Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ CÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT |
Số: 48/1998/QĐ-BCN | Hà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 1998 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA KHOÁNG SẢN
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số 74/CP ngày 01/11/1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996 và Nghị định số 68/CP ngày 01/11/1996 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật Khoáng sản;
Căn cứ ý kiến của Thanh tra Nhà nước, Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Địa chất Khoáng sản Việt Nam và Chánh Thanh tra Bộ Công nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy chế tổ chức và hoạt động thanh tra khoáng sản”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
| BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP |
BỘ CÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA KHOÁNG SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 48/1998/QĐ-BCN ngày 28 tháng 7 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA THANH TRA KHOÁNG SẢN
Điều 5. Nhiệm vụ thanh tra khoáng sản bao gồm:
1. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định về:
- Nội dung giấy phép hoạt động khoáng sản;
- Giữ gìn bí mật Nhà nước về tài nguyên khoáng sản;
- Bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản;
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản.
2. Phối hợp với thanh tra Nhà nước về lao động, thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường và các cơ quan khác có liên quan để thực hiện nhiệm vụ thanh tra về an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản.
3. Phối hợp với thanh tra Nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương trong hoạt động thanh tra về khoáng sản.
4. Kiến nghị thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp giải quyết hoặc giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo trong hoạt động khoáng sản.
Điều 6. Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên khoáng sản khi thực hiện công vụ có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu và trả lời những vấn đề do Đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên đưa ra.
2. Điều tra, thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan đến nội dung, đối tượng thanh tra và tiến hành những biện pháp kiểm tra kỹ thuật tại hiện trường.
3. Quyết định đình chỉ hoạt động khoáng sản không có giấy phép; tạm đình chỉ trong trường hợp khẩn cấp các hoạt động có nguy cơ gây ra tai nạn nguy hiểm cho người khác hoặc tổn thất nghiêm trọng tài nguyên, môi trường, đồng thời báo ngay với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xử lý.
4 Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về khoáng sản.
5. Xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 10 Nghị định số 35/CP ngày 23 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về khoáng sản.
Điều 7. Trong hoạt động thanh tra, Đoàn thanh tra, thanh tra viên khoáng sản phải:
- Chịu trách nhiệm về các kết luận, kiến nghị và kết quả thanh tra của mình.
- Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra hoặc Trưởng Đoàn Thanh tra và chương trình thanh tra do thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản cùng cấp quyết định.
TỔ CHỨC THANH TRA KHOÁNG SẢN VÀ THANH TRA VIÊN
Điều 8. Thanh tra khoáng sản được tổ chức như sau:
- Thanh tra khoáng sản của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Cục trưởng Cục Địa chất Khoáng sản Việt Nam và sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Chánh Thanh tra Bộ Công nghiệp; thực hiện chức năng thanh tra khoáng sản trong phạm vi cả nước, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý Nhà nước về khoáng sản của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
Thanh tra khoáng sản của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt
- Thanh tra khoáng sản của Sở Công nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gọi chung là Thanh tra khoáng sản của Sở Công nghiệp do Thanh tra Sở Công nghiệp đảm nhiệm, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở Công nghiệp, sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố và Chánh Thanh tra khoáng sản Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; thực hiện chức năng thanh tra khoáng sản trong phạm vi địa phương, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý Nhà nước về khoáng sản của Sở Công nghiệp.
Thanh tra khoáng sản của Sở Công nghiệp sử dụng con dấu của Thanh tra Sở.
Điều 9. Tổ chức Thanh tra khoáng sản của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt
- Chánh Thanh tra khoáng sản chuyên trách. Nếu Phó cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt
- Phó Chánh Thanh tra khoáng sản chuyên trách;
- Các thanh tra viên khoáng sản chuyên trách.
Biên chế của Thanh tra khoáng sản Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam do Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đề nghị, Chánh Thanh tra Bộ và Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quyết định.
Điều 10. Tổ chức Thanh tra khoáng sản của Sở Công nghiệp gồm:
- Chánh Thanh tra khoáng sản của Sở do Chánh Thanh tra Sở đảm nhiệm;
- Phó Chánh Thanh tra khoáng sản của Sở do Phó Chánh Thanh tra Sở đảm nhiệm;
- Các thanh tra viên khoáng sản chuyên trách hoặc do thanh tra viên của Sở đảm nhiệm.
Số lượng thanh tra viên khoáng sản Sở Công nghiệp (chuyên trách hoặc do thanh tra viên của Sở đảm nhiệm) do Giám đốc Sở Công nghiệp đề nghị, Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trình Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố quyết định.
Cộng tác viên thanh tra khoáng sản là những chuyên giá có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu cụ thể của từng nội dung thanh tra khoáng sản.
1. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh Thanh tra khoáng sản của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam theo đề nghị của Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Chánh Thanh tra Bộ Công nghiệp và Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ Bộ Công nghiệp.
2. Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt
Điều 13. Tiêu chuẩn thanh tra viên khoáng sản:
- Có phẩm chất chính trị tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, công minh, khách quan;
- Được đào tạo về một trong các lĩnh vực mỏ, địa chất và pháp luật;
- Có nghiệp vụ công tác thanh tra;
- Có thâm niên công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản hoặc về nghiệp vụ thanh tra ít nhất là 2 năm;
- Có sức khỏe tốt.
Khi bổ nhiệm thanh tra viên khoáng sản phải cân nhắc kỹ các tiêu chuẩn và căn cứ chủ yếu vào năng lực đảm nhiệm công việc, đồng thời có kế hoạch tiếp tục nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Điều 14. Thanh tra khoáng sản gồm có:
- Thanh tra viên cao cấp (cấp III);
- Thanh tra viên chính (cấp II);
- Thanh tra viên (cấp I).
HOẠT ĐỘNG THANH TRA KHOÁNG SẢN
Điều 18. Chế độ thanh tra khoáng sản bao gồm:
1. Thanh tra theo kế hoạch thanh tra của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt
Kế hoạch thanh tra khoáng sản của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và của Sở Công nghiệp phải được phối hợp với nhau, tránh trùng lắp gây ra phiền hà cho tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản là đối tượng thanh tra.
2. Thanh tra đột xuất khi nhận được khiếu nại, tố cáo hoặc thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật về khoáng sản.
Quyết định thanh tra khoáng sản phải ghi rõ nội dung, thời hạn thanh tra và phải gửi cho tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, trước khi bắt đầu tiến hành thanh tra ít nhất là 15 ngày, trừ trường hợp thanh tra đột xuất.
Quyết định thanh tra khoáng sản do Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên khoáng sản thực hiện.
Khi tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra khoáng sản hoặc thanh tra viên khoáng sản chỉ được phép thanh tra các đối tượng và nội dung thuộc thẩm quyền được giao.
Trường hợp đại diện có thẩm quyền của tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra không ký vào biên bản, thì trong biên bản phải ghi rõ lý do và biên bản này vẫn có giá trị pháp lý.
Biên bản thanh tra được lưu tại cơ quan tiến hành thanh tra và được gửi tới tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra, các cơ quan có liên quan.
Quá thời hạn nói trên nếu khiếu nại không được giải quyết hoặc có căn cứ cho rằng việc giải quyết khiếu nại không đúng pháp luật thì tổ chức, cá nhân khiếu nại có quyền khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp trên theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra khoáng sản có quyền khởi kiện về quyết định hoặc biện pháp xử lý của Đoàn thanh tra khoáng sản hoặc thanh tra viên khoáng sản theo quy định của pháp luật.
Điều 24. Tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra khoáng sản có nghĩa vụ:
- Thực hiện đầy đủ yêu cầu của Trưởng Đoàn thanh tra khoáng sản hoặc thanh tra viên khoáng sản và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu đã cung cấp;
- Thực hiện các kiến nghị, quyết định của Đoàn thanh tra khoáng sản hoặc thanh tra viên khoáng sản và báo cáo kết quả thực hiện trong thời hạn quy định của Đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên khoáng sản;
- Trường hợp có khiếu nại, thì trong khi chờ giải quyết khiếu nại vẫn phải thực hiện kiến nghị, quyết định của Đoàn thanh tra khoáng sản hoặc thanh tra viên khoáng sản.
- 1Nghị định 191-HĐBT năm 1991 ban hành Quy chế thanh tra viên và việc sử dụng cộng tác viên thanh tra do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Nghị định 74-CP năm 1995 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy bộ công nghiệp
- 3Luật Khoáng sản 1996
- 4Nghị định 68-CP năm 1996 Hướng dẫn Luật khoáng sản
- 5Nghị định 35-CP năm 1997 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về khoáng sản
- 6Nghị định 244-HĐBT năm 1990 về việc tổ chức của hệ thống Thanh tra Nhà nước và biện pháp bảo đảm hoạt động thanh tra do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Quyết định 48/1998/QĐ-BCN về Quy chế tổ chức và hoạt động Thanh tra khoáng sản do Bộ trưởng Bộ xây dựng ban hành.
- Số hiệu: 48/1998/QĐ-BCN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/07/1998
- Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp
- Người ký: Đặng Vũ Chư
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra