Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/2015/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 22 tháng 09 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ ĐẢM BẢO AN NINH, AN TOÀN CĂN CỨ QUÂN SỰ CAM RANH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Luật Biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật An ninh quốc gia ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Biên giới quốc gia ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự ngày 19 tháng 5 năm 1994;
Căn cứ Nghị định số 04/CP ngày 16 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ về Quy chế bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;
Căn cứ Nghị định số 161/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ về quy chế khu vực biên giới biển;
Căn cứ Nghị định số 50/2008/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển;
Căn cứ Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;
Căn cứ Nghị định số 104/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định đối với tàu nước ngoài đến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 94/2007/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về quản lý hoạt động bay;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành Quy chế đảm bảo an ninh, an toàn Căn cứ quân sự Cam Ranh.
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế đảm bảo an ninh, an toàn Căn cứ quân sự Cam Ranh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 11 năm 2015.
Điều 3. Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng; Công an; Giao thông vận tải; Ngoại giao; Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Ninh Thuận; các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| THỦ TƯỚNG |
ĐẢM BẢO AN NINH, AN TOÀN CĂN CỨ QUÂN SỰ CAM RANH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 44/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
Quy chế này quy định về:
1. Phạm vi khu vực cấm, khu vực bảo vệ và vành đai an toàn Căn cứ quân sự Cam Ranh (sau đây gọi tắt là Căn cứ).
2. Quản lý người và các loại phương tiện của Việt Nam, nước ngoài vào, ra, hoạt động trong Căn cứ để đảm bảo an ninh, an toàn Căn cứ quân sự Cam Ranh.
1. Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và các loại phương tiện vào, ra hoặc hoạt động, lưu trú tại khu Căn cứ quân sự Cam Ranh.
2. Trường hợp giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia khác có người, phương tiện vào, ra, hoạt động trong Căn cứ có điều ước quốc tế quy định khác Quy chế này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.
3. Các khu vực thực hiện liên doanh, liên kết làm dịch vụ kinh tế trong Căn cứ thực hiện theo quy định riêng.
Trong quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Căn cứ quân sự Cam Ranh: Là khu quân sự loại 1 được quản lý nghiêm ngặt; có khu vực cấm, khu vực bảo vệ và vành đai an toàn.
a) Khu vực cấm: Được thiết lập để bảo vệ, quản lý, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của người, phương tiện nhằm duy trì trật tự, an ninh và phòng, chống các hành vi xâm nhập, phá hoại, thu thập bí mật Nhà nước. Gồm: Vùng đất và vùng nước.
b) Khu vực bảo vệ: Là vùng nước được thiết lập để quản lý, kiểm soát người, phương tiện và các hoạt động khác nhằm đảm bảo an ninh, an toàn Căn cứ.
c) Vành đai an toàn: Được thiết lập để quản lý, kiểm soát một số hoạt động nhằm đảm bảo an ninh, an toàn Căn cứ. Gồm: Vùng đất và vùng nước.
d) Vùng nước vành đai an toàn: Là vùng ngập nước trong phạm vi vành đai an toàn quy định tại Điều 8 của Quy chế này, tính đến mực nước thủy triều lớn nhất.
2. Vùng trời Căn cứ: Là vùng trời trên vùng đất, vùng nước cấm được giới hạn cao từ mặt đất, mặt nước trở lên.
3. Đảm bảo an ninh, an toàn vùng trời Căn cứ: Là tổng thể các biện pháp của cơ quan quản lý vùng trời, cơ quan quản lý điều hành bay quân sự và hàng không dân dụng, nhằm quản lý chặt chẽ và bảo đảm an toàn cho các hoạt động bay trên vùng trời Căn cứ.
4. Cảng vụ Căn cứ: Là cơ quan thực hiện chức năng quản lý trực tiếp về hàng hải, trật tự và an ninh trong vùng nước cấm.
5. Các chữ viết tắt được hiểu là: NC: Nước cấm, BV: Bảo vệ, VĐ: Vành đai an toàn, HL: Huấn luyện.
Điều 4. Nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn
1. Người, phương tiện vào, ra và hoạt động trong khu vực cấm phải được phép và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
2. Chấp hành và tổ chức thực hiện nghiêm quy định đóng quân canh phòng, bí mật Nhà nước, các phương án phòng thủ tác chiến, bảo vệ Căn cứ, phương án phòng chống thiên tai, sự cố thảm họa, cháy nổ, cứu hộ cứu nạn.
3. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời có hiệu quả các tình huống, hành vi đe dọa xâm phạm an ninh, an toàn Căn cứ.
4. Phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng theo chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
QUY ĐỊNH PHẠM VI ĐẢM BẢO AN NINH, AN TOÀN CĂN CỨ
1. Phạm vi vùng đất cấm: Ranh giới được giới hạn bởi hệ thống tường rào bảo vệ từ điểm NC14 đến điểm NC1.
Từ điểm NC1 theo đường bờ vịnh Cam Ranh xuống phía Nam bán đảo qua mũi Hòn Lương, theo đường bờ vịnh Bình Ba đến điểm NC9, theo đường bờ biển lên phía Bắc qua mũi Lỗ Gió và nối với điểm NC14.
2. Phạm vi vùng nước cấm:
a) Ranh giới về phía bán đảo: Từ điểm NC1 theo đường bờ vịnh Cam Ranh xuống phía Nam bán đảo qua mũi Hòn Lương, theo đường bờ vịnh Bình Ba đến điểm NC9, theo đường bờ biển lên phía Bắc qua mũi Lỗ Gió và nối với điểm NC14.
b) Ranh giới về phía vịnh Cam Ranh, Bình Ba và biển: Được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm theo thứ tự NC1, NC2, NC3, NC4, NC5, NC6, NC7, NC8, NC9, NC10, NC11, NC12, NC13 và nối với điểm NC14.
Điều 7. Phạm vi khu vực bảo vệ
1. Phạm vi khu vực 1: Được tính từ ranh giới ngoài vùng nước cấm ra 400 m. Ranh giới ngoài được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm theo thứ tự NC2, BV1, BV2, BV3, BV4, BV5, BV6, BV7, BV8 và nối với điểm NC9.
2. Phạm vi khu vực 2: Ranh giới được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm theo thứ tự NC10, BV9, BV10, BV11, BV12, NC13, NC12, NC11 và nối với điểm NC10.
Điều 8. Phạm vi vành đai an toàn
Ranh giới được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm theo thứ tự NC14, VĐ1, VĐ2 và VĐ3.
- Từ điểm VĐ3 bắt đầu theo tuyến đường quốc lộ 1 xuống phía Nam đến điểm VĐ4.
- Từ điểm VĐ4 được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm theo thứ tự VĐ4, VĐ5, VĐ6, VĐ7, VĐ8, VĐ9, BV9, NC10, NC9, BV8, BV7, BV6, BV5, BV4, BV3, BV2, BV1, NC2 và NC1.
- Từ điểm NC1 đến điểm NC14 ranh giới được giới hạn bởi hệ thống tường rào bảo vệ.
Điều 9. Phạm vi vùng nước phía Đông sân bay Cam Ranh
Được xác định để phương tiện đường không quân sự thực hiện nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu, ranh giới được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm theo thứ tự HL1, HL2, HL3, HL4 và nối với điểm HL1.
Ranh giới khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn và vùng nước phía Đông sân bay Cam Ranh được xác định trên bản đồ tỷ lệ 1:140 000. Tọa độ các điểm được quy định tại Phụ lục I, ban hành kèm theo Quy chế này.
ĐẢM BẢO AN NINH, AN TOÀN ĐỐI VỚI VÙNG NƯỚC, VÙNG TRỜI, VÙNG ĐẤT CĂN CỨ
Mục 1: ĐẢM BẢO AN NINH, AN TOÀN VÙNG NƯỚC CĂN CỨ
Điều 11. Cơ quan quản lý vùng nước cấm
1. Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân (Cảng vụ Căn cứ) là cơ quan chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa trong tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của người và các loại phương tiện trong vùng nước cấm.
2. Tổ chức Cảng vụ Căn cứ: Do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cảng vụ Căn cứ:
a) Tổ chức cho tàu thuyền vào, ra cảng và neo, đậu an toàn, đúng vị trí quy định.
b) Hướng dẫn, bảo đảm việc thực hiện các quy định về hoạt động hàng hải, an ninh hàng hải, phòng chống cháy nổ, phòng ngừa ô nhiễm môi trường; quản lý mọi hoạt động hàng hải của tàu thuyền vào, ra cảng.
c) Bảo đảm an toàn trật tự trong cảng, kiểm tra giấy phép vào, ra cảng của người và các phương tiện đã được các cơ quan có thẩm quyền cấp.
d) Đáp ứng nhu cầu điện, nước và hướng dẫn làm thủ tục tiếp nhận nhiên liệu, thực phẩm, vật tư, trang thiết bị kỹ thuật và các thủ tục khác theo quy định của pháp luật.
đ) Phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước và Bộ đội Biên phòng làm thủ tục xuất, nhập cảnh, hải quan, thuế vụ, vệ sinh kiểm dịch cho các tàu từ cảng ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào cảng của Căn cứ theo quy định của pháp luật.
e) Kiểm tra các giấy chứng nhận của tàu thuyền, chứng chỉ chuyên môn của thuyền trưởng, sỹ quan và thuyền viên. Nếu xét thấy các giấy tờ này không hợp lệ thì tạm thu giữ, lập biên bản chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn hàng hải, trật tự giao thông, vệ sinh, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, phòng chống cháy nổ của các phương tiện và các thiết bị công trình trong vùng nước cấm. Đình chỉ tạm thời hoạt động của các phương tiện hoặc người trên phương tiện nếu thấy không đủ điều kiện an toàn cần thiết. Xử lý các vụ vi phạm quy chế và tai nạn trong vùng nước cấm theo quy định của pháp luật.
g) Áp dụng các biện pháp cần thiết, kể cả việc tạm lưu giữ các phương tiện để bảo đảm an toàn hàng hải, trật tự giao thông, vệ sinh, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và cứu hộ trong vùng nước cấm theo quy định của pháp luật.
h) Thực hiện các nhiệm vụ và chức năng liên quan khác theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Tàu thuyền quân sự Việt Nam đến và rời vùng nước cấm
Tàu thuyền quân sự Việt Nam đến và rời vùng nước cấm thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng.
Điều 13. Tàu thuyền quân sự nước ngoài đến và rời vùng nước cấm
Tàu thuyền quân sự nước ngoài đến và rời vùng nước cấm thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 104/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về quy định đối với tàu quân sự nước ngoài đến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định số 104/2012/NĐ-CP) hoặc theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Điều 14. Cấp phép cho tàu thuyền dân sự Việt Nam vào hoạt động trong vùng nước cấm
1. Tư lệnh Vùng 4 Hải quân có thẩm quyền cấp phép cho tàu thuyền dân sự Việt Nam vào hoạt động trong vùng nước cấm.
2. Hồ sơ đề nghị cấp phép
a) Đơn đề nghị cấp phép cho tàu thuyền hoạt động trong vùng nước cấm theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Quy chế này.
b) Bản khai tàu đến theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo Quy chế này.
c) Bản phô tô giấy chứng nhận đăng ký tàu.
d) Bản phô tô giấy chứng nhận về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
3. Trình tự, thủ tục cấp phép
a) Chậm nhất trước 20 (hai mươi) ngày, tính đến ngày tàu thuyền dự kiến vào hoạt động trong vùng nước cấm, người làm thủ tục lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân (Phòng Tham mưu).
b) Chậm nhất 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân (Phòng Tham mưu) có trách nhiệm kiểm tra, trình Tư lệnh Vùng 4 Hải quân ký văn bản trả lời theo Mẫu số 4 ban hành kèm theo Quy chế này và gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến người làm thủ tục.
4. Ngoài các quy định tại Khoản 1, 2, 3 của Điều này, tàu thuyền dân sự Việt Nam vào hoạt động trong khu vực vùng nước cấm còn phải thực hiện thủ tục đến và rời cảng biển theo quy định tại Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định về quản lý cảng biển và luồng hàng hải (sau đây gọi tắt là Nghị định số 21/2012/NĐ-CP) và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.
Điều 15. Cấp phép cho tàu thuyền dân sự nước ngoài vào hoạt động trong vùng nước cấm
1. Tổng Tham mưu trưởng có thẩm quyền cấp phép cho tàu thuyền dân sự nước ngoài vào hoạt động trong vùng nước cấm.
2. Hồ sơ đề nghị cấp phép
a) Đơn đề nghị cấp phép cho tàu thuyền hoạt động trong vùng nước cấm theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Quy chế này.
b) Bản khai tàu đến theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo Quy chế này.
c) Bản phô tô giấy chứng nhận đăng ký tàu.
d) Bản phô tô giấy chứng nhận về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
3. Trình tự, thủ tục cấp phép
a) Chậm nhất trước 30 (ba mươi) ngày, tính đến ngày tàu thuyền dự kiến vào hoạt động trong vùng nước cấm, người làm thủ tục lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Bộ Tổng tham mưu (Cục Tác chiến).
b) Chậm nhất 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Tác chiến/Bộ Tổng tham mưu có trách nhiệm kiểm tra, trình Tổng Tham mưu trưởng ký văn bản trả lời theo Mẫu số 4 ban hành kèm theo Quy chế này và gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến người làm thủ tục.
4. Ngoài các quy định tại Khoản 1, 2, 3 của Điều này, tàu thuyền dân sự nước ngoài vào hoạt động trong khu vực vùng nước cấm còn phải thực hiện thủ tục đến và rời cảng biển theo quy định tại Nghị định số 21/2012/NĐ-CP, Nghị định số 50/2008/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển (sau đây gọi tắt là Nghị định số 50/2008/NĐ-CP) và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.
Điều 16. Quy định về hoa tiêu hàng hải cho Căn cứ
1. Chế độ hoa tiêu bắt buộc:
a) Tàu thuyền nước ngoài bắt buộc phải sử dụng dịch vụ hoa tiêu hàng hải khi đến và rời vùng nước cấm hoặc di chuyển trong vùng nước cấm và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.
b) Tàu thuyền dân sự Việt Nam thực hiện theo các quy định tại Điều 64 của Nghị định số 21/2012/NĐ-CP.
2. Cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải:
a) Việc cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải cho Căn cứ giao cho tổ chức hoa tiêu hàng hải thuộc Bộ Quốc phòng.
b) Các quy định khác của cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải, thực hiện theo các quy định tại Điều 65 của Nghị định số 21/2012/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.
3. Trách nhiệm của hoa tiêu dẫn tàu thuyền thực hiện theo các quy định tại Điều 66 của Nghị định số 21/2012/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.
Điều 17. Quy định treo cờ của tàu thuyền trong vùng nước cấm
Việc treo cờ của tàu thuyền khi hoạt động trong vùng nước cấm thực hiện theo các quy định tại Điều 75 của Nghị định số 21/2012/NĐ-CP và Khoản 5 Điều 4 của Nghị định số 104/2012/NĐ-CP.
Điều 18. Quản lý hoạt động của người, tàu thuyền trong vùng nước cấm
Quản lý hoạt động của người, tàu thuyền trong vùng nước cấm thực hiện theo các quy định tại Điều 67, Điều 68, Điều 69, Điều 70, Điều 71, Điều 72 của Nghị định số 21/2012/NĐ-CP; Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21 của Nghị định số 50/2008/NĐ-CP; Điều 16, Điều 17, Điều 19, Điều 20 của Nghị định số 161/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ về quy chế khu vực biên giới biển (sau đây gọi tắt là Nghị định số 161/2003/NĐ-CP) và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.
Điều 19. Tìm kiếm cứu nạn và xử lý tai nạn hàng hải trong vùng nước cấm
Cảng vụ Căn cứ chủ trì, phối hợp với Cảng vụ hàng hải Nha Trang giải quyết việc tìm kiếm cứu nạn và xử lý tai nạn hàng hải trong vùng nước cấm theo các quy định tại Điều 73, Điều 74 của Nghị định số 21/2012/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.
Điều 20. Đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải và trật tự vệ sinh trong vùng nước cấm
1. Đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải và trật tự vệ sinh trong vùng nước cấm thực hiện theo các quy định tại Điều 76, Điều 77, Điều 78, Điều 81 của Nghị định số 21/2012/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.
2. Khi xảy ra tai nạn lao động trên tàu thuyền, thuyền trưởng phải thông báo ngay cho Cảng vụ Căn cứ biết để phối hợp xử lý.
Điều 21. Phòng, chống cháy, nổ và phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong vùng nước cấm
1. Phòng, chống cháy, nổ và phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong vùng nước cấm thực hiện theo các quy định tại Điều 83, Điều 84, Điều 85, Điều 86, Điều 87 của Nghị định số 21/2012/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.
2. Khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn liên quan đến việc bơm dầu hoặc việc bốc dỡ các loại hàng hóa nguy hiểm khác và khi phát hiện có nguy cơ hoặc hành vi gây ô nhiễm môi trường, thuyền trưởng phải thông báo ngay cho Cảng vụ Căn cứ biết để phối hợp xử lý.
1. Khi hoạt động trong vùng nước khu vực bảo vệ và vành đai an toàn, người, tàu thuyền của Việt Nam và nước ngoài phải chấp hành đầy đủ các quy định của Nghị định số 161/2003/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.
2. Trong vùng nước khu vực bảo vệ, mọi phương tiện tàu thuyền phải hành trình liên tục, không được dừng lại hay neo đậu trừ trường hợp gặp sự cố bất khả kháng, gặp nạn hoặc vì mục đích cứu giúp người, tàu thuyền đang gặp nạn.
Trường hợp tàu thuyền bị tai nạn, sự cố, thuyền trưởng phải áp dụng mọi biện pháp phù hợp nhằm bảo đảm an toàn cho người, tàu thuyền mình, các tàu thuyền khác và phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải Nha Trang và Cảng vụ Căn cứ qua VHF trên kênh 16 hoặc bằng phương thức thông tin khác, đồng thời áp dụng mọi biện pháp thích hợp để đưa tàu thuyền ra khỏi vùng nước khu vực bảo vệ một cách nhanh nhất.
3. Khi cần thiết phải hạn chế các hoạt động hàng hải tại khu vực nhất định trong vùng nước khu vực bảo vệ và vành đai an toàn, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân phải thông báo cho Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Cảng vụ Hàng hải Nha Trang, Ủy ban nhân dân hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận để chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp thực hiện.
Mục 2: ĐẢM BẢO AN NINH, AN TOÀN VÙNG TRỜI CĂN CỨ
Điều 23. Tổ chức khai thác và sử dụng vùng trời Căn cứ
1. Vùng trời Căn cứ nằm trong vùng trời quản lý, điều hành các hoạt động bay của sân bay Quốc tế Cam Ranh theo “Quy chế bay trong khu vực sân bay Cam Ranh”. Căn cứ vào phép bay đã được thông báo, cơ quan quản lý bay quân sự, dân dụng có trách nhiệm quản lý điều hành chặt chẽ, an toàn các hoạt động bay trong khu vực trách nhiệm; kịp thời phát hiện các vi phạm quy tắc, chế độ bay và thông báo cho cơ quan quản lý vùng trời, Sở Chỉ huy các đơn vị liên quan xử lý tình huống xâm phạm vùng trời theo pháp luật Việt Nam.
2. Các hoạt động bay trên vùng trời Căn cứ, bao gồm: Máy bay có người lái, máy bay không người lái, các phương tiện bay siêu nhẹ phải chịu sự giám sát, quản lý điều hành bay của các cơ quan quản lý bay quân sự hoặc dân sự trong khu vực. Chấp hành quy định của Nghị định số 94/2007/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về quản lý hoạt động bay; Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về quản lý tầu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ; Nghị định số 79/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ và Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ.
3. Các hoạt động bay trong khu vực sân bay Cam Ranh bao gồm cả hoạt động bay trên vùng trời Căn cứ phải được hiệp đồng, chỉ huy điều hành bay tại một Đài chỉ huy thống nhất, để đảm bảo các cơ quan, đơn vị khai thác sử dụng vùng trời an toàn, hiệu quả cho các hoạt động bay có liên quan.
Điều 24. Quản lý độ cao chướng ngại vật
Khi xây dựng các công trình trong khu vực Căn cứ, các đơn vị phải thực hiện theo quy định của Nghị định số 20/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam.
Mục 3: ĐẢM BẢO AN NINH, AN TOÀN VÙNG ĐẤT CẤM
Điều 25. Cơ quan quản lý vùng đất cấm
Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân là cơ quan chủ trì, phối hợp với Công an, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương trong tổ chức chỉ huy quản lý, điều hành đảm bảo an ninh, an toàn vùng đất cấm.
Điều 26. Hoạt động của người và phương tiện Việt Nam trong vùng đất cấm
1. Đối với quân nhân và phương tiện quân sự Việt Nam thực hiện theo quy định của Vùng 4 Hải quân.
2. Đối với người và phương tiện dân sự Việt Nam vào hoạt động trong vùng đất cấm
a) Hồ sơ đề nghị cấp phép
- Đơn đề nghị cấp phép cho người và phương tiện dân sự Việt Nam vào hoạt động trong vùng đất cấm theo Mẫu số 5, 6 ban hành kèm theo Quy chế này;
- Bản phô tô Giấy chứng minh nhân dân, Giấy đăng ký phương tiện;
- Danh sách theo Mẫu số 7, 8 ban hành kèm theo Quy chế này.
b) Trình tự, thủ tục giải quyết cho người và phương tiện Việt Nam vào hoạt động trong vùng đất cấm
- Chậm nhất trước 04 (bốn) ngày, tính đến ngày người và phương tiện dự kiến vào hoạt động trong vùng đất cấm, người làm thủ tục lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điểm a Khoản này gửi trực tiếp đến Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân (Phòng Tham mưu).
- Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân (Phòng Tham mưu) có trách nhiệm kiểm tra, trình Tham Mưu trưởng ký cấp giấy ra, vào theo Mẫu số 9 ban hành kèm theo Quy chế này và gửi trực tiếp đến người làm thủ tục.
3. Đối với thành viên trên tàu neo đậu tại vùng nước cấm khi đi bờ
Đối với thành viên trên tàu neo đậu tại vùng nước cấm khi đi bờ sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Sổ thuyền viên thay cho Giấy phép ra, vào.
4. Những quy định đối với người và phương tiện hoạt động trong Căn cứ
Khi được phép vào vùng đất cấm, người và phương tiện phải mang theo giấy phép ra vào, giấy tờ tùy thân của người, giấy đăng ký của phương tiện; làm thủ tục kiểm tra tại trạm kiểm soát trước khi vào vùng đất cấm và xuất trình giấy tờ khi có yêu cầu của lực lượng bảo vệ Căn cứ; chỉ thực hiện những nội dung công việc đã được phê duyệt, chấp hành đúng theo hướng dẫn của lực lượng bảo vệ Căn cứ, trang bị đồ dùng cá nhân mang vào phải đăng ký, chịu sự kiểm tra của lực lượng an ninh; ra, vào và hoạt động trong vùng đất cấm phải đúng tuyến, đúng khu vực, đúng tốc độ quy định; chấp hành đúng quy định của Quy chế này và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.
1. Đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào làm việc trong vùng đất cấm
a) Hồ sơ đề nghị cấp phép
- Văn bản đề nghị cấp phép cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là người nước ngoài) vào làm việc trong vùng đất cấm theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Quy chế này;
- Bản phô tô hộ chiếu;
- Danh sách theo Mẫu số 11 ban hành kèm theo Quy chế này.
b) Trình tự, thủ tục giải quyết cho người nước ngoài vào làm việc trong vùng đất cấm
- Chậm nhất trước 07 (bảy) ngày, tính đến ngày người nước ngoài dự kiến vào làm việc trong vùng đất cấm cơ quan, đơn vị chủ quản đưa người vào làm việc lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này gửi trực tiếp đến Cục Tác chiến và Cục Bảo vệ an ninh Quân đội.
- Chậm nhất 04 (bốn) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Tác chiến và Cục Bảo vệ an ninh Quân đội có trách nhiệm kiểm tra và trả lời bằng văn bản theo Mẫu số 12, 13 ban hành kèm theo Quy chế này, gửi trực tiếp đến cơ quan, đơn vị tổ chức đưa người vào làm việc.
2. Đối với người Việt Nam làm việc cho cá nhân, tổ chức nước ngoài vào làm việc trong vùng đất cấm
a) Hồ sơ đề nghị cấp phép
- Văn bản đề nghị cấp phép cho người Việt Nam làm việc cho cá nhân, tổ chức nước ngoài vào làm việc trong vùng đất cấm theo Mẫu số 14 ban hành kèm theo Quy chế này;
- Bản phô tô Giấy chứng minh nhân dân;
- Danh sách theo Mẫu số 15 ban hành kèm theo Quy chế này.
b) Trình tự, thủ tục giải quyết cho người Việt Nam làm việc cho cá nhân, tổ chức nước ngoài vào làm việc trong vùng đất cấm
- Chậm nhất trước 07 (bảy) ngày, tính đến ngày dự kiến người Việt Nam làm việc cho cá nhân, tổ chức nước ngoài vào làm việc trong vùng đất cấm, cơ quan, đơn vị chủ quản đưa người vào làm việc lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điểm a Khoản này gửi trực tiếp đến Cục Bảo vệ an ninh Quân đội.
- Chậm nhất 04 (bốn) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ an ninh Quân đội có trách nhiệm kiểm tra và trả lời bằng văn bản theo Mẫu số 13 ban hành kèm theo Quy chế này, gửi trực tiếp đến cơ quan, đơn vị tổ chức đưa người vào làm việc.
3. Đối với thành viên trên tàu neo đậu tại vùng nước cấm khi đi bờ
Đối với thành viên trên tàu neo đậu tại vùng nước cấm khi đi bờ sử dụng hộ chiếu, Thẻ đi bờ do Biên phòng cửa khẩu cảng cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam, thay cho Giấy phép ra, vào.
4. Những quy định đối với người hoạt động trong Căn cứ
Thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 26 Quy chế này.
Điều 28. Công tác bảo vệ bí mật
1. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước công tác, làm việc tại Căn cứ phải thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự.
2. Không tự ý thu thập, không thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông về tổ chức biên chế, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị; tính năng kỹ chiến thuật của các loại vũ khí, trang bị, phương tiện kỹ thuật; tình hình thực hiện nhiệm vụ của bộ đội; các dự án liên quan đến nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo và các dự án phát triển, bảo đảm Căn cứ. Trường hợp cần đưa tin phải được Bộ Quốc phòng đồng ý.
Điều 29. Tổ chức lực lượng bảo vệ
Thành lập đơn vị chuyên trách trực tiếp quản lý, bảo vệ các công trình quốc phòng và khu quân sự trong Căn cứ, tổ chức biên chế trang bị phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Việc thành lập các đơn vị chuyên trách do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG
1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận tổ chức đảm bảo an ninh, an toàn Căn cứ. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hiệu quả công tác đảm bảo an ninh, an toàn Căn cứ.
2. Chỉ đạo cơ quan chức năng cung cấp thông tin và phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an và địa phương xây dựng, triển khai các kế hoạch để phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động thu thập tình báo, phá hoại của các lực lượng thù địch đảm bảo an ninh, an toàn Căn cứ.
3. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công an, chính quyền địa phương xây dựng đơn vị an toàn gắn với địa bàn an toàn trên các mặt an ninh chính trị, bảo vệ bí mật, tuyên truyền vận động nhân dân địa phương nêu cao ý thức cảnh giác, tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ Căn cứ.
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức khai thác, sử dụng hiệu quả vùng trời khu vực sân bay Cam Ranh, vùng nước tại vịnh Cam Ranh trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh.
5. Chỉ đạo Quân chủng Hải quân chủ trì, phối hợp với Cục Hàng hải Việt Nam/Bộ Giao thông vận tải xây dựng quy chế phối hợp trong công tác quản lý, cấp phép và làm thủ tục cho tàu thuyền vào, rời Căn cứ; tìm kiếm cứu nạn và xử lý tai nạn hàng hải; bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển.
6. Chỉ đạo Quân chủng Hải quân, Bộ đội Biên phòng chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận tuần tra, kiểm soát, giám sát hoạt động của người và phương tiện hoạt động trong khu vực vành đai an toàn Căn cứ.
7. Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận xem xét các dự án ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho địa phương trong khu vực vành đai an toàn Căn cứ.
8. Định kỳ hàng năm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức họp đánh giá tình hình thực hiện Quy chế đảm bảo an ninh, an toàn Căn cứ. Để tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ, ban hành các giải pháp kịp thời nhằm đảm bảo an ninh, an toàn Căn cứ.
1. Chỉ đạo các Cục nghiệp vụ, Công an tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận phối hợp chặt chẽ với Quân chủng Hải quân, Bộ đội Biên phòng thường xuyên nắm chắc tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực vành đai an toàn, kịp thời trao đổi thông tin liên quan đến hoạt động đảm bảo an ninh, an toàn Căn cứ. Đồng thời, xử lý kịp thời các tình huống phức tạp liên quan đến an ninh xảy ra trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2. Chỉ đạo tăng cường công tác tham mưu, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm cho quần chúng nhân dân trong thực hiện nghĩa vụ bảo vệ an ninh, trật tự; tích cực tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn Căn cứ.
3. Bộ Công an phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng, triển khai các kế hoạch để phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động thu thập tình báo, phá hoại của các lực lượng thù địch, đảm bảo an ninh, an toàn Căn cứ.
4. Bộ Công an phối hợp với Bộ Quốc phòng thẩm tra, xác minh làm rõ những dấu hiệu nghi vấn của các cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài cư trú, làm việc bên trong và bên ngoài Căn cứ, có quan hệ, giao dịch liên quan đến an ninh, an toàn Căn cứ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Điều 32. Bộ Giao thông vận tải
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng cấp phép bay cho các chuyến bay hàng không dân dụng trong vùng trời khu vực Căn cứ; chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động bay dân dụng trong khu vực vùng trời trách nhiệm sân bay Cam Ranh; thực hiện thông báo bay theo quy định.
2. Chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam phối hợp với Quân chủng Hải quân xây dựng quy chế phối hợp trong công tác quản lý, cấp phép và làm thủ tục cho tàu thuyền vào, rời Căn cứ; tìm kiếm cứu nạn và xử lý tai nạn hàng hải; bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển.
3. Chỉ đạo các cơ quan, ban ngành trực thuộc phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng và địa phương trong việc bảo đảm an ninh, an toàn Căn cứ; tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp và các chủ phương tiện chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của Quy chế.
Phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan giải quyết những vấn đề đối ngoại khi có lực lượng, phương tiện nước ngoài đến Căn cứ. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ phương tiện chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an ninh, an toàn tại Căn cứ.
Điều 34. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa và Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh quy hoạch ngư nghiệp gắn với quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội; quản lý chặt chẽ tàu thuyền do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép vào hoạt động trong vùng nước bảo vệ và vành đai an toàn Căn cứ.
Điều 35. Bộ Tài nguyên và Môi trường
Chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trực thuộc thực hiện tốt việc phối hợp hoạt động quản lý tài nguyên, môi trường khu vực Căn cứ; quản lý chặt chẽ tàu thuyền do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép vào hoạt động trong vùng nước bảo vệ và vành đai an toàn Căn cứ.
Điều 36. Các bộ, ngành liên quan
Phối hợp với Bộ Quốc phòng trong việc quản lý chặt chẽ người, phương tiện ra vào Căn cứ có liên quan đến lĩnh vực do bộ, ngành mình quản lý.
Điều 37. Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận
1. Phối hợp với Quân chủng Hải quân trong việc đảm bảo an ninh, an toàn Căn cứ.
2. Chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh quản lý chặt chẽ người nước ngoài, người ở nơi khác đến và người Việt Nam định cư ở nước ngoài ra, vào khu vực bảo vệ và vành đai an toàn; không để người dân đến cư trú trái phép trong các khu vực nói trên.
3. Chỉ đạo chính quyền địa phương cấp cơ sở phối hợp với các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn xây dựng địa bàn, cụm, liên cụm địa bàn an toàn.
4. Bảo đảm các hoạt động kinh tế trong khu vực bảo vệ và vành đai an toàn không làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, công tác quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự. Các dự án đầu tư trên địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận liên quan đến khu vực Căn cứ phải có ý kiến của Bộ Quốc phòng trước khi trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Riêng khu vực mũi Hời, đảo Bình Ba, Hòn Chút không được tiến hành, phát triển các loại hình du lịch.
5. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nhân dân về nhiệm vụ quốc phòng - an ninh và nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Quy chế.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ Quy chế này xây dựng văn bản hướng dẫn và tổ chức thực hiện.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này./.
PHỤ LỤC I
TỌA ĐỘ, VỊ TRÍ CÁC ĐIỂM KHU VỰC CẤM, KHU VỰC BẢO VỆ, VÀNH ĐAI AN TOÀN VÀ VÙNG NƯỚC PHÍA ĐÔNG SÂN BAY CAM RANH
(Ban hành kèm theo Quy chế đảm bảo an ninh, an toàn Căn cứ quân sự Cam Ranh tại Quyết định số 44/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
Tên điểm | Hệ VN - 2000 | Hệ WGS - 84 | Địa danh | ||
Vĩ độ (N) | Kinh độ (E) | Vĩ độ (N) | Kinh độ (E) | ||
NC1 | 11°57’39,0” | 109°12’46,4” | 11°57’35,3” | 109°12’52,8” | Bờ vịnh Cam Ranh, bán đảo Cam Ranh |
NC2 | 11°57’46,3” | 109°12’05,5” | 11°57’42,6” | 109°12’11,9” | Vịnh Cam Ranh |
NC3 | 11°56’55,0” | 109°11’40,0” | 11°56’51,3” | 109°11’46,5” | Vịnh Cam Ranh |
NC4 | 11°55’36,6” | 109°11’24,1” | 11°55’32,9” | 109°11’30,6” | Vịnh Cam Ranh |
NC5 | 11°54’44,5” | 109°11’03,0” | 11°54’40,8” | 109°11’09,5” | Vịnh Cam Ranh |
NC6 | 11°54’00,0” | 109°10’21,3” | 11°53’56,3” | 109°10’27,8” | Vịnh Cam Ranh |
NC7 | 11°53’00,4” | 109°11’39,7” | 11°52’56,7” | 109°11’46,2” | Cửa Hẹp |
NC8 | 11°52’18,0” | 109°12’07,0” | 11°52’14,3” | 109°12’13,5” | Cửa Hẹp |
NC9 | 11°51’12,4” | 109°14’48,3” | 11°51’08,7” | 109°14’54,7” | Mũi Cửa |
NC10 | 11°50’11,9” | 109°17’20,1” | 11°50’08,2” | 109°17’26,5” | Vùng biển phía Đông Nam bán đảo Cam Ranh |
NC11 | 11°52’51,4” | 109°18’23,2” | 11°52’47,7” | 109°18’29,6” | Vùng biển phía Đông bán đảo Cam Ranh |
NC12 | 11°57’32,0” | 109°18’34,2” | 11°57’28,3” | 109°18’40,6” | Vùng biển phía Đông bán đảo Cam Ranh |
NC13 | 11°59’10,1” | 109°17’38,5” | 11°59’06,4” | 109°17’44,9” | Vùng biển phía Đông bán đảo Cam Ranh |
NC14 | 11°58’47,5” | 109°15’23,2” | 11°58’43,8” | 109°15’29,6” | Bờ biển phía Bắc núi Đá Cao, bán đảo Cam Ranh |
BV1 | 11°57’52,0” | 109°11’53,6” | 11°57’48,3” | 109°12’00,0” | Vịnh Cam Ranh |
BV2 | 11°56’59,2” | 109°11’27,5” | 11°56’55,5” | 109°11’33,9” | Vịnh Cam Ranh |
BV3 | 11°55’40,7” | 109°11’11,5” | 11°55’37,0” | 109°11’17,9” | Vịnh Cam Ranh |
BV4 | 11°54’51,5” | 109°10’51,7” | 11°54’47,8” | 109°10’58,1” | Vịnh Cam Ranh |
BV5 | 11°53’57,9” | 109°10’02,6” | 11°53’54,2” | 109°10’09,0” | Vịnh Cam Ranh |
BV6 | 11°52’51,5” | 109°11’29,9” | 11°52’47,8” | 109°11’36,3” | Cửa Hẹp |
BV7 | 11°52’07,6” | 109°11’58,1” | 11°52’03,9” | 109°12’04,5” | Cửa Hẹp |
BV8 | 11°51’05,4” | 109°14’31,3” | 11°51’01,7” | 109°14’37,7” | Bờ biển phía Bắc đảo Bình Ba |
BV9 | 11°48’50,0” | 109°20’45,7” | 11°48’46,3” | 109°20’52,1” | Vùng biển phía Đông Nam bán đảo Cam Ranh |
BV10 | 11°52’48,9” | 109°22’12,1” | 11°52’45,2” | 109°22’18,5” | Vùng biển phía Đông bán đảo Cam Ranh |
BV11 | 11°57’49,6” | 109°22’26,0” | 11°57’45,9” | 109°22’32,4” | Vùng biển phía Đông bán đảo Cam Ranh |
BV12 | 12°00’06,4” | 109°21’23,5” | 12°00’02,7” | 109°21’29,9” | Vùng biển phía Đông bán đảo Cam Ranh |
VĐ1 | 12°01’30,0” | 109°13’06,7” | 12°01’26,3” | 109°13’13,1” | Bờ biển phía Đông đồi Nhựa Đường, phường Cam Nghĩa |
VĐ2 | 12°01’09,3” | 109°12’15,0” | 12°01’05,6” | 109°12’21,4” | Bờ vịnh Cam Ranh, phường Cam Nghĩa |
VĐ3 | 12°00’53,5” | 109°11’35,5” | 12°00’49,8” | 109°11’41,9” | Quốc lộ 1, phường Cam Nghĩa |
VĐ4 | 11°48’41,8” | 109°06’17,7” | 11°48’38,1” | 109°06’24,1” | Quốc lộ 1, xã Cam Thịnh Đông |
VĐ5 | 11°48’18,4” | 109°07’33,7” | 11°48’14,7” | 109°07’40,1” | Đỉnh 420 núi Bay |
VĐ6 | 11°47’03,6” | 109°09’43,9” | 11°46’59,9” | 109°09’50,3” | Đỉnh 708 núi Nước Nhì |
VĐ7 | 11°45’31,2” | 109°10’55,6” | 11°45’27,5” | 109°11’02,0” | Đỉnh 586 núi Hòn Tý |
VĐ8 | 11°43’43,1” | 109°13’15,3” | 11°43’39,4” | 109°13’21,7” | Đỉnh núi Đá Vách |
VĐ9 | 11°43’43,5” | 109°13’53,0” | 11°43’39,8” | 109°13’59,4” | Mũi Đá Vách |
HL1 | 12°00’23,1” | 109°14’26,8” | 12°00’19,4” | 109°14’33,2” | Vùng biển phía Đông sân bay Cam Ranh |
HL2 | 12°00’21,0” | 109°14’33,0” | 12°00’17,3” | 109°14’39,4” | Vùng biển phía Đông sân bay Cam Ranh |
HL3 | 11°59’44,3” | 109°14’20,4” | 11°59’40,6” | 109°14’26,8” | Vùng biển phía Đông sân bay Cam Ranh |
HL4 | 11°59’46,4” | 109°14’14,2” | 11°59’42,7” | 109°14’20,6” | Vùng biển phía Đông sân bay Cam Ranh |
PHỤ LỤC II
DANH MỤC MỘT SỐ MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ, BẢN KHAI, GIẤY PHÉP, CÔNG VĂN XIN PHÉP, CÔNG VĂN TRẢ LỜI, DANH SÁCH KHI VÀO HOẠT ĐỘNG TRONG KHU VỰC CẤM CĂN CỨ QUÂN SỰ CAM RANH
(Ban hành kèm theo Quy chế đảm bảo an ninh, an toàn Căn cứ quân sự Cam Ranh tại Quyết định số 44/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
Mẫu số 1 | Đơn đề nghị cấp phép cho tàu thuyền hoạt động trong vùng nước cấm Căn cứ quân sự Cam Ranh (Tàu thuyền dân sự Việt Nam) |
Mẫu số 2 | Đơn đề nghị cấp phép cho tàu thuyền hoạt động trong vùng nước cấm Căn cứ quân sự Cam Ranh (Tàu thuyền dân sự nước ngoài) |
Mẫu số 3 | Bản khai tàu đến |
Mẫu số 4 | Văn bản trả lời tàu thuyền vào hoạt động trong vùng nước cấm Căn cứ quân sự Cam Ranh |
Mẫu số 5 | Đơn đề nghị cấp phép cho người Việt Nam vào hoạt động trong vùng đất cấm |
Mẫu số 6 | Đơn đề nghị cấp phép cho phương tiện dân sự Việt Nam vào hoạt động trong vùng đất cấm |
Mẫu số 7 | Danh sách người Việt Nam vào hoạt động trong vùng đất cấm |
Mẫu số 8 | Danh sách phương tiện dân sự Việt Nam vào hoạt động trong vùng đất cấm |
Mẫu số 9 | Giấy phép ra, vào của người và phương tiện dân sự Việt Nam |
Mẫu số 10 | Văn bản đề nghị cấp phép cho người nước ngoài vào làm việc trong vùng đất cấm |
Mẫu số 11 | Danh sách người nước ngoài vào làm việc trong vùng đất cấm |
Mẫu số 12 | Văn bản trả lời (của Cục Tác chiến) |
Mẫu số 13 | Văn bản trả lời (của Cục Bảo vệ an ninh Quân đội) |
Mẫu số 14 | Văn bản đề nghị cấp phép cho người Việt Nam làm việc cho cá nhân, tổ chức nước ngoài vào làm việc trong vùng đất cấm |
Mẫu số 15 | Danh sách người Việt Nam làm việc cho cá nhân, tổ chức nước ngoài vào hoạt động trong vùng đất cấm |
Mẫu số 1
TÊN TỔ CHỨC XIN CẤP PHÉP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ...................... | .........., ngày tháng năm 20 |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp phép cho tàu thuyền hoạt động trong vùng nước cấm Căn cứ quân sự Cam Ranh
Kính gửi: Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân.
Tên người làm thủ tục:
Giấy chứng minh nhân dân số ngày tháng năm tại............
Địa chỉ:
Số điện thoại liên hệ:
1. Tên tàu:
2. Quốc tịch tàu:
3. Chủ tàu:
4. Hoạt động tại:
5. Lý do, mục đích, sự cần thiết vào hoạt động trong vùng nước cấm Căn cứ quân sự Cam Ranh:
6. Thời gian dự kiến hoạt động trong vùng nước cấm Căn cứ quân sự Cam Ranh:
7. Bản sao ý kiến các cơ quan liên quan (nếu có):
8. Bản sao các văn bản liên quan (nếu có):
9. Tài liệu kèm theo:
- Bản phô tô giấy chứng nhận đăng ký tàu;
- Bản phô tô giấy chứng nhận về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Kính đề nghị Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân xem xét giải quyết./.
| TỔ CHỨC XIN CẤP PHÉP |
Mẫu số 2
TÊN TỔ CHỨC XIN CẤP PHÉP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ...................... | .........., ngày tháng năm 20 |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp phép cho tàu thuyền hoạt động trong vùng nước cấm Căn cứ quân sự Cam Ranh
Kính gửi: Bộ Tổng tham mưu/Bộ Quốc phòng.
Tên người làm thủ tục:
Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu số ngày tháng năm tại............
Địa chỉ:
Số điện thoại liên hệ:
1. Tên tàu:
2. Quốc tịch tàu:
3. Chủ tàu:
4. Hoạt động tại:
5. Lý do, mục đích, sự cần thiết vào hoạt động trong vùng nước cấm Căn cứ quân sự Cam Ranh:
6. Thời gian dự kiến hoạt động trong vùng nước cấm Căn cứ quân sự Cam Ranh:
7. Bản sao ý kiến các cơ quan liên quan (nếu có):
8. Bản sao các văn bản liên quan (nếu có):
9. Tài liệu kèm theo:
- Bản phô tô giấy chứng nhận đăng ký tàu;
- Bản phô tô giấy chứng nhận về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Kính đề nghị Bộ Tổng tham mưu xem xét giải quyết./.
| TỔ CHỨC XIN CẤP PHÉP |
Mẫu số 3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Socialist Republic of Viet Nam
Independence - Freedom - Happiness
---------------
BẢN KHAI TÀU ĐẾN
SHIP ARRIVAL DECLARATION
Tên và loại tàu Name and type of ship | Cảng đến Port of arrival | Thời gian đến Time of arrival | |||
Số IMO: IMO number | |||||
Hô hiệu: Call sign | |||||
Quốc tịch tàu Flag State of ship | Tên thuyền trưởng Name of master | Cảng rời cuối cùng/cảng đích: Last port of call/port of destination | |||
Giấy chứng nhận đăng ký (Số, ngày cấp, cảng) Certificate of registry (Number, date of issue, and Port) | Tên và địa chỉ của chủ tàu Name and address of the shipowners | ||||
Chiều dài lớn nhất LOA | Chiều rộng Breadth | Chiều cao tĩnh không Clearance height | Mớn nước thực tế Shown draft | ||
Tổng dung tích GT | Trọng tải toàn phần DWT | Đại lý của chủ tàu tại Việt Nam (nếu có) Name of the shipowners’ agents in Viet Nam (if any) | |||
Mục đích đến cảng Purpose of call | |||||
Số lượng và loại hàng hóa vận chuyển trên tàu Quantity and types of cargoes on board | |||||
Đề nghị tiếp nhận nhiên liệu, lương thực, thực phẩm Request for supply of fuel or/and food | Đề nghị khác Additional request | ||||
Số thuyền viên (gồm cả thuyền trưởng): Number of crew (incl Master) | Số hành khách Number of passengers | Ghi chú: Remarks | |||
Những người khác trên tàu Other persons on board |
| ||||
| ....., ngày ... tháng ... năm ... |
Mẫu số 4
TÊN CƠ QUAN CẤP TRÊN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ...................... | .........., ngày tháng năm 20 |
Kính gửi: Người làm thủ tục.
Theo đơn đề nghị của:
1. Tên tàu:
2. Chủ tàu:
3. Quốc tịch tàu:
4. Dung tích toàn phần:
5. Hàng hóa:
6. Địa điểm hoạt động:
7. Thời hạn hoạt động trong vùng nước cấm Căn cứ quân sự Cam Ranh:
8. Lý do:
Khi vào hoạt động trong vùng nước cấm Căn cứ quân sự Cam Ranh, phải thực hiện đúng các quy định của Quy chế đảm bảo an ninh, an toàn Căn cứ quân sự Cam Ranh và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam./.
| CƠ QUAN CẤP PHÉP |
Mẫu số 5
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ...................... | .........., ngày tháng năm 20 |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp phép cho người Việt Nam vào hoạt động trong vùng đất cấm
Kính gửi: Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân.
Tên cơ quan, đơn vị đưa người vào hoạt động trong vùng đất cấm.
Địa chỉ:
Số điện thoại liên hệ:
Đề nghị Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân xem xét, cấp phép cho người vào hoạt động trong vùng đất cấm Căn cứ quân sự Cam Ranh theo quy định tại Điều.... của Quy chế đảm bảo an ninh, an toàn Căn cứ quân sự Cam Ranh ban hành kèm theo Quyết định số........
1. Mục đích, lý do, sự cần thiết vào hoạt động trong vùng đất cấm Căn cứ quân sự Cam Ranh.
2. Thành phần:
3. Thời gian dự kiến trong Căn cứ:
4. Khu vực hoạt động:
5. Tài liệu mang theo:
6. Phương tiện, thiết bị mang theo:
7. Phương tiện đi lại:
8. Tài liệu kèm theo:
- Bản phô tô Giấy chứng minh nhân dân;
- Danh sách.
Khi được phép vào hoạt động trong vùng đất cấm chúng tôi chấp hành nghiêm các quy định của Quy chế đảm bảo an ninh, an toàn Căn cứ quân sự Cam Ranh và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.
Kính đề nghị quý cơ quan hết sức giúp đỡ./.
| CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
Mẫu số 6
TÊN TỔ CHỨC XIN CẤP PHÉP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ...................... | .........., ngày tháng năm 20 |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp phép cho phương tiện vào hoạt động trong vùng đất cấm
Kính gửi: Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân.
Tên doanh nghiệp đưa phương tiện vào hoạt động trong vùng đất cấm.
Người diện theo pháp luật:
Đăng ký kinh doanh: ngày tháng năm tại.........
Địa chỉ:
Số điện thoại liên hệ:
Đề nghị Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân xem xét, cấp phép cho phương tiện vào hoạt động trong vùng đất cấm Căn cứ quân sự Cam Ranh theo quy định tại Điều.... của Quy chế đảm bảo an ninh, an toàn Căn cứ quân sự Cam Ranh ban hành kèm theo Quyết định số........
1. Mục đích, lý do, sự cần thiết vào hoạt động trong vùng đất cấm Căn cứ quân sự Cam Ranh.
2. Thời gian dự kiến trong Căn cứ:
3. Khu vực hoạt động:
4. Hàng hóa, thiết bị vận chuyển:
5. Số phương tiện (tên phương tiện):
6. Tài liệu kèm theo:
- Bản phô tô giấy đăng ký phương tiện;
- Danh sách.
Khi được phép vào hoạt động trong vùng đất cấm chúng tôi chấp hành nghiêm các quy định của Quy chế đảm bảo an ninh, an toàn Căn cứ quân sự Cam Ranh và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.
Kính đề nghị quý cơ quan hết sức giúp đỡ./.
| TỔ CHỨC XIN CẤP PHÉP |
Mẫu số 7
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
DANH SÁCH
Người Việt Nam vào hoạt động trong vùng đất cấm của........
(Kèm theo Đơn đề nghị số: ......../...... ngày...../..../.... của....)
TT | Họ và tên | Năm sinh | Số CMND | Ngày cấp ngày hết hạn | Chức vụ nghề nghiệp | Địa điểm làm việc trong Căn cứ | Thời gian công tác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
Mẫu số 8
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
DANH SÁCH
Phương tiện dân sự Việt Nam vào hoạt động trong vùng đất cấm của.........
(Kèm theo Đơn đề nghị số:......../....... ngày.../.../.... của....)
TT | Số phương tiện | Tên phương tiện | Chủ phương tiện | Hàng hóa vận chuyển | Địa điểm hoạt động | Thời gian hoạt động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| TỔ CHỨC XIN CẤP PHÉP |
Mẫu số 9
|
| ||||||||
GIẤY PHÉP RA, VÀO
Giấy phép ra, vào khu vực Căn cứ quân sự Cam Ranh Ho và tên:.............................................................................................. Số Giấy chứng minh nhân dân:............................................................. Cơ quan:................................................................................................ Địa điểm làm việc:................................................................................. Tài liệu mang theo:................................................................................ Phương tiện, thiết bị mang theo:........................................................... Phương tiện đi lại:................................................................................. Giấy này có giá trị hết ngày....../....../ năm 20.......
|
GIẤY PHÉP RA, VÀO
Giấy phép phương tiện đường bộ được phép ra, vào Căn cứ quân sự Cam Ranh Số phương tiện (tên phương tiện):............................................................... Chủ phương tiện:......................................................................................... Khu vực hoạt động:...................................................................................... Hàng hóa, thiết bị vận chuyển:..................................................................... ..................................................................................................................... Giấy này có giá trị hết ngày....../...../ năm 20...........
|
Mẫu số 10
TÊN CƠ QUAN CẤP TRÊN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ...................... | .........., ngày tháng năm 20 |
Kính gửi: | - Cục Tác chiến/BTTM; |
Căn cứ................
1. Mục đích:
2. Thành phần:
3. Địa điểm:
4. Dự kiến thời gian trong Căn cứ:
5. Nơi đăng ký tạm trú khi vào Việt Nam:
6. Cơ quan chủ quản đón tiếp:
7. Tài liệu kèm theo:
- Bản phô tô hộ chiếu;
- Danh sách.
Đề nghị Cục Tác chiến, Cục Bảo vệ an ninh Quân đội thẩm định, cho phép người nước ngoài vào làm việc tại Căn cứ quân sự Cam Ranh, để (cơ quan chủ quản) thực hiện theo kế hoạch./.
| CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
Mẫu số 11
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
DANH SÁCH
Người nước ngoài vào làm việc tại... của................
(Kèm theo văn bản số:......../........ ngày...../..../.... của....)
TT | Họ và tên | Năm sinh | Giới tính | Số hộ chiếu | Ngày cấp ngày hết hạn | Quốc tịch | Nghề nghiệp | Chức vụ | Địa điểm làm việc | Thời gian công tác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
Mẫu số 12
BỘ TỔNG THAM MƯU | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ...................... | Hà Nội, ngày tháng năm 20 |
Kính gửi: | - Cơ quan, đơn vị chủ quản xin cấp phép; |
Theo công văn đề nghị số................. Cục Tác chiến có ý kiến như sau:
1. Sau khi nghiên cứu, thẩm định Cục Tác chiến nhất trí với nội dung đề nghị của (cơ quan chủ quản). Cho phép người nước ngoài có tên trong danh sách tại công văn nói trên vào làm việc theo kế hoạch.
2. Thời gian, địa điểm:
3. Đề xuất, kiến nghị của Cục Tác chiến với các cơ quan liên quan:
4. Đề xuất, kiến nghị của Cục Tác chiến với cơ quan, đơn vị chủ quản trong việc bảo đảm an ninh, an toàn Căn cứ và chấp hành các chế độ quy định của Bộ Quốc phòng./.
| CỤC TRƯỞNG |
Mẫu số 13
TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ...................... | Hà Nội, ngày tháng năm 20 |
Kính gửi: Cơ quan, đơn vị chủ quản xin cấp phép.
Theo công văn đề nghị số............... Cục Bảo vệ an ninh Quân đội có ý kiến như sau:
1. Sau khi nghiên cứu, thẩm định Cục Bảo vệ an ninh Quân đội nhất trí với đề nghị của (cơ quan chủ quản). Cho phép số chuyên gia có tên trong danh sách tại công văn nói trên được vào làm việc theo kế hoạch.
2. Thời gian, địa điểm:
3. Đề xuất, kiến nghị của Cục Bảo vệ an ninh Quân đội với cơ quan, đơn vị chủ quản trong việc bảo đảm an ninh, an toàn Căn cứ và chấp hành các chế độ quy định của Bộ Quốc phòng./.
| CỤC TRƯỞNG |
Mẫu số 14
TÊN CƠ QUAN CẤP TRÊN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ...................... | ............., ngày tháng năm 20 |
Kính gửi: Cục Bảo vệ an ninh Quân đội/TCCT.
Căn cứ...............
1. Mục đích:
2. Thành phần:
3. Địa điểm:
4. Dự kiến thời gian trong Căn cứ:
5. Tài liệu kèm theo:
- Bản phô tô Giấy chứng minh nhân dân;
- Danh sách.
Đề nghị Cục Bảo vệ an ninh Quân đội thẩm định, cho phép người Việt Nam làm việc cho cá nhân, tổ chức nước ngoài vào làm việc tại Căn cứ quân sự Cam Ranh, để (cơ quan chủ quản) thực hiện theo kế hoạch./.
| CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
Mẫu số 15
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
DANH SÁCH
Người Việt Nam làm việc cho cá nhân, tổ chức nước ngoài vào làm việc tại........ của............
(Kèm theo văn bản số:........./........ ngày.../..../.... của....)
TT | Họ và tên | Năm sinh | Chức vụ | Nghề nghiệp | Số CMND | Ngày cấp ngày hết hạn | Nơi làm việc cho tổ chức nước ngoài | Địa điểm làm việc | Thời gian công tác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
SƠ ĐỒ PHẠM VI CĂN CỨ QUÂN SỰ CAM RANH
TỶ LỆ 1: 140 000
(Kèm theo Quyết định số 44/2015/QĐ-TTg ngày 22/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ)
- 1Bộ luật Hàng hải 2005
- 2Nghị định 94/2007/NĐ-CP về quản lý hoạt động bay
- 3Pháp lệnh bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự năm 1994
- 4Nghị định 04/CP năm 1995 ban hành Quy chế bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự
- 5Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 6Nghị định 33/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước
- 7Luật Biên giới Quốc gia 2003
- 8Nghị định 161/2003/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới biển
- 9Luật An ninh Quốc gia 2004
- 10Nghị định 36/2008/NĐ-CP về việc quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ
- 11Nghị định 50/2008/NĐ-CP về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển
- 12Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008
- 13Nghị định 20/2009/NĐ-CP về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam
- 14Nghị định 79/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 36/2008/NĐ-CP về quản lý tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ và Nghị định 58/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dân quân tự vệ
- 15Nghị định 21/2012/NĐ-CP về quản lý cảng biển và luồng hàng hải
- 16Luật biển Việt Nam 2012
- 17Nghị định 104/2012/NĐ-CP quy định đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam
- 18Quyết định 466/QĐ-UBDT năm 2013 Quy chế đảm bảo an ninh, an toàn trên mạng thông tin trong hoạt động của Ủy ban Dân tộc do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban DÂn tộc ban hành
Quyết định 44/2015/QĐ-TTg ban hành Quy chế đảm bảo an ninh, an toàn Căn cứ quân sự Cam Ranh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 44/2015/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/09/2015
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/11/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra