷ công an Trung ương phân tích, thảo luận những ý kiến khác nhau và quyết định.
7- Quyết định kiểm tra công tác cán bộ của các cấp uỷ trực thuộc.
C- Đảng uỷ khối các cơ quan Trung ương.
Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các ban đảng có liên quan thẩm định về bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ công tác trong khối thuộc quyền trực tiếp quyết định của Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị.
Điều 7. Các ban cán sự đảng, đảng đoàn trực thuộc Trung ương.
1- Ban cán sự đảng Chính phủ:
1.1- Chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị việc lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách, quyết định của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ trong phạm vi phụ trách.
1.2- Được Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị uỷ quyền quyết định việc tổ chức quản lý, sử dụng cán bộ; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nhận xét, đánh giá cán bộ; khen thưởng; kỷ luật dưới mức cảnh cáo cán bộ trong phạm vi phụ trách có chức danh nêu tại Điều 10 chương IV của Quy định này.
1.3- Trên cơ sở đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, thảo luận và quyết định :
- Tuyển chọn, bố trí, phân công công tác; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; bổ nhiệm, miễn nhiệm; khen thưởng, kỷ luật; nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối với cán bộ được phân cấp quản lý. Trên cơ sở đó Thủ tướng Chính phủ ra quyết định về mặt Nhà nước.
- Đề nghị Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị về tạo nguồn, bố trí, phân công công tác; bổ nhiệm, miễn nhiệm, giới thiệu ứng cử... các chức danh cán bộ trong bộ máy Chính phủ (bao gồm cả Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) thuộc quyền trực tiếp quyết định của Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị; nhân sự Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2- Đảng đoàn Quốc hội:
2.1- Chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị việc lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách, quyết định của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ trong phạm vi phụ trách.
2.2- Trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Quốc hội, tập thể Đảng đoàn thảo luận và quyết định:
- Tuyển chọn, bố trí, phân công công tác; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; bổ nhiệm, miễn nhiệm; khen thưởng, kỷ luật; nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối với cán bộ được phân cấp quản lý. Trên cơ sở đó, Chủ tịch Quốc hội ra quyết định về mặt Nhà nước.
- Đề nghị Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị về tạo nguồn; nhận xét, đánh giá; bố trí, phân công công tác; bổ nhiệm, miễn nhiệm, giới thiệu ứng cử... các chức danh cán bộ trong bộ máy của Quốc hội thuộc quyền trực tiếp quyết định của Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị.
3- Ban cán sự đảng cơ quan nhà nước ở Trung ương:
3.1- Lãnh đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện các quyết định của cấp trên về cán bộ và công tác cán bộ trong phạm vi phụ trách.
3.2- Trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, thảo luận và quyết định:
- Tuyển chọn, bố trí, phân công công tác; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; bổ nhiệm, miễn nhiệm; khen thưởng, kỷ luật; nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối với cán bộ được phân cấp quản lý. Trên cơ sở đó, Thủ trưởng cơ quan ra quyết định về mặt Nhà nước.
- Kiến nghị về tạo nguồn, tuyển chọn, bố trí, phân công công tác; nhận xét, đánh giá; bổ nhiệm, miễn nhiệm, giới thiệu ứng cử... các chức danh cán bộ của bộ, ngành... thuộc quyền trực tiếp quyết định của cấp trên.
3.3- Chủ trì phối hợp, trao đổi ý kiến với Ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ về bố trí, bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật từ cảnh cáo trở lên đối với cán bộ lãnh đạo cấp trưởng của ngành dọc công tác trên địa bàn tỉnh, thành phố. Ban cán sự đảng bộ, ngành phân tích, thảo luận những ý kiến khác nhau và quyết định.
3.4- Tham gia ý kiến với Ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ về bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật từ cảnh cáo trở lên đối với các Giám đốc sở và chức vụ tương đương thuộc ngành, lĩnh vực có liên quan thuộc quyền quản lý của tỉnh uỷ, thành uỷ.
4- Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Đoàn thể ở Trung ương; Ban bí thư Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh:
4.1- Lãnh đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện các quyết định của cấp trên về cán bộ và công tác cán bộ trong phạm vi phụ trách.
4.2- Trên cơ sở ý kiến đề xuất của Bí thư đảng đoàn, Bí thư thứ nhất, thảo luận và quyết định:
- Tuyển chọn, bố trí, phân công công tác; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; bổ nhiệm, miễn nhiệm; khen thưởng, kỷ luật; nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối với cán bộ được phân cấp quản lý.
- Đề nghị về tạo nguồn, bố trí, phân công công tác, nhận xét, đánh giá; bổ nhiệm, miễn nhiệm, giới thiệu ứng cử... các chức danh cán bộ của tổ chức mình thuộc quyền trực tiếp quyết định của Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị.
4.3- Tham gia ý kiến với ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ, các đảng đoàn, ban cán sự đảng có liên quan trong việc bố trí, giới thiệu ứng cử, kỷ luật từ cảnh cáo trở lên đối với cán bộ cấp trưởng của mặt trận, đoàn thể ở các tỉnh, thành phố và các bộ, ngành.
TRÁCH NHIỆM CÁC CƠ QUAN THAM MƯU CỦA TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ CÁN BỘ VÀ CÔNG TÁC CÁN BỘ
1.1- Là cơ quan tham mưu của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đường lối, chủ trương, chính sách cán bộ và công tác cán bộ; hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy chế, quy định, quyết định của Trung ương Đảng về cán bộ và công tác cán bộ.
1.2- Tổng hợp, theo dõi đội ngũ cán bộ chủ chốt, trước hết là phối hợp với các cấp uỷ đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn trực thuộc Trung ương giúp Bộ Chính trị quản lý, nhận xét, đánh giá cán bộ thuộc quyền trực tiếp quyết định của Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị và cán bộ dự nguồn các chức danh này.
1.3- Xây dựng và hướng dẫn thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy định của Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị.
1.4- Chủ trì phối hợp với các ban, cơ quan có liên quan thẩm định về cán bộ và tuỳ theo chức danh cán bộ mà báo cáo kết quả thẩm định đến Chủ tịch Nước, Ban cán sự đảng Chính phủ hoặc Đảng đoàn Quốc hội. Tổng hợp, đề xuất và trình những vấn đề về cán bộ thuộc quyền trực tiếp quyết định của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị.
1.5- Được Thường vụ Bộ Chính trị giao chủ trì phối hợp với các ban của Trung ương Đảng theo dõi, kiểm tra, phát biểu ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm một số chức danh cán bộ (nêu tại điều 11 của Quy định này) ở các ban, bộ, ngành và cấp uỷ trực thuộc Trung ương.
1.6- Giải quyết một số chế độ, chính sách cụ thể đối với cán bộ theo uỷ nhiệm của Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị.
1.7- Hướng dẫn công tác xây dựng và quản lý hồ sơ cán bộ; trực tiếp quản lý hồ sơ, lý lịch cán bộ thuộc quyền trực tiếp quyết định của Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị. Hướng dẫn thống nhất việc xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ; trực tiếp quản lý cơ sở dữ liệu cán bộ trong các cơ quan đảng, đoàn thể; đảng viên trong toàn Đảng.
2 - Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các Ban của Trung ương Đảng:
2.1- Kiến nghị Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị việc bố trí, sử dụng, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện chính sách đối với cán bộ thuộc quyền trực tiếp quyết định của Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị; kiểm tra, kiến nghị Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị xem xét những quyết định không đúng quan điểm, đường lối chính sách đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của các tổ chức đảng cấp dưới.
2.2- Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương thẩm định về bổ nhiệm cán bộ thuộc quyền trực tiếp quyết định của Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị.
2.3- Cùng với Ban Tổ chức Trung ương theo dõi, kiểm tra đối với một số chức danh cán bộ (nêu ở điều 11 của Quy định này).
Điều 9. Chức danh cán bộ do Bộ Chính trị trực tiếp quyết định.
1- Cơ quan Trung ương.
- Uỷ viên Bộ Chính trị; Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng.
- Phó chủ tịch nước; Phó thủ tướng Chính phủ; Phó chủ tịch Quốc hội.
- Uỷ viên Hội đồng Quốc phòng An ninh.
- Thành viên đảng đoàn Quốc hội; thành viên Ban cán sự đảng Chính phủ; Bí thư Ban cán sự đảng Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Bí thư ban cán sự đảng Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Bí thư ban cán sự đảng các bộ và cơ quan ngang bộ; Bí thư đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam; Bí thư đảng uỷ khối cơ quan Trung ương.
- Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; Trưởng ban của Trung ương; Chánh Văn phòng Trung ương; Giám đốc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Chánh án Toà án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội; Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội; Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.
- Bộ trưởng; Chủ nhiệm uỷ ban nhà nước; Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia; Giám đốc Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia.
- Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam; Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam; Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam; Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
- Tổng biên tập Báo Nhân dân; Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản.
2- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ.
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.
3- Quân đội.
- Uỷ viên Đảng uỷ quân sự Trung ương.
- Tổng tham mưu trưởng.
- Chủ nhiệm Tổng cục chính trị.
- Tư lệnh quân khu, quân chủng, bộ đội biên phòng.
- Đại tướng.
- Thượng tướng.
- Đô đốc hải quân.
4- Công an.
- Uỷ viên Đảng uỷ Công an Trung ương.
- Đại tướng.
- Thượng tướng.
Điều 10. Chức danh cán bộ do Bộ Chính trị uỷ quyền Thường vụ Bộ Chính trị trực tiếp quyết định.
1- Cơ quan Trung ương.
- Phó trưởng ban của Trung ương; Phó Văn phòng Trung ương; Phó giám đốc Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Phó tổng biên tập Báo Nhân dân; Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản; Giám đốc nhà xuất bản chính trị quốc gia; Phó bí thư đảng uỷ khối cơ quan Trung ương
- Phó bí thư, Uỷ viên Ban cán sự đảng là phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Phó bí thư, Uỷ viên ban cán sự đảng là Thứ trưởng và chức vụ tương đương ở các bộ và cơ quan ngang bộ; Phó bí thư, Uỷ viên đảng đoàn là Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam.
- Bí thư ban cán sự đảng các tổng cục và cơ quan trực thuộc Chính phủ, một số doanh nghiệp đặc biệt của Nhà nước; Bí thư đảng đoàn Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội nhà văn Việt Nam, Hội nhà báo Việt Nam, Hội chữ thập đỏ Việt Nam, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Hội đồng Trung ương liên minh các hợp tác xã Việt Nam.
- Phó chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội; Phó chủ nhiệm các uỷ ban của Quốc hội; Phó chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
- Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm uỷ ban nhà nước; Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Phó giám đốc Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia; Phó giám đốc Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia; Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam; Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam; Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia; Tổng cục trưởng các tổng cục và tương đương trực thuộc Chính phủ.
- Phó chủ tịch, Tổng thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam; Bí thư Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
- Chủ tịch hoặc Tổng thư ký Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội nhà văn Việt Nam, Hội nhà báo Việt Nam, Hội chữ thập đỏ Việt Nam, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Trung ương liên minh các hợp tác xã Việt Nam.
- Đại sứ Việt Nam tại các nước.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty dầu khí Việt Nam, Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam, Tổng công ty hàng không Việt Nam, Tổng công ty điện lực Việt Nam,Tổng công ty hàng hải Việt nam.
2- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Phó bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ.
3- Quân đội.
- Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Chủ nhiệm (trừ Chủ nhiệm Tổng cục chính trị), Phó chủ nhiệm tổng cục,
- Tổng cục trưởng, Phó tổng cục trưởng.
- Phó tổng tham mưu trưởng.
- Phó tư lệnh quân khu, quân chủng, bộ đội biên phòng.
- Tư lệnh quân đoàn.
- Viện trưởng và Phó viện trưởng Học viện quốc phòng
- Viện trưởng Học viện chính trị quân sự, Học viện lục quân.
- Trung tướng, Phó đô đốc hải quân.
- Thiếu tướng, Chuẩn đô đốc hải quân.
4- Công an.
- Thứ trưởng.
- Tổng cục trưởng các tổng cục trực thuộc Bộ Công an.
- Trung tướng.
- Thiếu tướng.
- Phó tổng cục trưởng tổng cục và cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt không thuộc diện trực tiếp quyết định của Thường vụ Bộ Chính trị.
- Giám đốc các phân viện thuộc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phó giám đốc Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
- Uỷ viên đảng đoàn, Uỷ viên ban cán sự đảng các cơ quan, đoàn thể cấp Trung ương là Vụ trưởng tổ chức cán bộ, Bí thư đảng uỷ cơ quan, Chủ tịch công đoàn ngành... không thuộc diện quản lý của Thường vụ Bộ Chính trị.
- Phó Chủ tịch hoặc Phó Tổng thư ký Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội nhà văn Việt Nam, Hội nhà báo Việt Nam, Hội chữ thập đỏ Việt Nam, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Hội đồng Trung ương liên minh các hợp tác xã Việt Nam; Tổng thư ký các Hội văn học nghệ thuật chuyên ngành Việt nam.
- Uỷ viên thường vụ đảng uỷ khối cơ quan Trung ương.
- Uỷ viên thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ; Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố.
Quyết định 49-QĐ/TW năm 1999 về Quy định phân cấp quản lý cán bộ do Bộ Chính trị ban hành
- Số hiệu: 49-QĐ/TW
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/05/1999
- Nơi ban hành: Bộ Chính trị
- Người ký: Lê Khả Phiêu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/05/1999
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra