Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 46/2003/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2003 

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH TIÊU CHUẨN NGÀNH

 

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

- Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Căn cứ Nghị định 86/CP ngày 08 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá;

- Xét đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm.

 

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành các tiêu chuẩn ngành sau:

1.   10TCN 562-2003: Máy nông lâm nghiệp và thuỷ lợi - Xác định mức công suất âm - Yêu cầu đặc tính kỹ thuật và hiệu chuẩn nguồn âm thanh mẫu.

2.   10TCN 563-2003: Máy nông lâm nghiệp và thuỷ lợi - Đánh giá rung động của máy - Gá lắp đầu đo rung.

3.   10TCN 564-2003: Máy nông lâm nghiệp và thuỷ lợi - Mạng cung cấp điện và thiết bị điều khiển - Yêu cầu chung về an toàn.

4.   10TCN 565-2003: Máy nông lâm nghiệp và thuỷ lợi - Nối đất - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

Điều 2: Quyết định có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký

Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm, Lãnh đạo các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
 THỨ TRƯỞNG




Bùi Bá Bổng


 


 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc

*****

*****

 

MÁY NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ THỦY LỢI - XÁC ĐỊNH MỨC CÔNG SUẤT ÂM - YÊU CẦU ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT VÀ HIỆN CHUẨN NGUỒN ÂM THANH MẪU  10TCN 562-2003

Agricultural, forestry and irrigation machines - Determination of sound power level - Technical requirements and calibration of reference sound source

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 46/2003/QĐ-BNN

Ngày 03 tháng 03 năm 2003)

 

1          Phạm vi áp dụng

1.1       Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đặc tính âm học của nguồn âm thanh mẫu bao gồm

-    Độ ổn định và độ lặp lại của công suất âm phát ra trong khoảng thời gian xác định;

-    Đặc tính phổ tần;

    -  Chỉ số định hướng.

             Chú thích:

-         Đối với một số nguồn âm thanh có yêu cầu xác định đồng thời độ ổn định công suất âm phát ra và chỉ số định hướng, thường được  thực hiện thông qua hình dáng biểu đồ phân bố của nguồn âm thanh mẫu (ngoại trừ điều 6.5).

-         Đối với những phép đo kiểm tra thông thường, chỉ cần xác định dải tần số và mức công suất âm trong điều kiện phòng nửa câm hoặc phòng vang.

1.2      Tiêu chuẩn này quy định quy trình hiệu chuẩn nguồn âm thanh mẫu thông qua mức công suất âm trong dải octa và dải 1/3 octa (hiệu chỉnh tần số theo đặc tính A) ở điều kiện tham chiếu chuẩn có trở kháng âm của không khí rc=400Ns/m3 để xác định mức công suất âm của nguồn phát ồn là máy dùng trong nông lâm nghiệp và thuỷ lợi.

Chú thích: Cho phép sử dụng nguồn âm thanh mẫu để đo trong dải 1/2 octa. Tuy nhiên, khi đó không áp dụng được các giới hạn về độ ổn định và độ lặp lại quy định  trong tiêu chuẩn này.

1.3         Tiêu chuẩn này hướng dẫn các phương pháp hiệu chuẩn nguồn âm thanh mẫu trong

-         Trường âm tự do trên mặt sàn phản xạ âm;

-         Phòng vang tại các khoảng cách khác nhau so với mặt bao phân cách.

Đối với nguồn âm thanh mẫu bố trí trên mặt phẳng phản xạ, hai môi trường thử trên được xem là tương đương ứng với dải tần số có giới hạn dưới lớn hơn hoặc bằng 100Hz. Đối với giới hạn dưới nhỏ hơn 100Hz, độ không đảm bảo đo là khá lớn (Bảng 1, điều 4.2).

1.4         Tiêu chuẩn này áp dụng để hiệu chuẩn nguồn âm thanh mẫu, đặt trực tiếp trên sàn hoặc trên giá đỡ ở độ cao xác định.

 

Chú thích:

-         Chỉ áp dụng khi tiến hành đo trên bề mặt đo lường đối với nguồn âm thanh đặt trên sàn, có chiều cao nhỏ hơn 0,5m và bề ngang nhỏ hơn 0,8m;

-         Hiệu chuẩn hoặc sử dụng nguồn âm thanh mẫu trong điều kiện phòng vang không bị hạn chế về kích thước và các điều kiện tương tự.

2          Tiêu chuẩn trích dẫn

·          ISO 3741: 1999. Âm học - Xác định mức công suất âm nguồn ồn bằng áp suất âm - Phương pháp chính xác cho phòng vang.

·          ISO 3745: 1977. Âm học - Xác định mức công suất âm nguồn ồn - Phương pháp chính xác cho phòng câm và nửa câm.

·          ISO 6926: 1999. Âm học - Yêu cầu về đặc tính kỹ thuật và hiệu chuẩn nguồn âm thanh mẫu để xác định mức công suất âm.

3          Thuật ngữ và định nghĩa

             Trong tiêu chuẩn này sử dụng những thuật ngữ và định nghĩa sau

3.1       Mức áp suất âm bề mặt Lpf

             Mức áp suất âm trung bình trong một đơn vị thời gian đo được từ tất cả các vị trí của micrôphôn trên bề mặt đo lường, biểu thị bằng dexibel (dB).

3.2      Mức công suất âm LW

Mức công suất âm là đại lượng được tính theo biểu thức:

trong đó:      LW - mức công suất âm, dB;

                                    PW - công suất âm trung bình bình phương, W;

                                    PW0 - công suất âm tham chiếu (PW0 = 10-12W).

3.3       Bề mặt đo lường

             Bề mặt giả thiết bao quanh nguồn âm thanh, trên đó bố trí các điểm đo mức áp suất âm.

              Chú thích: Bề mặt đo lường có thể là mặt bán cầu giới hạn bởi mặt phẳng phản xạ, hoặc là mặt hình cầu.

3.4       Dải tần số quan tâm

Dải tần số bao gồm các dải octa và dải 1/3 octa với các tần số trung tâm từ 125Hz đến 8000Hz hoặc từ 100Hz đến 10000Hz tương ứng.

Chú thích: Dải tần số có thể mở rộng về hai phía: đến 20000Hz hoặc thấp hơn 50Hz, nếu vẫn thoả mãn các điều kiện trong tiêu chuẩn này.

3.5       Thời gian vang T

Thời gian cần thiết để mức áp suất âm giảm 60dB sau khi nguồn âm thanh ngừng phát.

Chú thích: Thời gian vang ứng với 10dB hoặc 15dB suy giảm đầu tiên được ký hiệu bằng T10 hoặc T15 tương ứng, biểu thị bằng giây (s).

3.6       Phương pháp so sánh

Phương pháp xác định mức công suất âm bằng cách so sánh các giá trị đo của mức áp suất âm từ nguồn ồn (đối tượng thử) với mức áp suất âm từ nguồn âm thanh mẫu đã biết trong cùng một môi trường.

3.7       Nguồn âm thanh mẫu

Nguồn âm thanh dải tần rộng, phát ra mức công suất âm tương thích ổn định, phù hợp cho mục đích đo thử và được hiệu chuẩn theo tiêu chuẩn thích hợp.

3.8                   Chỉ số định hướng DIi

Số chỉ sự vượt trội áp suất âm của nguồn âm thanh về một hướng chủ đạo so với các hướng khác.

Chú thích:

-         Định nghĩa này áp dụng cho nguồn âm thanh mẫu trong trường âm tự do trên mặt phẳng phản xạ (khác với trường hợp nguồn âm thanh mẫu trong trường âm tự do).

-           Chỉ số định hướng của hướng i được tính từ phép đo trong phòng nửa câm hoặc phòng câm (Phụ lục D);

3.9       Độ lặp lại

             Phần trăm sai lệch cực đại của mức công suất âm phát ra từ nguồn, xác định theo thời gian so với công suất âm định mức trong cùng một điều kiện môi trường.

3.10       Phòng câm

              Phòng thử có toàn bộ các mặt bao có khả năng tiêu tán (hấp thụ) toàn bộ năng lượng âm thanh phát xạ tới trên toàn dải tần số quan tâm.

3.11     Phòng nửa câm

Phòng thử có mặt sàn cứng phản xạ âm và các mặt bao có khả năng tiêu tán toàn bộ năng lượng âm thanh phát xạ tới, trên toàn dải tần số quan tâm (Phụ lục A).

3.12    Phòng vang

Phòng thử phù hợp với những yêu cầu quy định trong điều 5.

3.13     Trường âm tự do trên mặt phẳng phản xạ

Trường âm thanh đồng nhất, đẳng hướng bên trên mặt phẳng phản xạ vô tận.

Chú thích: Nguồn âm thanh được đặt trên mặt phẳng phản xạ.

3.14                Trường âm xa

Trường âm phần phát ra từ nguồn âm thanh, tại đó mức áp suất âm giảm 3dB  khi diện tích của bề mặt đo lường tăng gấp đôi.

Chú thích:  Trong trường âm xa, áp suất âm trung bình bình phương tỷ lệ với tổng công suất âm phát ra từ nguồn. Mức suy giảm này tương đương với sự suy giảm 6dB cho mỗi lần tăng gấp đôi  khoảng cách từ vị trí điểm nguồn.

3.15                Trường âm gần

Trường âm phần nằm giữa nguồn âm thanh và trường âm xa.

4          Độ không đảm bảo đo

4.1         Mức công suất âm đơn trị của nguồn ồn thử xác định được theo các quy trình trong tiêu chuẩn này có thể sai khác so với giá trị thật một lượng không vượt quá độ không đảm bảo đo (KĐBĐ). Các yếu tố bất lợi của môi trường thử, kỹ thuật thực nghiệm và đặc tính định hướng của nguồn ồn thử có thể làm tăng độ KĐBĐ của kết quả xác định mức công suất âm.

4.2         Độ lệch chuẩn của giá trị đo có thể biến đổi theo tần số, nhưng không được vượt quá giá trị giới hạn cho trong Bảng 1. Độ KĐBĐ trong Bảng 1 không bao hàm sự sai khác hệ thống giữa các mức công suất âm, xác định trong hai môi trường thử khác nhau. Sự sai khác này có thể bỏ qua ở tần số trên 100Hz. Tuy nhiên, tại tần số 100Hz và thấp hơn, sự sai khác này có thể là đáng kể. Đối với phòng vang có thể tích 200m3, sự sai lệch này thông thường bằng hoặc nhỏ hơn 1,5dB (ISO 6926: 1999).

 

Bảng 1. Giới hạn trên của độ lệch chuẩn ứng với độ lặp lại của

mức công suất âm do nguồn âm thanh mẫu phát ra

 

Tần số trung tâm của dải octa, Hz

 

Tần số trung tâm của dải 1/3 octa, Hz

Độ lệch chuẩn của độ lặp lại* với nguồn âm đặt trên sàn trong phòng nửa câm sR, dB

Độ lệch chuẩn của độ lặp lại* với nguồn âm trong phòng vang sR, dB

Đo theo đường kinh tuyến hoặc đường xoắn èc

Đo ở 20 vị trí cố định hoặc theo các đường tròn đồng trôc

63

125

250 ¸ 2000

4000 ¸ 8000

16000

50 ¸ 80

100 ¸ 160

200 ¸ 3150

4000 ¸ 10000

12500 ¸ 20000

2,0

0,8

0,3

0,3

0,3

2,0

0,8

0,5

1,0

1,0

2,5

1,0

0,3

0,3

0,4

 

Hiệu chỉnh theo đặc tính A

0,3**

0,5

0,2**

Chú thích:

-         * Trị số,  đã được loại bỏ những thay đổi ở đầu ra nguồn âm và đã được kiểm nghiệm thực tế;

-         **  Trị số,  đã được hiệu chỉnh theo đặc tính A, tính toán từ số liệu đo theo dải 1/3 octa;

-         Độ KĐBĐ trong Bảng 1 chỉ áp dụng cho nguồn âm thanh là đối tượng hiệu chuẩn trực tiếp. Không áp dụng kết quả hiệu chuẩn một nguồn âm thanh mẫu đơn lẻ cho các nguồn âm thanh mẫu khác có cùng kiểu thiết kế và nhà chế tạo, trừ khi có các số liệu thống kê bổ sung để chỉ rõ độ KĐBĐ xuất hiện từ các biến đổi trong quá trình sản xuất;

4.3       Độ lệch chuẩn của độ lặp lại sR (Bảng 1) được tính theo nguyên lý chồng chất, đã loại bỏ các biến đổi của  công suất âm phát ra do thay đổi điều kiện làm việc như: tốc độ quay, điện áp cung cấp và điều kiện lắp đặt.

4.4         Độ KĐBĐ phụ thuộc vào độ lệch chuẩn của độ lặp lại (Bảng 1) và hệ số tin cậy mong muốn. Ví dụ: với phân bố chuẩn của mức công suất âm và độ tin cậy 95%, giá trị của mức công suất âm nằm trong khoảng ±1,96sR của giá trị đo.

5          Yêu cầu môi trường âm học của phòng thử

5.1         Kích thước

Thể tích nhỏ nhất của phòng thử được xác định theo Bảng 2 (ISO 3741: 1999)

Bảng 2. Thể tích nhỏ nhất của phòng thửphụ thuộc dải tần số quan tâm thấp nhất

Tần số dải 1/3 octa thấp nhất, Hz

Thể tích nhỏ nhất của phòng thử, m3

100

200

125

150

160

100

200 vµ cao h¬n

70

5.2         Độ hấp thụ âm

Bề mặt của phòng thử gần nguồn âm nhất phải được thiết kế sao cho có hệ số hấp thụ nhỏ hơn 0,06. Các bề mặt còn lại phải có đặc tính hấp thụ sao cho thời gian vang Tvang ở mỗi dải 1/3 octa phải có trị số lớn hơn tỷ số giữa V và S.

                                    Tvang > V/S

              trong đó:      Tvang - thời gian vang, s;

                                    V - Thể tích của phòng vang, m3;

                                    S - tổng diện tích bề mặt phòng thử, m2.

5.3         Mức ồn nền

Mức ồn nền trong dải tần số quan tâm phải thấp hơn mức áp suất âm của nguồn ồn thử ít nhất 10dB.

5.4         Nhiệt độ, độ ẩm và áp suất

Trong vùng đặt micrôphôn, sự thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm phải nằm trong giới hạn cho trong Bảng 3. Độ sai lệch áp suất không khí phải nằm trong khoảng ±1,5kPa.

 

 

Bảng 3. Giới hạn thay đổi nhiệt độ và độ ẩm môi trường thử nghiệm trong phòng vang

Nhiệt độ q, 0C

Độ ẩm, %

<30

30 đến 50

>50

Sai số cho phép

-5 £ q < 10

±10C

±3%

±10C

±5%

±30C

±10%

10 £ q < 20

±30C

±5%

20 £ q < 50

±20C

±3%

±50C

±5%

±50C

±10%

 

6          Yêu cầu đặc tính kỹ thuật của nguồn âm thanh mẫu

6.1       Yêu cầu chung

Nguồn âm thanh mẫu phải đáp ứng các yêu cầu sau đây

6.2       Độ ổn định và khả năng lặp lại của công suất âm phát ra

6.2.1      Nguồn âm thanh mẫu phải dược thiết kế và chế tạo sao cho làm việc ổn định, độ lặp lại mức công suất âm tại mỗi dải 1/3 octa phải duy trì không đổi theo thời gian ứng với độ lệch chuẩn cho trong Bảng 4.

Bảng 4. Độ lệch chuẩn lớn nhất của độ lặp lại mức công suất âm

của nguồn âm thanh mẫu

Dải tần số, Hz

Độ lệch chuẩn, dB

50 ¸ 80

0,8

100 ¸ 160

0,4

200 ¸ 20000

0,2

Chú thích: Đối với ứng dụng đặc biệt, nguồn âm thanh mẫu có thể có dải tần số hẹp hơn.

6.2.2      Nguồn âm thanh mẫu phải được cung cấp cùng với các thông tin về

-                                     Khoảng biến thiên cho phép của nguồn điện hoặc công suất cơ học cung cấp cho nguồn âm thanh mẫu, trong đó mức công suất âm ở mỗi dải 1/3 octa thuộc dải tần số quan tâm không thay đổi quá ±0,3 dB;

Hệ số bù sai số và độ KĐBĐ cần thiết khi môi trường làm việc có nhiệt độ và độ cao khác với điều kiện chuẩn, nếu áp dụng.

6.3       Mức công suất âm toàn phần dải tần rộng

Mức công suất âm toàn phần dải tần rộng phải được công bố với dải tần số tương ứng, nếu áp dụng.

6.4       Đặc điểm của phổ tần số

6.4.1      Nguồn âm thanh mẫu phải tạo ra âm thanh ổn định trong vùng tần số cần sử dụng, ít nhất trong dải 1/3 octa của tần số trung tâm từ 100Hz đến 10000Hz. Tại đó, mức công suất âm của tất cả các dải 1/3 octa, xác định theo điều 8 và điều 9 phải nằm trong khoảng12dB.

6.4.2      ở điều kiện đo tương tự (điều 6.4.1), mức công suất âm tại mỗi dải 1/3 octa phải không sai lệch quá 3dB so với dải 1/3 octa lân cận.

6.4.3      Nếu dải tần số mở rộng vượt ra ngoài phạm vi từ 100Hz đến 10kHz thì cho phép độ sai lệch mức công suất âm giữa các dải octa lân cận tương ứng là 16dB và 4dB.

Chú thích:

-         Nhà chế tạo phải công bố sự không phù hợp của nguồn âm thanh mẫu, nếu nguồn âm thanh mẫu không phù hợp với những quy định của tiêu chuẩn này trong dải tần số từ 100Hz đến 10000Hz.

6.5       Chỉ số định hướng

6.5.1      Khi đo trong phòng nửa câm theo điều 8, chỉ số định hướng lớn nhất của nguồn âm tại mọi dải 1/3 octa với tần số trung tâm từ 100Hz đến 10000Hz không được vượt quá +6dB.

6.5.2      Mức áp suất âm lớn nhất đo được, hiệu chỉnh theo thời gian S cho mỗi dải 1/3 octa ứng với bất kỳ sự di chuyển nào cũng phải được ghi nhận và sử dụng để tính chỉ số định hướng, nếu sử dụng micrôphôn di động.

6.5.3      Đối với vị trí micrôphôn cố định, mức áp suất âm lớn nhất ở mỗi dải tần số tại tất cả các  vị trí đo đều được sử dụng.

 Chú thích:

-         Nếu chỉ sử dụng nguồn âm thanh mẫu riêng cho phòng vang, không bắt buộc phải tuân thủ các điều 6.5.1, 6.5.2 và 6.5.3 và phải ghi rõ "Chỉ sử dụng nguồn âm thanh mẫu cho phòng vang";

-         Nếu nguồn âm thanh mẫu được thiết kế để sử dụng ở vị trí bên trên sàn, phải tuân thủ các yêu cầu đối với trường âm tự do và phải tiến hành đo chỉ số  định hướng trong phòng câm.

6.6       Hiệu chuẩn lại

6.6.1      Nhà chế tạo phải đưa ra khuyến cáo khoảng thời gian dài nhất giữa hai lần hiệu chuẩn. Trong khoảng thời gian này, mức công suất âm của nguồn âm thanh mẫu không được sai lệch quá giới hạn cho phép trong Bảng 4.

6.6.2    Để xác định khoảng thời gian cần thiết phải hiệu chuẩn lại, cho phép đo mức áp suất âm dải 1/3 octa của nguồn âm thanh mẫu tại một hoặc nhiều điểm chuẩn cố định trong môi trường thử xác định (vị trí và khoảng thời gian được nhà chế tạo khuyến cáo).

6.6.3      Phải hiệu chuẩn lại nguồn âm thanh mẫu sau sửa chữa do hỏng hóc hoặc sau khi đã điều chỉnh mức áp suất âm phát ra theo hướng dẫn của nhà chế tạo, mà mức áp suất âm ở bất kỳ dải 1/3 octa nào có sai lệch quá 2,83 lần giá trị cho trong Bảng 4.

7          Lắp đặt và vận hành nguồn âm thanh mẫu trong quá trình hiệu chuẩn

7.1       Yêu cầu chung

Nguồn âm thanh mẫu phải được vận hành theo hướng dẫn của nhà chế tạo. Đo và giám sát duy trì các thông số liên quan  bằng các thiết bị thích hợp. Ghi chép đầy đủ các đặc điểm của nguồn điện cung cấp về điện áp và tần số, các thông số vận hành liên quan của nguồn mẫu như tốc độ quay của nguồn khí động học v.v.

Chú thích:

-    Chỉ tiến hành các phép đo khi nguồn âm thanh mẫu ở trạng thái hoạt động ổn định (đặc tính âm học và thông số vận hành…).

7.2       Vị trí nguồn âm thanh mẫu

7.2.1   Nguồn âm thanh mẫu đặt trên mặt phẳng phản xạ cách xa tường bên

7.2.1.1  Trong phòng nửa câm: Đặt nguồn âm thanh mẫu cần hiệu chuẩn trên mặt phẳng phản xạ, theo điều kiện sử dụng.

7.2.1.2  Trong phòng vang: Đặt nguồn âm thanh mẫu trên mặt sàn, không đối xứng đối với các tường bên, cách một khoảng ít nhất là 1,5 m. Sử dụng bốn vị trí cách nhau ít nhất 2m.

7.2.2   Nguồn âm thanh mẫu đặt phía trên sàn gần tường bên

7.2.2.1  Nếu nguồn âm thanh mẫu dự định hiệu chuẩn tại các vị trí khác với điều 7.2.1, phải tiến hành hiệu chuẩn trong phòng vang. Không cho phép hiệu chuẩn nguồn âm thanh mẫu trong phòng nửa câm, nếu bố trí nguồn âm thanh mẫu  cao hơn mặt phẳng phản xạ 0,5m hoặc ở gần tường bên.

8          Quy trình hiệu chuẩn trong phòng nửa câm

8.1       Môi trường thử nghiệm

Môi trường thử nghiệm phải thoả mãn điều kiện phòng nửa câm (phụ lục A) trên toàn dải tần số quan tâm. Sàn nhà phải trải rộng ra mọi phía ít nhất 1m tính từ đường biên của bề mặt đo lường trên sàn.

8.2       Micrôphôn

8.2.1      Đối với dải tần số quan tâm, thường sử dụng micrôphôn có đặc tính tần số phẳng (biến đổi không quá 0,1dB) đối với trường âm tác động thẳng góc. Phải lắp đặt micrôphôn sao cho bề mặt của màn chắn hướng về tâm của bán cầu đo lường.

Chú thích: Nếu micrôphôn có đặc tính tần số phẳng đối với trường âm tác động chéo góc, phải lắp đặt sao cho bề mặt của màn chắn song song với đường thẳng hướng về tâm của bán cầu đo lường.

8.2.2      Micrôphôn phải được hiệu chỉnh để có đặc tính tần số phẳng đối với trường âm tác động thẳng góc hoặc chéo góc trên toàn dải tần số quan tâm.

              Chú thích: Nếu mở rộng dải tần số quá 10000Hz đối với dải 1/3 octa, chỉ sử dụng micrôphôn có đặc tính tần số phẳng với trường âm tác động chéo góc.

8.3       Vị trí micrôphôn

8.3.1      Quy định chung

Sử dụng bề mặt đo lường hình bán cầu có bán kính 2m. Tâm của bán cầu trùng với tâm hình chiếu mặt trên của nguồn âm thanh mẫu trên mặt phẳng phản xạ. Bố trí micrôphôn theo các điều 8.3.2, 8.3.3, 8.3.4 hoặc 8.3.5. Phải đảm bảo để các cơ cấu cố định cơ khí hay cơ cấu dịch chuyển micrôphôn không gây ảnh hưởng lên kết quả đo.

8.3.2   Di chuyển theo đường kinh tuyến

8.3.2.1  Đối với nguồn âm thanh quay đối xứng, di chuyển micrôphôn theo ba đường kinh tuyến (xem Phụ lục B) với bước dịch chuyển 1200 xung quanh trục đứng của bề mặt đo lường.

8.3.2.2  Đối với các nguồn âm thanh khác, sử dụng ít nhất tám hành trình. Khi các hành trình được thực hiện với tốc độ góc không đổi, dùng thiết bị chia góc sin (bằng điện, hoặc cơ khí hay dùng thuật toán tương đương) để đạt được sự hiệu chỉnh phù hợp giữa đặc tính diện tích bề mặt với thời gian cần thiết để di chuyển micrôphôn trên cung tròn xác định.

8.3.2.3  Nếu di chuyển micrôphôn thẳng đứng với tốc độ không đổi (tốc độ góc tỷ lệ nghịch với hàm sin của góc giữa vị trí góc của micrôphôn và trục đứng của bề mặt đo lường) thì không cần thiết phải hiệu chỉnh theo diện tích bề mặt.

Chú thích: - Khi sử dụng thiết bị chia góc sin (vì không thể xác định vận tốc góc ở đỉnh của bán cầu) phải ngừng di chuyển micrôphôn tại vị trí cách đỉnh bán cầu một khoảng đủ nhỏ(ví dụ:khoảng 20cm).

8.3.3   Di chuyển theo đường xoắn ốc

8.3.3.1  Di chuyển micrôphôn theo đường kinh tuyến như điều 8.3.2, đồng thời di chuyển chậm micrôphôn qua tập hợp của ít nhất năm đường tròn, tạo thành đường xoắn ốc xung quanh trục đứng của bề mặt đo lường.

              Chú thích: Có thể tạo ra đường xoắn ốc bằng cách quay chậm nguồn âm thanh mẫu với tốc độ không đổi ít nhất năm vòng hoàn chỉnh, đồng thời di chuyển  micrôphôn theo đường kinh tuyến. Hiệu chỉnh theo diện tích bề mặt tương tự điều 8.3.2, nếu cần thiết.

8.3.3.2  Lặp lại ba hành trình với số gia 1200 xung quanh trục đứng của bề mặt đo lường cho theo điều 8.3.3.1.

8.3.4   Bố trí micrôphôn theo dẫy điểm đo cố định

8.3.4.1  Sử dụng 20 vị trí micrôphôn cố định, phân bố trên bề mặt bán cầu có bán kính R= 2m ở độ cao xác định so với mặt sàn, mỗi vị trí micrôphôn sẽ ứng với một độ cao. Độ cao của 20 điểm đo tương ứng là 0,025R, 0,075R, ... và 0,975R.

8.3.4.2  ở mỗi độ cao xác định, vị trí góc phương vị của micrôphôn phải được di chuyển đi 600 so với vị trí trước đó để tạo ra một đường xoắn ốc (tham khảo Phụ lục C).

8.3.4.3  Nếu nguồn âm thanh không quay đối xứng trên mặt phẳng nằm ngang, phải tiến hành một tập hợp phép đo thứ hai dịch đi 1800 so với tập hợp thứ nhất. Giá trị trung bình của hai tập hợp đó sẽ được xem là kết quả đo.

8.3.5   Di chuyển trên đường tròn đồng trục

áp dụng 20 hành trình vòng quanh trục đứng xuyên qua tâm của nguồn âm thanh mẫu trên bề mặt của bán cầu bán kính R=2m. Các đường di chuyển phải được đặt tại 20 độ cao khác nhau theo điều 8.3.4 và biểu diễn bề mặt bán cầu đo lường (xem Phụ lục C).

Chú thích:

-         Có thể nhận được các đường tròn trên bằng cách quay chậm 3600 nguồn âm thanh mẫu hoặc micrôphôn (thời gian quay một vòng ít nhất phải là 60s).

-         Bề mặt trụ quay nguồn âm thanh mẫu phải ngang bằng với mặt phẳng phản xạ.

8.4       Thao tác đo lường

8.4.1    Đo mức áp suất âm dải 1/3 octa trong khoảng thời gian xác định, ít nhất 200s cho mỗi phần tư vòng tròn di chuyển theo đường kinh tuyến và ít nhất 600s đối với đường xoắn ốc.

8.4.2      Đo trong 30s tại mỗi vị trí micrôphôn đối với các vị trí micrôphôn độc lập.

8.4.3      Chọn thời gian đo tương thích với số lượng của micrôphôn hay tốc độ quay của nguồn âm thanh trong trường hợp đường tròn đồng trục.

Chú thích: Mức áp suất âm dải octa hiệu chỉnh theo đặc tính A có thể đo trực tiếp hoặc tính toán trên cơ sở áp suất âm trung bình bình phương từ số liệu đo dải 1/3 octa.

8.5       Hệ số hấp thụ âm của không khí

Nếu các phép đo mở rộng tới tần số cao hơn 10000Hz, phải hiệu chỉnh hệ số hấp thụ âm theo phương pháp thích hợp (Phụ lục E).

8.6       Tính toán kết quả

8.6.1      Tính toán mức áp suất âm bề mặt ở dải 1/3 octa và mức công suất âm tương ứng theo biểu thức:

                       

trong đó:             Lpf - mức áp suất âm trên bề mặt đo lường, dB ( so với áp suất đối chiếu  P0= 20mPa, dB);

S1 - diện tích bề mặt đo lường, m2;

S0 = 1m2;

C - Hằng số hiệu chỉnh (dB) thay đổi theo điều kiện nhiệt độ q và áp suất B

 

              với B0 = 105Pa

 

 

Chú thích:

-           Tỷ số 423/400 hiệu chỉnh sự khác nhau giữa đặc tính trở kháng âm thực tế của sự lan truyền trung bình của rc tại q = 00C và B0 = 105Pa với đặc tính kháng âm chuẩn rcref = 400Ns/m3.

8.6.2   Tính giá trị lớn nhất của chỉ số định hướng nguồn âm DIi cho mỗi dải 1/3 octa.

8.6.3      Tính mức áp suất âm bề mặt, mức công suất âm ở dải octa, và hệ số hiệu chỉnh theo đặc tính A, nếu áp dụng.

9          Quy trình hiệu chuẩn trong phòng vang

9.1       Môi trường thử

Kích thước dài nhỏ nhất của phòng vang phải lớn hơn 4m và môi trường thử phải phù hợp với yêu cầu  quy định tại điều 5.

9.2       Micrôphôn

Sử dụng micrôphôn tác động ngẫu nhiên, có đặc tính tần số phẳng trong trường âm khuyếch tán, đã được hiệu chuẩn và trong thời gian hiệu lực.

9.3       Vị trí micrôphôn

Thông thường sử dụng sáu vị trí micrôphôn tĩnh tại hoặc một micrôphôn di chuyển theo điều 8.3. Nếu dải tần số được mở rộng trên 10000Hz trong dải 1/3 octa, chỉ cần sử dụng các vị trí micrôphôn cố định với hướng bất kỳ trong phòng.

9.4       Thao tác đo lường

9.4.1      Đo mức áp suất âm dải 1/3 octa với thời gian đo xác định. ít nhất 64s cho mỗi vị trí micrôphôn.

9.4.2   Đo thời gian vang T bằng cách dùng ít nhất ba vị trí nguồn âm và sáu vị trí micrôphôn. 9.4.3     Đo, ít nhất ba độ suy giảm với mỗi tổ hợp vị trí, tuỳ thuộc vào số thiết bị có sẵn.

Chú thích: áp dụng độ suy giảm 10dB hoặc 15dB và tính toán T10 hoặc T15 từ giá trị trung bình của T hoặc từ giá trị trung bình của dãy.

9.5       Tính toán kết quả

9.5.1   Tính mức công suất âm dải 1/3 octa theo công thức tại điều 8.6.1.

9.5.2   Tính giá trị mức công suất âm từ bốn vị trí đặt nguồn âm thanh ( theo điều 8.6.1).

9.5.3      Mức áp suất âm dải octa và mức áp suất âm theo đặc tính A phải được tính toán dựa trên áp suất âm trung bình bình phương từ số liệu đo dải 1/3 octa.

10        Thông tin ghi chép

Phải ghi chép các thông tin sau

10.1      Nguồn âm thanh thử

-           Mô tả đặc điểm, hình dáng và kích thước, vị trí nguồn âm thanh trong phòng thử;

-           Nếu đối tượng thử có nhiều nguồn khác nhau, phải mô tả các nguồn ồn thành phần trong quá trình đo thử;

-            Điều kiện lắp đặt và vận hành.

10.2                Môi trường âm học 

-           Mô tả cách xử lý âm học tường bao, trần và nền, sơ đồ bố trí nguồn âm thanh và các thiết bị khác bên trong phòng;

-           Chất lượng âm học của phòng thử;

-           Nhiệt độ (C0 ), độ ẩm tương đối  không khí (%) và áp suất khí quyển (Pa).

10.3       Thiết bị đo

-           Tên, kiểu, số loạt và nhà chế tạo thiết bị đo được sử dụng;

-           Dải tần số giới hạn của thiết bị phân tích;

-           Khả năng đáp ứng tần số của hệ thống thiết bị đo;

-           Phương pháp hiệu chuẩn micrôphôn, ngày và nơi hiệu chuẩn.

10.4      Dữ liệu âm học

-         Sơ đồ vị trí và định hướng của micrôphôn hay dãy micrôphôn;

-         Dải thông các bộ lọc tần số, ồn nền, trị số hiệu chỉnh (dB) đối với đặc tính tần số của micrôphôn sử dụng;

-         Mức áp suất âm trung bình và tại mỗi dải tần số quan tâm (tham chiếu với p= 20 mPa) đo được theo đặc tính A trên bề mặt đo lường Lpf (dB);

-         Mức công suất âm (dB) trong toàn dải tần số (hiệu chỉnh theo đặc tính A) so với giá trị tham chiếu PW0=10-12 W;

-         Bảng số hoặc đồ thị mức công suất âm đã hiệu chỉnh và làm tròn đến 0,5 dB;

-         Địa điểm và thời gian thực hiện phép đo;

-         Chỉ số, hệ số định hướng các yếu tố khác liên quan..., nếu áp dụng;

11        Báo cáo kết quả

Biên bản báo cáo kết quả phải bao gồm những thông tin sau:

a)      Sự phù hợp của kết quả hiệu chuẩn theo yêu cầu của tiêu chuẩn này. Nếu sai khác, phải được ghi nhận;

b)     Nói rõ, hiệu chuẩn được tiến hành trong phòng nửa câm hay phòng vang (kèm theo sơ đồ bố trí micrôphôn), mô tả chi tiết về kích thước, giới hạn tần số thấp, vật liệu và vị trí nguồn âm thanh sử dụng (đặt trên cao, có chân hoặc giá đỡ…theo điều 7);

c)     Mức công suất âm trong mỗi dải tần số biểu thị bằng dexibel, được làm tròn tới 0,1dB giá trị gần nhất (so với tham chiếu PW0=10-12 W ) ở điều kiện chuẩn rc = 400Ns/m3;

Chú thích: rc = 400Ns/m3 được sử dụng cả như điều kiện chuẩn đối với mức công suất âm ở điều kiện cụ thể.

d)     Độ KĐBĐ (xem Bảng 1);

e)     Nhiệt độ, độ ẩm và áp suất môi trường tại thời điểm hiệu chuẩn, giá trị của hằng số C (điều 7.6) và những điều chỉnh khác nếu có sử dụng để chỉ rõ trạng thái môi trường (điều 5.2 và 7.6) và phương pháp xác định;

f)      Đặc điểm cần chú ý của nguồn điện cung cấp và thông số vận hành liên quan của nguồn âm thanh mẫu;

g)     Nếu hiệu chuẩn là một phần cần thiết để kiểm định tất cả các yêu cầu (đánh giá mẫu) theo tiêu chuẩn này, phải cung cấp thêm các thông tin về sự thống nhất của phổ tần số, thời gian duy trì độ ổn định, công suất âm đầu ra, đặc tính phổ tần và chỉ số định hướng phù hợp với điều 6.

 


Phụ lục A

(Tham khảo)

QUY TRÌNH KIỂM TRA PHÒNG THỬ

 

A.1      Yêu cầu chung

Để tạo ra trường âm tự do trên mặt phẳng phản xạ (phòng nửa câm), phòng thử phải thoả mãn các yêu cầu sau:

- Kích thước phải đủ lớn (theo điều 5.1 và 9.1) và không có các vật phản xạ ngoại trừ mặt phẳng phản xạ.

- Bề mặt đo lường phải nằm trong phần trường âm không bị ảnh hưởng bởi âm thanh phản xạ từ các mặt biên của phòng (điều kiện trường âm tự do).

- Bề mặt đo lường phải nằm ngoài trường âm gần của nguồn âm thanh cần thử nghiệm.

A.2      Đặc điểm của mặt phẳng phản xạ

Các phép đo phải được thực hiện trên mặt phẳng phản xạ trong phòng thử có ít nhất một mặt phản xạ âm.

A.2.1   Kích thước

Mặt phẳng phản xạ phải không nhỏ hơn hình chiếu của bề mặt đo lường trên nền.

A.2.2   Hệ số hấp thụ

Hệ số hấp thụ của mặt phẳng phản xạ phải nhỏ hơn 0,06 trên toàn dải tần số quan tâm.

A.3      Kiểm tra sự suy giảm áp suất âm

A.3.1   Nguồn âm thanh

Từ hệ thống điện thanh và loa, âm thanh phát ra phải đều theo mọi hướng, có độ lệch chuẩn không quá ±1dB.

Chú thích: Nên sử dụng các nguồn âm thanh khác nhau cho các tần số khác nhau.

A.3.2   Micrôphôn

Sử dụng micrôphôn loại có kích thước nhỏ, ví dụ 13mm

A.3.3   Lắp đặt nguồn âm thanh và micrôphôn

Đặt nguồn âm thanh ở chính giữa phòng, ngay trên mặt sàn phản xạ. Khoảng cách lớn nhất giữa bề mặt phát âm của nguồn âm thanh thử và mặt phẳng phản xạ là tối thiểu, sao cho âm thanh phát ra theo mọi hướng trong bán cầu đo lường trên mặt phẳng phản xạ thoả mãn yêu cầu độ lệch chuẩn cho trong điều A.3.1.

 

 

A.3.4   Vị trí micrôphôn

Sử dụng ít nhất tám hành trình của micrôphôn từ tâm của nguồn âm thanh thử theo các hướng khác nhau, phù hợp nhất là các đường thẳng từ nguồn âm tới các góc phòng. Không sử dụng các đường gần với mặt sàn phản xạ.

A.3.5   Quy trình thử nghiệm

Hệ thống điện thanh mô tả trong các điều A.3.1 và A.3.2 phải hoạt động ở các tần số riêng biệt trên toàn dải tần số quan tâm của nguồn âm thanh cần thử. Với các tần số dưới 125Hz và trên 4000Hz phải đo tại các tần số trung tâm dải 1/3 octa. Đối với dải tần số từ 125Hz đến 4000Hz - đo tại dải octa.

Chú thích: Nếu như nguồn âm cần thử chỉ phát ra âm thanh dải rộng, có thể tiến hành với dải 1/3 octa hoặc octa thay cho các tần số riêng biệt.

Micrôphôn phải di chuyển liên tục theo các đường mô tả trong điều A.3.4 cho mỗi tần số thử nghiệm và ghi lại mức áp suất âm. So sánh các mức này với sự suy giảm xác định theo luật nghịch đảo bình phương. Tính sự khác nhau giữa mức áp suất âm thực tế và lý thuyết cho mỗi hành trình của micrôphôn ứng với mỗi tần số thử. Sự khác nhau này không được vượt quá giá trị cho trong Bảng 5 (ISO 3745: 1997).

Bảng 5. Sai lệch cho phép lớn nhất giữa mức áp suất âm lý thuyết và thực nghiệm

Kiểu phòng thử

Tần số trung tâm dải 1/3 octa, Hz

Sai lệch cho phép, dB

Phòng câm

£630

800 đến 5000

³6300

±1,5

±1,0

±1,5

Phòng nửa câm

£630

800 đến 5000

³6300

±2,5

±2,0

±3,0

Trong Bảng 5 quy định độ sai lệch cho phép lớn nhất đối với bán kính đo lường và khoảng không lớn nhất xung quanh nguồn âm thanh, theo đó để lựa chọn bề mặt đo lường phù hợp. Bề mặt đo lường nằm ngoài gần trường âm thực tế của nguồn ồn thử được xem là phù hợp. Nếu các yêu cầu trên không thoả mãn, phòng thử không đạt yêu cầu.


Phụ lục B

(Tham khảo)

DI CHUYỂN MICRÔPHÔN THEO ĐƯỜNG KINH TUYẾN

TRONG TRƯỜNG ÂM TỰ DO

 

Dưới đây là sơ đồ minh hoạ cách thức di chuyển của micrôphôn theo đường kinh tuyến trong trường âm tự do và sơ đồ khối mạch điện tương ứng (Hình B.1).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 

 

 

Hình B.1 Di chuyển micrôphôn theo đường kinh tuyến

       a) Sơ đồ cơ khí; b) Sơ đồ khối mạch điện.

 
 

 

 



Phụ lục C

(Tham khảo)

VỊ TRÍ MICRÔPHÔN TRONG TRƯỜNG ÂM TỰ DO

TRÊN MẶT PHẲNG PHẢN XẠ

 

Dưới đây là sơ đồ minh hoạ cách bố trí micrôphôn trong trường âm tự do trên mặt phẳng phản xạ (Hình C.1) và di chuyển micrôphôn theo đường ®ång trôc (Hình C.2).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Phụ lục D

(Quy định)

HƯỚNG DẪN TÍNH TOÁN CHỈ SỐ VÀ HỆ SỐ ĐỊNH HƯỚNG

 

D.1      Đối với trường âm tự do

Chỉ số định hướng DIi của nguồn âm thanh (dB) có thể tính từ phép đo trong trường âm tự do theo biểu thức sau:

                                                                              (1)

trong đó:             Lpi - mức áp suất âm (dB) đo theo hướng cần xác định DIi cách nguồn âm một khoảng r, m (với mức áp suất âm đối chiếu 20mPa);

Lpf - mức áp suất âm bề mặt (dB) trên hình cầu đo lường bán kính r (với mức áp suất âm đối chiếu 20mPa).

Hệ số định hướng Q của nguồn âm theo hướng xác định được xác định theo công thức sau:

Q = antilog10(DIi/10)                                                                 (2)

trong đó:      DIi - chỉ số định hướng tính theo biểu thức (1).

Chú thích: - Trong phòng câm và nửa câm chỉ số định hướng được tính theo biểu thức (1), ở đó Lpi là mức áp suất âm (dB) đo trên bề mặt đo lường theo hướng i và Lpf là mức áp suất âm trung bình trên bề mặt đo lường ở cùng khoảng cách.

D.2      Đối với trường âm tự do trên bề mặt phản xạ

Biểu đồ định hướng của nguồn âm thanh trong trường âm tự do trên bề mặt phản xạ thông thường phức tạp hơn nhiều so với trong trường âm tự do. Tuy nhiên, khi nguồn âm thanh đặt trên bề mặt phản xạ cứng, có thể tính được chỉ số định hướng và hệ số định hướng của nguồn âm thanh nếu xem bề mặt phản xạ như là một phần của nguồn âm thanh.

Chỉ số định hướng DIi của nguồn âm thanh (dB) được tính từ phép đo trong trường âm tự do trên bề mặt phản xạ theo biểu thức sau:

                                                                        (3)

trong đó:             Lpi - mức áp suất âm (dB) đo theo hướng cần xác định DIi ở khoảng cách r (m) từ nguồn âm;

Lpf - mức áp suất âm bề mặt (dB) trên hình cầu đo lường bán kính r (m).

 

 

 

 


Phụ lục E

(Tham khảo)

HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ PHÒNG THỬ NGHIỆM

 

E.1      Quy định chung

Để đạt được các yêu cầu của trường âm tự do, một phòng thử phải có:

-         Kích thước phù hợp;

-         Hấp thụ âm tốt trên toàn dải tần số quan tâm;

-         Không có các bề mặt phản xạ và các kết cấu cản trở âm thanh ngoại trừ những kết cấu có liên quan đến nguồn âm thanh thử;

-         Có mức ồn nền đủ thấp.

E.2      Kích thước của phòng thử

Theo quy định để có thể đo được trường âm xa của nguồn âm thanh, kích thước của phòng thử ít nhất phải lớn hơn kích thước của nguồn âm thanh 200 lần.

Chú thích:

-           Kích thước của phòng thử phải đủ lớn để có thể đặt micrôphôn ở vùng trường âm xa của nguồn ồn thử mà không quá gần các bề mặt hấp thụ âm của phòng thử;

-           Nếu không có quy định đặc biệt, có thể giả thiết trường âm xa bắt đầu ở khoảng cách 2a từ nguồn ồn thử (với a ký hiệu kích thước lớn nhất của nguồn ồn);

-           Bề mặt đo lường phải cách các bề mặt hấp phụ âm của phòng thử một khoảng ít nhất là l/4 (với l ký hiệu bước sóng tần số trung tâm của dải tần số quan tâm thấp nhất).

E.3      Hình dáng của phòng thử

Tỷ lệ chiều dài và chiều rộng của phòng thử phải phù hợp với những yêu cầu của điều A2 trong phụ lục A.

Chú thích: Khi khó lựa chọn bề mặt đo lường trong phòng thử, cho phép xoay hoặc di chuyển nguồn âm thanh trong phòng thử khi tiến hành đo, sao cho micrôphôn luôn ở trường âm xa của nguồn âm và không gần các bề mặt hấp thụ âm của phòng thử quá l/4.

E.4      Sự hấp thụ âm của phòng thử

Hệ số hấp phụ năng lượng âm thanh thẳng góc của tường và trần phải không nhỏ hơn 0,99 trên toàn dải tần số quan tâm (Vật liệu hấp thụ âm phải phân bố đồng đều trên bề mặt). Phải xử lý sàn nhà trong phòng câm tương tự như đối với tường và trần. đối với phòng bán câm, sàn nhà phải phẳng, rắn có hệ số hấp thụ năng lượng âm thanh thẳng góc không vượt quá trị số 0,06 trên toàn dải tần số quan tâm.

 

E.5      Vật liệu hấp thụ âm

Việc xử lý bề mặt được thực hiện bằng các kết cấu hình nêm hoặc chóp bằng vật liệu hấp thụ âm, gắn trên mặt tường bên trong phòng và hướng vào trong, tạo ra một khoảng không gian nhỏ đằng sau chúng. Chiều dài kết cấu của vật liệu hấp thụ âm phải lớn hơn l/4 (một phần tư bước sóng tần số trung tâm của dải tần số quan tâm thấp nhất).

E.6      Phản xạ không mong muốn

Phải đặt tất cả các vật thể và thiết bị không cần thiết ngoài phòng thử để tránh sự phản xạ âm thanh do các ống, thanh giằng, lưới làm việc, vỏ bọc, dây cáp, hoặc các kết cấu khác gây ra. Các ống rỗng phải được đổ đầy bằng vật liệu hấp thụ âm để tránh tạo ra tiếng vang.

E.7      Kết cấu sàn kiểu treo

Kết cấu sàn điển hình cho phòng câm là một tấm lưới bằng dây thép có đường kính khoảng 2,5mm, các mắt lưới có kích thước từ 2 đến 5cm.

E.8      Ồn nền

ảnh hưởng của ồn nền thường rất lớn ở tần số thấp. Để tiến hành thử nghiệm ở tần số thấp, phải xây xung quanh phòng câm một bức tường lớn và nâng toàn bộ kết cấu của phòng đặt trên một cơ cấu chống rung. ở tần số cao phải quan tâm loại bỏ các tạp âm điện.

E.9      Sự hấp thụ âm của không khí

đối với những phòng thử lớn, kích thước lớn hơn 200m3, phải hiệu chỉnh hệ số hấp thụ âm ở tần số cao do hiện tượng hấp thụ âm của không khí theo Tiêu chuẩn thích hợp (ví dụ ỤSẶ 9613-1).

 


 


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc

*****

*****

 

MÁY NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ THỦY LỢI - ĐÁNH GIÁ RUNG ĐỘNG CỦA MÁY - GÁ LẮP ĐẦU ĐO RUNG 10TCN 563-2003

Agricultural, forestry and irrigation machines - Ọvaluation of machine

vibration - Mechanical mounting of accelerometers

(Ban hành kèm theo Quyết định số:  46/2003/Qđ-BNN

Ngày 03 tháng 03 năm 2003)

1          Phạm vi áp dụng

1.1         Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và hướng dẫn phương pháp gá lắp đầu đo  rung động, sau đây gọi tắt là đầu đo.


1.2         Tiêu chuẩn  này chỉ áp dụng cho đầu đo, gá lắp trên bề mặt các bộ phận không quay của kết cấu chuyển động (minh hoạ trên Hình 1). Không áp dụng cho đầu đo rung kiểu không tiếp xúc và các đầu đo kiểu khác.

2          Tiêu chuẩn trích dẫn

·          10TCN 491: 2001. Máy nông lâm nghiệp và thuỷ lợi. Đánh giá rung động của máy. Phương pháp đo trên các bộ phận không quay tại hiện trường

·          ISO 5348: 1998. Rung và va đập cơ học - Lắp đặt cơ học đầu đo rung.

 

3          Thuật ngữ và định nghĩa

            Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau 

3.1       Thiết bị đo

Tổ hợp gồm đầu đo, khuyếch đại điện tử và hiệu chỉnh đáp tuyến tần số, chỉ thị giá trị... đại lượng đo rung động.

3.2       Đầu đo

Phần tử chuyển đổi đại lượng đo cơ học đầu vào (gia tốc, vận tốc rung hay độ chuyển dịch) thành đại lượng đầu ra (thường là tín hiệu điện) tỷ lệ với đại lượng đầu vào.

3.3       Đại lượng đo

            Đại lượng sử dụng để đo rung động, bao gồm:

-         Độ chuyển dịch D, biểu thị bằng mm hoặc mm;

-         Vận tốc rung v, biểu thị bằng mm/s;

-         Gia tốc rung a, biểu thị bằng m/s2.

Chú thích:

-         Giá trị hiệu dụng của vận tốc rung có quan hệ mật thiết với năng lượng rung động của máy quay thường được sử dụng để đánh giá rung động dải tần rộng.

-         Các đại lượng đo khác như độ chuyển dịch, gia tốc rung "đỉnh-đỉnh" cũng được xem xét sử dụng trong các trường hợp cụ thể thay vì giá trị hiệu dụng.

3.4       Dải tần số đo

              Dải tần số có độ rộng tương thích bao trùm toàn bộ phổ tần số rung động của máy được thử.

4          Yêu cầu kỹ thuật gá lắp

            Phải công bố chi tiết các đặc tính kỹ thuật của đầu đo về:

4.1         Bề mặt lắp đặt liên quan trực tiếp đến cơ cấu gá lắp được cung cấp kèm theo đầu đo như: độ nhám bề mặt, độ trực giao và độ sâu của lỗ gá lắp.

4.2       Kích thước hình học bao gồm

-         Vị trí trọng tâm của toàn bộ đầu đo;

-         Vị trí trọng tâm khối lượng chấn động theo phương gia tốc trọng trường của đầu đo.

4.3       Kỹ thuật gá lắp sử dụng để hiệu chuẩn đầu đo.

4.4         Mômen xoắn khuyến cáo gá lắp và mômen cực đại cho phép (gây nên thay đổi nhỏ hơn 2% trong dải tần số được sử dụng).

4.5       Giới hạn nhiệt độ đối với đầu đo và phụ kiện gá lắp.

4.6       Đặc tính cơ học liên quan trực tiếp đến:

-         Tổng khối lượng;

-         Vật liệu của đế;

-         Tần số cộng hưởng thấp nhất của đầu đo trước khi gá lắp (tần số riêng của đầu đo);

-         Khả năng đáp ứng tần số ở điều kiện lắp đặt xác định. Mô tả về vật liệu, kích thước và khối lượng cơ cấu mà trên đó lắp đặt đầu đo;

-         Độ nhạy lớn nhất theo phương ngang và tần số tương ứng.

4.7         Đường cong đáp ứng tần số của đầu đo ứng với kiểu gá lắp cơ học do nhà chế tạo quy định và mức độ ảnh hưởng của cơ cấu gá lắp đầu đo, nếu có.

-         Độ cứng vững dọc trục chuyển động (trạng thái bề mặt của kết cấu tại chỗ tiếp xúc với đầu đo và mômen xoắn cố định đầu đo);

-         Độ không cứng vững theo phương ngang trên đế gá lắp.

4.8       Đường kính, kiểu ren, vật liệu của các cơ cấu cố định đầu đo.

5          Phương pháp gá lắp

5.1       Yêu cầu chung

Đặc tính tối ưu của đầu đo chỉ đạt được khi tuân thủ đầy đủ các yêu cầu sau:

-         Đầu đo phải thực hiện trung thực chuyển động của kết cấu (đối tượng thử);

-         Sau khi đầu đo rung được lắp đặt, chuyển động của kết cấu thử bị thay đổi không đáng kể (có thể bỏ qua);

-         Tỷ số chuyển đổi giữa tín hiệu với chuyển động của đầu đo không bị thay đổi trong vùng làm việc gần tần số công hưởng của tổ hợp gá lắp.

5.2       Điều kiện gá lắp

Để đạt được các yêu cầu trong điều 5.1, cần phải đảm bảo:

-         Bề mặt gá lắp sạch và nhẵn để có thể cố định cứng vững đầu đo rung;

-         Lắp đặt đối xứng để đảm bảo nhiễu do gá lắp tạo ra là nhỏ nhất;

-         Khối lượng của đầu đo và phụ kiện gá lắp phải đủ nhỏ so với khối lượng động của kết cấu thử.

5.2.1   Dải tần số đo

5.2.1.1 Chỉ sử dụng đầu đo ở dải tần số thấp hơn 20% so với tần số cộng hưởng riêng (theo quy định của nhà chế tạo).

Chú thích: Đối với các đầu đo không giảm chấn có hệ số khuyếch cộng hưởng lớn hơn 30dB,  sai số phạm phải có thể được đảm bảo  không vượt quá vài phần trăm.

5.2.1.2 Ước lượng sai số gần đúng phải dựa trên cơ sở khối lượng rung lắc tuyến tính tương đương của hệ thống ứng với giá trị giảm chấn cho trước. 

Chú thích: Đối với các phép đo độ va đập (shock) riêng biệt, nếu tần số cộng hưởng của cơ cấu gá lắp lớn hơn chu kỳ xung va đập mười lần, có thể giảm sai số đo xuống tới vài phần trăm.

5.2.2   Mômen xoắn gá lắp

Khi gá lắp đầu đo bằng vít cấy, phải tuân thủ giới hạn mômen xoắn cho phép do nhà chế tạo quy định.

5.2.3   Cáp đo

Cố định cáp đo một cách thận trọng để tránh làm biến dạng vỏ đầu đo kiểu đầu nối đồng trục (Hình 2).

Chú thích: Nếu cáp bị nới lỏng quá có thể gây hiệu ứng điện - ma sát đối với đầu đo kiểu áp điện.

 

5.3       Xác định tần số cộng hưởng cơ cấu gá lắp đầu đo

Xác định gần đúng tần số cộng hưởng cơ cấu (đế) gá lắp đầu đo sao cho đảm bảo độ sai lệch tương thích giữa tần số cộng hưởng và tần số thử bằng các phương pháp sau

5.3.1   Phương pháp kích thích rung

Sử dụng khối thép chuẩn có hình dáng xác định, trọng lượng thích hợp và bề mặt nhẵn (ví dụ, theo ISO 5348:1998 khối thép không gỉ có khối lượng 180g).

Bước 1: Giám sát chuyển động của khối thép chuẩn bằng đầu đo rung có tần số cộng hưởng riêng cao hơn so với tần số cộng hưởng cơ bản của bản thân khối thép, gá lắp trên bề mặt tại vị trí gần sát đầu đo được thử.

Bước 2: Tạo lực kích thích bằng phương pháp điện động.

Bước 3: Nghiên cứu xác định ảnh hưởng của chất lượng vật liệu và bề mặt gá lắp bằng cách đưa các mẫu điển hình vào giữa bề mặt khối thép và đầu đo rung cần thử (Hình 3).

Chú thích: Đường cong đáp ứng tần số điển hình, minh hoạ trong các hình vẽ( từ Hình 5 đến Hình 10) phụ thuộc chủ yếu vào các tham số  nªu kèm theo.

5.3.2   Phương pháp kích thích va đập

5.3.2.1 Có thể sử dụng con lắc dao động để thử vật rơi và gõ búa bằng một trong các cách tạo kích thích va đập như sau:

a)        Thử theo kiểu con lắc: Gắn đầu đo vào khối đe tĩnh tại, treo theo kiểu con lắc. Khối búa cũng được treo tương tự để chuyển động tạo ra nhát gõ; hoặc

b)       Thử bằng vật rơi: Gắn đầu đo vào vật nặng tương tự như gắn vào vật thử thực, thả rơi tự do theo cơ cấu dẫn hướng dọc trục lên khối đe cố định để tạo va đập.

 

Chú thích:

-         Nếu không thể biểu diễn vật thử bằng khối lượng của khối đe hoặc búa, vật thử phải được chế tạo từ cùng loại vật liệu và có kích thước đủ lớn để mô tả gần đúng độ cứng vững của vật thử;

-         Nhát búa tác động gần chỗ gá lắp đầu đo trên cấu trúc thực có thể cung cấp các thông tin cần thiết, nếu sự cộng hưởng của kết cấu trong đối tượng đo là đủ nhỏ để có thể bỏ qua.

5.3.2.2 Tín hiệu ra của đầu đo ứng với va đập ở điều kiện thuận lợi có tần số cộng hưởng dạng xếp chồng (Hình 4). Đối với một số thử nghiệm cần phải tính toán năng lượng va đập (chọn chiều cao mà từ đó khối lượng thực hiện rơi tự do), độ cứng của bề mặt va chạm (thép hoặc phủ lớp chì) sao cho có thể thu nhận được chu kỳ thích hợp để biểu thị hiệu ứng cộng hưởng.

Chú thích:

-         Sử dụng thiết bị ghi dữ liệu hoặc kỹ thuật ghi biểu đồ sóng thích hợp để xác định tần số cộng hưởng thấp nhất, phát sinh trong quá trình va đập;

-         Những phương pháp này cũng đặc biệt thích hợp để nghiên cứu các tần số cao.

5.3.2.3            Lặp lại các thử nghiệm va đập thích hợp để thu nhận thông tin về độ ổn định gá lắp.

5.4.      Lựa chọn phương pháp gá lắp

5.4.1   Phải tuân thủ điều kiện gá lắp đầu đo theo quy định của nhà chế tạo.

5.4.2      Kiểm tra kỹ lưỡng bề mặt gá lắp để đảm bảo độ sạch, độ bằng phẳng và độ nhẵn cần thiết cho phương pháp gá lắp cụ thể dự kiến. Nếu không thoả mãn, phải gia công thêm bề mặt. 

Chú thích:

-         Bố trí chính xác  trục “nhạy cảm” của đầu đo và hướng đo để giảm thiểu sai số đo;

-         Sai số nói trên là khá lớn nếu chuyển động ngang lớn hơn chuyển động dọc trục;

-                   Phải mô tả trạng thái của bề mặt lắp đặt và phương pháp lắp đặt trong báo cáo kết quả thử nghiệm.

5.4.3      Xem xét lựa chọn phương pháp gá lắp đầu đo phù hợp với vị trí và điều kiện ứng dụng theo 10TCN 941-2001 và hướng dẫn trong Bảng 1.

 

Bảng 1.  Hướng dẫn lựa chọn phương pháp gá lắp đầu đo

Kiểu gá lắp

Tần số cộng hưởng

Nhiệt độ

Khối lượng đầu đo và độ cứng vững gá lắp

hệ số cộng hưởng Q

Mức độ yêu cầu về chất lượng (độ nhẵn) bề mặt gá lắp

Đai ốc

Keo dán có phụ gia

Sáp

Băng dính hai mặt

Gá lắp nhanh

Gá lắp chân không

Nam châm

Cầm tay

*)

Chú thích:  *) - tuỳ thuộc khoảng cách giữa tay cầm và bề mặt ®o.

            ký hiệu :                ●  cao ;           ◑  trung bình       ;   ○   thấp 

5.5       Gá lắp kiểu đai ốc

5.5.1      Bề mặt gá lắp phải được làm sạch, phẳng và nhẵn, đảm bảo độ lệch nhỏ hơn giá trị cho phép của nhà chế tạo. Trục của các lỗ lắp vít cấy phải vuông góc với bề mặt gá lắp.

5.5.2      Đảm bảo mômen xoắn lắp đặt cần thiết theo quy định của nhà chế tạo sao cho mối liên kết chắc chắn, không làm tăng sai số, không làm hư hại cho đầu đo.

5.5.3      Tạo lớp đệm mỏng bằng dầu hoặc mỡ bôi trơn giữa các bề mặt gá lắp sao cho đạt độ tiếp xúc và cứng vững tốt nhất (Hình 5).


5.5.4     Vít cấy phải không chạm đáy lỗ ren để tránh bị kênh, làm suy giảm độ cứng vững.

5.6       Gá lắp bằng keo dán

              Phương pháp này được sử dụng ở nơi kết cấu thử nghiệm không cho phép khoan lỗ hoặc cần thiết phải cách ly điện đầu đo, hoặc ở nơi bề mặt gá lắp không đủ phẳng.

Chú thích: Sử dụng liên kết đai ốc - keo dán, một đầu ăn vào mặt đế phẳng của đầu đo và đầu bên kia gắn vào kết cấu bằng keo dán.

5.6.1   Làm sạch bề mặt theo chỉ dẫn của nhà sản xuất keo dán.

5.6.2   Lớp keo dán mỏng phải đảm bảo vai trò của vòng đệm cứng.


5.6.3      Sử dụng các loại keo dán có phụ gia nhiệt cao (chịu nhiệt cực đại đến 800C), chất đông cứng đảm bảo duy trì tiếp xúc mềm bên trong để tạo ra tần số cộng hưởng thấp (Hình 6).

 

Chú thích:

-         Có thể tăng dải tần số đo của đầu đo bằng cách sử dụng keo dán cứng (có giá trị E và G cao), có độ giảm chấn thấp (n và p nhỏ hơn 0,01) và lớp gắn kết mỏng

-         Tần số cộng hưởng lắp đặt fc , được xác định theo công thức :

 trong đó :   Kc - độ cứng chịu nén liên kết của keo dán;

m - tổng khối lượng của đầu đo và cơ cấu gá lắp.

-         Độ cứng chịu nén phức hợp Kc của keo dán được xác định theo công thức:

trong đó:     E - môdun đàn hồi của keo dán;

h - tỷ số giảm đàn hồi của keo dán;

A, t - diện tích và độ dày của lớp keo dán.

-         Tần số cộng hưởng ngang fc của lớp keo gắn vào có thể được xác định theo công thức:

trong đó:            Ks - độ cứng dịch chuyển theo chiều ngang của lớp keo gắn vào: 

với:               G - modul bảo toàn ngang của keo dán;

b - tỷ số suy giảm tiếp tuyến ngang.

 

5.7       Phụ kiện gá lắp

5.7.1      Phụ kiện gá lắp, bao gồm cả các vít cấy cách điện được thiết kế chế tạo sao cho đảm bảo có khối lượng, mômen quán tính thấp, cứng và chắc chắn, đối xứng theo trục nhạy cảm.

5.7.2    Nên tránh sử dụng kết cấu nẹp, vòng móc (nếu có thể). Khi cần thiết, sử dụng khối kim loại nhỏ, cứng, gá lắp cứng vững vào kết cấu có lỗ khoan trên bề mặt nhẵn, hoặc rãnh chốt kiểu đai ốc.

Chú thích: Nếu bắt buộc sử dụng kết cấu nẹp  hoặc vòng móc phức tạp, phải nghiên cứu xác định chế độ và tần số rung của kết cấu bằng phương pháp thích hợp.

5.8       Các dạng gá lắp khác

              Có thể cố định chặt đầu đo bằng băng dính hai mặt chuyên dùng (Hình 7) - nhiệt độ cực đại đến 800C; bằng phụ kiện gá lắp từ hoá (Hình 9) - nhiệt độ cực đại đến 2050C; bằng lớp sáp mỏng (Hình 10) - nhiệt độ cực đại đến 400C; bằng phụ kiện gá lắp nhanh (Hình11) hoặc gá lắp kiểu chân không (Hình 12).

Chú thích :

-         Do giới hạn về biên độ và dải tần số của các phương pháp trên, trong trường hợp có nghi ngờ (không chắc chắn) phải nghiên cứu xác định dải tần số và biên độ cộng hưởng riêng cụ thể bằng phương pháp thực nghiệm thích hợp.

-         Tránh không sử dụng đầu đo rung kiểu cầm tay khi có thể (Hình 8).

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 


Chú thích:  Phải nghiên cứu thực nghiệm để xác định giới hạn tần số giới hạn trên (tần số cộng hưởng) và biên độ lớn nhất có thể đo được (không gây biến dạng tín hiệu đo) của tổ hợp cơ cấu gá lắp nhanh và đầu đo rung cụ thể liên quan. Không thể đưa ra biểu đồ chung về khả năng đáp ứng tần số .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc

*****

*****

 

MÁY NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ THỦY LỢI - MẠNG CUNG CẤP ĐIỆN VÀ THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN - YÊU CẦU CHUNG VỀ AN TOÀN 10TCN 564-2003

Agricultural, forestry and irrigation machines - Wiring and equipment for electrically driven or controlled - General requirements for safety

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 46/2003/QĐ-BNN

Ngày 03 tháng 03 năm 2003)

 

1          Phạm vi áp dụng

1.1       Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và an toàn cho người và thiết bị đối với mạng cung cấp (tính từ điểm nối với nguồn lưới điện), các  thiết bị điện dùng trong nông lâm nghiệp, thuỷ lợi và các lĩnh vực liên quan.

1.2         Tiêu chuẩn này áp dụng cho các thiết bị điện làm việc trong mạng điện có điện áp từ 30V đến 1000V.

1.3         Tiêu chuẩn này không đề cập đầy đủ các yêu cầu an toàn. Khi cần thiết phải sử dụng thêm các tiêu chuẩn, văn bản pháp quy bổ sung cho phù hợp với Điều kiện cụ thể để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và thiết bị.

2          Tiêu chuẩn trích dẫn

·          ISO 12374: 1995. Thuỷ lợi - Mạng cung cấp, truyền động và điều khiển điện máy thuỷ lợi.

·          TCVN 3144 - 79. Sản phẩm kỹ thuật điện - Yêu cầu chung về an toàn.

·          IEC 173: 1964. Màu của dây dẫn trong cáp và dây dẫn đơn mềm

·          IEC 529: 1989. Cấp của vỏ bọc bảo vệ (mã IP).

3          Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1       Tủ điều khiển chính

Tủ điện chứa bộ điều khiển động lực và các thiết bị điều khiển khác.

3.2       Máy chính

Máy được cung cấp nguồn điện trực tiếp từ bộ điều khiển động lực.

3.3       Tủ điều khiển phụ

Tủ điện chứa các thiết bị điều khiển phụ trợ như các bộ điều khiển động cơ, rơle, chuyển mạch và máy biến áp không thuộc tủ điều khiển chính.

Chú thích: Hộp đấu nối không được xem là tủ điều khiển phụ.

3.4       Máy phụ

Tất cả các máy, ngoại trừ máy chính.

3.5       Biến áp cách ly

Biến áp chuyên dùng để cách ly phụ tải điện khỏi lưới cung cấp điện.

3.6       Dây động lực

Dây dẫn cung cấp năng lượng điện từ bộ cách ly điện đến động cơ truyền động.

3.7       Dây dẫn phụ

Dây dẫn không thuộc đường dây động lực.

3.8       Dây điều khiển

Dây dẫn tín hiệu điện điều khiển tới phụ tải điện.

3.9        Chất chống ẩm

Vật liệu nạp đầy bên trong, ngăn cản sự tích tụ và lan truyền hơi nước trong cáp điện.

3.10    Khả năng dẫn dòng

Dòng điện cho phép đi qua dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu, tiết diện của dây dẫn và vật liệu cách điện.

3.11    Liên kết điện

Mối nối giữa các chi tiết kim loại đảm bảo độ dẫn điện tin cậy cần thiết.

3.12    Mối nối kim loại - kim loại

Chi tiết kim loại được gắn vào vỏ máy bằng bu lông hoặc vít đảm bảo tiếp xúc tốt nhằm tạo mối liên kết điện.

3.13    Bộ cách ly điện

Phương tiện dùng để ngắt nguồn cung cấp tại điểm nối điện vào máy.

3.14    Bộ góp điện

Tổ hợp các vành trượt, truyền năng lượng điện từ vật dẫn điện đứng yên sang vật dẫn điện chuyển động quay.

3.15    Máng đi dây

Máng kín (được thiết kế riêng) để giữ và bảo vệ các dây dẫn, cáp điện hoặc thanh cái.

3.16    Thiết bị mặt trước

Thiết bị có thể tháo ra và lắp vào để thay thế hoặc nối mạch điện từ phía trước của tủ điện  mà không cần tháo các bảng mạch phụ, thiết bị khác hoặc nắp tủ phía sau để tiếp cận tới các phần tử nằm ẩn bên trong.

3.17    Nối đất

Nối một cách chủ định các bộ phận không mang điện với đất (điện cực tiếp đất hay vật tương đương mang điện thế của đất).

3.18    Điện cực tiếp đất

Vật dẫn hay nhóm các vật dẫn điện (kim loại) liên kết điện với nhau nằm trong đất, có cùng điện thế với đất.

3.19    Dây đất

Dây dẫn trong mạch điện được nối đất một cách chủ định.

3.20    Dây nối đất

Dây dẫn dùng để nối đất các chi tiết kim loại không mang điện của máy.

3.21    Khả năng tiếp cận

Khả năng tháo mở nhanh để bảo trì và sửa chữa.

3.22    Chống tác động của khí hậu

Thiết bị có kết cấu hoặc được bảo vệ chống tác động của khí hậu sao cho có thể vận hành tốt trong điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, không khí ...) xác định.

4          Yêu cầu chung

Trang thiết bị điện phải được thiết kế, lựa chọn và lắp đặt thích hợp sao cho:

a)        Không gây tác động xấu hay nguy hiểm qua lại trong quá trình lắp đặt, vận hành "đóng" và "cắt" điện.

b)       Tránh tác động xấu từ môi trường và điều kiện làm việc.

c)       Tuân thủ các yêu cầu chung về an toàn sản phẩm kỹ thuật điện theo TCVN 3144 - 79 hoặc hướng dẫn của nhà chế tạo phù hợp với cấp bảo vệ.

4.1       Điều kiện vận hành

Trang thiết bị điện và dây dẫn phải đảm bảo hoạt động đúng chức năng và tính năng kỹ thuật được thiết kế

4.1.1      Điện áp làm việc của trang thiết bị điện phải phù hợp với lưới cung cấp điện.

Chú thích: - Chỉ  sử dụng lưới cung cấp điện ba pha ba dây (trung tính cách ly) hoặc biến thế một pha cách ly trong các nhà xưởng sản xuất, chế biến và ở nơi ẩm thấp khi nối đất an toàn các thiết bị điện được kết hợp đảm bảo duy trì độ cách điện cần thiết hoặc có máy cắt bảo vệ.

4.1.2      Trang thiết bị điện phải có khả năng làm việc dài hạn với dòng điện thiết kế định mức và có thể chịu quá tải trong khoảng thời gian cho phép theo đặc tính của thiết bị bảo vệ. Dòng điện làm việc tương đương được xác định phụ thuộc chế độ làm việc điển hình theo điều 4.11.1 và 4.11.2.

4.1.3      Tần số định mức làm việc của thiết bị điện phải tương thích với tần số dòng điện trong mạng cung cấp điện tương ứng.

4.1.4      Đặc tính công suất của trang thiết bị điện phải phù hợp với điều kiện vận hành và mức độ tải làm việc thực tế.

4.2.      Bộ cách ly điện

Phương tiện (cơ cấu) bảo vệ chống quá dòng phải có khả năng cách ly máy hoặc thiết bị khỏi lưới nguồn tại điểm nối điện.

4.3.      Tủ điện

4.3.1. Tủ điện lắp đặt trong nhà phải có cấp bảo vệ IP33 và ngoài trời - IP44 tương ứng theo IEC 529: 1989 (Phụ lục A), nếu không có yêu cầu cao hơn.

4.3.2      Cửa vào/ ra của tủ điện phải thoả mãn quy định tại điều 4.3.1 và phải được bảo vệ, ngăn ngừa khả năng xâm nhập của nước và các vật lạ, tránh gây ô nhiễm tại các điểm nối điện.

4.3.3      Tủ điện phải có kích thước tương thích với kích thước của các thiết bị lắp đặt bên trong và đảm bảo khoảng không gian cách điện cần thiết, phù hợp với mức điện áp làm việc.

4.3.4   Móc, quai treo và các chi tiết liên kết khác phải được gắn chặt vào một trong các bộ phận chịu lực chắc chắn, nếu sử dụng.

4.3.5               Tủ điện phải được bố trí, lắp đặt ở nơi thuận lợi và an toàn cho người vận hành, tránh khả năng va chạm cơ học và sự cố.

4.4       Khoá liên động

Bố trí khoá bảo vệ liên động ở nơi sung yếu, dễ xảy ra sự cố nguy hiểm cho người và thiết bị. Khoá liên động phải cắt điện toàn bộ máy khi cần thiết, nếu việc dừng máy đột ngột không gây nguy hiểm.

4.5       Tự khởi động lại và khởi động từ xa

4.5.1      Phải đảm bảo để quá trình tự khởi động lại chỉ được phép thực hiện khi nguồn cung cấp một pha/ ba pha và áp suất chất lỏng cần thiết đã được phục hồi trở lại (đối với máy bơm, máy, thiết bị có đặc điểm tương tự) sau khi bị ngắt. "Tự khởi động lại" không có chức năng đảo chiều chuyển động của máy tại các điểm xác định.

4.5.2      Phải gắn biển báo an toàn trên các máy có chức năng tự khởi động lại hoặc khởi động từ xa để chỉ rõ khả năng của máy.

4.5.2.1 Biển báo an toàn (theo quy định ở điều 11) phải được gắn trực tiếp trên bộ cách ly điện của máy hoặc, nếu bộ cách ly điện nằm trong tủ điều khiển này hoặc ở gần đó - phải gắn biển báo trên tủ điều khiển chính .

4.5.2.2 Ngôn ngữ và kích thước của biển báo phải tuân thủ quy định trong điều 11.

4.6       Dấu hiệu nhận biết

Tất cả các dây dẫn trong tủ điện phải được đánh số rõ ràng hoặc dùng mã màu để đánh dấu theo điều 9.6.

4.7       Biến áp

Phải sử dụng biến áp cách ly, dây dẫn và thiết bị điều khiển có bảo vệ quá dòng thích hợp.

4.8       Đầu nối và dây dẫn

Đầu nối điện phải có kích thước, kiểu và cỡ phù hợp với đầu dây dẫn nối tới chúng và phù hợp với mức điện áp, dòng điện truyền tải trên dây dẫn.

4.9       Thiết bị điều khiển

Các thiết bị điều khiển như rơle, công tắc hành trình, v.v. phải có tính năng kỹ thuật phù hợp với mục đích sử dụng và phải chịu được điện áp và dòng điện làm việc thực tế.

4.10    Thiết bị bề mặt tủ điều khiển

Thiết bị gắn trên bề mặt tủ điều khiển phải là loại thiết bị có thể gá lắp và nối dây từ phía mặt trước để thuận lợi cho việc lắp đặt cũng như vận hành và bảo dưỡng.

4.11    Dòng điện

4.11.1             Máy phụ

Nếu máy có nhiều động cơ và các động cơ riêng biệt được điều khiển bằng các thiết bị chuyển mạch tương ứng, làm việc theo chế độ ngắt quãng (không luân phiên chu kỳ) thì dòng điện liên tục và dòng điện lớn nhất được xác định theo ISO 12374:1995 (Phụ lục B).

4.11.2             Máy chính

Nếu máy có nhiều động cơ và các động cơ riêng biệt được điều khiển bằng các thiết bị chuyển mạch tương ứng, làm việc theo chế độ luân phiên chu kỳ và chế độ ngắt quãng. Khi đó, dòng điện liên tục và dòng điện lớn nhất được xác định theo ISO 12374:1995 (Phụ lục B).

5          Nối đất

5.1       Dây nối đất

Dây nối đất cho máy phải là dây dẫn độc lập.

Chú thích:

-           Không sử dụng dây  nối đất cho các mục đích khác;

-           Có thể để trần hoặc bọc cách điện dây  nối đất theo điều 9.6.2.1.

5.1.1      Nối vỏ máy, thiết bị trong tủ điều khiển chính và trong tủ điều khiển phụ với dây nối đất.

5.1.2      Dây nối đất, dây dẫn động lực, dây điều khiển và dây dẫn phụ phải được bố trí nằm trong máng, vỏ hoặc ống bảo vệ.

5.1.3      Dây nối đất phải có khả năng dẫn dòng lớn hơn so với dây động lực trong mạch điện liên quan.

5.2       Kết nối kim loại - kim loại

Kết nối kim loại - kim loại giữa bộ phận đã được nối đất với bộ phận không mang điện của máy được xem là đường dẫn nối đất thích hợp.

5.3       Vỏ bọc cáp và ống kim loại

Phải nối đất vỏ bọc cáp bằng kim loại hoặc ống kim loại, nếu sử dụng.

Chú thích: Không dùng vỏ bọc kim loại của cáp điện,  các ống kim loại làm dây nối đất chính.

5.4       Khung động cơ và các bộ phận kim loại

Phải nối đất khung động cơ, các bộ phận kim loại hở không mang điện có thể bị rò điện.

5.5       Khung kim loại của các thiết bị điện

Khung kim loại của các thiết bị chuyển mạch, cuộn hút, hộp đầu nối và các bộ phận kim loại hở không mang điện phải được nối điện với dây nối đất.

Chú thích: Trong mạch phân nhánh về rơle, bộ điều khiển v.v, cho phép giảm kích thước dây nối đất xuống bằng dây động lực, dây điều khiển hoặc dây dẫn phụ từ chỗ rẽ nhánh tương ứng.

5.6       Máy có điểm nối đất cố định

Nếu máy có điểm nối đất cố định, phải đảm bảo tạo đường dẫn tin cậy tới điện cực tiếp đất bằng dây nối đất của máy.

5.6.1      Biển báo hiệu phải được gắn cố định ở chỗ dễ thấy trên tủ điều khiển chính để chỉ dẫn điểm cần thiết nối đất.

5.6.2      Phải đưa ra khuyến cáo cụ thể, hướng dẫn lắp đặt hoặc kết nối với điện cực tiếp đất trong tài liệu hướng dẫn lắp đặt và vận hành máy.

5.7       Nối đất chung

Sử dụng đầu nối điện chuyên dùng để nối chung toàn bộ dây nối đất.

 

6          Tủ điều khiển chính

6.1       Vỏ tủ

Vỏ của tủ điều khiển chính phải thoả mãn các yêu cầu trong điều 4.3. Không cho phép sử dụng vỏ tủ điện làm máng đi dây.

6.2       Bộ cách ly điện

6.2.1      Nếu chưa có bộ cách ly điện bên trong hoặc nằm gần tủ điều khiển chính của máy, phải bố trí bổ sung cơ cấu cách ly có khả năng đưa máy về trạng thái cắt "OFF", khi cần thiết.

6.2.2      Nếu tủ điều khiển chính đặt xa máy, phải bố trí cơ cấu cách ly có khả năng đưa máy về trạng thái cắt "OFF" để ngắt tất cả các nguồn điện áp nuôi bằng và lớn hơn 30V.

6.2.3      Phải bố trí khoá liên động giữa cánh tủ với tủ điều khiển để đảm bảo an toàn khi tiếp cận mà không cần ngắt nguồn cung cấp của tủ điều khiển có chứa phương tiện cách ly điện.

              Chú thích: -Không bắt buộc phải bố trí khoá liên động đối với cánh tủ điều khiển trong trường hợp phương tiện cách ly điện được bố trí gần tủ điều khiển và khi các bộ phận mang điện khó tiếp cận (không để hở).

6.2.4      Nếu tủ điện có hai hay nhiều nguồn cung cấp khác nhau, cho phép không sử dụng phương tiện cách ly điện đối với nguồn cung cấp điện áp phụ thấp (bằng hoặc nhỏ hơn 30V) với công suất tương ứng không vượt quá 1000VA.

6.3       Cánh cửa

Phải bố trí cơ cấu hãm cơ khí để khi đóng hoặc mở cửa tủ điện kiểu bản lề, không làm căng các dây dẫn và các đầu nối bên trong hoặc trên cửa tủ. Cố định chắc chắn dây dẫn và đầu nối bên trong hoặc trên cánh cửa, sao cho các dây dẫn chỉ bị uốn cong tại các điểm cố định mà không bị uốn tại các đầu nối dây.

6.4       Đầu nối điện

6.4.1      Sử dụng đầu cắm và ổ cắm tiêu chuẩn hoá phù hợp với điện áp lưới nguồn, dòng điện và môi trường để tránh hư hỏng do mất tiếp xúc.

6.4.2      Phải đảm bảo tính không lắp lẫn của các ổ cắm không có cùng thông số điện áp và dòng điện.

Chú thích:

-           Cho phép lắp lẫn các đầu và ổ cắm khi chúng được sử dụng cho cùng một mục đích và không ảnh hưởng đến hoạt động hoặc an toàn của máy.

-           Không cho phép để đầu cắm và ổ cắm có bộ phận hở mang điện lộ ra ngoài ở trạng thái chờ (chưa kết nối).

 

6.5       Thiết bị điều khiển

6.5.1      Phải đánh dấu rõ ràng chức năng các thiết bị điều khiển như: chuyển mạch chọn chức năng, điều khiển khởi động hoặc dừng máy.

6.5.2      Nút chuyển mạch chọn chức năng và đèn báo hiệu lắp đặt bên ngoài tủ điều khiển phải thoả mãn các yêu cầu theo điều 4.3.2.

6.5.3      Phải sử dụng màu đỏ cho nút ấn dừng "STOP". Không dùng nút ấn màu đỏ cho các chức năng khác.

6.5.4      Thiết bị điều khiển phải được bảo vệ đối với sự cố bất ngờ trong vận hành và khi máy chuyển động.

6.6       Bảo vệ quá dòng

6.6.1      Thiết bị bảo vệ quá dòng phải đảm bảo đúng kiểu cỡ và thông số phù hợp với yêu cầu và chức năng đảm nhận.

6.6.2      Thiết bị bảo vệ quá dòng mạch chính phải có cầu chảy với thông số thích hợp (một hoặc hai phần tử) đồng bộ với các khối và hộp giữ cầu chảy.

6.7       Chế độ ngắt quãng

Nếu máy hoạt động ở chế độ ngắt quãng, bộ điều khiển trong tủ điều khiển chính phải có khả năng đóng/ cắt dòng điện lớn nhất (hoặc dòng điện liên tục), xác định theo điều 4.11.1 và 4.11.2.

6.8       Sơ đồ mạng điện

Phải gắn sơ đồ mạng điện của máy trong tủ điều khiển chính để có thể tiếp cận, nhận biết dễ dàng và chính xác các phần tử của mạch.

6.9       Nhãn thông tin

Tủ điều khiển chính phải có nhãn công bố:

-           Tên nhà sản xuất;

-           Điện áp, số pha và tần số của nguồn điện cung cấp theo thiết kế;

-           Dòng điện định mức của thiết bị bảo vệ quá dòng mạch động lực.

7          Tủ điều khiển phụ

7.1       Vỏ tủ

Vỏ của tủ điều khiển phụ phải thoả mãn các yêu cầu trong điều 4.3. Tủ điều khiển phải được bảo vệ tránh bị mở cánh hoặc xê dịch trong khi máy đang hoạt động bình thường.

 

7.2       Bộ cách ly điện

Phải bố trí phương tiện cách ly điện khi

a)        Tủ điều khiển có nhiều rơle, bộ điều khiển, chuyển mạch v.v.;

b)       Tủ điều khiển có nhu cầu bảo dưỡng hoặc sửa chữa;

c)       Tủ điều khiển đặt cách xa bộ cách ly điện quá 9m.

7.3       Biển báo an toàn

Phải gắn biển cảnh báo khả năng rò điện áp nguy hiểm trên mỗi tủ điều khiển phụ. Ngôn ngữ và kích thước của biển báo an toàn phải tuân thủ các quy định trong điều 11 để giảm thiểu nguy cơ sự cố, kể cả khi các yêu cầu trong điều 7.2 đã được thoả mãn.

8          Động cơ điện và thiết bị điều khiển

8.1       Động cơ điện

8.1.1      Động cơ điện phải có kết cấu hoặc được bảo vệ chống sự xâm nhập, tác động từ bên ngoài của súc vật...và hoạt động bình thường trong môi trường làm việc ở nhiệt độ đến 400C và độ ẩm không khí tương đối đến 95%, nếu không có yêu cầu cao hơn.

8.1.2      Nhà chế tạo phải gắn nhãn bổ sung trên động cơ để chỉ rõ kiểu thiết kế và ứng dụng đặc biệt như khả năng chống ăn mòn đối với môi trường và điều kiện vận hành cụ thể(nếu có),  bên cạnh tấm nhãn chính.

8.1.3      Bố trí hộp đầu nối ở nơi thuận lợi để dễ tiếp cận với điểm nối đất của khung máy bên trong. Thể tích của hộp đầu nối phải không nhỏ hơn 200cm3 và kích thước dài của nắp hộp không nhỏ hơn 50mm.

Chú thích:

-           Đối tượng được hãm bằng chốt hoặc giữ bằng khoá liên động cơ khí hay các thiết bị tương tự được xem là dễ tiếp cận.

             -      Nếu nắp bảo vệ bên ngoài gắn vào bằng hai hoặc nhiều liên kết đai ốc, được xem là khó tiếp cận .

8.1.4      Phải gắn biển báo an toàn (theo quy định tại điều 11) trên các máy có khả năng khởi động lại hoặc khởi động từ xa.

8.2       Thiết bị điều khiển

8.2.1      Ghi nhãn

Thiết bị điều khiển động cơ phải được ghi nhãn, bao gồm:

-           Tên, đặc điểm nhận dạng của nhà sản xuất;

-           Điện áp, công suất định mức;

-           Cấp bảo vệ IP, các thông số liên quan cần thiết để xác định sự phù hợp đối với động cơ và lĩnh vực sử dụng.

8.2.2      Bảo vệ quá dòng cho động cơ

8.2.2.1 Phải bảo vệ quá dòng cho động cơ, bộ điều khiển động cơ và cáp động lực để tránh gây quá nhiệt khi động cơ làm việc quá tải hay do sự cố khi khởi động.

8.2.2.2 Thiết bị bảo vệ quá dòng cho động cơ phải được căn chỉnh, đặt với giá trị nhỏ hơn giá trị lớn nhất cho phép để có hiệu quả bảo vệ tốt nhất.

8.2.2.3 Số lượng tối thiểu và nơi bố trí các thiết bị bảo vệ quá dòng cho động cơ quy định trong Bảng 1.

Bảng1.  Thiết bị bảo vệ quá dòng cho động cơ

 

Loại động cơ

 

Hệ thống lưới điện cung cấp

Thiết bị bảo vệ quá dòng         (cuộn dây nhả/ rơle)

Số lượng tối thiểu

Nơi lắp đặt

Xoay chiều một pha hoặc một chiều

Mạng hai dây: Xoay chiều một pha hoặc một chiều với một dây nối đất

1

Dây dẫn không nối kết

Mạng ba dây: xoay chiều một pha hoặc một chiều với trung tính nối kết

1

Một trong các dây dẫn không nối kết

Xoay chiều ba pha

Bất kể nguồn ba pha nào

3

Một thiết bị trên mỗi pha

8.2.2.4 Cho phép sử dụng các thiết bị hoặc hệ thống bảo vệ nhiệt gắn trong động cơ, hoặc bảo vệ nhiệt độ và dòng điện của động cơ thay cho các khối bảo vệ quá tải gắn bên ngoài. Thiết bị hoặc hệ thống bảo vệ nhiệt phải có khả năng bảo vệ động cơ cả trong trường hợp điện áp lưới thấp và khởi động lại khi rotor bị kẹt.

8.2.2.5 Chức năng tự động phục hồi của thiết bị bảo vệ quá dòng phải đảm bảo để không khởi động lại động cơ, nếu không an toàn hoặc có nguy cơ làm hỏng máy.

9          Dây dẫn điện

9.1       Quy định chung

9.1.1      Toàn bộ dây dẫn phải được bố trí trong tủ điện, máng đi dây hoặc có vỏ bọc cáp.

9.1.2      Đối với dây dẫn nằm trong đất cách bề mặt đến 2,6m phải bảo vệ chống tác động của súc vật, tác động vật lý của môi trường bằng cách sử dụng các ống bọc kim loại cứng, ống kim loại mềm có chất lỏng bảo vệ, sử dụng cáp có vỏ bọc kim loại hoặc các phương pháp thích hợp khác.

9.1.3      Cho phép sử dụng kết cấu vỏ máy để bảo vệ cơ khí cho dây dẫn, khi có thể.

9.2       Kiểu cỡ

9.2.1      Kiểu cỡ dây dẫn động lực phải được chọn theo chế độ tải cho phép với điện áp lớn nhất cao hơn điện áp thiết kế cho động cơ 5% và nhỏ nhất - thấp hơn điện áp thiết kế 10%. Từ đó tính dòng điện trung bình và cực đại liên tục theo điều 4.11.1.a và 4.11.2.a.

9.2.2      Kiểu cỡ dây dẫn điều khiển và dây dẫn phụ phải có đủ khả năng chịu toàn bộ tải (tổng các dòng điện) theo yêu cầu của các thiết bị phục vụ, không nhỏ hơn giá trị quy định trong Bảng 2.

Bảng 2. Khả năng mang dòng của dây điều khiển và dây dẫn phụ                                                bằng đồng với cấu trúc dây dẫn đơn

Tiết diện danh định, mm2

Điện trở lớn nhất trên một dơn vị độ dài ở 200C, W/km

Khả năng chịu dòng

Số sợi xoắn ít nhất trong một dây

Cáp hoặc máng cáp, A

Tủ điện điều khiển, A

0,2

109

2

2

7

0,3

54

3

3

7

0,5

36

5

5

7

0,75

24,5

7

7

7

1

18,1

10

10

7

1,5

12,1

15

20

7

2,5

7,41

20

25

7

4

4,61

30

40

7

6

3,08

40

55

7

Chú thích: Không sử dụng dây dẫn nhỏ hơn 0,75mm2 cho các mục đích khác ngoài các thiết bị điều khiển điện tử bán dẫn có dòng điện tiêu thụ bằng hoặc nhỏ hơn 1mA.

9.2.3      Dây cung cấp điện cho động cơ phải có khả năng chịu dòng không nhỏ hơn 125% dòng điện ở chế độ đủ tải của động cơ.

9.3       Lõi dây

9.3.1      Phải sử dụng cấu trúc dây dẫn nhiều sợi cho dây dẫn điện từ nguồn cung cấp, dây liên lạc giữa các bộ điều khiển và các thiết bị phụ trợ bố trí phân tán xung quanh máy.

9.3.2      Toàn bộ dây động lực, dây điều khiển và dây dẫn phụ phải là dây dẫn bằng đồng nhiều sợi qua xử lý nhiệt với số sợi xoắn tối thiểu theo quy định trong Bảng 2.

9.3.3      Không gập đầu dây dẫn cứng đơn để làm kết cấu đầu nối.

9.4       Cách điện

9.4.1      Cách điện của dây dẫn phải có khả năng chống cháy, chống ẩm, chống ăn mòn, đảm bảo làm việc bình thường trong dải nhiệt độ từ 00C đến 600C và duy trì các thông số định mức ở khu vực ẩm ướt có nhiệt độ không thấp hơn 750C.

9.4.2      Đối với lưới cung cấp điện xoay chiều đến 1000V / 50Hz, dây nối điện liên kết các phần tử trong tủ điện phải có điện áp định mức không nhỏ hơn điện áp lớn nhất được sử dụng.

9.4.3      Tất cả các dây dẫn nằm trong tủ điện phải được bọc cách điện.

Chú thích: Cho phép để trần dây nối đất.

9.4.4      Dây dẫn trong một cáp hoặc trong cùng ống bảo vệ có điện áp làm việc khác nhau, phải có cách điện chịu được điện áp làm việc cao nhất trong cáp hoặc trong ống bảo vệ tương ứng.

Chú thích: Dây điều khiển hoặc dây dẫn phụ có thể có điện áp cách điện nhỏ hơn nếu chúng nằm trong một cáp riêng có vỏ bảo vệ bên ngoài phù hợp với điện áp lớn nhất của dây dẫn động lực trong cáp hoặc trong ống dẫn và cách điện của các dây dẫn nằm trong vỏ bảo vệ cáp phải phù hợp với điện áp lớn nhất sử dụng trong cáp đó.

9.5       Vỏ bọc

Vỏ bọc cáp, không cần phải có đặc tính chống cháy nếu cáp điện được gắn vào khung kim loại và làm việc dưới hệ thống phun nước. Tuy nhiên, vỏ cáp phải chịu được tác động của ánh nắng, độ ẩm và sự ăn mòn, có độ bền cơ học và khả năng chịu uốn nhất định và phải phù hợp với dải nhiệt độ từ 00C đến 600C (nếu không có yêu cầu đặc biệt). Sử dụng các chất chống ẩm để bảo vệ chống thấm nước bên trong cáp.

Chú thích: Vỏ bọc cáp phải có kết cấu đầu nối thích hợp, đảm bảo liên kết cơ học cứng vững, chống ảnh hưởng môi trường và có thể lắp đặt bằng bộ dụng cụ tiêu chuẩn.

9.6       Dấu hiệu nhận biết

9.6.1      Quy định chung

Tất cả dây dẫn trong tủ điện phải có dấu hiệu nhận dạng thống nhất theo một quy tắc nhất định tại các đầu nối cho máy xác định. Các dây dẫn không nối đất có cùng đặc điểm nhận dạng phải được nối vào cùng một mạch điện.

9.6.2      Mã màu và nhận biết

9.6.2.1 Có thể để trần dây nối đất hoặc bọc bằng vỏ cách điện xen kẽ sọc màu xanh lá cây và sọc vàng bao phủ bề mặt cách điện của dây dẫn.

Chú thích: Bề rộng  dải sọc của một trong hai màu xác định có thể chiếm từ 30% đến 70% của dải rộng chung là 15mm.

9.6.2.2 Dây đất phải mang màu trắng hoặc xám tự nhiên. Khi các dây đất của các hệ thống khác nhau nằm trong cùng một cáp hoặc ống dẫn, chúng có thể được phân biệt bằng màu trắng với sọc màu bất kỳ khác với màu xanh lá cây theo IEC173: 1964.

9.6.2.3 Nếu dùng mã màu cho dây dẫn động lực: màu đen, đỏ và xanh dương quy định dùng cho các dây không nối đất.

9.6.2.4 Trong hệ thống có điện áp khác nhau phải sử dụng dây dẫn có các màu khác nhau.

10        Vành góp điện

10.1    Vỏ bảo vệ

10.1.1   Vỏ bảo vệ cho vành góp điện phải thoả mãn các yêu cầu trong điều 4.3.

10.1.2   Không bắt buộc phải có khoá liên động đối với vỏ bảo vệ vành góp điện.

10.2    Khả năng dẫn dòng

10.2.1   Các vành góp truyền dòng điện động lực phải chịu được dòng điện liên tục không nhỏ hơn giá trị xác định theo 4.11.

10.2.2   Các vành góp điều khiển và phụ trợ phải chịu được dòng điện liên tục không nhỏ hơn 125% dòng ở chế độ đủ tải  của thiết bị có công suất lớn nhất cộng thêm dòng đủ tải của tất cả các thiết bị còn lại.

10.2.3   Khả năng mang dòng của vành góp nối đất ít nhất phải bằng với khả năng của vành góp có dòng lớn nhất trong nhóm.

10.2.4   Khi các vành góp hoặc đầu nối vành góp có khả năng mang dòng không giống nhau, mỗi vành hoặc đầu nối phải được đánh dấu và chỉ rõ khả năng mang dòng.

11        Biển báo an toàn

Biển báo an toàn phải tuân thủ theo TCVN2572 - 78.

11.1    Ngôn ngữ

Biển báo an toàn phải dùng ngôn ngữ tiếng Việt, diễn đạt xúc tích và rõ ràng.

Chú thích: Cho phép sử dụng tiếng Anh hay ngôn ngữ thích hợp để bổ sung khi cần thiết.

11.2    Biển báo "tự khởi động"

11.2.1   Biển báo an toàn cho việc "tự khởi động" yêu cầu trong điều 4.5.2 phải có hình dạng như trong Hình 1.

    


11.2.2   Phần bên trên của biển báo phải có biểu tượng cảnh báo, tiếp theo là chữ "Chú ý" viết bằng chữ hoa màu đen trên nền da cam. Phần bên dưới cho các chữ còn lại dùng chữ hoa màu trắng trên nền đen hoặc ngược lại.

Chú thích: Lời giải thích ở phần bên dưới biển báo có thể dùng chữ thường.

11.3    Biển báo tủ điều khiển phụ

11.3.1   Biển báo an toàn của tủ điều khiển phụ quy định trong điều 7.4 phải có hình dạng như trong Hình 2.

11.3.2  Phần bên trên của biển báo này phải có biểu tượng cảnh báo, tiếp theo là chữ "Nguy hiểm" viết bằng chữ hoa màu trắng trên nền đỏ. Phần bên dưới cho các chữ còn lại phải có đơn vị đo “Vôn" viết bằng chữ hoa, đằng trước là giá trị số chỉ mức điện áp thiết kế của máy như đã ghi trên tấm nhãn máy (điều 6.9). Các chữ còn lại cũng là chữ hoa.

Chú thích:

-           Cho phép biểu diễn đơn vị đo “Vôn” bằng ký hiệu “V”;

-           Lời giải thích ở phần bên dưới biển báo có thể dùng chữ thường.

11.4    Kích thước biển báo và chữ

11.4.1   Chiều rộng phải lớn hơn hai đến năm lần chiều cao của phần bên trên của biển báo.

11.4.2   Phần bên dưới của biển báo phải có cùng chiều rộng như phần bên trên.

11.4.3   Chiều cao của phần bên dưới của biển báo không được nhỏ hơn chiều cao của phần bên trên.

11.4.4   Chiều cao nhỏ nhất của các chữ là 13 mm ở phần bên trên và 6,4 mm ở phần bên dưới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Phụ lục A

(Tham khảo)

 

CẤP BẢO VỆ IP

 

Theo quy định của Tiêu chuẩn IEC 529, cấp bảo vệ hay chỉ số bảo vệ  của vỏ thiết bị điện được ký hiệu bằng hai chữ cái và hai chữ số kèm theo dưới dạng “IP--”. Chữ số thứ nhất biểu thị cấp độ bảo vệ đối với sự xâm nhập của con người và những vật thể lạ. Chữ số thứ hai biểu thị cấp độ bảo vệ đối với sự xâm nhập của nước từ môi trường bên ngoài như sau

Chữ số thứ nhất và mức độ bảo vÖ

Chữ số thứ hai và mức độ bảo vệ

0           Không có bảo vệ.

1           Chống sự xâm nhập của vật rắn có kích thước bằng và lớn hơn 50mm.

2           Chống sự xâm nhập của vật rắn có kích thước bằng và lớn hơn 12 mm.

3           Chống sự xâm nhập của vật rắn có kích thước bằng và lớn hơn 2,5mm.

4           Chống sự xâm nhập của vật rắn có kích thước bằng và lớn hơn 1,0mm.

5           Chống bụi (bụi có thể xâm nhập nhưng không làm giảm độ an toàn).

6           Chống bụi (bụi không thể thâm nhập vào bên trong vỏ bọc trong mọi trường hợp).

 

0           Không có bảo vệ.

1           Chống sự xâm nhập của nước rơi thẳng đứng.

2           Chống được nước nhỏ rọt, góc rơi 150 .

3           Chống sự xâm nhập của nước mưa, góc rơi 600.

4           Chống sự xâm nhập của nước nhỏ giọt, nước mưa từ mọi phía.

5           Chống sự xâm nhập của nước bởi tia nước phun từ mọi phía.

6           Chống sự xâm nhập của n­íc bởi tia nước mạnh phun từ mọi phía.

7           Chống sự xâm nhập của nước khi thiết bị bị ngập nước.

8           Chống sự xâm nhập của nước khi thiết bị làm việc ngâm trong nước.

Ví dụ:   - Cấp bảo vệ IP33: Bảo vệ sự xâm nhập của vật rắn có kích thước đến 2,5mm và chống sự xâm nhập của nước mưa có góc rơi đến 600.

              - Cấp bảo vệ IP44: Bảo vệ sự xâm nhập của vật rắn có kích thước đến 1,0mm và chống nước nhỏ giọt, nước mưa từ mọi phía.

Chú thích: Hai chữ số “thứ nhất” và”thứ hai” sau ký tự  IP ứng với cấp  6 trở xuống, đều được hiểu ngầm hiểu là đã thoả mãn các yêu cầu của các cấp thấp hơn trong dãy đó ( thứ nhất và thứ hai).                                                                                                                                                                                                                                                                                                                Các cấp 7 và 8 của chữ số ”thứ hai” không hàm ý là chúng có thể chống được tia nước phun hoặc phun mạnh từ mọi phía (ứng với cấp 5 và 6), trừ khi ghi rõ cả hai chỉ số; ví dụ: IP-5/IP-7.

 


Phụ lục B

(quy định)

HƯỚNG DẪN TÍNH DÒNG ĐIỆN LIÊN TỤC VÀ DÒNG ĐIỆN LỚN NHẤT

 

B.1 Đối với máy phụ (điều 4.11.1)

a) Dòng điện liên tục tương đương Iltd

                     

trong đó:      In1 - dòng điện làm việc ở chế độ đủ tải của động cơ lớn nhất, A;

                      Ini - dòng điện đủ tải của tất cả các động cơ còn lại (n = 2, 3 ...), A;

                          kmax - hệ số phần trăm lớn nhất của chu kỳ lặp lại của các động cơ còn lại khi làm việc ở chế độ liên tục.

b) Dòng điện lớn nhất Id

                     

trong ®ã:      Ihr1; Ihr2 - dòng điện hãm rotor của hai động cơ lớn nhất trong m¹ng, A.

 

B.2 Đối với máy chính (điều 4.11.2)

a) Dòng điện liên tục tương đương Iltd

                     

b) Dòng điện lớn nhÊt Id

                     

trong ®ã:      Ihr1 - dòng hãm rotor của động cơ lớn nhất.

 


 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc

*****

*****

 

MÁY NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ THỦY LỢI - NỐI ĐẤT - YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ 10TCN 565-2003

Agricultural, forestry and irrigation machines - Earthing - Technical requirements and testing methods

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 46/2003/QĐ-BNN

Ngày 03  tháng 03 năm 2003)

 

1          Phạm vi áp dụng

1.1       Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về tính năng kỹ thuật và phương pháp thử thiết bị   nối đất cho thiết bị điện dùng trong nông lâm nghiệp, thuỷ lợi và các lĩnh vực liên quan.

1.2       Tiêu chuẩn này không áp dụng cho thiết bị nối đất các thiết bị điện, máy điện dùng trong giao thông, tàu thuyền, môi trường dễ cháy nổ, các công trình dưới nước và thiết bị đo điện trở nối đất dạng kìm.

1.3       Tiêu chuẩn này không đề cập đầy đủ các vấn đề nối đất và nối không thiết bị điện. Khi cần thiết, phải sử dụng các tiêu chuẩn, văn bản pháp quy bổ sung cho phù hợp với điều kiện ứng dụng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị.

2          Tài liệu trích dẫn

·          IEC 364-1980. Hệ thống điện các công trình xây dựng. Phần 5. Chọn và lắp đặt thiết bị điện. Chương 54. Hệ thống nối đất và dây nối đất bảo vệ.

·          TCVN 4756-89. Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.

3          Thuật ngữ và định nghĩa

3.1       Đất

Khối đất dẫn điện có điện thế tại mọi điểm được xem là bằng không.

3.2       Nối đất bảo vệ

Nối điện một cách chủ định các bộ phận kim loại không mang điện (có nguy cơ rò điện) với đất hoặc vật dẫn mang điện thế của đất.

3.3       Nối điện

Mối nối giữa các chi tiết kim loại đảm bảo độ dẫn điện tin cậy cần thiết.

3.4       Điện cực nối đất

Vật dẫn điện hay nhóm các vật dẫn điện (kim loại) nối điện với nhau, nằm trong đất và có cùng điện thế với đất.

 

3.5       Điện cực nối đất nhân tạo

Điện cực nối đất được sử dụng riêng cho mục đích nối đất.

3.6       Điện cực nối đất tự nhiên

Bộ phận dẫn điện của đường ống, kết cấu nhà, công trình sản xuất hay công trình tương tự tiếp xúc trực tiếp với đất.

3.7         Điện cực đo

Điện cực do nhà chế tạo cung cấp đồng bộ với thiết bị đo hoặc điện cực có đặc tính kỹ thuật tương đương, dùng  để đo điện trở nối đất. 

3.8       Dây nối đất

Dây dẫn nối các bộ phận cần nối đất với điện cực nối đất.

3.9       Thiết bị nối đất

Tập hợp gồm các dây nối đất và điện cực nối đất.

3.10    Đường trục nối đất chính

Dây nối đất bảo vệ có từ hai nhánh trở lên.

3.11    Trung tính nối đất

Dây trung tính của máy phát điện, máy biến áp nối điện với thiết bị nối đất trực tiếp hoặc thông qua điện trở nhỏ.

3.12    Trung tính cách ly

Dây trung tính của máy phát điện, máy biến áp không nối với thiết bị nối đất hoặc nối với thiết bị nối đất thông qua điện trở lớn.

3.13    Điện trở nối đất

Điện trở R giữa điện cực nối đất với đất, biểu thị bằng Ôm (W), được tính bằng biểu thức:

trong đó:      U - điện áp đo được trên thiết bị nối đất, V;

                      I - dòng điện chạy qua thiết bị nối đất, A.

3.14    Lưới nối đất chung

Tập hợp gồm các điện cực nối đất chính, điện cực nối đất bổ sung tại chỗ và dây nối giữa chúng.

3.15    Mạch nối đất chính

Đường trục nối đất chính, nối với điện cực nối đất chính.

3.16    Điện áp chạm

Điện áp tác động lên cơ thể người khi tiếp xúc đồng thời vào hai điểm có điện thế khác nhau của mạch điện.

4          Yêu cầu kỹ thuật

4.1       Yêu cầu chung

4.1.1   Nối đất phải bảo vệ an toàn cho người, không bị điện giật khi chạm vào các bộ phận kim loại không mang điện của thiết bị điện  bị rò điện do hỏng cách điện.

4.1.2   Phải nối đất các bộ phận kim loại hở chưa có biện pháp bảo vệ an toàn nào khác như rào chắn, lưới ngăn cách:

-           Các bộ phận không mang điện nhưng có thể bị rò điện khi hỏng cách điện;

-           Đường ống kim loại dẫn nước;

-           ống kim loại bảo vệ dây tín hiệu, thông tin liên lạc v.v.

Chú thích: Không cần nối đất bảo vệ các bộ phận không mang điện của thiết bị đã được bảo vệ phân cấp, hoặc có cách điện bảo vệ hay có điện áp dưới mức nguy hiểm.

4.1.3   Chỉ  được phép sử dụng lưới cung cấp điện ba pha ba dây (trung tính cách ly) hoặc biến thế một pha cách ly trong các nhà xưởng sản xuất, chế biến và ở nơi ẩm thấp khi nối đất an toàn được kết hợp đảm bảo duy trì độ cách điện cần thiết.

4.1.4      Phải nối đất an toàn các thiết bị điện có điện áp làm việc từ 42 đến 380V xoay chiều và  từ 110 đến 440V một chiều.

4.1.5   Điện áp chạm (tiếp xúc) cho phép và điện trở nối đất phải nhỏ hơn giá trị cho phép tại mọi thời điểm trong năm.

4.1.6   Tuỳ thuộc dải điện áp và mục đích ứng dụng, thiết bị nối đất phải thoả mãn các yêu cầu nối đất của thiết bị điện cụ thể theo tiêu chuẩn thích hợp hay quy định của nhà chế tạo.

4.1.7   Vật liệu, kết cấu, kích thước điện cực nối đất và dây dẫn nối đất phải đảm bảo độ bền cơ học, hoá học và  chịu nhiệt trong toàn bộ quá trình vận hành khai thác.

4.1.8   San bằng điện thế các kết cấu thép xây dựng, trong sản xuất với lưới nối đất bằng các mối nối (liên kết)  điện thích hợp.

4.2       Hệ thống nối đất bảo vệ

4.2.1   Lưới nối đất

Các đối tượng cần nối đất phải được nối vào lưới nối đất chung, lắp đặt tại gian sản xuất.

Chú thích: Nếu các thiết bị điện có điện áp làm việc khác nhau, lưới nối đất phải thoả mãn điều kiện đối với điện trớ nối  đất nhỏ nhất.

4.2.2      Mạch nối đất chính và vòng nối đất khép kín phải được chế tạo từ dây thép trần có tiết diện không nhỏ hơn 100mm2 và có ít nhất hai điện cực nối đất nhân tạo ở các vị trí khác nhau.

4.2.3   Điện trở nối đất tính toán theo điều 3.12 phải đủ nhỏ, sao cho điện áp tiếp xúc trên vỏ máy khi sự cố ngắn mạch qua đất không lớn hơn giá trị cho phép trong TCVN 4756-89.

4.3       Thành phần hệ thống nối đất

4.3.1   Vật liệu, kích thước và kết cấu thiết bị nối đất dùng cho các thiết bị điện làm việc với điện áp đến và cao hơn 1,2kV phải thoả mãn các yêu cầu trong điều 4.1.7 khi xảy ra ngắn mạch một pha với đất theo thời gian tác động của mạch bảo vệ.

4.3.2      Điện cực nối đất chính bằng thép tấm phải có tiết diện không nhỏ hơn 0,75m2 (bề dày và chiều dài tương ứng không nhỏ hơn 5mm và 2,5m) được chôn ở độ sâu từ 0,5m đến 0,7m. Chú thích: - Cho phép sử dụng điện cực dạng cọc (nhóm điện cực) nối đất với độ dài thích                    hợp, có diện tích bề mặt tiếp xúc không nhỏ hơn 0,3m2 làm điện cực nối đất chính nếu thoả mãn các yêu cầu của điều 4.1.7 và 4.3.14. Đối với dạng cọc tròn rỗng đường kính ngoài phải không nhỏ hơn 25mm, hoặc cọc tròn đặc-không nhỏ hơn 20mm,  hay thép  góc-không mỏng hơn 4mm.

4.3.3      Điện cực nối đất tại chỗ bằng thép tấm, lắp đặt trong kênh thoát nước phải có tiết diện không nhỏ hơn 0,6m2, độ dầy không nhỏ hơn 3mm và không ngắn hơn 2,5m.

4.3.4   Đối với điện  cực nối đất tại chỗ nằm trong cồn đất khô phải sử dụng ống kim loại có đường kính không nhỏ hơn 30mm, không ngắn hơn 1,5m và có 20 lỗ tròn đường kính 5mm phân bố đều trên thành ống ở độ cao khác nhau, được đổ đầy vật liệu hút ẩm và tưới nước thường xuyên trong vùng điện cực.

4.3.5      Đối với thiết bị điện có điện áp làm việc cao hơn 127V xoay chiều và 110V một chiều phải sử dụng thiết bị nối đất tại chỗ có từ ba điện cực trở lên liên kết với nhau bằng dây dẫn thép hoặc đồng có tiết diện không nhỏ hơn 50mm2 và 25mm2 tương ứng.

Chú thích:

-           Cho phép sử dụng thiết bị nối đất tại chỗ bằng một điện cực đối với  các thiết bị điện có nguy cơ phát sinh tĩnh điện, làm việc ở mức điện áp đến 127V xoay chiều và 110V một chiều.

-           Cho phép sử dụng thiết bị nối đất tại chỗ bằng một điện cực cho mục đích ngắt điện bảo vệ, nhưng không áp dụng cho nối đất bảo vệ hoặc làm điện cực nối đất nhân tạo riêng rẽ.

4.3.6      Khoảng cách giữa các điện cực trong thiết bị nối đất phải đủ lớn để tránh hiện tượng màn chắn (giao thoa điện trở).

Chú thích:

-           Đối với hệ thống điện cực dạng cọc, khoảng cách giữa các điện cực phải không nhỏ hơn chiều dài của điện cực;

-           Đối với hệ thống điện cực dạng tấm, các khoảng cách này không được nhỏ hơn 2m.

4.3.7    Mỗi đối tượng cần nối đất phải được nối tới thanh cái - trục nối đất chính, hoặc tới điện cực nối đất bằng dây dẫn thép hay đồng riêng biệt có tiết diện không nhỏ hơn 50mm2 và 25mm2 tương ứng, chôn sâu 0,3m.

Chú thích: Cho phép sử dụng dây dẹt có chiều dày  không nhỏ hơn 3,5mm.

4.3.8      Tiết diện dây nối đất bảo vệ phải không nhỏ hơn giá trị cho trong Bảng 1 (IEC 364-5-54).

Bảng 1. Tiết diện dây nối đất bảo vệ

Tiết diện dây pha của lưới điện S, mm2

Tiết diện tối thiểu của dây nối đất bảo vệ, mm2

S £ 16

S

16 < S £ 35

16

S > 35

S/2

Chú thích: Các trị số trên đúng cho dây dẫn bảo vệ được làm từ cùng vật liệu với dây pha của lưới điện.

4.3.9   Dây nối đất chính cho trạm biến thế trung tâm có điện áp cao hơn 1,2kV phải có tiết diện không nhỏ hơn 100mm2 và có ít nhất hai điện cực nối đất nhân tạo ở các vị trí khác nhau (điều 4.2.2).

            Chú thích: Cho phép sử dụng dây dẫn thép hay đồng có tiết diện 12mm2 và 6mm2 tương ứng để nối đất thiết bị thông tin.

4.3.10             Phải sử dụng một hoặc nhiều dây trong cáp có tổng tiết diện không nhỏ hơn 1mm2 để tăng độ dẫn cho mạch nối đất.

Chú thích:

-           Cho phép sử dụng lớp bọc kim loại của cáp điều khiển vỏ nhựa làm dây nối đất;

-           Sử dụng dây nối đất trong cáp nguồn cung cấp  đối với thiết bị điện di động (cầm tay) làm việc với điện áp đến 1,2 kV.

4.3.11   Sử dụng cầu nối điện để duy trì mạng nối đất liên tục đối với máy và thiết bị điện, đầu nối cáp v.v. có mối nối cáp bọc kim loại.

4.3.12   Bố trí cầu nối điện ở các vị trí thích hợp để có thể cách ly các điện cực nối đất riêng rẽ thuận lợi khi kiểm tra điện trở nối đất.

Chú thích: Không được phép bố trí cầu nối   điện,  nếu chỉ có một dây nối đất.

4.3.13   Vật liệu cầu nối điện và vật liệu hàn phải tương thích, chống ăn mòn. Các mối nối, mối hàn phải đảm bảo chất lượng nối điện tốt. Chiều dài mối hàn không được nhỏ hơn sáu lần đường kính của thanh cầu nối  hoặc không nhỏ hơn hai lần bề rộng của thanh cầu nối dẹt lớn nhất tương ứng.

 

 Chú thích:

-           Nếu sử dụng đai kẹp nối đất, phải đảm bảo điều kiện chống ăn mòn. Khi sử dụng, các kết nối bu lông đai ốc phải chịu được mômen xoắn nhỏ nhất là 20Nm;

-           Chỉ được khoan lỗ để bắt bu lông trên thanh dẫn với  đường kính lỗ khoan nhỏ hơn 1/3 chiều rộng của thanh cầu nối.

4.3.14   Điện trở nối đất của hệ thống nối đất không được lớn hơn 10W và điện trở của các mối nối, mối hàn - không lớn hơn 0,1W, nếu không có quy định riêng biệt.

5            Phương pháp thử

5.1         Quy định chung

5.1.1      Nhân viên thử nghiệm phải được đào tạo, có hiểu biết và được thông tin đầy đủ về đối tượng thử, kỹ thuật cách điện và an toàn điện.

5.1.2      Không được tiếp xúc với điện cực của thiết bị nối đất hoặc điện cực đo, dây đo hay các đầu nối hở có nguy cơ rò điện khi tiến hành đo thử.

              Chú thích: Khi cần thiết phải sử dụng găng tay, ủng hay thảm cách điện.

5.1.3      Sử dụng cầu dao cách ly có hai đường dẫn thích hợp (chịu được điện áp và dòng điện sự cố cực đại) giữa đầu nối mạch đo dòng và điện áp của thiết bị đo với các điện cực đo tương ứng, khi cần thay đổi vị trí thường xuyên.

              Chú thích: Phải bố trí cầu chảy có thông số dòng điện và mức điện áp thích hợp nối tiếp với cầu dao cách ly để bảo vệ thiết bị đo khi có sự cố.

5.1.4      Thiết bị nối đất phải được thử nghiệm nghiệm thu sau lắp đặt và tiến hành kiểm tra định kỳ ít nhất mỗi năm một lần vào thời kỳ có điện trở suất của đất lớn nhất trong năm.

5.1.5      Chọn phương pháp đo và thiết bị đo thích hợp cho hệ thống thiết bị nối đất, địa hình và điều kiện thử cụ thể.

              Chú thích: Chỉ dùng pin, không sử dụng nguồn điện cung cấp từ bên ngoài cho thiết bị đo khi tiến hành đo thử ngoài hiện trường để tránh bị điện giật do sự cố rò điện.

5.1.6      Cách ly điện cực hoặc hệ thống điện cực của hệ thống nối đất và cắt nguồn cung cấp (nếu có) ra khỏi toàn bộ hệ thống thiết bị được bảo vệ trước khi tiến hành đo thử.

              Chú thích: Có thể kiểm tra điện trở nối đất mà vẫn duy trì sự hoạt động của các mạch bảo vệ nếu bố trí  điện cực(hệ thống điện cực) nối đất kép.

5.1.7      Phải đảm bảo dây nối đất, các liên kết điện liên quan ở trạng thái kỹ thuật tốt. Phát hiện và khắc phục kịp thời các hỏng hóc và nguyên nhân làm giảm hiệu quả nối đất của điện cực hoặc làm tăng điện trở suất của đất.

5.1.8      Chỉ tiến hành thử điện cực nối đất khi đảm bảo giới hạn điện áp an toàn cho cửa vào của thiết bị đo theo quy định của nhà chế tạo.

5.1.9    Phải loại trừ nhiễu bằng cách chọn chế độ dòng điện thử xoay chiều có tần số khác với tần số của dòng điện gây nhiễu và các sóng hài của chúng.

Chú thích:

-           Chọn tần số 108Hz, 128Hz và150Hz để đo khi tần số nguồn nhiễu là 16Hz, 50Hz và 60Hz tương ứng;

-           Nếu như nguồn cung cấp năng lượng cho việc đo thử là một máy phát điện quay tay, tần số của dòng điện thử nghiệm có thể thay đổi để đạt được kết quả tốt nhất.

5.1.10   Cho phép sử dụng điện cực đo có điện trở tương đương với điện cực đo được cung cấp đồng bộ cùng thiết bị đo và không vượt quá giá trị cho phép của nhà chế tạo.

5.2         Thiết bị đo

5.2.1      Thiết bị đo điện trở nối đất của điện cực nối đất và thiết bị đo điện trở suất của đất phải có kết cấu, dải đo, độ phân giải, tần số và điện áp thử phù hợp, sai số không lớn hơn  ± 5%, có chứng chỉ hiệu chuẩn trong thời gian hiệu lực.

            Chú thích:

-           Sử dụng thiết bị đo chuyên dùng, có khả năng thay đổi tần số thử, lọc nhiễu và tăng cường dòng kích thích để nâng cao độ ổn định và độ tin cậy của phép đo;

-           Có thể sử dụng thiết bị đo điện trở nối đất của hệ thống nối đất để đo điện trở suất của đất, nếu phù hợp;

-            Cho phép đo điện trở nối đất bằng đồng hồ đo điện áp và dòng điện trực tiếp với nguồn dòng thích hợp, nếu không có thiết bị đo chuyên dùng (phụ lục A).

5.2.2      Thiết bị đo điện trở của dây nối đất phải có kết cấu, dải đo, độ phân giải, tần số và điện áp thử phù hợp, sai số không lớn hơn  ± 0,5%, có chứng chỉ hiệu chuẩn trong thời gian hiệu lực.

             Chú thích:  Có thể sử dụng một trong các loại thiết bị đo điện trở của dây nối đất sau:

-      Máy đo điện trở một chiều  kiểu  máy phát điện quay tay;

-      Máy đo điện trở một chiều dùng nguồn nuôi bằng pin;

-      Máy đo điện trở xoay chiều kiểu máy phát điện với biến áp cách ly khi cần nguồn dòng thử lớn đến 25 A.

5.2.3      Sử dụng dây đo và điện cực đo hoàn hảo, không bị hư hỏng, đúng quy cách của nhà chế tạo (vật liệu, chiều dài và tiết diện dây đo; kẹp nối điện...).

5.2.4      Bố trí điện cực đo tuỳ thuộc phương pháp đo và điều kiện đo cụ thể (điều 3.5.2).

5.2.5      Đóng điện cực đo xuống đất ở vị trí đã chọn đủ sâu để đạt được độ dẫn điện cần thiết.

Chú thích:

-           Nếu điện cực đo không có độ dẫn điện cần thiết (đất quá khô, có lẫn nhiều sỏi đá,...) phải nện đất xung quanh điện cực đo và tưới nước để tăng cường độ ẩm của đất.

-           Nếu tại vị trí đo đã chọn không thể đóng điện cực đo vào lòng đất (nền ximăng hoặc đường nhựa...) cho phép sử dụng lưới kim loại có diện tích đủ lớn đặt trên bề mặt được đổ nước để làm điện cực đo.

5.3       Quy trình đo điện trở nối đất

5.3.1      Kiểm tra để dảm bảo nguồn pin cho máy đo hoạt động tin cậy theo quy định của nhà chế tạo trước khi tiến hành đo thử ngoài hiện trường.

5.3.2    Chọn một trong các phương pháp đo thích hợp dưới đây:

a) Phương pháp điện áp rơi

Đấu nối theo sơ đồ đo Hình 2 (Phụ lục A).

Chú thích: Phương pháp này thích hợp cho một điện cực nối đất, khi bị giới hạn bởi kích thước mặt bằng vùng đất nơi thực hiện kiểm tra.

b) Phương pháp 61,8%

Đấu nối theo sơ đồ đo Hình 3 (Phụ lục A).

Chú thích: Phương pháp này phù hợp cho điện cực nối đất đơn dạng cọc hay tấm hoặc cho nhóm cọc điện cực. 

c) Phương pháp xây dựng đường cong điện trở

Đấu nối theo sơ đồ đo Hình 4 (Phụ lục A).

Chú thích: Phương pháp này chính xác, thích hợp cho hệ thống điện cực nối đất lớn khi vị trí trung tâm của hệ thống nối đất không xác định hoặc không thể tiếp cận được (ví dụ: hệ thống nối đất nằm dưới móng của toà nhà...).

d) Phương pháp vật dẫn nối đất cố định

Đấu nối theo sơ đồ đo Hình 5 (Phụ lục A).

Chú thích:

-           Cho phép sử dụng hệ thống đường ống dẫn nước hoặc các kết cấu kim loại đặt trong lòng đất có điện trở thấp (xấp xỉ 1W  hoặc nhỏ hơn) thay cho điện cực đo;

-           Phương pháp này thích hợp cho khu vực bị hạn chế về không gian, không tìm được mặt bằng phù hợp để bố trí các điện cực đo hoặc để nối dây đo.

e) Phương pháp một tia và hai tia

Đấu nối theo sơ đồ đo Hình 6 (Phụ lục A).

f) Phương pháp ba điểm

Đấu nối theo sơ đồ đo Hình 7 (Phụ lục A).

Chú thích: Phương pháp này cho kết quả chính xác hơn phương pháp vật dẫn nối đất cố định.

5.3.3      Chọn vị trí thuận lợi, dễ tiếp cận để tạo điểm nối điện cần thiết đối với các điện cực cần thử của hệ thống nối đất. Kiểm tra để chắc chắn không có điện áp rò nguy hiểm trên điện cực của hệ thống nối đất hoặc các bộ phận liên quan.

Chú thích: Khi đo điện trở nối đất của nhóm điện cực, có thể thực hiện theo phương pháp một tia và hai tia (Phụ lục A).

5.3.4      Chọn vị trí và đóng điện cực đo theo phương pháp đo xác định.

Chú thích: Bố trí điện cực dòng điện Y cách điện cực cần thử X một khoảng từ 30m đến 50m, nếu không có yêu cầu riêng biệt.

5.3.5      Nối điện chắc chắn các điện cực đo, điện cực (hệ thống) nối đất cần thử với cửa vào của thiết bị đo bằng dây đo chuyên dùng.

5.3.6      Bật máy, chọn chế độ đo, thang đo và các thông số đo thích hợp. Chờ khoảng 5 phút, kiểm tra để chắc chắn hệ thống máy đo làm việc ổn định và tin cậy, đọc và ghi dữ liệu đo.

Chú thích: Nếu sử dụng thiết bị có nguồn phát dòng điện, đồng hồ đo dòng điện và điện áp độc lập thì điện trở nối đất được tính theo công thức ở điều 3.12.

5.3.7      Tiến hành đo điện trở nối đất tại các vị trí điện cực đo khác nhau tuỳ thuộc vào phương pháp đã chọn. Mỗi vị trí đo lặp lại ba lần.

a) Phương pháp điện áp rơi

Di chuyển điện cực điện áp Z khỏi vị trí ban đầu 3m lại gần và dời xa điện cực nối đất cần thử X về hai phía. Nếu sự sai khác lớn nhất giữa ba giá trị điện trở nối đất đo được tại ba vị trí không vượt quá 20% thì lấy giá trị trung bình của chúng là điện trở nối đất của điện cực X. Nếu không thoả mãn, phải lùi điện cực dòng điện Y ra xa hơn và tiến hành đo lại hoặc sử dụng phương pháp đo khác.

b) Phương pháp 61,8%

Di chuyển điện cực dòng điện Y đến hai vị trí cách vị trí ban đầu khoảng 10m lại gần và rời xa điện cực nối đất cần thử X (phải đảm bảo điện cực điện áp Z cũng phải di chuyển để luôn thoả mãn yêu cầu 61,8%). Giá trị trung bình của điện trở nối đất đo được tại ba vị trí là điện trở nối đất của điện cực X.

c) Phương pháp một tia và hai tia

Đo và ghi số liệu lần lượt theo sơ đồ một tia và sơ đồ hai tia. Sau đó lặp lại phép đo của một trong hai sơ đồ trên ở một hướng đo (vị trí) khác. Nếu sự sai khác lớn nhất giữa ba giá trị điện trở nối đất đo được tại ba vị trí không vượt quá 20% thì lấy giá trị trung bình của chúng là điện trở nối đất của điện cực cần thử X. Nếu không thoả mãn, phải tiến hành đo lại theo hướng khác hoặc tăng khoảng cách đo lên từ 1,5 đến 2 lần.

Chú thích: Đối với các phương pháp khác, tiến hành đo lặp lại ba lần và ghi dữ liệu tại các điểm đo khác nhau, nếu không có yêu cầu riêng biệt.

5.3.8      Thực hiện trình tự các điều 5.3.2 đến 5.3.7 cho tất cả các điện cực nối đất cần thử.

5.3.9               Tắt máy, thu hồi điện cực đo, máy và dây đo sau khi hoàn tất các phép đo.

5.4         Quy trình đo điện trở dây nối đất

5.4.1      Thực hiện trình tự các điều từ 5.3.1 đến 5.3.3 tương ứng cho các dây nối đất cần thử.

5.4.2      Đo điện trở dây nối đất bằng phương pháp hai dây hoặc bốn dây với thiết bị đo thích hợp theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.

Chú thích:

-           Điện trở của dây dẫn cần đo được tính bằng hiệu giữa điện trở tổng của mạch vòng trừ đi điện trở của dây đo và điện trở tiếp xúc...

-           Điện kháng của dây dẫn sắt từ thay đổi theo độ lớn dòng điện. Điện kháng cao nhất đo được khi dòng điện có trị số từ 25A  đến 50A. Khi đo điện kháng điện một chiều đối với dây dẫn bằng vật liệu sắt từ, phải nhân đôi giá trị đo để bù hiệu ứng từ.

5.4.3      Chuẩn bị máy đo theo điều 5.3.6.

5.4.4      Đo và ghi dữ liệu tại các điểm đo lặp lại ba lần, nếu không có yêu cầu riêng biệt.

5.4.5      Tắt máy, thu hồi dây đo và máy sau khi hoàn tất các phép đo.

5.5       Đo điện trở suất của đất

5.5.1      Thực hiện trình tự các điều từ 5.3.1 đến 5.3.4 tương ứng cho khu vực đất cần thử.

5.5.2      Điện trở suất của đất được đo xác định theo sơ đồ Hình 8 (Phụ lục A).

5.5.3      Chuẩn bị máy đo theo điều 5.3.6.

5.5.4      Đo và ghi dữ liệu tại các điểm đo lặp lại ba lần, nếu không có yêu cầu riêng biệt.

5.5.5   Tắt máy, thu hồi điện cực đo, máy và dây đo sau khi hoàn tất các phép đo.

6          Tính toán kết quả

6.1         Đối với các phép đo thực hiện bởi nguồn dòng độc lập và đồng hồ đo dòng điện, điện áp trực tiếp, điện trở nối đất của điện cực hoặc điện trở dây nối đất được tính theo biểu thức cho ở điều 3.12.

6.2         Điện trở nối đất của điện cực theo phương pháp xây dựng đường cong điện trở (Hình 4, Phụ lục A) được xác định theo trình tự như sau:

Giả sử gọi khoảng cách giữa điện cực nối đất và điện cực dòng điện là XY. Hệ số góc m của đặc tuyến được tính theo biểu thức sau:

trong đó:             m - hệ số, đặc trưng cho độ dốc của của đường cong điện trở nối đất;

R1; R2; R3 - giá trị điện trở biểu thị bằng Ôm (W) tại những điểm có khoảng cách tương ứng so với điện cực nối đất là 0,2XY; 0,4XY và 0,6XY.

Tra Bảng 2 (Phụ lục A) đọc giá trị Pt/XY ứng với khoảng cách tương đối Pt của điện cực điện thế ở vị trí cần đo so với điện cực thử và giá trị m đã tìm được. Xác định khoảng cách Pt bằng cách nhân giá trị Pt/XY  tra bảng với XY. Từ đó xác định trị số điện trở của điện cực nối đất cần tìm ứng với khoảng cách của Pt từ đường cong điện trở thực nghiệm.

Chú thích: Nếu giá trị m  tính được không nằm trong Bảng 2 thì cần phải di chuyển điện cực dòng điện Y ra xa hệ thống nối đất hơn nữa.

6.3         Điện trở nối đất của điện cực đo theo phương pháp ba điểm (Hình 7, Phụ lục A) tính theo biểu thức sau:

trong đó:      Rx - điện trở nối đất của điện cực cần thử, W;

R1, R2- Điện trở đo được giữa điện cực cần thử với điện cực đo thứ nhất, điện cực đo thứ hai, W;

R3 - Điện trở đo được giữa hai điện cực đo, W.

6.4       Đối với đất đồng nhất, điện trở suất trung bình r (W.m) được tính theo biểu thức sau:

trong đó:      a - khoảng cách giữa các điện cực, m;

R - giá trị điện trở đo được, W.

6.5         Tính các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và sai số của các kết quả đo được tính theo các thuật toán xác suất thống kê chuẩn.

7          Báo cáo kết quả

            Biên bản báo cáo phải bao gồm các thông tin sau (Phụ lục B):

-           Tên và địa chỉ của người (tổ chức) thực hiện đo thử nghiệm;

-           Số nhận dạng của biên bản thử nghiệm;

-           Tên và địa chỉ của người (tổ chức) yêu cầu thử nghiệm;

-           Ngày thực hiện đo thử;

-           Sơ đồ bố trí của hệ thống nối đất;

-           Giá trị điện trở nối đất trung bình Rtb, số lần đo lặp lại n và độ lệch chuẩn ­Sn-1 tương ứng của các điện cực, tính bằng W;

-           Sai số kết quả đo tương ứng với độ tin cậy 95%, nếu áp dụng.

-           Điện trở của dây nối đất và điện trở suất của đất, nếu có yêu cầu riêng biệt;

-           Nhận xét/đánh giá về tình trạng của hệ thống nối đất và khuyến cáo những biện pháp cần thực hiện để cải tạo hệ thống nối đất, nếu có.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

Phụ lục A

(Quy định)

HƯỚNG DẪN ĐO ĐIỆN TRỞ CỦA ĐIỆN CỰC NỐI ĐẤT

VÀ ĐO ĐIỆN TRỞ SUẤT CỦA ĐẤT

 

A.1        Nguyên lý chung

Điện trở nối đất của điện cực hệ thống nối đất được xác định dựa trên nguyên lý điện áp rơi trên điện trở giữa điện cực nối đất cần thử và điện cực đo điện thế nhờ dòng điện nguồn khép mạch qua điện cực nối đất X và điện cực đo dòng điện Y có trị số đã biết. Điện trở nối đất của điện cực X được tính từ các giá trị điện áp giữa X và Z và dòng điện chạy qua X và Y theo định luật Ôm (Hình 1), tính theo công thức ở điều 3.12.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


A.2       Phương pháp điện áp rơi

Sử dụng một điện cực đo điện thế và một điện cực đo dòng điện bố trí theo sơ đồ Hình 2.

Chọn khoảng cách giữa điện cực đo dòng điện và điện cực nối đất cần kiểm tra (từ 30 đến 50m). Đặt điện cực đo điện thế ở vị trí chính giữa điện cực đo dòng điện và điện cực nối đất. Ba điện cực này phải cùng nằm trên một đường thẳng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


A.3        Phương pháp 61,8%

Điện trở thực của điện cực nối đất bằng giá trị điện trở đo được khi điện cực đo điện thế đặt cách điện cực nối đất một khoảng bằng 61,8% khoảng cách giữa điện cực nối đất và điện cực đo dòng điện (Hình 3).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Trong mọi trường hợp điện cực đo dòng điện phải đặt cách điện cực nối đất cần thử từ 30 đến 50m. Điện cực đo điện thế đặt thẳng hàng với hai điện cực trên và có khoảng cách tới điện cực nối đất bằng 61,8% khoảng cách giữa điện cực đo dòng điện và điện cực nối đất. Nếu như hệ thống điện cực nối đất thuộc loại trung bình với một vài điện cực dạng cọc, thì phải tăng các khoảng cách đo. Trong Bảng 2 là những giới hạn khoảng cách được chấp nhận với phương pháp này, trong đó cột “kích thước lớn nhất” là kích thước lớn nhất của hệ thống điện cực nối đất cần đo.

Bảng 2. Các khoảng cách thường được sử dụng

Kích thước lớn nhất, m

Khoảng cách từ điện cực đo điện thế đến trung tâm của hệ thống nối đất, m

Khoảng cách từ điện cực đo dòng điện đến trung tâm của hệ thống nối đất, m

5

62

100

10

93

150

20

124

200

A.4        Phương pháp xây dựng đường cong điện trở

Thiết bị đo được bố trí như Hình 4. Điện cực đo dòng điện Y được đặt cách hệ thống điện cực nối đất 50m hoặc nhiều hơn. Điện cực đo điện thế Z được đặt ở nhiều vị trí liên tiếp nhau giữa hệ thống nối đất và điện cực đo dòng điện. Các điện cực đo này và hệ thống nối đất phải nằm trên một đường thẳng.

 

Đo điện trở nối đất tại mỗi vị trí của điện cực đo Z và vẽ đường cong điện trở từ các kết quả đo được. Việc vẽ đường cong điện trở sẽ cho phép phát hiện các điểm đo sai để kiểm tra lại hoặc bỏ qua.

Bảng 3. Giá trị Pt/XY phụ thuộc hệ số độ dốc m và khoảng cách điện cực đo điện thế Pt

 

Pt

m

0,00

0,01

0,02

0,03

0,04

0,05

0,06

0,07

0,08

0,09

0,40

0.6432

0.6431

0.6429

0.6428

0.6426

0.6425

0.6423

0.6422

0.6420

0.6420

0.41

0.6418

0.6417

0.6415

0.6414

0.6412

0.6411

0.6410

0.6408

0.6407

0.6405

0.42

0.6404

0.6403

0.6401

0.6400

0.6398

0.6397

0.6395

0.6394

0.6393

0.6391

0.43

0.6390

0.6388

0.6387

0.6385

0.6384

0.6383

0.6381

0.6380

0.6378

0.6377

0.44

0.6375

0.6374

0.6372

0.6371

0.6370

0.6368

0.6367

0.6365

0.6364

0.6362

0.45

0.6361

0.6359

0.6358

0.6357

0.6355

0.6354

0.6352

0.6351

0.6349

0.6348

0.46

0.6346

0.6345

0.6344

0.6342

0.6341

0.6339

0.6338

0.6336

0.6335

0.6333

0.47

0.6332

0.6330

0.6329

0.6328

0.6326

0.6325

0.6323

0.6322

0.6320

0.6319

0.48

0.6317

0.6316

0.6314

0.6313

0.6311

0.6310

0.6308

0.6307

0.6306

0.6304

0.49

0.6303

0.6301

0.6300

0.6298

0.6297

0.6295

0.6294

0.6292

0.6291

0.6289

0.50

0.6288

0.6286

0.6285

0.6283

0.6282

0.6280

0.6279

0.6277

0.6276

0.6274

0.51

0.6273

0.6271

0.6270

0.6268

0.6267

0.6266

0.6264

0.6263

0.6261

0.6260

0.52

0.6258

0.6257

0.6255

0.6254

0.6252

0.6251

0.6249

0.6248

0.6246

0.6245

0.53

0.6243

0.6242

0.6240

0.6239

0.6237

0.6235

0.6234

0.6232

0.6231

0.6229

0.54

0.6228

0.6226

0.6225

0.6223

0.6222

0.6220

0.6219

0.6217

0.6216

0.6214

0.55

0.6213

0.6211

0.6210

0.6208

0.6207

0.6205

0.6204

0.6202

0.6201

0.6199

0.56

0.6198

0.6196

0.6194

0.6193

0.6191

0.6190

0.6188

0.6187

0.6185

0.6184

0.57

0.6182

0.6181

0.6179

0.6178

0.6176

0.6174

0.6173

0.6171

0.6170

0.6168

0.58

0.6167

0.6165

0.6164

0.6162

0.6161

0.6159

0.6157

0.6156

0.6154

0.6153

0.59

0.6151

0.6150

0.6148

0.6147

0.6145

0.6143

0.6142

0.6140

0.6139

0.6137

0.60

0.6136

0.6134

0.6133

0.6131

0.6129

0.6128

0.6126

0.6125

0.6123

0.6122

0.61

0.6120

0.6118

0.6117

0.6115

0.6114

0.6112

0.6111

0.6109

0.6107

0.6106

0.62

0.6104

0.6103

0.6101

0.6099

0.6098

0.6096

0.6095

0.6093

0.6092

0.6090

0.63

0.6088

0.6087

0.6085

0.6084

0.6082

0.6080

0.6079

0.6077

0.6076

0.6074

0.64

0.6072

0.6071

0.6069

0.6068

0.6066

0.6064

0.6063

0.6061

0.6060

0.6058

0.65

0.6056

0.6055

0.6053

0.6052

0.6050

0.6048

0.6047

0.6045

0.6043

0.6042

0.66

0.6040

0.6039

0.6037

0.6035

0.6034

0.6032

0.6031

0.6029

0.6027

0.6026

0.67

0.6024

0.6022

0.6021

0.6019

0.6017

0.6016

0.6014

0.6013

0.6011

0.6009

0.68

0.6008

0.6006

0.6004

0.6003

0.6001

0.5999

0.5998

0.5996

0.5994

0.5993

0.69

0.5991

0.5990

0.5988

0.5986

0.5985

0.5983

0.5981

0.5980

0.5978

0.5976

0.70

.05975

0.5973

0.5971

0.5970

0.5968

0.5966

0.5965

0.5963

0.5961

0.5960

0.71

0.5958

0.5956

0.5955

0.5953

0.5951

0.5950

0.5948

0.5946

0.5945

0.5943

0.72

0.5941

0.5940

0.5938

0.5936

0.5934

0.5933

0.5931

0.5929

0.5928

0.5926

0.73

0.5924

0.5923

0.5921

0.5919

0.5918

0.5916

0.5914

0.5912

0.5911

0.5909

0.74

0.5907

0.5906

0.5904

0.5902

0.5901

0.5899

0.5897

0.5895

0.5894

0.5892

0.75

0.5890

0.5889

0.5887

0.5885

0.5883

0.5882

0.5880

0.5878

0.5876

0.5875

0.76

0.5873

0.5871

0.5870

0.5868

0.5866

0.5864

0.5863

0.5861

0.5859

0.5857

0.77

0.5856

0.5854

0.5852

0.5850

0.5849

0.5847

0.5845

0.5843

0.5842

0.5840

0.78

0.5838

0.5836

0.5835

0.5833

0.5831

0.5829

0.5828

0.5826

0.5824

0.5822

0.79

0.5821

0.5819

0.5817

0.5815

0.5813

0.5812

0.5810

0.5808

0.5806

0.5805

0.80

0.5803

0.5801

0.5799

0.5797

0.5796

0.5794

0.5792

0.5790

0.5789

0.5787

0.81

0.5785

0.5783

0.5781

0.5780

0.5778

0.5776

0.5774

0.5772

0.5771

0.5769

0.82

0.5767

0.5765

0.5763

0.5762

0.5760

0.5758

0.5756

0.5754

0.5752

0.5751

0.83

0.5749

0.5747

0.5745

0.5743

0.5742

0.5740

0.5738

0.5736

0.5734

0.5732

0.84

0.5731

0.5729

0.5727

0.5725

0.5723

0.5721

0.5720

0.5718

0.5713

0.5714

0.85

0.5712

0.5710

0.5708

0.5707

0.5705

0.5703

0.5701

0.5699

0.5697

0.5695

0.86

0.5694

0.5692

0.5690

0.5688

0.5686

0.5684

0.5682

0.5680

0.5679

0.5677

0.87

0.5675

0.5673

0.5671

0.5669

0.5667

0.5665

0.5664

0.5662

0.5660

0.5658

0.88

0.5656

0.5654

0.5652

0.5650

0.5648

0.5646

0.5645

0.5643

0.5641

0.5639

0.89

0.5637

0.5635

0.5633

0.5631

0.5629

0.5627

0.5625

0.5624

0.5622

0.5620

0.90

0.5618

0.5616

0.5614

0.5612

0.561

0.5608

0.5606

0.5604

0.5602

0.5600

0.91

0.5598

0.5596

0.5595

0.5593

0.5591

0.5589

0.5587

0.5585

0.5583

0.5581

0.92

0.5579

0.5577

0.5575

0.5573

0.5571

0.5569

0.5567

0.5565

0.5563

0.5561

0.93

0.5559

0.5557

0.5555

0.5553

0.5551

0.5549

0.5547

0.5545

0.5543

0.5541

0.94

0.5539

0.5537

0.5535

0.5533

0.5531

0.5529

0.5527

0.5525

0.5523

0.5521

0.95

0.5519

0.5517

0.5515

0.5513

0.5511

0.5509

0.5507

0.5505

0.5503

0.5501

0.96

0.5499

0.5497

0.5495

0.5493

0.5491

0.5489

0.5487

0.5485

0.5483

0.5481

0.97

0.5479

0.5476

0.5474

0.5472

0.5470

0.5468

0.5466

0.5464

0.5462

0.5460

0.98

0.5458

0.5456

0.5454

0.5452

0.5450

0.5447

0.5445

0.5443

0.5441

0.5439

0.99

0.5437

0.5435

0.5433

0.5431

0.5429

0.5427

0.5424

0.5422

0.5420

0.5418

1.00

0.5416

0.5414

0.5412

0.5410

0.5408

0.5405

0.5403

0.5401

0.5399

0.5397

1.01

0.5395

0.5393

0.5390

0.5388

0.5386

0.5384

0.5382

0.5380

0.5378

0.5375

1.02

0.5373

0.5371

0.5369

0.5367

0.5365

0.5362

0.5360

0.5358

0.5356

0.5354

1.03

0.5352

0.5349

0.5347

0.5345

0.5343

0.5341

0.5338

0.5336

0.5334

0.5332

1.04

0.5330

0.5327

0.5325

0.5323

0.5321

0.5319

0.5316

0.5314

0.5312

0.5310

1.05

0.5307

0.5305

0.5303

0.5301

0.5298

0.5296

0.5294

0.5292

0.5290

0.5287

1.06

0.5285

0.5283

0.5281

0.5278

0.5276

0.5274

0.5271

0.5269

0.5267

0.5265

1.07

0.5262

0.5260

0.5258

0.5256

0.5253

0.5251

0.5249

0.5246

0.5244

0.5242

1.08

0.5239

0.5237

0.5235

0.5233

0.5230

0.5228

0.5226

0.5223

0.5221

0.5219

1.09

0.5216

0.5214

0.5212

0.5209

0.5207

0.5205

0.5202

0.5200

0.5197

0.5195

1.10

0.5193

0.5190

0.5188

0.5186

0.5183

0.5181

0.5179

0.5176

0.5174

0.5171

1.11

0.5169

0.5167

0.5164

0.5162

0.5159

0.5157

0.5155

0.5152

0.5150

0.5147

1.12

0.5145

0.5143

0.5140

0.5138

0.5135

0.5133

0.5130

0.5128

0.5126

0.5123

1.13

0.5121

0.5118

0.5116

0.5113

0.5111

0.5108

0.5106

0.5103

0.5101

0.5099

1.14

0.5096

0.5094

0.5091

0.5089

0.5086

0.5084

0.5081

0.5079

0.5076

0.5074

1.15

0.5071

0.5069

0.5066

0.5064

0.5061

0.5059

0.5056

0.5053

0.5051

0.5048

1.16

0.5046

0.5043

0.5041

0.5038

0.5036

0.5033

0.5031

0.5028

0.5025

0.5023

1.17

0.5020

0.5018

0.5015

0.5013

0.5010

0.5007

0.5005

0.5002

0.5000

0.4997

1.18

0.4994

0.4992

0.4989

0.4987

0.4984

0.4981

0.4979

0.4976

0.4973

0.4971

1.19

0.4968

0.4965

0.4963

0.4960

0.4957

0.4955

0.4952

0.4949

0.4947

0.4944

1.20

0.4941

0.4939

0.4936

0.4933

0.4931

0.4928

0.4925

0.4923

0.4920

0.4917

1.21

0.4914

0.4912

0.4909

0.4906

0.4903

0.4901

0.4898

0.4895

0.4892

0.4890

1.22

0.4887

0.4884

0.4881

0.4879

0.4876

0.4873

0.4870

0.4868

0.4865

0.4862

1.23

0.4859

0.4856

0.4854

0.4851

0.4848

0.4845

0.4842

0.4839

0.4837

0.4834

1.24

0.4831

0.4828

0.4825

0.4822

0.4819

0.4817

0.4814

0.4811

0.4808

0.4805

1.25

0.4802

0.4799

0.4796

0.4794

0.4791

0.4788

0.4785

0.4782

0.4779

0.4776

1.26

0.4773

0.4770

0.4767

0.4764

0.4761

0.4758

0.4755

0.4752

0.4750

0.4747

1.27

0.4744

0.4741

0.4738

0.4735

0.4732

0.4729

0.4726

0.4723

0.4720

0.4717

1.28

0.4714

0.4711

0.4707

0.4704

0.4701

0.4698

0.4695

0.4692

0.4689

0.4686

1.29

0.4683

0.4680

0.4677

0.4674

0.4671

0.4668

0.4664

0.4661

0.4658

0.4655

1.30

0.4652

0.4649

0.4646

0.4643

0.4639

0.4636

0.4633

0.4630

0.4627

0.4624

1.31

0.4620

0.4617

0.4614

0.4611

0.4608

0.4604

0.4601

0.4598

0.4595

0.4592

1.32

0.4588

0.4585

0.4582

0.4579

0.4575

0.4572

0.4569

0.4566

0.4562

0.4559

1.33

0.4556

0.4552

0.4549

0.4546

0.4542

0.4539

0.4536

0.4532

0.4529

0.4526

1.34

0.4522

0.4519

0.4516

0.4512

0.4509

0.4506

0.4502

0.4499

0.4495

0.4492

1.35

0.4489

0.4485

0.4482

0.4478

0.4475

0.4471

0.4468

0.4464

0.4461

0.4458

1.36

0.4454

0.4451

0.4447

0.4444

0.4440

0.4437

0.4433

0.4430

0.4426

0.4422

1.37

0.4419

0.4415

0.4412

0.4408

0.4405

0.4401

0.4398

0.4394

0.4390

0.4387

1.38

1.4383

0.4379

0.4376

0.4372

0.4369

0.4365

0.4361

0.4358

0.4354

0.4350

1.39

1.4347

0.4343

0.4339

0.4335

1.4332

0.4328

0.4324

0.4321

0.4317

0.4313

1.40

0.4309

0.4306

0.4302

0.4298

0.4294

0.4290

0.4287

0.4283

0.4279

0.4275

1.41

0.4271

0.4267

0.4264

0.4260

0.4256

0.4252

0.4248

0.4244

0.4240

0.4236

1.42

0.4232

0.4228

0.4225

0.4221

0.4217

0.4213

0.4209

0.4205

0.4201

0.4197

1.43

0.4193

0.4189

0.4185

0.4181

0.4177

0.4173

0.4168

0.4164

0.4160

0.4156

1.44

0.4152

0.4148

0.4144

0.4140

0.4136

0.4131

0.4127

0.4123

0.4119

0.4115

1.45

0.4111

0.4106

0.4102

0.4098

0.4094

0.4090

0.4085

0.4081

0.4077

0.4072

1.46

0.4068

0.4064

0.4060

0.4055

0.4051

0.4047

0.4042

0.4038

0.4034

0.4029

1.47

0.4025

0.4020

0.4016

0.4012

0.4007

0.4003

0.3998

0.3994

0.3989

0.3985

1.48

0.3980

0.3976

0.3971

0.3967

0.3962

0.3958

0.3953

0.3949

0.3944

0.3939

1.49

0.3935

0.3930

0.3925

0.3921

0.3916

0.3912

0.3907

0.3902

0.3897

0.3893

1.50

0.3888

0.3883

0.3878

0.3874

0.3869

0.3864

0.3859

0.3855

0.3850

0.3845

1.51

0.3840

0.3835

0.3830

0.3825

0.3821

0.3816

0.3811

0.3806

0.3801

0.3796

1.52

0.3791

0.3786

0.3781

0.3776

0.3771

0.3766

0.3761

0.3756

0.3751

0.3745

1.53

0.3740

0.3735

0.3730

0.3725

0.3720

0.3715

0.3709

0.3704

0.3699

0.3694

1.54

0.3688

0.3683

0.3678

0.3673

0.3667

0.3662

0.3657

0.3651

0.3646

0.3640

1.55

1.3635

0.3630

0.3624

0.3619

0.3613

0.3608

0.3602

0.3597

0.3591

0.3586

1.56

0.3580

0.3574

0.3569

0.3563

0.3558

0.3552

0.3546

0.3540

0.3535

0.3529

1.57

0.3523

0.3518

0.3512

0.3506

0.3500

0.3494

0.3488

0.3483

0.3477

0.3471

1.58

0.3465

0.3459

0.3453

0.3447

0.3441

0.3435

0.3429

0.3423

0.3417

0.3411

1.59

0.3405

0.3399

0.3392

0.3386

0.3380

0.3374

0.3368

0.3361

0.3355

0.3349

 

A.5        Phương pháp hai điểm

Phương pháp này chỉ áp dụng trong trường hợp bị hạn chế về không gian, không bố trí được điện cực điện cực đo, khi đó có thể dùng đường ống nước như điện cực đo. Đường ống dẫn nước bằng kim loại phải không có các mối nối bằng nhựa hoặc vật liệu không dẫn điện. Các đầu đo dòng điện và điện áp được đấu giữa điện cực cần thử và vật dẫn nối đất cố định như Hình 5.

Chú thích: - Kết quả đo được là giá trị điện trở tổng của hai điện cực nối đất mắc nối tiếp nhau. Nếu giá trị của vật dẫn nối đất cố định là không đáng kể thì kết quả đó có thể coi như là điện trở của điện cực nối đất cần kiểm tra.                 

A.6      Phương pháp một tia và hai tia

Đối với các hệ thống nối đất lớn, gồm nhiều điện cực, có hình dạng phức tạp, thông thường để không phạm phải sai số quá lớn trong khi đo, cần tiến hành đo theo nhiều hướng khác nhau. Đồng thời nên tiến hành đo theo hai dạng sơ đồ bố trí cọc đo: Sơ đồ một tia và sơ đồ hai tia. Trình tự đo được tiến hành như sau:

Lần thứ nhất: Đo và ghi số liệu theo sơ đồ một tia;

Lần thứ hai: Đo và ghi số liệu theo sơ đồ hai tia;

Lần thứ ba: Đo và ghi số liệu theo sơ đồ một tia hoặc hai tia, nhưng phải thay đổi hướng đo;

Sơ đồ bố trí các điện cực thử nghiệm được cho trong Hình 6.

Khoảng cách khuyến cáo giữa các điện cực cho trong Bảng 4.

 

Bảng 4. Khoảng cách cho phép giữa các điện cùc

Sơ đồ bố trí

Khoảng cách

Giá trị nhỏ nhất, m

Hai tia

Điện cực thử nghiệm - điện cực đo dòng điện

80

Điện cực thử nghiệm - điện cực đo điện áp

80

Điện cực đo điện áp - điện cực đo dòng điện

40 và lớn hơn 10D

Một tia

Điện cực thử nghiệm - điện cực đo dòng điện

160

Điện cực thử nghiệm - điện cực đo điện áp

80 và lớn hơn 1,5D

Chú thích: D- Kích thước ngang lớn nhất của hệ thống điện cực nối đất

 

A.7       Phương pháp ba điểm

Phương pháp này tương tự như ở phương pháp hai điểm (vật dẫn nối đất cố định) nhưng sử dụng hai điện cực đo. Để kết quả đo chính xác cần điện trở của các điện cực đo (tổng trở) phải xấp xỉ bằng hoặc nhỏ hơn điện trở của điện cực nối đất.

Đấu nối thiết bị đo theo sơ đồ Hình 7.

R1, R2 - điện trở giữa điện cực nối đất và hai điện cực đo tương ứng;

R3 - điện trở đo được giữa hai điện cực đo.

A.8        Phương pháp đo điện trở suất của đất

Điện trở suất của đất thông thường được đo theo phương pháp bốn điểm. Bốn điện cực đo giống nhau được đóng xuống đất thẳng hàng, cách nhau một khoảng a với độ sâu không quá 1m, điện trở suất của đất đo được ứng với độ sâu a/20. Đấu nối thiết bị đo theo sơ đồ Hình 8.

C1, C2 - đầu nối với điện cực đo lường;

P1, P2 - đầu nối với điện cực đo điện thế.

Có thể xác định được điện trở suất của đất ứng với các độ sâu khác nhau bằng cách đo với các khoảng cách a tương ứng khác nhau. Trong Bảng 5 cho điện trở suất của một số loại đất thường gặp.

    

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 5. Điện trở suất của một số loại đất

Loại đất

Điện trở suất của đất, W.m

Tro

3,5

Than cốc

0,2 - 8

Than bùn

45 - 200

Đất vườn (độ ẩm 50%)

1,4

Đất vườn (độ ẩm 20%)

4,8

Đất sét (độ ẩm 40%)

7,7

Đất sét (độ ẩm 20%)

33

Đất sét khô

50 - 150

Cát (độ ẩm 90%)

130

Cát ẩm tự nhiên

3000 - 8000

Đá phấn

50 - 150

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Phụ lục B

(Tham khảo)

 

Tên cơ sở thực hiện đo thử nghiệm

Địa chỉ:...........................................

Điện thoại:............ Fax:.................

 

mẫu biên bản đo lường thử nghiệm

Số .......

I           Cơ sở yêu cầu thử nghiệm

1.1         Tên: ........................................................................................................................

1.2         Địa chỉ: ...........................................  Điện thoại/ Fax/ Email:................................

II           Đối tượng thử

2.1       Tên/ kí mã hiệu: .....................................................................................................

Tình trạng:                   Lắp đặt mới                     Đang sử dụng  

2.2       Đặc trưng kĩ thuật/ thiết kế: ...................................................................................

2.3       Hồ sơ kèm theo:......................................................................................................

III        Nội dung thử nghiệm

             1..............................................................................................................................

             2. ..............................................................................................................................

                ..............................................................................................................................                                                                                                  

IV        Phương pháp thử

             .................................................................................................................................

V         Trang thiết bị thử nghiệm

              Tên thiết bị: ..................................      Kí, mã hiệu: ....................................................

VI        Hình thức trả kết quả                     Đồ thị/hình vẽ     ‘                 (Gồm xx trang)

                                                            Bảng số           ‘                   (Gồm xx trang)

VII       Địa điểm và thời gian thử nghiệm

7.1       Địa điểm thử:.............................................................................................................

7.2       Thời gian thử: ...........................................................................................................

VIII      Ghi chú

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

Dữ liệu đo thử

Số ........

 

1 - Điện trở nối đất

STT

Điểm đo 

Giá trị đo X, W

Độ KĐBĐ

X1

X2

X3

...

...

Sn-1

Xtb

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2 - Điện trở suất của đất (nếu có)

3 - Điện trở của dây dẫn nối đất (nếu có)

Chú thích: Cho phép đưa ra kết quả phản ánh tình trạng chung của dây nối đất (ví dụ: điện trở của dây nối đất không lớn hơn xxW).

Kết luận/ nhận xét

         

                                                                                              Ngày.....tháng.....năm.........

                 Duyệt                                                              Người thực hiện

(Họ tên/chữ ký và đóng dấu)                                          (Họ tên và chữ ký)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 46/2003/QĐ-BNN ban hành tiêu chuẩn ngành do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành

  • Số hiệu: 46/2003/QĐ-BNN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 03/03/2003
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Bùi Bá Bổng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 21 đến số 22
  • Ngày hiệu lực: 18/03/2003
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản