Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/2007/QĐ-UBND | Bắc Ninh, ngày 01 tháng 8 năm 2007 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26.11.2003;
Căn cứ Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14.11.2006 của Chính phủ quy định việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước; Căn cứ Quyết định số 202/2006/QĐ-TTg ngày 31.8.2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư số 35/2007/TT-BTC ngày 10.4.2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14.11.2006 của Chính phủ quy định việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 78/NQ-HĐND ngày 18.7.2007 của HĐND tỉnh Bắc Ninh về việc quy định một số nội dung phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước thuộc địa phương quản lý;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy định một số nội dung phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước thuộc địa phương quản lý”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UBND TỈNH |
MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP, TÀI SẢN ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CỦA NHÀ NƯỚC DO ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 45/2007/QĐ-UBND ngày 01 .8.2007 của UBND tỉnh Bắc Ninh)
1. Quy định việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập giữa UBND tỉnh với các Sở, Ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh; giữa UBND tỉnh với UBND các huyện, thành phố (gọi tắt là UBND cấp huyện), UBND các xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã), bao gồm:
a. Đất đai;
b. Nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất đai;
c. Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
d. Phương tiện giao thông vận tải, máy móc, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác.
2. Quy định phân cấp tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước
Tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật là tài sản không có nguồn gốc là tài sản của Nhà nước nhưng theo quy định của pháp luật đến thời điểm nhất định, tài sản này được xác lập là tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước.
1. Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập) được giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
2. Các đối tượng khác liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
1. Việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đã được quy định cụ thể tại Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14.11.2006 của Chính phủ quy định việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước; Quyết định số 202/2006/QĐ-TTg ngày 31.8.2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 35/2007/TT-BTC ngày 10.4.2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14.11.2006 của Chính phủ quy định việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước; Thông tư số 112/2006/TT-BTC ngày 27.12.2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập, ban hành kèm theo Quyết định số 202/2006/QĐ-TTg ngày 31.8.2006 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Địa phương quy định cụ thể một số nội dung phân cấp theo thẩm quyền.
Điều 4. Thẩm quyền quyết định đầu tư, mua sắm tài sản nhà nước:
1. Đối với tài sản là nhà, công trình kiến trúc và tài sản khác gắn liền với đất, thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng.
2. Đối với tài sản là ô tô, máy móc, trang thiết bị làm việc và các động sản khác, căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức quy định và dự toán ngân sách đã được giao hằng năm, thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản như sau:
a. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định mua sắm trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính đối với:
- Tài sản là ô tô; máy móc, trang thiết bị và các động sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc địa phương quản lý;
- Tài sản từ nguồn vốn chương trình mục tiêu, đề tài, dự án khoa học, nguồn ngân sách mua sắm trang thiết bị tập trung của các ngành, đơn vị có tổng giá trị mua sắm từ 500 triệu đồng trở lên;
b. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh quyết định mua sắm máy móc, trang thiết bị và các động sản khác có nguyên giá từ 20 triệu đến dưới 500 triệu đồng đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý;
c. Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định mua sắm máy móc, trang thiết bị và các động sản khác có nguyên giá từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý;
d. Thủ trưởng các cơ quan, đoàn thể thuộc cấp huyện quyết định mua sắm máy móc, trang thiết bị và các động sản khác có nguyên giá từ 20 triệu đến dưới 100 triệu đồng đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý;
d. Chủ tịch UBND cấp xã quyết định mua sắm máy móc, trang thiết bị và các động sản khác có nguyên giá dưới 100 triệu đồng;
e. Thủ trưởng cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trực thuộc các ngành cấp tỉnh, cấp huyện (đơn vị dự toán cấp 3) quyết định mua sắm tài sản, trang thiết bị có nguyên giá dưới 20 triệu đồng;
g. Các đơn vị sự nghiệp mua sắm tài sản từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, từ nguồn vốn huy động theo chế độ quy định để phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp hoặc sản xuất kinh doanh, dịch vụ của đơn vị thì thủ trưởng đơn vị sự nghiệp căn cứ vào kế hoạch, dự toán, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tiêu chuẩn, định mức sử dụng và nhu cầu cần thiết phục vụ hoạt động của đơn vị để quyết định việc mua sắm cho phù hợp, đảm bảo tiết kiệm và có hiệu quả.
3. Việc đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản, pháp luật về đấu thầu và các quy định hiện hành có liên quan khác.
Điều 5. Thẩm quyền thu hồi tài sản nhà nước:
1. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thu hồi tài sản của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính đối với:
a. Tài sản là trụ sở, bất động sản và ô tô; các tài sản là động sản có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý;
b. Tài sản của các dự án đã kết thúc do đơn vị thuộc địa phương quản lý;
c. Tài sản là động sản khác của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh quản lý.
2. Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thu hồi:
a. Tài sản là động sản của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý, trừ những tài sản quy định tại điểm a, điểm b, khoản 1, Điều 5 Quy định này;
b. Kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thu hồi những tài sản của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cấp tỉnh quản lý đặt tại cấp huyện bị sử dụng sai mục đích, sai chế độ nhà nước quy định nhưng không được cơ quan có thẩm quyền xử lý.
3. Việc xử lý tài sản nhà nước bị thu hồi thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 35/2007/TT-BTC ngày 10.4.2007 của Bộ Tài chính.
Điều 6. Thẩm quyền điều chuyển tài sản nhà nước:
1. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định điều chuyển tài sản là trụ sở, bất động sản và ô tô; các tài sản là động sản có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính và các cơ quan liên quan.
2. Giám đốc Sở Tài chính quyết định điều chuyển tài sản là động sản trừ những tài sản quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy định này trên cơ sở đề nghị của các cơ quan có liên quan:
a. Tài sản giữa các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cấp tỉnh quản lý;
b. Tài sản giữa các cơ quan cấp tỉnh với cấp huyện theo đề nghị của Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành và Chủ tịch UBND cấp huyện;
c. Tài sản giữa các địa phương sau khi có sự thống nhất và đề nghị của Chủ tịch UBND cấp huyện liên quan.
3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định điều chuyển tài sản là động sản giữa các đơn vị thuộc phạm vi quản lý, trừ những tài sản quy định tại khoản 1, Điều 6 Quy định này.
Điều 7. Bán, chuyển đổi hình thức sở hữu tài sản nhà nước:
1. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định bán, chuyển đổi hình thức sở hữu đối với tài sản nhà nước của các cơ quan hành chính thuộc địa phương quản lý trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, đơn vị liên quan và Giám đốc Sở Tài chính.
2. Đối với các đơn vị sự nghiệp:
a. Cơ quan quyết định đầu tư theo quy định quyết định bán, chuyển nhượng nhà, công trình xây dựng sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Chủ tịch UBND tỉnh.
b. Cơ quan quyết định mua sắm tài sản khác theo quy định tại thẩm quyền quyết định mua sắm nêu trên quyết định bán, chuyển nhượng tài sản thuộc thẩm quyền quyết định mua sắm của mình (bao gồm cả tài sản là máy móc, trang thiết bị thuộc dự án đầu tư và tài sản từ nguồn vốn chương trình mục tiêu, đề tài, dự án khoa học, nguồn ngân sách cấp trong dự toán mua sắm trang thiết bị tập trung của các ngành, đơn vị thuộc thẩm quyền quyết định mua sắm của Chủ tịch UBND tỉnh tại trên có nguyên giá tương ứng).
c. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng dất được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Trình tự, thủ tục thực hiện bán, chuyển đổi hình thức sở hữu tài sản nhà nước và quản lý, sử dụng tiền thu được từ bán tài sản nhà nước thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 35/2007/TT-BTC .
Tiền thu được từ bán, chuyển nhượng tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 112/2006/TT-BTC .
Điều 8. Thanh lý tài sản nhà nước:
1. Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản
a. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thanh lý tài sản là nhà, công trình xây dựng, ô tô; tài sản là động sản khác có nguyên giá trên sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên (trừ trường hợp phải phá dỡ để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt) của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính.
b. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã quyết định thanh lý tài sản là nhà, công trình xây dựng phải phá dỡ để thực hiện dự án đầu tư, xây dựng, giải phóng mặt bằng theo quy hoạch, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
c. Cơ quan, đơn vị quyết định thanh lý tài sản thuộc thẩm quyền quyết định mua sắm của mình (bao gồm các tài sản là máy móc, trang thiết bị thuộc dự án đầu tư và tài sản từ nguồn vốn chương trình mục tiêu, đề tài, dự án khoa học, nguồn ngân sách cấp trong dự toán mua sắm trang thiết bị tập trung của các ngành, đơn vị thuộc thẩm quyền quyết định mua sắm của Chủ tịch UBND tỉnh nêu trên có nguyên giá tương ứng).
2. Cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản quyết định thành lập Hội đồng định giá tài sản để bán.
3. Phương thức bán tài sản thanh lý
a. Tài sản là ô tô; các tài sản có giá trị thu hồi từ 10 triệu đồng trở lên cho 1 tài sản hoặc lô tài sản thực hiện theo phương thức đấu giá công khai;
b. Các tài sản không thuộc quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 8 Quy định này do đơn vị quản lý, sử dụng tài sản tổ chức bán trực tiếp.
4. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện thanh lý tài sản và quản lý, sử dụng số tiền thu được từ thanh lý tài sản nhà nước thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 35/2007/TT-BTC .
Tiền thu được từ bán thanh lý tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 112/2006/TT-BTC .
Điều 9. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước:
1. Thẩm quyền quyết định thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước:
a. Giám đốc Sở Tài chính quyết định thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức trong phạm vi toàn tỉnh;
b. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND cấp huyện tổ chức kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
2. Khi thực hiện thanh tra, kiểm tra, cơ quan thanh tra, kiểm tra có quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân được thanh tra, kiểm tra xuất trình các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc quản lý và sử dụng tài sản nhà nước. Nếu phát hiện vi phạm, có quyền xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Thẩm quyền xác lập quyền sở hữu tài sản của Nhà nước:
1. Đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật bị tịch thu sung quỹ nhà nước:
a) Thẩm quyền quyết định tịch thu sung quỹ đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lí vi phạm hành chính;
b) Thẩm quyền quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước đối với tài sản của người bị kết án được thực hiện theo quy định của pháp luật về hình sự;
c) Thẩm quyền quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước đối với vật chứng vụ án được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
2. Đối với các tài sản khác:
a) Chủ tịch UBND tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật đối với:
- Vật bị chôn dấu, chìm đắm, vật bị đánh rơi, bỏ quên, tìm thấy được;
- Bất động sản trên địa bàn được xác định là vô chủ hoặc không xác định được chủ sở hữu;
- Di sản không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng người đó không được quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền hưởng di sản;
- Tài sản của các dự án sử dụng vốn ngoài nước do địa phương quản lý sau khi kết thúc hoạt động được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam;
b) Thủ trưởng các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật đối với tài sản được chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu dưới hình thức biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ và các hình thức chuyển giao khác theo quy định của pháp luật của đơn vị mình.
Điều 11. Thẩm quyền lập, phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước:
1. Thẩm quyền lập phương án xử lý tài sản:
Cơ quan dang quản lý hoặc được giao tạm quản lý tài sản có trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản được quy định như sau:
a) Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt phương án xử lý tài sản đối với tài sản quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 10 Quy định này;
b) Cơ quan tài chính các cấp quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản do cơ quan nhà nước cùng cấp quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước quy định tại khoản 1, Điều 10 Quy định này;
c) Thủ trưởng các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp quyết định phương án xử lý đối với tài sản quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 10 Quy định này.
Điều 12. Trách nhiệm thi hành:
1. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và Chủ tịch UBND cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Quy định này.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Chủ tịch UBND cấp xã và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy định này./.
- 1Quyết định 22/2009/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập kèm theo Quyết định 30/2008/QĐ-UBND ngày 15/8/2008 của UBND tỉnh Long An
- 2Nghị quyết 97/2010/NQ-HĐND quy định phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 3Quyết định 579/2014/QĐ-UBND Quy định nội dung phân cấp, thẩm quyền xác lập và phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 1Quyết định 174/2009/QĐ-UBND Quy định về phân cấp quản lý tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 2Quyết định 579/2014/QĐ-UBND Quy định nội dung phân cấp, thẩm quyền xác lập và phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 1Quyết định 202/2006/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 137/2006/NĐ-CP về việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước
- 3Thông tư 112/2006/TT-BTC hướng dẫn Quy chế quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập kèm theo Quyết định 202/2006/QĐ-TTg do Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 35/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 137/2006/NĐ-CP về việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 5Luật Đất đai 2003
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Quyết định 22/2009/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập kèm theo Quyết định 30/2008/QĐ-UBND ngày 15/8/2008 của UBND tỉnh Long An
- 8Nghị quyết 97/2010/NQ-HĐND quy định phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 9Nghị quyết 78/2007/NQ-HĐND16 quy định phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước thuộc địa phương quản lý do tỉnh Bắc Ninh ban hành
Quyết định 45/2007/QÐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước thuộc địa phương quản lý do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành
- Số hiệu: 45/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 01/08/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
- Người ký: Nguyễn Công Ngọ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra