- 1Luật du lịch 2005
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 4Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014
- 5Thông tư 50/2014/TT-BGTVT quản lý cảng, bến thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Nghị định 110/2014/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa
- 7Thông tư 80/2014/TT-BGTVT về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- 1Quyết định 03a/2018/QĐ-UBND về sửa đổi Quy định về tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong khu du lịch và bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi kèm theo Quyết định 44/2015/QĐ-UBND
- 2Quyết định 03/2017/QĐ-UBND về sửa đổi Quy định tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong khu du lịch và bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi kèm theo Quyết định 44/2015/QĐ-UBND
- 3Quyết định 36/2021/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong các khu du lịch và bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi kèm theo Quyết định 44/2015/QĐ-UBND
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/2015/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 27 tháng 08 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15/6/2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17/6/2014;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 110/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa;
Căn cứ Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 17/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa;
Căn cứ Thông tư số 80/2014/TT-BGTVT ngày 30/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 112/TTr-SGTVT ngày 30/7/2015 và Giám đốc Sở Tư pháp tại Báo cáo thẩm định số 146/BC-STP ngày 27/7/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong các khu du lịch và bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 251/2008/QĐ-UBND ngày 27/8/2008 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về tổ chức quản lý phương tiện, người lái phương tiện thủy nhỏ và bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND cấp xã và Thủ trưởng các sở, ngành, các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH TRONG CÁC KHU DU LỊCH VÀ BẾN KHÁCH NGANG SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 44/2015/QĐ-UBND ngày 27/8/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
2. Hoạt động vận tải đường thủy nội địa trong các khu du lịch và bến khách ngang sông phục vụ an ninh, quốc phòng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định này.
1. Quy định này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý và hoạt động kinh doanh vận tải trong các khu du lịch và bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
2. Quy định này không áp dụng đối với các khu du lịch khép kín.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách là tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh vận tải hành khách bằng đường thủy nội địa (sau đây gọi tắt là đơn vị kinh doanh vận tải).
5. Kinh doanh vận tải hành khách trong các khu du lịch và bến khách ngang sông là hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng phương tiện vận tải hành khách đường thủy nội địa trong các khu du lịch và bến khách ngang sông để thu cước phí vận tải.
7. Phương tiện vận tải hành khách trong khu du lịch và bến khách ngang sông là phương tiện thủy nội địa, gồm: tàu, thuyền, đò, bè và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ chuyên hoạt động trong các khu du lịch và bến khách ngang sông.
8. Phương tiện thủy thô sơ là phương tiện không có động cơ chỉ di chuyển bằng sức người hoặc sức gió, sức nước.
9. Bè là loại phương tiện thủy thô sơ được ghép lại bằng tre, nứa, gỗ hoặc các vật nổi khác để di chuyển hoặc dùng làm phương tiện vận chuyển tạm thời trên đường thủy nội địa.
11. Bến khách ngang sông (gồm bến nằm trên sông, hồ, kênh, rạch, đầm, phá) là bến thủy nội địa, nơi để đón và trả khách, hàng hóa, phương tiện đi cùng hành khách từ bờ bên này sang bờ bên kia.
12. Cơ sở hạ tầng bến khách ngang sông gồm: công trình và các trang, thiết bị phục vụ cho hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa từ bờ bên này sang bờ bên kia như: Bến cập phương tiện, đường lên xuống, nơi hành khách chờ lên, xuống phương tiện, báo hiệu đường thủy nội địa.
13. Bến cập phương tiện là vị trí phương tiện vận tải hành khách trong các khu du lịch và bến khách ngang sông cập bến, neo đậu để người và phương tiện đường bộ lên, xuống phương tiện.
14. Vùng nước bến khách ngang sông là vùng nước trước bến và vùng neo đậu phương tiện, luồng vào bến.
15. Sông, hồ, kênh, rạch, đầm, phá là vùng nước để phương tiện thủy nội địa hoạt động, vận chuyển, khai thác, neo đậu.
16. Chủ bến là tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng bến hoặc được chủ đầu tư giao quản lý bến.
17. Chủ khai thác bến là tổ chức, cá nhân sử dụng bến để kinh doanh, khai thác.
TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH TRONG CÁC KHU DU LỊCH
Điều 4. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách trong các khu du lịch
Điều 5. Hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong các khu du lịch
1. Hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong khu du lịch, bao gồm:
a) Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định;
b) Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng theo chuyến.
2. Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định trong khu du lịch là việc tổ chức, cá nhân vận chuyển hành khách từ cảng, bến này đến cảng, bến kia theo tuyến, hành trình, lịch trình nhất định trong khu du lịch; việc thu cước vận tải được thực hiện theo hình thức bán vé; vé hành khách do tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải tự in ấn, phát hành theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành theo Quy định này; việc đăng ký giá vé, kê khai, niêm yết được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
3. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng theo chuyến là việc tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải và người thuê vận tải thỏa thuận vận tải theo chuyến trong phạm vi khu du lịch; việc thu cước vận tải theo giá trị hợp đồng hoặc do hai bên tự thỏa thuận.
Điều 6. Quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong các khu du lịch
1. Sở Giao thông vận tải quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong các khu du lịch nằm trên địa giới hành chính từ hai huyện, thành phố trở lên thuộc tỉnh Quảng Ngãi hoặc có liên quan đến địa giới hành chính của tỉnh lân cận.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong các khu du lịch thuộc phạm vi địa giới hành chính của cấp huyện.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong các khu du lịch thuộc phạm vi địa giới hành chính của cấp xã.
Điều 7. Chấp thuận hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong các khu du lịch
1. Thẩm quyền chấp thuận hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong các khu du lịch
a) Sở Giao thông vận tải chấp thuận hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong các khu du lịch do mình quản lý theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Quy định này.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong các khu du lịch do cấp mình và cấp xã quản lý theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 6 Quy định này.
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong các khu du lịch gồm:
a) Bản đăng ký hoạt động vận tải hành khách trong khu du lịch theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy định này;
b) Văn bản hoặc hợp đồng với chủ quản lý khai thác bến trong khu du lịch đồng ý cho phương tiện vào cập, neo, buộc, đón, trả khách;
c) Phương án hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong khu du lịch theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quy định này;
d) Bản sao chứng thực (hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu): Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có ngành nghề vận tải hành khách đường thủy nội địa; Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa. Đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người (phương tiện không thuộc diện đăng ký, đăng kiểm) đơn vị vận tải lập danh sách phương tiện có xác nhận của UBND cấp xã.
3. Trình tự, thủ tục tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận hoạt động kinh doanh vận tải trong khu du lịch hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc nộp trực tiếp đến Sở Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
a) Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời gian quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;
b) Trường hợp hồ sơ nhận qua đường bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện có thông tin phản hồi và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện lấy ý kiến của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý khu du lịch. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của Sở Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý khu du lịch có văn bản trả lời.
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý khu du lịch, Sở Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản chấp thuận tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong khu du lịch theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy định này. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Điều 8. Điều kiện phương tiện hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong các khu du lịch
1. Đảm bảo điều kiện hoạt động theo quy định tại Khoản 7 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014.
2. Trang bị đầy đủ thiết bị kỹ thuật an toàn, hệ thống thông tin liên lạc, phao cứu sinh và dụng cụ nổi cá nhân, thiết bị phòng cháy và chữa cháy đảm bảo hoạt động tốt; đối với phương tiện hoạt động trong khu du lịch ven biển còn phải lắp đặt thiết bị VHF đảm bảo liên lạc với Ban Quản lý khu du lịch 24/24 giờ.
3. Phương tiện hoạt động trong các khu du lịch ven biển phải thỏa mãn tiêu chuẩn ổn định cấp tàu VR-SB hoặc VR-SI theo Quy chuẩn quốc gia về Quy phạm phân cấp và đóng mới phương tiện thủy nội địa (QCVN 72:2013/BGTVT) ban hành kèm theo Thông tư số 61/2013/TT-BGTVT ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; đồng thời, đảm bảo các hệ số an toàn về kỹ thuật, đạt hệ số an toàn trong mọi trạng thái.
4. Đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Thân phương tiện phải chắc chắn, không bị rò nước vào bên trong;
b) Trên phương tiện phải lắp tối thiểu 1 đèn có ánh sáng trắng ở nơi dễ nhìn thấy khi hoạt động vào ban đêm;
c) Bố trí đủ chỗ ngồi cho hành khách cân bằng trên phương tiện và bố trí đủ áo phao hoặc dụng cụ cứu sinh cho số người được phép chở trên phương tiện;
d) Chỉ được hoạt động trong các khu du lịch trên sông, hồ, kênh, rạch, đầm, phá.
5. Bè và dụng cụ nổi cá nhân khác không được hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong khu du lịch.
Điều 9. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vận tải trong khu du lịch
1. Lập danh sách thuyền viên trên phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Quy định này gửi cơ quan quản lý nhà nước về vận tải trong khu du lịch.
2. Lập danh sách hành khách theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Quy định này. Danh sách hành khách được lập thành 02 bản; 01 bản giao cho thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện; 01 bản lưu tại đơn vị vận tải.
3. Bố trí đủ số lượng và tiêu chuẩn chức danh thuyền viên làm việc trên phương tiện phù hợp với thời gian làm việc trong ngày.
4. Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động cho thuyền viên và các chức danh khác làm việc trên phương tiện.
5. Trang bị, lắp đặt đầy đủ trang thiết bị cứu sinh, dụng cụ nổi, cứu hỏa tại những vị trí theo thiết kế của phương tiện; đối với những phương tiện đóng không có thiết kế thì phải lắp đặt tại những vị trí dễ thấy, dễ lấy trên phương tiện.
6. Thông báo tại cảng, bến thời gian hoạt động trong ngày của phương tiện để hành khách biết.
7. Niêm yết bảng nội quy đi tàu, bản hướng dẫn sử dụng trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa và lối thoát hiểm tại những nơi dễ thấy trên phương tiện.
8. Phục vụ hành khách văn minh, lịch sự.
9. Khi ngừng hoạt động phải có văn bản thông báo gửi đến cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoạt động kinh doanh vận tải trong khu du lịch và đơn vị trực tiếp quản lý khu du lịch trước 05 ngày.
10. Định kỳ hàng tháng (trước ngày 30) tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong khu du lịch gửi Sở Giao thông vận tải, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND cấp huyện theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Quy định này.
Điều 10. Trách nhiệm của thuyền trưởng, thuyền viên và người lái phương tiện
1. Trách nhiệm của thuyền trưởng
a) Chịu trách nhiệm cao nhất về an toàn, an ninh trật tự trong suốt hành trình;
b) Thông báo kịp thời cho hành khách về điều kiện thời tiết bất thường hay sự cố bất thường trên phương tiện hoặc trong khu du lịch;
c) Chỉ nhận khách có giấy tờ tùy thân hợp lệ, đúng với danh sách hành khách, không chở hành khách quá sức chở của phương tiện;
d) Thực hiện đúng lịch trình, hành trình đã đăng ký hoặc theo sự thỏa thuận của hành khách; trong trường hợp có sự thay đổi phải được hành khách đồng ý và phải thông báo đến cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong các khu du lịch hoặc Ban Quản lý khu du lịch.
2. Trách nhiệm của thuyền viên và người lái phương tiện
a) Thực hiện đầy đủ phạm vi trách nhiệm theo chức danh, chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của thuyền trưởng hoặc người chỉ huy trực tiếp;
b) Trước khi phương tiện khởi hành phải kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn giao thông đường thủy; phổ biến cho hành khách cách sử dụng áo phao cứu sinh, dụng cụ cứu sinh, cứu đắm, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường và các quy định cần thiết khác;
c) Báo cáo kịp thời cho thuyền trưởng hoặc người chỉ huy trực tiếp khi phát hiện sự cố bất thường trên phương tiện.
3. Trường hợp phương tiện đang trên hành trình bị hỏng, không tiếp tục hành trình được thì thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện phải tìm mọi biện pháp đưa hành khách tới cảng, bến gần nhất bảo đảm an toàn và thông báo cho tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải biết để xử lý theo Điều 12 Quy định này.
Điều 11. Trách nhiệm của nhân viên phục vụ và hành khách
1. Trách nhiệm của nhân viên phục vụ
a) Thực hiện đầy đủ phạm vi trách nhiệm theo công việc được giao, chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của thuyền trưởng hoặc người chỉ huy trực tiếp;
b) Hướng dẫn hành khách lên, xuống, ngồi ổn định và sắp xếp hành lý trên phương tiện;
c) Tham gia bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho người và tài sản của hành khách trên suốt hành trình;
d) Thực hiện cứu hộ, cứu nạn khi phương tiện khác đang hoạt động gặp sự cố trong khu du lịch hoặc trong khu vực cùng neo đậu;
đ) Báo cáo kịp thời cho thuyền trưởng hoặc người chỉ huy trực tiếp khi phát hiện các sự cố bất thường trên phương tiện.
2. Trách nhiệm của hành khách
a) Chấp hành nghiêm túc quy định về an ninh trật tự, nội quy vận tải hành khách trong khu du lịch và hướng dẫn thực hiện các biện pháp an toàn của thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện;
b) Mua vé hành khách hoặc trả cước phí vận tải theo đúng quy định;
c) Khai đúng họ, tên, địa chỉ của mình và trẻ em đi kèm (nếu có) khi người kinh doanh vận tải hoặc người có trách nhiệm lập danh sách hành khách;
d) Có mặt tại nơi xuất phát đúng thời gian quy định hoặc đã thỏa thuận;
đ) Không mang theo hành lý thuộc loại hàng hóa mà pháp luật cấm lưu thông, cấm vận tải chung với người.
Điều 12. Xử lý các trường hợp phát sinh
1. Trường hợp lỗi do tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải được thực hiện theo Điều 15 Thông tư số 80/2014/TT-BGTVT ngày 30/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa;
2. Trường hợp bất khả kháng được thực hiện theo Điều 16 Thông tư số 80/2014/TT-BGTVT ngày 30/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
3. Việc xử lý tai nạn đối với tổ chức, cá nhân liên quan trong vùng nước thuộc khu du lịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về Giao thông đường thủy nội địa.
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BẾN KHÁCH NGANG SÔNG
Điều 13. Đầu tư xây dựng bến khách ngang sông
1. Việc đầu tư xây dựng bến khách ngang sông phải tuân thủ những quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng; phòng cháy, chữa cháy; bảo vệ môi trường; tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, bảo đảm an toàn giao thông và các quy định có liên quan khác trong quá trình tổ chức quản lý và hoạt động.
2. Việc đầu tư xây dựng bến khách ngang sông phải phù hợp với quy hoạch phát triển vận tải đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và quy hoạch chi tiết phát triển giao thông vận tải của từng địa phương đã được phê duyệt.
3. Được Sở Giao thông vận tải chấp thuận chủ trương xây dựng bến khách ngang sông theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 17/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa.
Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị chấp thuận xây dựng bến khách ngang sông chưa có trong quy hoạch hoặc có sự khác nhau so với quy hoạch nhưng rất cần thiết cho phục vụ đời sống dân sinh thì Sở Giao thông vận tải phải báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh cho chủ trương thống nhất trước khi chấp thuận.
4. Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng mới hoặc đầu tư nâng cấp, cải tạo bến khách ngang sông đang khai thác.
Điều 14. Điều kiện hoạt động của bến khách ngang sông
1. Bến không nằm trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật; có địa hình, thủy văn ổn định bảo đảm cho phương tiện hoạt động an toàn, thuận lợi.
2. Có đường, cầu dẫn hoặc bãi chuồi đảm bảo cho người, phương tiện giao thông đường bộ lên xuống an toàn, thuận tiện; có đủ thiết bị để phương tiện chở khách từ bờ bên này sang bờ bên kia neo buộc chắc chắn, an toàn; có đèn chiếu sáng nếu hoạt động ban đêm; có nơi chờ cho hành khách; có bảng niêm yết giá vé, có bảng nội quy bến khách ngang sông.
3. Bến khách ngang sông có phương tiện thủy nội địa lưu thông dọc sông phải lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa.
4. Được Sở Giao thông vận tải cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 17/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa.
Điều 15. Điều kiện phương tiện và người điều khiển phương tiện vận tải tại bến khách ngang sông
1. Phương tiện vận tải khách ngang sông
a) Đảm bảo điều kiện hoạt động theo quy định tại Khoản 7 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014.
b) Đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè khi hoạt động tại bến khách ngang sông phải đảm bảo điều kiện: Thân phương tiện phải chắc chắn, không bị thủng, không bị rò nước vào bên trong; có một đèn chiếu sáng màu trắng nếu phương tiện hoạt động vào ban đêm; phương tiện chở người phải có đủ chỗ cho người ngồi cân bằng trên phương tiện;
c) Trang bị đủ số lượng áo phao, dụng cụ nổi cá nhân, đảm bảo đáp ứng đủ số lượng cho tất cả mọi người được chở trên phương tiện (bao gồm hành khách, thuyền viên và người lái phương tiện). Áo phao và dụng cụ nổi cá nhân phải đảm bảo chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quy định, được bảo quản khô ráo, sạch sẽ, bảo đảm tính năng an toàn kỹ thuật khi sử dụng và phải để ở chỗ thuận tiện, dễ nhìn thấy, dễ lấy, không làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện.
2. Người điều khiển phương tiện vận tải khách tại bến khách ngang sông
a) Đảm bảo trong độ tuổi theo quy định tại Điều 35 Luật Giao thông đường thủy nội địa;
b) Có giấy chứng nhận học tập pháp luật giao thông đường thủy nội địa hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn phù hợp với phương tiện điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp; đủ tiêu chuẩn về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế và phải biết bơi.
Điều 16. Trách nhiệm của chủ bến khách ngang sông
2. Duy trì điều kiện hoạt động của bến khách ngang sông theo quy định tại Điều 14 Quy định này.
3. Trường hợp cho thuê khai thác bến khách ngang sông thì phải thực hiện ký hợp đồng với chủ khai thác bến theo quy định của pháp luật.
4. Định kỳ 6 tháng (trước 20/6) và cả năm (trước 20/12) tổng hợp, báo cáo về tình hình hoạt động của bến khách ngang sông cho UBND cấp xã theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Quy định này.
Điều 17. Trách nhiệm của chủ khai thác bến khách ngang sông
1. Chấp hành các quy định bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ và phòng chống lụt bão.
2. Xây dựng phương án cứu hộ, cứu nạn tại bến khách ngang sông, thực hiện việc cứu người, hành lý, phương tiện khi xảy ra tai nạn; phối hợp với UBND cấp xã, lực lượng công an, thanh tra giao thông vận tải và cơ quan chuyên môn của cấp huyện giải quyết, khắc phục hậu quả tai nạn.
3. Chấp hành sự trưng dụng bến khách ngang sông khi có yêu cầu của Ban Chỉ huy phòng chống lụt, bão các cấp hoặc UBND cấp xã trong trường hợp khẩn cấp cứu người, hàng hóa, phương tiện khi xảy ra tai nạn, thiên tai, địch họa hoặc khi có bão, lũ.
4. Không để phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật, không đủ giấy tờ quy định, người điều khiển phương tiện không có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc giấy chứng nhận học tập pháp luật giao thông đường thủy nội địa hoạt động trong phạm vi vùng nước của bến khách ngang sông. Chịu sự kiểm tra, giám sát và xử lý của cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông.
5. Thống nhất với chủ khai thác bến ngang sông trên bờ đối diện phương án điều hành, giá cước theo quy định để bảo đảm tính đồng bộ của hoạt động vận tải khách ngang sông tại bến và trật tự, an toàn trong quá trình khai thác; thực hiện đầy đủ trách nhiệm về tài chính theo quy định.
6. Trường hợp chấm dứt hoạt động, chủ khai thác bến phải thông báo cho Sở Giao thông vận tải để ra quyết định đình chỉ hoạt động bến thủy nội địa.
7. Định kỳ 6 tháng (trước 20/6) và cả năm (trước 20/12) tổng hợp, báo cáo về tình hình hoạt động của bến khách ngang sông cho UBND cấp xã theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Quy định này.
Điều 18. Trách nhiệm của chủ phương tiện
1. Đo đạc kích thước cơ bản, xác định sức chở, sơn vạch dấu mớn nước an toàn cho phương tiện theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 24 Luật Giao thông đường thủy nội địa được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 7 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014.
2. Duy trì và bảo đảm các điều kiện an toàn của phương tiện, giao phương tiện cho người có đủ điều kiện điều khiển theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Quy định này.
3. Chuẩn bị đủ áo phao, phao cứu sinh và dụng cụ nổi cá nhân theo số lượng hành khách được phép chở của phương tiện; yêu cầu người lái phương tiện không được chở quá trọng tải cho phép, chở hàng hóa độc hại, dễ cháy, nổ, động vật lớn chung với hành khách, động vật bị dịch bệnh.
4. Chấp hành sự trưng dụng phương tiện khi có yêu cầu của các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong trường hợp khẩn cấp cứu người, hàng hóa, phương tiện khi xảy ra tai nạn hoặc khi có bão, lũ.
5. Thực hiện trục vớt phương tiện khi bị đắm; chịu trách nhiệm liên quan đến sự cố hoặc tai nạn giao thông xảy ra trong quá trình vận tải hành khách tại bến khách ngang sông đối với trường hợp đưa phương tiện vận tải khách ngang sông không đảm bảo điều kiện an toàn vào khai thác.
Điều 19. Trách nhiệm của người điều khiển phương tiện vận tải tại bến khách ngang sông
1. Khi điều khiển phương tiện thủy nội địa phải mang theo giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, hoặc giấy chứng nhận học tập pháp luật về giao thông đường thủy nội địa phù hợp với phương tiện điều khiển và các giấy tờ liên quan đến phương tiện được cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Kiểm tra các điều kiện an toàn của phương tiện; hướng dẫn hành khách lên xuống phương tiện, sắp xếp chỗ ngồi cho hành khách, hàng hóa gọn gàng, cân bằng trên phương tiện; trợ giúp đối với hành khách là người tàn tật, người già, trẻ em và phụ nữ có thai hoặc có con nhỏ; yêu cầu hành khách trên phương tiện sử dụng áo phao, dụng cụ nổi cá nhân theo đúng quy định trước khi cho phương tiện rời bến.
3. Không được để hành khách xuống phương tiện quá số lượng quy định; không được chở hàng hóa độc hại, dễ cháy, nổ, động vật lớn chung với hành khách, động vật bị dịch bệnh.
4. Từ chối chuyên chở đối với những hành khách đã sử dụng rượu, bia; không tuân thủ việc mặc áo phao hoặc sử dụng dụng cụ nổi cá nhân theo hướng dẫn.
5. Tham gia cứu người, hàng hóa, phương tiện khi xảy ra tai nạn trong khu vực phương tiện đang hoạt động tại bến khách ngang sông; là người cuối cùng rời phương tiện nếu phương tiện bị đắm.
6. Quản lý tài sản, các giấy tờ liên quan đến phương tiện do mình lái; nắm vững tình hình luồng lạch, dòng chảy và điều kiện an toàn của bến khách ngang sông nơi phương tiện hoạt động.
7. Chịu trách nhiệm về các sự cố hoặc tai nạn giao thông xảy ra trong quá trình phương tiện neo đậu, vận chuyển hành khách tại bến ngang sông.
Điều 20. Trách nhiệm của hành khách khi tham gia giao thông tại bến khách ngang sông
1. Chấp hành sự hướng dẫn của thuyền viên và người lái phương tiện.
2. Sử dụng áo phao, phao cứu sinh và dụng cụ nổi cá nhân trên phương tiện theo đúng quy cách.
3. Giữ gìn vệ sinh môi trường, không xả rác và các chất bẩn khác ở khu vực bến khách ngang sông.
4. Giúp đỡ và nhường chỗ cho người già, trẻ em, người tàn tật, phụ nữ có thai hoặc có con nhỏ.
5. Không được mang theo hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, hành lý có mùi tanh hôi, súc vật bị dịch bệnh.
6. Chịu trách nhiệm về những hậu quả xảy ra do việc không tuân thủ các quy định, hướng dẫn về sử dụng áo phao, dụng cụ nổi cá nhân theo đúng quy cách khi tham gia giao thông bằng phương tiện vận tải hành khách ngang sông.
Điều 21. Xử lý tai nạn trong vùng nước bến khách ngang sông
1. Việc xử lý tai nạn trong vùng nước thuộc bến khách ngang sông thực hiện theo quy định tại Điều 28 Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 27/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa.
2. Trường hợp phương tiện đắm trong vùng nước bến khách ngang sông nhưng chủ phương tiện không trục vớt, trong thời hạn không quá 30 ngày thì UBND cấp xã nơi có bến có quyền tổ chức trục vớt. Chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí, ngoài ra còn bị xử phạt nếu vi phạm các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa.
Điều 22. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong khu du lịch và bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và Quy định này.
3. Chấp thuận chủ trương xây dựng bến khách ngang sông, cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông thuộc phạm vi địa giới hành chính của tỉnh Quảng Ngãi.
4. Hướng dẫn, theo dõi và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, kiểm tra cơ quan quản lý giao thông cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện Quy định này và các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong khu du lịch và bến khách ngang sông.
5. Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Giao thông vận tải phối hợp với các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm Quy định này và các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh.
6. Định kỳ tổ chức tập huấn, cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường thủy nội địa theo quy định.
7. Định kỳ 6 tháng (trước 15/7), cả năm (trước 15/01 của năm sau) hoặc đột xuất khi có yêu cầu tổng hợp, đánh giá tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong các khu du lịch và bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh báo cáo UBND tỉnh và Bộ Giao thông vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Quy định này.
Điều 23. Trách nhiệm của sở, ngành liên quan
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các cơ quan có liên quan tổ chức tập huấn nghiệp vụ du lịch cho thuyền viên, người lái phương tiện hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong khu du lịch.
b) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các cấp kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông của phương tiện và tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vận tải hành khách trong các khu du lịch.
2. Công an tỉnh: Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát đường thủy, Công an các huyện, thành phố tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định này và các hành vi vi phạm quy định pháp luật về an toàn giao thông đường thủy nội địa trong khu du lịch và bến khách ngang sông.
3. Các sở, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức quản lý hoạt động vận tải hành khách đường thủy nội địa trong khu du lịch và bến khách ngang sông theo Quy định này.
Điều 24. Trách nhiệm của UBND cấp huyện
1. Chỉ đạo các cơ quan chức năng và UBND cấp xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và Quy định này; kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong khu du lịch và bến khách ngang sông trên địa bàn.
2. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong khu du lịch và bến khách ngang sông trên địa bàn.
4. Chỉ đạo Phòng Kinh tế và Hạ tầng (Phòng Quản lý đô thị)
a) Thực hiện chức năng quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong các khu du lịch thuộc phạm vi địa giới hành chính của cấp huyện.
c) Lập hồ sơ quản lý phương tiện hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong khu du lịch, hồ sơ quản lý bến khách ngang sông theo Quy định này;
d) Tổng hợp danh sách cá nhân trên địa bàn có nhu cầu tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường thủy nội địa gửi Sở Giao thông vận tải để tổ chức tập huấn, bồi dưỡng theo quy định;
đ) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra UBND cấp xã tổ chức quản lý hoạt động của bến khách ngang sông; lập hồ sơ quản lý phương tiện hoạt động vận tải tại bến khách ngang sông quy định.
5. Định kỳ 6 tháng (trước 10/7), cả năm (trước 10/01 của năm sau) hoặc đột xuất khi có yêu cầu tổng hợp, đánh giá tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong khu du lịch thuộc trách nhiệm quản lý và bến khách ngang sông trên địa bàn huyện báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Giao thông vận tải) theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Quy định này.
Điều 25. Trách nhiệm của UBND cấp xã
1. Tổ chức quản lý bến khách ngang sông và phương tiện vận tải thủy nội địa hoạt động vận tải khách ngang sông theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và Quy định này.
3. Lập hồ sơ quản lý phương tiện hoạt động vận tải tại bến khách ngang sông theo Quy định này.
4. Tổ chức tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân và nhân dân trên địa bàn chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; quy định tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh vận tải trong các khu du lịch và bến khách ngang sông theo Quy định này.
5. Tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn cấp xã.
6. Tổng hợp danh sách người điều khiển phương tiện tham gia tập huấn để được cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn gửi UBND cấp huyện.
7. Tổ chức việc cứu người, phương tiện, hàng hóa và khắc phục hậu quả khi xảy ra tai nạn tại bến khách ngang sông, trên sông, hồ, kênh, rạch, đầm, phá thuộc địa bàn quản lý.
8. Trường hợp UBND cấp xã là chủ bến khách ngang sông, ngoài việc thực hiện theo các quy định tại Điều này và Điều 16 Quy định này, UBND cấp xã phải có trách nhiệm:
a) Tổ chức tuyên tuyền, vận động các tổ chức, cá nhân có năng lực tài chính, kinh nghiệm về kinh doanh vận tải khách ngang sông tham gia đấu thầu khai thác bến và đầu tư xây dựng bến khách ngang sông;
b) Ký hợp đồng khai thác bến với chủ khai thác bến khách ngang sông; tổ chức kiểm tra hoạt động của bến khách ngang sông, giá cước, phí vận tải áp dụng tại bến;
c) Hàng năm lập kế hoạch và dự toán đầu tư xây dựng và bảo trì cơ sở hạ tầng bến khách ngang sông.
9. Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm nếu để xảy ra mất an toàn giao thông đối với hoạt động của bến khách ngang sông thuộc địa bàn quản lý.
10. Định kỳ 6 tháng (trước 30/6), cả năm (trước 31/12) hoặc đột xuất khi có yêu cầu tổng hợp, đánh giá tình hình, kết quả hoạt động của bến khách ngang sông trên địa bàn xã báo cáo UBND cấp huyện (qua Phòng Kinh tế và Hạ tầng hoặc Phòng Quản lý đô thị) theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Quy định này.
1. Những nội dung không có trong Quy định này được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về giao thông đường thủy nội địa và pháp luật có liên quan khác.
2. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, trường hợp có vướng mắc phát sinh thì các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Giao thông vận tải) để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 44/2015/QĐ-UBND ngày 27/8/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
Tổ chức, cá nhân (1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../……. | ……, ngày …… tháng ….. năm ….. |
BẢNG ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH TRONG KHU DU LỊCH
Kính gửi:…………(2)…..………
- Tên tổ chức, cá nhân kinh doanh:.................................................................................
- Địa chỉ giao dịch:...........................................................................................................
- Số điện thoại:..................................................... ; Fax/email:........................................
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:...... ngày......................................................
- Cơ quan cấp:................................................................................................................
Đăng ký hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong khu du lịch:
1. Các khu du lịch đăng ký hoạt động:
- Tên khu du lịch: ………… thuộc địa giới hành chính của ……(3).................................
- (các khu du lịch khác)
2. Số lượng phương tiện hoạt động trên mỗi khu du lịch:
- Tên khu du lịch: số lượng phương tiện (gồm: tên phương tiện, số đăng ký, trọng tải (ghế)...)
- (Tên khu du lịch và các phương tiện khác)
3. Thời hạn hoạt động:.....................................................................................................
4. Cam kết: Tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động kinh doanh vận tải trong khu du lịch cam kết thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật Giao thông đường thủy nội địa, pháp luật về du lịch và các quy định của pháp luật có liên quan khác.
Đề nghị .(2).. chấp thuận cho ..(1).. đăng ký hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong các khu du lịch theo quy định của pháp luật./.
| Đại diện đơn vị kinh doanh vận tải |
Ghi chú:
(1) Tên đơn vị kinh doanh vận tải
(2) Sở Giao thông vận tải hoặc UBND các huyện/thành phố;
(3) Tên địa phương cấp xã, huyện có khu du lịch
(Ban hành kèm theo Quyết định số 44/2015/QĐ-UBND ngày 27/8/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
VĂN BẢN CHẤP THUẬN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH TRONG KHU DU LỊCH
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN(1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../………. | Quảng Ngãi, ngày …… tháng ….. năm ….. |
Kính gửi: Tên đơn vị đăng ký kinh doanh vận tải (3)
Căn cứ các quy định hiện hành về tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong các khu du lịch và bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi:
(2) …… chấp thuận cho………(3) hoạt động vận tải hành khách trong khu du lịch
..................................................................... (4)...........................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................... /.
| CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN CỦA NGƯỜI KÝ |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp
(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản
(3) Tên đơn vị kinh doanh vận tải
(4) Nội dung văn bản chấp thuận
(Ban hành kèm theo Quyết định số 44/2015/QĐ-UBND ngày 27/8/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
Tên đơn vị KD vận tải | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../………. | ……, ngày …… tháng ….. năm ….. |
PHƯƠNG ÁN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH TRONG KHU DU LỊCH
1. Tổ chức quản lý hoạt động vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải
- Cơ cấu tổ chức: mô hình, chức năng nhiệm vụ các phòng, ban.
- Người điều hành hoạt động vận tải: họ tên, trình độ, chuyên ngành.
- Phương án tổ chức đảm bảo an toàn giao thông trong hoạt động vận tải (cứu hộ, trang thiết bị cứu sinh)
- Các nội dung quản lý khác.
2. Phương án kinh doanh của đơn vị vận tải
- Tuyến khai thác, số chuyến, hình thức triển khai bán vé.
- Phạm vi hoạt động của tuyến.
- Thời gian hoạt động
- Phương tiện: số lượng, chất lượng phương tiện, trọng tải, năm sản xuất.
- Lái tàu, thuyền viên: số lượng, chứng chỉ hành nghề, kinh nghiệm.
- Đồng phục của lái tàu, thuyền viên.
- Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện.
- Giá vé hành khách.
3. Cam kết: Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải cam kết thực hiện nghiêm chỉnh Luật Giao thông đường thủy nội địa và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
| Đại diện đơn vị kinh doanh vận tải |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 44/2015/QĐ-UBND ngày 27/8/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
MẪU VÉ HÀNH KHÁCH ĐI ……. TRONG KHU DU LỊCH
Tên tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải MST: ................ Phụ lục số: ........ Số: ................... Vé hành khách đi ……. trong khu du lịch Tên khu du lịch: ….. Giá vé:......đ/ng/l | Tên tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải MST: ................. Phụ lục số:......... Số:.................... Vé hành khách đi ……. trong khu du lịch Tên khu du lịch: ….. Giá vé:......đ/ng/l | Lô gô | Tên đơn vị kinh doanh vận tải Địa chỉ:....................................... MST: ......................................... |
Ký hiệu: .................. Số: .............................. VÉ HÀNH KHÁCH ĐI ………. TRONG KHU DU LỊCH (Có bảo hiểm) Tên khu du lịch: ............................................. Giá vé: ............................................. đ/ng/lượt (Đã bao gồm thuế GTGT) Tên phương tiện:............................................ Số đăng ký: ................ ; số ghế: .................... Họ tên hành khách: ....................................... Giờ xuất phát:……ngày….tháng...năm…. Quá giờ xuất phát vé không còn giá trị | |||
Vé được in theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Quyết định số 44/2015/QĐ-UBND ngày 27/8/2015 |
Ghi chú:
- Kích thước vé tùy tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách trong khu du lịch lựa chọn cho phù hợp nhưng phải được chia thành ba phần: phần giữ lại nơi bán vé, phần giữ lại nơi kiểm soát, phần trao cho hành khách và đầy đủ nội dung như trong mẫu nêu trên.
- Nền của vé có thể để trắng trơn hoặc có hoa văn hoặc có hình ảnh quảng cáo nhưng không được chơ mờ các nội dung cơ bản in trên vé.
- Giá vé có thể in trực tiếp, có thể để trống và đóng dấu cho phù hợp khi thay đổi.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 44/2015/QĐ-UBND ngày 27/8/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
……, ngày .... tháng .... năm 20....
Tên phương tiện:.................................................... Số đăng ký:.....................................
Tên chủ phương tiện:......................................................................................................
Địa chỉ:............................................................................................................................
Tên thuyền trưởng:............................................. Số bằng (CCCM):..............................
Danh sách thuyền viên:
STT | Họ và tên | Năm sinh (tuổi) | Địa chỉ nơi ở hiện nay | Chứng chỉ tập huấn | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
…… |
|
|
|
|
|
| NGƯỜI LẬP DANH SÁCH |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 44/2015/QĐ-UBND ngày 27/8/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
… …, ngày .... tháng .... năm 20....
DANH SÁCH HÀNH KHÁCH ĐI ……. TRONG KHU DU LỊCH
Tên phương tiện:.................................................... Số đăng ký:....................................
Tên chủ phương tiện:.....................................................................................................
Địa chỉ:............................................................................................................................
Tên thuyền trưởng:............................................. Số bằng (CCCM):...............................
Tuyến vận tải...................................................................................................................
Thời gian rời bến: hồi….giờ….., ngày …./…./20....
Số hành khách xuống phương tiện ................................................................ người
Quốc tịch: VN........................... người; nước ngoài ...................................... người
STT | Họ và tên | Năm sinh (tuổi) | Nam/nữ | Địa chỉ nơi ở hiện nay | Quốc tịch | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
…… |
|
|
|
|
|
|
Tổng số hành khách …………….người (bằng chữ ………………. người)
| NGƯỜI LẬP DANH SÁCH |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 44/2015/QĐ-UBND ngày 27/8/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
Tên đơn vị KD vận tải: …… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../………. | ……, ngày …… tháng ….. năm ….. |
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH TRONG KHU DU LỊCH
Kính gửi: | - Sở Giao thông vận tải; |
Thực hiện chế độ báo cáo quy định tại Quyết định số /2015/QĐ-UBND ngày tháng năm 2015 của UBND tỉnh tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong các khu du lịch và bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, ….(tên đơn vị vận tải).....báo cáo kết quả hoạt động vận tải của đơn vị trong tháng ….năm ……. như sau:
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Ghi chú |
1 | Số tuyến tham gia khai thác | tuyến |
|
2 | Số lượng phương tiện | tàu |
|
3 | Tổng số chuyến tàu thực hiện | chuyến |
|
| Tỷ lệ thực hiện/kế hoạch | % |
|
4 | Số lượt hành khách vận tải | Hành khách |
|
| Tỷ lệ thực hiện/kế hoạch | % |
|
5 | Doanh thu |
|
|
6 | Lợi nhuận |
|
|
- Tình hình đảm bảo an toàn giao thông.
- Thuận lợi, khó khăn: ..................................................
- Đề xuất, kiến nghị: .....................................................
| Đại diện đơn vị kinh doanh vận tải |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 44/2015/QĐ-UBND ngày 27/8/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
Tên chủ khai thác bến khách | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../………. | ……, ngày …… tháng ….. năm ….. |
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG BẾN KHÁCH NGANG SÔNG
(Dành cho chủ khai thác bến)
Kính gửi: UBND xã ………….
Thực hiện chế độ báo cáo quy định tại Quyết định số /2015/QĐ-UBND ngày tháng năm 2015 của UBND tỉnh tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong các khu du lịch và bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, …..(tên đơn vị vận tải)....báo cáo kết quả hoạt động bến khách ngang sông trong tháng …… năm …….. như sau:
1. Tình hình hoạt động của bến
- Số đơn vị tham gia khai thác.
- Số lượng phương tiện, trọng tải
- Tổng số chuyến tàu thực hiện
- Tổng lượt hành khách thông qua bến
- Doanh thu, lợi nhuận.
2. Công tác đảm bảo an toàn giao thông
- Chấp hành quy định về đảm bảo TTATGT như: không xếp hàng, chở quá số người quy định; chứng chỉ nghiệp vụ của lái tàu; tình trạng kỹ thuật an toàn của phương tiện....
- Tình hình TNGT và công tác cứu hộ, cứu nạn (nếu có).
3. Chấp hành các quy định bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ và phòng chống lụt bão
4. Thuận lợi, khó khăn: .............................................................
5. Đề xuất, kiến nghị: ...............................................................
| Đại diện đơn vị chủ khai thác bến khách ngang sông |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 44/2015/QĐ-UBND ngày 27/8/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-UBND | ……, ngày tháng năm 20... |
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG BẾN KHÁCH NGANG SÔNG
1. Tình hình hoạt động bến khách ngang sông
TT | Tên bến | Vị trí bến (km ... thuộc bờ phải hay trái của sông,) | Địa chỉ | Tên chủ bến | Tên chủ khai thác bến | Số giấy phép; ngày phép; | Ngày hết hạn | Tình hình hoạt động hiện nay của bến | Số đăng ký phương tiện tham gia hoạt động tại bến | Sức chở phương tiện | Tên chủ phương tiện |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Tình hình hoạt động bến dân sinh (nếu có)
TT | Tên bến | Vị trí bến | Địa chỉ | Tên hộ gia đình khai thác bến | Loại phương tiện vận chuyển | Sức chở phương tiện |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
3. Sản lượng vận tải
4. Công tác đảm bảo an toàn giao thông
5. Thuận lợi, khó khăn: ………
6. Đề xuất, kiến nghị: ………..
| TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
|
(Ban hành kèm theo Quyết định số 44/2015/QĐ-UBND ngày 27/8/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
UBND TỈNH QUẢNG NGÃI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-SGTVT | ……, ngày tháng năm 20… |
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG BẾN KHÁCH NGANG SÔNG
1. Tình hình hoạt động bến khách ngang sông
TT | Tên bến | Vị trí bến (km ... thuộc bờ phải hay trái của sông,) | Địa chỉ | Tên chủ bến | Tên chủ khai thác bến | Số giấy phép; ngày phép; | Ngày hết hạn | Tình hình hoạt động hiện nay của bến | Số đăng ký phương tiện tham gia hoạt động tại bến | Sức chở phương tiện | Tên chủ phương tiện |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Tình hình hoạt động bến dân sinh (nếu có)
TT | Tên bến | Vị trí bến | Địa chỉ | Tên hộ gia đình khai thác bến | Loại phương tiện vận chuyển | Sức chở phương tiện |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
3. Tình hình cấp phép hoạt động bến khách ngang sông
TT | Tên bến | Bến đang hoạt động trên địa bàn đến thời điểm báo cáo | ||
Đã cấp phép | Chưa cấp phép | |||
Còn hạn | Hết hạn | |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Sản lượng vận tải
5. Công tác đảm bảo an toàn giao thông
6. Thuận lợi, khó khăn: …………
7. Đề xuất, kiến nghị: ……………
| GIÁM ĐỐC
|
- 1Quyết định 251/2008/QĐ-UBND về tổ chức quản lý phương tiện, người lái phương tiện thủy nhỏ và bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 2Kế hoạch 2291/KH-UBND năm 2013 kiểm tra điều kiện kinh doanh của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô và vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 3Kế hoạch 2403/KH-UBND năm 2013 kiểm tra điều kiện kinh doanh của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô và vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 4Quyết định 272/QĐ-UBND năm 1997 về giá cước vận tải hành khách bằng ô tô, thuyền sông do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5Quyết định 2725/QĐ-UBND năm 2015 sửa đổi Quy chế phối hợp công tác giữa các cơ quan chức năng trong việc hỗ trợ khách du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa kèm theo Quyết định 157/QĐ-UBND
- 6Quyết định 52/2016/QĐ-UBND phân cấp cấp giấy phép và quản lý hoạt động bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 7Quyết định 98/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 8Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh vận tải khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 9Quyết định 15/2018/QĐ-UBND sửa đổi Quy định tổ chức, quản lý, khai thác hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng phương tiện thủy nội địa trong các khu du lịch và bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình kèm theo Quyết định 12/2016/QĐ-UBND
- 10Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2019 về kiểm soát chất lượng vận tải và bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 11Quyết định 54/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh An Giang
- 1Quyết định 251/2008/QĐ-UBND về tổ chức quản lý phương tiện, người lái phương tiện thủy nhỏ và bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 2Quyết định 03a/2018/QĐ-UBND về sửa đổi Quy định về tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong khu du lịch và bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi kèm theo Quyết định 44/2015/QĐ-UBND
- 3Quyết định 03/2017/QĐ-UBND về sửa đổi Quy định tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong khu du lịch và bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi kèm theo Quyết định 44/2015/QĐ-UBND
- 4Quyết định 36/2021/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong các khu du lịch và bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi kèm theo Quyết định 44/2015/QĐ-UBND
- 1Luật du lịch 2005
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 4Kế hoạch 2291/KH-UBND năm 2013 kiểm tra điều kiện kinh doanh của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô và vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 5Kế hoạch 2403/KH-UBND năm 2013 kiểm tra điều kiện kinh doanh của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô và vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 6Thông tư 61/2013/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014
- 8Quyết định 272/QĐ-UBND năm 1997 về giá cước vận tải hành khách bằng ô tô, thuyền sông do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 9Thông tư 50/2014/TT-BGTVT quản lý cảng, bến thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 10Nghị định 110/2014/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa
- 11Thông tư 80/2014/TT-BGTVT về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- 12Quyết định 2725/QĐ-UBND năm 2015 sửa đổi Quy chế phối hợp công tác giữa các cơ quan chức năng trong việc hỗ trợ khách du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa kèm theo Quyết định 157/QĐ-UBND
- 13Quyết định 52/2016/QĐ-UBND phân cấp cấp giấy phép và quản lý hoạt động bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 14Quyết định 98/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 15Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh vận tải khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 16Quyết định 15/2018/QĐ-UBND sửa đổi Quy định tổ chức, quản lý, khai thác hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng phương tiện thủy nội địa trong các khu du lịch và bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình kèm theo Quyết định 12/2016/QĐ-UBND
- 17Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2019 về kiểm soát chất lượng vận tải và bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 18Quyết định 54/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh An Giang
Quyết định 44/2015/QĐ-UBND Quy định về tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong khu du lịch và bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Số hiệu: 44/2015/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/08/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Lê Viết Chữ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/09/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực