Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 43/2020/QĐ-UBND | Vĩnh Long, ngày 31 tháng 12 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013;
Căn cứ Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Nghị định số 83/2019/NĐ-CP ngày 12/11/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy định này quy định về thời gian xử lý, trình tự, thủ tục, phân cấp thẩm định thiết kế - dự toán, công tác lựa chọn nhà thầu thực hiện đầu tư các công trình khắc phục thiên tai, sạt lở bờ sông, rạch trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ kinh phí từ nguồn Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh tối đa không quá 3 (ba) tỷ đồng/1 công trình.
2. Những nội dung không được quy định tại văn bản này sẽ áp dụng theo quy định tại các văn bản của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, địa phương có liên quan.”
2. Khoản 4 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Đối với các công trình khắc phục thiên tai, sạt lở bờ sông, rạch trên địa bàn tỉnh được đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau (ngoài Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh), thì tùy theo tính chất cấp bách của công trình (công trình cần phải được thực hiện ngay để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước), việc quản lý đầu tư các công trình do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định trên cơ sở công bố tình huống khẩn cấp theo các cấp độ rủi ro thiên tai.”
3. Khoản 1, Khoản 3 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Khi xảy ra sự cố về thiên tai, sạt lở bờ sông, rạch ảnh hưởng đến phạm vi, trách nhiệm quản lý của cơ quan, đơn vị, địa phương nào, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương đó phải chủ động chỉ đạo xử lý theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai.
3. Trường hợp xử lý, khắc phục thiên tai, sạt lở mà địa phương không thể bố trí nguồn vốn (kể cả nguồn dự phòng ngân sách địa phương, nguồn được phân cấp chi từ Quỹ Phòng, chống thiên tai) để thực hiện, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, địa phương cần có văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí và cho phép triển khai khắc phục ngay gửi Ban chỉ huy Phòng, chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh xem xét, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
a) Nội dung văn bản đề nghị hỗ trợ đầu tư bao gồm các nội dung sau: Tên công trình, địa điểm đầu tư, chủ đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, tóm tắt giải pháp thiết kế, hình thức đầu tư, ước tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư, thời gian thực hiện.
b) Trình tự, thời gian thực hiện theo Điều 6 của quy định này.”
4. Bổ sung Khoản 4 vào Điều 4 như sau:
“4. Công trình đầu tư khắc phục sạt lở thuộc phạm vi quản lý của cấp nào thì cấp đó làm chủ đầu tư theo phân cấp tại Quyết định số 19/2018/QĐ-UBND, ngày 29/10/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long Quy định về phân cấp quản lý vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi và được thể hiện rõ trong văn bản phê duyệt danh mục, phê duyệt chủ trương đầu tư của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.”
5. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 6. Trình tự, thời gian phê duyệt danh mục công trình xử lý, khắc phục thiên tai, sạt lở
1. Trong thời gian không quá 07 (bảy) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, văn bản đề nghị hỗ trợ đầu tư của các đơn vị, địa phương, Thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tiến hành kiểm tra thực tế và thống nhất với các đơn vị, địa phương về mức độ ưu tiên đầu tư, giải pháp và nguồn kinh phí đầu tư, tổng hợp danh mục công trình, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư gửi Sở Tài chính xem xét, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh mục công trình, chủ trương đầu tư, làm căn cứ để các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện, cụ thể như sau:
a) Công trình có tổng mức đầu tư dưới 500 (năm trăm) triệu đồng, tổng hợp danh mục công trình, trình Sở Tài chính xem xét, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh mục.
b) Công trình có tổng mức đầu tư từ 500 (năm trăm) triệu đồng đến tối đa không quá 3 (ba) tỷ đồng: Ngoài quy định tại điểm a, khoản 1 Điều này, lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư.
2. Thời hạn xem xét, phê duyệt danh mục công trình, chủ trương đầu tư của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh không quá 5 (năm) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Nội dung phê duyệt, gồm các thông tin sau: Tên công trình, địa điểm đầu tư, chủ đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, hình thức đầu tư, ước tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư, thời gian thực hiện.
3. Trong thời gian không quá 05 (năm) ngày kể từ ngày nhận được văn bản phê duyệt danh mục công trình, chủ trương đầu tư của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, đơn vị, địa phương chủ động thực hiện ngay việc khắc phục sự cố thiên tai, sạt lở. Việc bố trí kinh phí, thực hiện các thủ tục về đầu tư theo quy định được chuẩn bị và hoàn thiện trong quá trình thực hiện. Thủ tục về đầu tư được thực hiện theo quy định tại các Điều 7, 8, 9 của Quy định này.
4. Điều kiện để các đơn vị, địa phương được xem xét, bố trí kinh phí xử lý, khắc phục thiên tai, sạt lở bờ sông, rạch từ nguồn Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh bao gồm:
a) Công trình có tính chất cấp bách: Cần phải được thực hiện ngay để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước.
b) Các đơn vị, địa phương không thể bố trí nguồn vốn (kể cả nguồn dự phòng ngân sách địa phương, nguồn được phân cấp chi từ Quỹ Phòng, chống thiên tai) để thực hiện.”
6. Khoản 2, khoản 3 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Công trình có tổng mức đầu tư từ 200 (hai trăm) triệu đồng đến dưới 500 (năm trăm) triệu đồng: Chủ đầu tư tổ chức lập thiết kế - dự toán xây dựng công trình sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt danh mục công trình; công trình có tổng mức đầu tư từ 500 (năm trăm) triệu đồng đến tối đa không quá 3 (ba) tỷ đồng: Chủ đầu tư lập báo cáo kinh tế kỹ thuật theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư.
3. Thời gian lập thiết kế - dự toán xây dựng công trình, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật không quá 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn có hiệu lực.”
7. Bổ sung Điều 10a sau Điều 10 như sau:
“Điều 10a. Quản lý đầu tư các công trình có tổng mức đầu tư từ 500 (năm trăm) triệu đồng đến tối đa không quá 3 (ba) tỷ đồng
Đối với công trình có tổng mức đầu tư từ 500 (năm trăm) triệu đồng đến tối đa không quá 3 (ba) tỷ đồng/1 công trình, việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh thiết kế - dự toán, điều chỉnh tổng mức đầu tư được thực hiện theo các quy định hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng.”
8. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 12. Công tác lựa chọn nhà thầu
Đối với gói thầu thực hiện đầu tư công trình khắc phục thiên tai, sạt lở bờ sông, rạch trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ từ nguồn Quỹ phòng chống thiên tai tỉnh hoặc đầu tư tại các khu vực sạt lở nguy hiểm, được cấp thẩm quyền công bố tình huống sạt lở nguy hiểm khẩn cấp thì áp dụng hình thức chỉ định thầu theo điểm a, khoản 1, Điều 22 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, ngày 26/11/2013.”
9. Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 17. Tạm ứng, thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành
1. Cơ quan quản lý Quỹ căn cứ vào quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, quyết định phê duyệt thiết kế - dự toán xây dựng công trình sẽ chi tạm ứng 70% trên tổng số kinh phí được duyệt cho các đơn vị, địa phương; phần kinh phí 30% còn lại, cơ quan quản lý Quỹ sẽ cấp sau khi nhận đầy đủ hồ sơ quyết toán.
2. Công tác thanh quyết toán kinh phí đầu tư khắc phục sự cố công trình, xây dựng, sửa chữa công trình phòng, chống thiên tai được thực hiện theo các quy định hiện hành về thanh, quyết toán.”
10. Khoản 1 Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Việc bố trí vốn thực hiện công trình căn cứ vào văn bản phê duyệt danh mục công trình, chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền và khả năng cân đối nguồn vốn của năm kế hoạch.”
“Điều 11. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; Điều 13. Công tác thi công, giám sát thi công xây dựng công trình; Điều 14. Công tác nghiệm thu công trình xây dựng; Điều 15. Công tác bàn giao công trình xây dựng; Điều 16. Công tác bảo hành công trình xây dựng”.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 01 năm 2021.
Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng ban Chỉ huy Phòng, chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Sở Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 4683/QĐ-UBND năm 2020 quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để khắc phục ngay sự cố do thiên tai gây ra do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 2Quyết định 4982/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt quyết toán kinh phí hỗ trợ khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2019
- 3Nghị quyết 66/2020/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025
- 4Kế hoạch 12/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030
- 1Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 2Luật đấu thầu 2013
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 5Quyết định 19/2018/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 6Nghị định 160/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống thiên tai
- 7Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 8Nghị định 83/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 94/2014/NĐ-CP quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai
- 9Quyết định 4683/QĐ-UBND năm 2020 quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để khắc phục ngay sự cố do thiên tai gây ra do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 10Quyết định 4982/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt quyết toán kinh phí hỗ trợ khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2019
- 11Nghị quyết 66/2020/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025
- 12Kế hoạch 12/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030
Quyết định 43/2020/QĐ-UBND về sửa đổi Quy định thời gian xử lý sạt lở, trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư các công trình khắc phục thiên tai, sạt lở bờ sông, rạch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long được kèm theo Quyết định 24/2017/QĐ-UBND
- Số hiệu: 43/2020/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/12/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
- Người ký: Nguyễn Văn Liệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra