Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4612/QĐ-BNN-CBTTNS | Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2018 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH MÍA ĐƯỜNG GIAI ĐOẠN 2018-2020
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 16/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020;
Căn cứ Quyết định 1369/QĐ-BNN-CBTTNS ngày 18/4/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh ngành mía đường giai đoạn 2018-2020;
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành;
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
KẾ HOẠCH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH MÍA ĐƯỜNG GIAI ĐOẠN 2018-2020
(Kèm theo Quyết định số 4612/QĐ-BNN-CBTTNS ngày 21 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Căn cứ Quyết định số 1369/QĐ-BNN-CBTTNS ngày 18/4/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh ngành mía đường giai đoạn 2018-2020 với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được phê duyệt tại Quyết định 1369/QĐ-BNN-CBTTNS ngày 18/4/2018 phù hợp quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội các vùng và địa phương.
2. Đẩy nhanh cơ cấu lại ngành mía đường từ năm 2018 đến 2020 để nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm mía đường tại thị trường trong nước và ngoài nước.
3. Đảm bảo lợi ích của người dân trồng mía khi Chính phủ thực hiện chính sách hạn ngạch thuế quan nhằm ổn định an sinh xã hội và phát triển bền vững ngành mía đường.
4. Xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp và phân công cụ thể cho các cơ quan, đơn vị trong Bộ và các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổ chức thực hiện.
II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỤ THỂ ĐẾN NĂM 2020
1. Diện tích sản xuất mía ổn định 300.000 ha, sản lượng mía trên 20 triệu tấn; năng suất mía bình quân 68-70 tấn/ha; chữ đường bình quân 11-12 CCS; năng suất 7,0 tấn đường/ha.
2. Áp dụng cơ giới hóa trong khâu sản xuất, thu hoạch mía tăng 30% so với năm 2018.
3. Sản lượng đường đạt trên 2,0 triệu tấn; tỷ lệ đường tinh luyện đạt 60% trở lên; trên 70% nhà máy (cụm nhà máy) có công suất trên 4.000 tấn mía/ngày.
4. Sử dụng trên 80% các phụ phẩm (bã mía, mật rỉ) để sản xuất điện, cồn, phân vi sinh và các sản phẩm cạnh đường khác.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Quy hoạch ngành mía đường, cơ cấu, sắp xếp lại các doanh nghiệp sản xuất đường, đảm bảo nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của ngành mía đường
- Triển khai có hiệu quả Đề án Phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 1369/QĐ-BNN-CBTTNS ngày 18/4/2018 phê duyệt Đề án và Quyết định số 1857/QĐ-BNN-CBTTNS ngày 23/5/2018 sửa đổi, bổ sung điều 1 của Quyết định số 1369/QĐ-BNN-CBTTNS).
- Xây dựng, phê duyệt (trong năm 2018) và triển khai Đề án cơ cấu lại ngành mía đường theo hướng sản xuất hàng hóa, hiện đại, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và tính cạnh tranh cao theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 9248/VPCP-NN ngày 25 tháng 9 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ về việc xử lý kiến nghị của Hiệp hội Mía đường Việt Nam.
- Cơ cấu lại ngành sản xuất mía đường đồng bộ trên cả 3 mặt: Cơ cấu lại vùng nguyên liệu, cơ cấu lại sản phẩm theo yêu cầu thị trường; cơ cấu lại hệ thống các nhà máy đường, đảm bảo hiệu quả tổng hợp của chế biến đường:
+ Cơ cấu lại vùng nguyên liệu
Phân bổ vùng nguyên liệu theo quy mô công suất nhà máy, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của từng vùng sinh thái và địa phương. Chuyển đổi vùng đất không phù hợp với cây mía sang cây trồng khác có hiệu quả cao hơn.
Căn cứ Đề án Phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 1369/QĐ-BNN-CBTTNS), các địa phương có kế hoạch rà soát, xây dựng, phát triển các vùng nguyên liệu mía theo hướng phát huy lợi thế vùng gắn với cơ sở chế biến, để tạo điều kiện tổ chức chuỗi liên kết giữa các khâu sản xuất nguyên liệu - nhà máy chế biến - tiêu thụ sản phẩm phù hợp với quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.
Khuyến khích người dân liên kết sản xuất, tích tụ ruộng đất, dồn điền đổi thửa, tạo cánh đồng lớn liền vùng liền khoảnh gắn với các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ mía.
Giống mía: Bố trí nguồn kinh phí ứng dụng khoa học công nghệ, hình thành hệ thống sản xuất giống ba cấp.Tuyển chọn, phục tráng giống tốt hiện có, khảo nghiệm và đưa vào sản xuất giống mía nhập khẩu phù hợp các vùng sinh thái; đồng thời, nghiên cứu phát triển giống mía mới có năng suất, chữ đường cao, nhất là giống mới, chín rải vụ, phù hợp điều kiện của từng vùng, miền, địa phương, thích ứng với biến đổi khí hậu.
+ Cơ cấu lại sản phẩm
Sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, cân đối tỷ trọng giữa đường thô và đường luyện phù hợp với nhu cầu thị trường.
Phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng từ phế phụ phẩm của ngành đường: điện, giấy, ván ép (từ bã mía); cồn, ethanol (từ mật rỉ); phân bón hữu cơ vi sinh (từ bã bùn) bằng việc tiếp tục đầu tư trang thiết bị, máy móc để nâng cao công suất và hiệu quả sản xuất nhóm sản phẩm này.
+ Cơ cấu lại nhà máy đường:
Khuyến khích hình thành các doanh nghiệp sản xuất đường quy mô lớn, nâng công suất bình quân đạt trên 6.000 tấn mía/ngày; nâng tổng công suất thiết kế các nhà máy đường hiện có lên 174.00T MN vào năm 2020 (theo Quyết định số 1369/QĐ-BNN-CBTTNS).
- Cơ giới hóa và thủy lợi: Tổng kết và nhân rộng các mô hình triển khai áp dụng cơ giới hóa đồng bộ từ khâu làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch; áp dụng các giải pháp cơ giới hóa tiên tiến nhằm cải tạo đất, chống rửa trôi, giữ độ ẩm của đất, giảm tổn thất sau thu hoạch. Áp dụng tưới tràn, tưới phun, tưới thấm, tưới nhỏ giọt theo hướng tiết kiệm nguồn nước. Sửa đổi Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp thành Nghị định để hỗ trợ đối với việc đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ cho các khâu sản xuất giống, làm đất, trồng và chăm sóc mía; sản xuất đường và các sản phẩm đường.
2. Giải pháp để đảm bảo lợi ích của người dân trồng mía
a) Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi, hỗ trợ:
- Triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi hỗ trợ đối với các Hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mía đường của người nông dân bao gồm: Hỗ trợ xây dựng dự án liên kết, hạ tầng, hỗ trợ khuyến nông, giống vật tư trồng mía, tiêu thụ mía của người nông dân được quy định tại Điều 7-9 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Áp dụng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về miễn giảm tiền thuê, sử dụng đất, tập trung đất đai đối với doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng vùng nguyên liệu trồng mía, hợp đồng liên kết với nông dân để xây dựng vùng nguyên liệu trồng mía theo quy định tại Điều 5-7 Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Tăng cường áp dụng chính sách hỗ trợ tín dụng đối với liên kết trong phát triển cánh đồng mía lớn, vùng nguyên liệu trồng mía trên cơ sở có hợp đồng ký kết giữa các hộ gia đình, hộ kinh doanh, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp trong các khâu của quá trình sản xuất mía nguyên liệu thông qua việc cung cấp dịch vụ đầu vào cho sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ cây mía theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 và Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và các chính sách hiện hành khác có liên quan.
b) Triển khai đào tạo nghề sản xuất trồng mía cho lao động trong vùng nguyên liệu của các doanh nghiệp mía đường; tổ chức đào tạo cho khoảng 20% lao động tham gia sản xuất mía đường nhằm nâng cao năng lực sản xuất. Năm 2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đào tạo cho 400 lao động trong vùng sản xuất mía đường tại 2 tỉnh Gia Lai và Thanh Hóa;
c) Phát triển 10 hợp tác xã nông nghiệp hiệu quả làm điểm tại các vùng nguyên liệu mía ở các tỉnh Thanh Hóa, Khánh Hòa, Gia Lai, Hậu Giang liên kết với nhà máy đường để đảm bảo lợi ích của người dân trồng mía.
d) Xây dựng 3 mô hình khuyến nông áp dụng cơ giới hóa đồng bộ sản xuất mía ở vùng sản xuất tập trung tại 3 miền Bắc, Trung, Nam (làm đất trồng, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển).
đ) Trong năm 2019-2020, bố trí nguồn kinh phí khuyến nông trọng điểm để giúp người nông dân trồng mía tại một số vùng có thể áp dụng được giống mía mới và quy trình kỹ thuật thâm canh, sản xuất mía chất lượng cao.
1. Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản
- Chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan thuộc Bộ và các Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch;
- Phối hợp với các Cơ quan liên quan của Bộ để nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện các chính sách có liên quan đến ngành mía đường;
- Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông để nâng cao nhận thức, năng lực của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mía đường, người trồng mía về thực thi cam kết hội nhập quốc tế.
2. Cục Trồng trọt
- Trong giai đoạn 2019-2020, xây dựng chương trình giống mía trọng điểm có năng suất, chữ đường cao, nhất là giống mới, chín rải vụ; đôn đốc các địa phương rà soát, xây dựng, phát triển các vùng nguyên liệu mía;
- Phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn quy chuẩn về giống mía.
3. Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn
- Xây dựng 3 mô hình khuyến nông áp dụng cơ giới hóa đồng bộ sản xuất mía ở vùng sản xuất tập trung tại 3 miền Bắc, Trung, Nam; Tổng kết và nhân rộng các mô hình triển khai áp dụng cơ giới hóa đồng bộ từ khâu làm đất đến thu hoạch, hạ giá thành nguyên liệu mía;
- Triển khai đào tạo nghề sản xuất trồng mía cho lao động trong vùng nguyên liệu của các doanh nghiệp mía đường; tổ chức đào tạo cho khoảng 20% lao động tham gia sản xuất mía đường nhằm nâng cao năng lực sản xuất. Năm 2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đào tạo cho 400 lao động trong vùng sản xuất mía đường tại 2 tỉnh Gia Lai và Thanh Hóa. Kinh phí từ nguồn chương trình nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2019-2020;
- Phát triển 10 hợp tác xã nông nghiệp hiệu quả làm điểm tại các vùng nguyên liệu mía ở các tỉnh Thanh Hóa, Khánh Hòa, Gia Lai, Hậu Giang liên kết với nhà máy đường để đảm bảo lợi ích của người dân trồng mía; Nguồn kinh phí phát triển sản xuất thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và kinh phí của các địa phương;
- Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền sửa đổi Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp, trong đó bao gồm cơ giới hóa sản xuất mía;
4. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
- Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu chọn tạo giống mía có năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng với biến đổi khí hậu;
- Bố trí nguồn kinh phí khuyến nông trong giai đoạn 2019-2020 để xây dựng mô hình trồng giống mía mới, áp dụng quy trình kỹ thuật thâm canh tiên tiến có liên kết với nhà máy cho một số vùng trọng điểm để sản xuất mía chất lượng cao; ứng dụng cơ giới hóa bằng máy liên hợp thu hoạch hiện đại, năng suất cao để thu hoạch mía tại một số vùng sản xuất trọng điểm giúp tăng năng suất lao động, hạ giá thành mía nguyên liệu và giảm tổn thất chất lượng mía.
5. Các Tổng cục, Cục, Vụ và các đơn vị liên quan
Theo chức năng nhiệm vụ được giao, chủ trì, phối hợp với Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch.
6. Các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có sản xuất mía đường xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện trong ngành phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương mình bảo đảm kịp thời, hiệu quả;
- Đề xuất các dự án cụ thể để triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt,
KẾ HOẠCH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH MÍA ĐƯỜNG GIAI ĐOẠN 2018-2020
(Kèm theo Quyết định số 4612/QĐ-BNN-CBTTNS ngày 21 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
TT | Nội dung | Đơn vị chủ trì thực hiện | Đơn vị phối hợp thực hiện | Thời gian thực hiện |
I | Nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành nguyên liệu mía | |||
1 | - Xây dựng chương trình giống mía trọng điểm có năng suất, chữ đường cao, nhất là giống mới, chín rải vụ; đôn đốc các địa phương rà soát, xây dựng, phát triển các vùng nguyên liệu mía; - Phối hợp Viện Nghiên cứu mía đường xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác, tiêu chuẩn, quy chuẩn về giống mía. | Cục Trồng trọt | Cục Chế biến & PTTTNS, Cục KTHT&PTNT, Sở NN&PTNT các tỉnh có mía đường | 2018-2020 |
2 | Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng giống mía | Cục Trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông quốc gia | Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Viện nghiên cứu mía đường; Sở NN&PTNT các tỉnh có mía đường | 2019-2020 |
3 | Xây dựng 3 mô hình khuyến nông áp dụng cơ giới hóa đồng bộ sản xuất mía; Tổng kết và nhân rộng các mô hình triển khai áp dụng cơ giới hóa đồng bộ từ khâu làm đất đến thu hoạch, hạ giá thành nguyên liệu mía; áp dụng tưới tràn, tưới phun, tưới thấm, tưới nhỏ giọt theo hướng tiết kiệm nguồn nước. | Cục KTHT và PTNT; Tổng cục Thủy lợi | Cục Trồng trọt; Trung tâm khuyến nông quốc gia; Sở NN&PTNT các tỉnh có mía đường | 2019-2020 |
II | Nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất đường theo hướng đầu tư chế biến sâu, mở rộng công suất và đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm | |||
4 | Phối hợp với Hiệp hội mía đường Việt Nam phân loại doanh nghiệp là thành viên Hiệp hội mía đường Việt Nam có khả năng cạnh tranh để có định hướng đầu tư, phát triển sản xuất | Cục Chế biến &PTTTNS | Vụ Quản lý Doanh nghiệp; Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh có mía đường | 2018-2019 |
5 | Phát triển 10 hợp tác xã nông nghiệp hiệu quả làm điểm tại các vùng nguyên liệu mía ở các tỉnh Thanh Hóa, Khánh Hòa, Gia Lai, Hậu Giang làm cầu nối giữa người trồng mía và nhà máy đường để đảm bảo lợi ích của người dân trồng mía. | Cục Kinh tế hợp tác và PTNT | Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản; Hiệp hội Mía đường Việt Nam; Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh có mía đường | 2019-2020 |
6 | Phối hợp với Hiệp hội mía đường Việt Nam, các doanh nghiệp mía đường đa dạng hóa sản phẩm từ mía đường (đường các loại, ethanol, điện bã mía, phân hữu cơ...), chế biến sâu các sản phẩm đường sạch, tinh luyện, hữu cơ | Cục Chế biến và Phát triển thị trường NS | Vụ Quản lý Doanh nghiệp; Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh có mía đường | 2018-2020 |
7 | - Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu chọn tạo giống mía có năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng với biến đổi khí hậu; - Bố trí nguồn kinh phí khuyến nông để trồng giống mía mới, áp dụng quy trình kỹ thuật thâm canh, liên kết với nhà máy cho một số vùng trọng điểm để sản xuất mía chất lượng cao; ứng dụng cơ giới hóa bằng máy liên hợp thu hoạch hiện đại, năng suất cao để thu hoạch mía tại một số vùng sản xuất trọng điểm giúp tăng năng suất lao động, hạ giá thành mía nguyên liệu và giảm tổn thất chất lượng mía. | Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường | Cục Kinh tế hợp tác và PTNT; Cục Trồng trọt, Trung tâm khuyến nông quốc gia, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh có mía đường; Hiệp hội mía đường Việt Nam | 2019-2020 |
8 | Rà soát, sửa đổi và xây dựng mới các TCVN về sản phẩm mía đường tạo minh bạch sản phẩm trong nước đồng thời kiểm soát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đường nhập khẩu | Cục Chế biến &PTTTNS | Vụ KHCN&MT, Hiệp hội Mía đường Việt Nam | 2019-2020 |
III | Công tác thông tin truyền thông để nâng cao nhận thức của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mía đường, người trồng mía và người tiêu dùng về hội nhập kinh tế quốc tế trước hết là Hiệp định Thương mại thế giới (WTO) và Hiệp định Thương mại các nước ASEAN (ATIGA) và các chính sách pháp luật hiện hành; đảm bảo lợi ích cho người dân trồng mía | |||
9 | Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông; triển khai hiệu quả thiết thực các hội nghị, phổ biến để nâng cao nhận thức, năng lực của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mía đường, người trồng mía về thực thi cam kết hội nhập quốc tế; | Cục Chế biến &PTTTNS | Các Cơ quan thuộc Bộ Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh có mía đường, Hiệp hội Mía đường Việt Nam; Các Doanh nghiệp mía đường | 2018-2019 |
10 | Tuyên truyền, phổ biến việc áp dụng, thực hiện: - Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; - Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; - Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; | Cục Kinh tế hợp tác và PTNT, Cục Trồng trọt, Vụ Quản lý doanh nghiệp | Các Cơ quan thuộc Bộ Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh có mía đường, Hiệp hội Mía đường Việt Nam; Các Doanh nghiệp mía đường | 2018-2019 |
11 | Triển khai đào tạo nghề sản xuất trồng mía cho lao động trong vùng nguyên liệu của các doanh nghiệp mía đường; tổ chức đào tạo cho khoảng 20% lao động tham gia sản xuất mía đường. Năm 2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đào tạo cho 400 lao động trong vùng sản xuất mía đường tại 2 tỉnh Gia Lai và Thanh Hóa; | Cục KTHT&PTNT | Sở NN&PTNT các tỉnh có mía đường | 2019-2020 |
IV | Triển khai Đề án Phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo Quyết định 1369/QĐ-BNN-CBTTNS ngày 18/4/2018 | |||
12 | Phổ biến và đôn đốc các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện Quyết định số 1369/QĐ-BNN-CBTTNS | Cục Chế biến &PTTTNS | Các Cơ quan, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh có mía đường, Hiệp hội Mía đường | Quý III-IV/2018 |
13 | Ban hành và triển khai kế hoạch thực hiện Quyết định số 1369/QĐ-BNN-CBTTNS tại từng địa phương | Sở NN&PTNT các tỉnh có mía đường | Cục Chế biến & PTTTNS, Hiệp hội Mía đường Việt Nam; Các Doanh nghiệp mía đường | Quý III-IV/2018 |
V | Rà soát, xây dựng, sửa đổi chính sách có liên quan, đảm bảo lợi ích của người dân trồng mía | |||
14 | Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền sửa đổi Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp, trong đó bao gồm cơ giới hóa sản xuất mía | Cục Kinh tế hợp tác và PTNT | Cục Chế biến & PTTTNS, Vụ Pháp chế | 2019-2020 |
- 1Quyết định 1641/QĐ-BNN-KH năm 2013 về nhiệm vụ thực hiện Chỉ thị 11/CT-TTg thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 1177/QĐ-BNN-QLDN năm 2015 thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 - 2016 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
- 3Quyết định 1371/QĐ-BNN-TCTS năm 2017 phê duyệt "Đề án Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành thủy sản trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 1349/QĐ-BNN-KH năm 2014 quy định về quản lý quy hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
- 5Thông báo 88/TB-VPCP năm 2020 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về khó khăn của ngành mía đường do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Chỉ thị 28/CT-TTg năm 2020 về triển khai các giải pháp phát triển ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới do Chính Phủ ban hành
- 7Công văn 3955/BNN-CBTTNS năm 2021 thực hiện Chỉ thị 28/CT-TTg về triển khai các giải pháp phát triển mía đường Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Quyết định 1641/QĐ-BNN-KH năm 2013 về nhiệm vụ thực hiện Chỉ thị 11/CT-TTg thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 68/2013/QĐ-TTg chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1177/QĐ-BNN-QLDN năm 2015 thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 - 2016 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
- 4Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 5Nghị định 15/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 6Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 7Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 8Quyết định 1371/QĐ-BNN-TCTS năm 2017 phê duyệt "Đề án Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành thủy sản trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Quyết định 1819/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 1369/QĐ-BNN-CBTTNS năm 2018 phê duyệt Đề án phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 12Quyết định 1349/QĐ-BNN-KH năm 2014 quy định về quản lý quy hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
- 13Quyết định 1857/QĐ-BNN-CBTTNS năm 2018 sửa đổi, bổ sung điều 1 Quyết định 1369/QĐ-BNN-CBTTNS về phê duyệt Đề án phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 14Thông báo 88/TB-VPCP năm 2020 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về khó khăn của ngành mía đường do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 15Chỉ thị 28/CT-TTg năm 2020 về triển khai các giải pháp phát triển ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới do Chính Phủ ban hành
- 16Công văn 3955/BNN-CBTTNS năm 2021 thực hiện Chỉ thị 28/CT-TTg về triển khai các giải pháp phát triển mía đường Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Quyết định 4612/QĐ-BNN-CBTTNS năm 2018 về ban hành Kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh ngành mía đường giai đoạn 2018-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 4612/QĐ-BNN-CBTTNS
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/11/2018
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Trần Thanh Nam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra