- 1Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2Quyết định 210/QĐ-NHNN năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2018
- 3Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/2006/QĐ-NHNN | Hà Nội, ngày 25 tháng 09 năm 2006 |
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/9/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước như sau:
1. Khoản 9 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"9. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm, trong đó người gửi tiền thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm về kỳ hạn gửi nhất định."
2. Điểm a Khoản 1 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"a. Người gửi tiền phải trực tiếp thực hiện giao dịch gửi tiền tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và xuất trình các giấy tờ sau:
- Đối với người gửi tiền là cá nhân Việt Nam phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực. Đối với người gửi tiền là cá nhân nước ngoài phải xuất trình hộ chiếu được cấp thị thực còn thời hạn hiệu lực; nếu người gửi tiền đó nhập cảnh được miễn thị thực theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, thì xuất trình hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực.
- Đối với người gửi tiền là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật, ngoài việc xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực, phải xuất trình các giấy tờ chứng minh tư cách của người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Đối với cá nhân từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi nhưng có tài sản riêng, ngoài việc xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực phải xuất trình giấy tờ để chứng minh số tiền gửi ngân hàng là tài sản riêng của mình như giấy tờ về thừa kế, cho, tặng, hoặc các giấy tờ khác chứng minh số tiền gửi vào ngân hàng là tài sản của mình."
3. Điểm c Khoản 1 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"c. Đối với cá nhân Việt Nam phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực. Đối với người gửi tiền là cá nhân nước ngoài, phải xuất trình hộ chiếu được cấp thị thực còn thời hạn hiệu lực; nếu người gửi tiền đó nhập cảnh được miễn thị thực theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, thì xuất trình hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực."
4. Khoản 2 và Khoản 3 Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"2. Trường hợp người gửi tiền có nhu cầu rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn đáp ứng đủ quy định tại Khoản 1 Điều 16, thì người gửi tiền được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
3. Trường hợp người gửi tiền có nhu cầu rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn nhưng không đáp ứng đủ quy định tại Khoản 1 Điều 16, thì tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm có thể cho phép người gửi tiền rút tiền trước thời hạn. Trong trường hợp này, người gửi tiền được hưởng lãi theo quy định tại Khoản 2 Điều 16; tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm được quyền quy định mức phí đối với khoản tiền gửi tiết kiệm rút trước thời hạn."
5. Khoản 2 Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"2. Khi sử dụng thẻ tiết kiệm làm tài sản cầm cố, chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm phải cam kết trường hợp đến hạn trả nợ mà không trả được nợ, thì tổ chức tín dụng cho vay có quyền yêu cầu tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm chuyển số tiền gửi tiết kiệm của bên vay cho tổ chức tín dụng cho vay để thu hồi nợ."
6. Khoản 1 Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"1. Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm có thể quy định mức phí đối với việc nhận hoặc chi trả tiền gửi tiết kiệm."
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng công báo.
Điều 3. Các khoản tiền gửi tiết kiệm gửi trước ngày Quyết định này có hiệu lực nhưng chưa đến hạn thanh toán, thì tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và người gửi tiền tiếp tục thực hiện theo các thỏa thuận đã cam kết cho đến khi đến hạn thanh toán tiền gửi tiết kiệm hoặc các bên có thể thỏa thuận thực hiện theo các quy định tại Quyết định này.
Điều 4. Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; Giám đốc ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (giám đốc) tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và người gửi tiền chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| KT.THỐNG ĐỐC |
- 1Nghị định 100/1998/NĐ-CP về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 2Quyết định 1630/QĐ-NHNN năm 2011 công bố Danh mục văn bản, quy định đã hết hiệu lực pháp luật giai đoạn 01/01/2011 - 30/6/2011 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 3Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 4Quyết định 210/QĐ-NHNN năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2018
- 5Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN ban hành Quy chế về tiền gửi tiết kiệm do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Thông tư 04/2011/TT-NHNN quy định áp dụng lãi suất trong trường hợp tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn tại tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 3Văn bản hợp nhất 14/VBHN-NHNN năm 2014 hợp nhất Quyết định về Quy chế tiền gửi tiết kiệm do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 4Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 5Quyết định 210/QĐ-NHNN năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2018
- 6Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Luật Ngân hàng Nhà nước 1997
- 2Luật các Tổ chức tín dụng 1997
- 3Nghị định 100/1998/NĐ-CP về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 4Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi 2003
- 5Nghị định 52/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 6Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi 2004
- 7Quyết định 1630/QĐ-NHNN năm 2011 công bố Danh mục văn bản, quy định đã hết hiệu lực pháp luật giai đoạn 01/01/2011 - 30/6/2011 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Quyết định 47/2006/QĐ-NHNN sửa đổi Quy chế về tiền gửi tiết kiệm kèm theo quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN do Thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành
- Số hiệu: 47/2006/QĐ-NHNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/09/2006
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Nguyễn Đồng Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 13 đến số 14
- Ngày hiệu lực: 23/10/2006
- Ngày hết hiệu lực: 05/07/2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực