Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 428/QĐ-UBND | Gia Lai, ngày 13 tháng 05 năm 2013 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND ngày 13/9/2011 về việc ban hành Quy chế công bố, công khai thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm niêm yết công khai tại trụ sở các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết đã được công bố và tổ chức thực hiện đúng, đầy đủ nội dung của các thủ tục hành chính được công bố kèm theo Quyết định này.
3. Trường hợp, các nội dung thông tin thủ tục hành chính công bố tại Quyết định này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ thì áp dụng đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm thường xuyên cập nhật các quy định thủ tục hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ. Thời gian cập nhật, trình công bố thủ tục hành chính chậm nhất trước 20 ngày tính đến ngày văn bản quy định thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐỀ NGHỊ CÔNG BỐ MỚI
STT | Tên thủ tục hành chính |
Nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thể dục thể thao | |
01 | Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Lân sư rồng |
02 | Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Judo |
03 | Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Bóng đá |
04 | Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Bóng bàn |
05 | Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Patin |
06 | Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Cầu lông |
Trình tự thực hiện | 1. Tổ chức nộp hồ sơ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (số 17, đường Trần Hưng Đạo, phường Tây Sơn, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) hoặc gửi qua đường bưu điện. 2. Công chức chuyên môn kiểm tra tính pháp lý và nội dung thủ tục hồ sơ: * Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn giao cho người nộp hoặc vào sổ công văn đến (nếu gửi qua đường Bưu điện) * Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ hoặc gọi điện thông báo cho tổ chức (nếu gửi qua Bưu điện) bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. 3. Khi có kết quả sẽ gửi cho các tổ chức qua đường Bưu điện hoặc nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nếu nộp trực tiếp (số 17, đường Trần Hưng Đạo, phường Tây Sơn, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) * Thời gian tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ: Buổi sáng từ 7 giờ đến 11 giờ, buổi chiều từ 13h30 đến 17h từ thứ Hai đến thứ Bảy hàng tuần (không tính ngày nghỉ lễ, tết) theo quy định.. |
Cách thức thực hiện | Tại trụ sở cơ quan hoặc qua bưu điện |
Hồ sơ | 1. Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận; - Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị điều kiện kinh doanh với các nội dung cơ bản sau: + Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động; + Có cơ sở vật chất trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao; + Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh. 2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) |
Thời hạn giải quyết | Không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ |
Cơ quan thực hiện TTHC | 1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; 2. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 3. Cơ quan phối hợp (nếu có): Phòng văn hóa và thông tin huyện, thị xã, thành phố. |
Đối tượng thực hiện | Tổ chức |
Mẫu đơn, mẫu tờ khai | Không |
Phí, lệ phí | Không |
Kết quả | Giấy chứng nhận |
Yêu cầu hoặc điều kiện | 1. Điều kiện về cơ sở vật chất: Địa điểm tập luyện Lân Sư Rồng phải đảm bảo các điều kiện sau: 1.1) Địa điểm tập luyện Lân Sư Rồng có thể ở trong nhà hoặc ngoài trời, diện tích từ 200 m2 trở lên; 1.2) Mặt sân phải bằng phẳng, không trơn trượt; 1.3) Đối với địa điểm tập luyện trong nhà chiều cao tối thiểu tính từ mặt sàn đến trần nhà là 5 m. Trong trường hợp có sử dụng mai hoa thung chiều cao tối thiểu tính từ mặt sàn đến trần nhà là 7 m, hệ thống chiếu sáng đảm bảo độ rọi từ 150 Lux trở lên; 1.4) Âm thanh, tiếng ồn không vượt quá 120dBA; 1.5) Có tủ thuốc hoặc túi thuốc và các dụng cụ sơ cứu ban đầu; 1.6) Có khu vực vệ sinh, để xe; 1.7) Có bảng nội quy quy định thời gian tập luyện; bảo đảm an toàn khi tập luyện và các quy định khác; 1.8) Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy nổ theo quy định. 2. Điều kiện trang thiết bị, dụng cụ Cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Lân Sư Rồng phải bảo đảm các trang thiết bị, dụng cụ sau: 2.1) Lân, Sư, Rồng và các loại trang phục, đạo cụ kèm theo phù hợp với quy định của Luật thi đấu Lân Sư Rồng hiện hành hoặc theo truyền thống của từng địa phương; 2.2) Các loại trống, chiêng, thanh la, nạ bạt, mai hoa thung và các dụng cụ, đạo cụ phải đảm bảo an toàn, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc; 2.3) Các trang thiết bị, dụng cụ dùng để tập luyện, biểu diễn, thi đấu là vũ khí thô sơ phải được quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật. 3. Điều kiện về nhân viên chuyên môn Cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Lân Sư Rồng phải có người hướng dẫn hoạt động chuyên môn đảm bảo một trong các điều kiện sau: 3.1) Là huấn luyện viên, hướng dẫn viên am hiểu Luật thi đấu Lân Sư Rồng, có trình độ chuyên môn, kỹ chiến thuật về biểu diễn, thi đấu Lân Sư Rồng; 3.2) Có giấy chứng nhận đã qua các lớp tập huấn đào tạo về chuyên môn Lân Sư Rồng do Tổng cục Thể dục thể thao, các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao Lân Sư Rồng trong nước, quốc tế hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức. |
Căn cứ pháp lý của TTHC | - Luật Thể dục, thể thao năm 2006; - Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thể dục, thể thao; - Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục thể thao về việc hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP; - Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT, Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thể dục, thể thao; - Thông tư số 10/2012/TT-BVHTTDL ngày 06/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Lân Sư Rồng. |
Trình tự thực hiện | 1. Tổ chức nộp hồ sơ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (số 17, đường Trần Hưng Đạo, phường Tây Sơn, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) hoặc gửi qua đường bưu điện. 2. Công chức chuyên môn kiểm tra tính pháp lý và nội dung thủ tục hồ sơ: * Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn giao cho người nộp hoặc vào sổ công văn đến (nếu gửi qua đường Bưu điện) * Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ hoặc gọi điện thông báo cho tổ chức (nếu gửi qua Bưu điện) bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. 3. Khi có kết quả sẽ gửi cho các tổ chức qua đường Bưu điện hoặc nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nếu nộp trực tiếp (số 17, đường Trần Hưng Đạo, phường Tây Sơn, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) * Thời gian tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ: Buổi sáng từ 7 giờ đến 11 giờ, buổi chiều từ 13h30 đến 17h từ thứ Hai đến thứ Bảy hàng tuần (không tính ngày nghỉ lễ, tết) theo quy định. |
Cách thức thực hiện | Tại trụ sở cơ quan hoặc qua bưu điện |
Hồ sơ | 1. Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận; - Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị điều kiện kinh doanh với các nội dung cơ bản sau: + Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động; + Có cơ sở vật chất trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao; + Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh. 2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) |
Thời hạn giải quyết | Không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ |
Cơ quan thực hiện TTHC | 1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; 2. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 3. Cơ quan phối hợp (nếu có): Phòng văn hóa và thông tin huyện, thị xã, thành phố. |
Đối tượng thực hiện | Tổ chức, cá nhân |
Mẫu đơn, mẫu tờ khai | Không |
Phí, lệ phí | Không |
Kết quả | Giấy chứng nhận |
Yêu cầu hoặc điều kiện | 1. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện: Địa điểm tổ chức hoạt động Judo phải bảo đảm các điều kiện sau: 1.1) Có thảm tập diện tích từ 64m2 trở lên. Mặt thảm phải bằng phẳng, không trơn trượt, đảm bảo không gây chấn thương cho người tập luyện và thi đấu. Độ dày của thảm ít nhất là 4cm. 1.2) Thảm được đặt trên mặt sàn làm bằng bê tông, gỗ hoặc dàn nhún lò xo. 1.3) Mật độ tập luyện tối thiểu 3m2/01người. 1.4) Điểm tập có ánh sáng tối thiểu là 200 lux. 1.5) Âm thanh, tiếng ồn bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Điểm đo âm thanh, tiếng ồn được xác định tại phía ngoài cửa sổ và cửa ra vào của điểm tập. 1.6) Có đủ cơ số thuốc và dụng cụ sơ cứu ban đầu, khu vực thay đồ, gửi quần áo, nhà vệ sinh, khu vực để xe. 1.7) Có sổ theo dõi võ sinh tham gia tập luyện ghi đầy đủ họ tên, năm sinh, giới tính, nơi cư trú và lưu đơn xin học của từng người. 1.8) Có bảng nội quy quy định giờ tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện và các quy định khác. 1.9) Có bảng tên đòn chuyên môn Judo và ảnh minh họa. 1.10) Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật. 1.11) Võ sinh tập luyện phải có võ phục chuyên môn Judo. 2. Điều kiện về nhân viên chuyên môn: Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên phải có: - Huấn luyện viên thể thao có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung học trở lên hoặc có chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp; - Có Bác sỹ hoặc nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do Viện khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y học thể dục thể thao cấp. - Mỗi nhân viên chuyên môn hướng dẫn tập luyện không quá 30 võ sinh trong một buổi tập. |
Căn cứ pháp lý của TTHC | - Luật Thể dục, thể thao năm 2006; - Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thể dục, thể thao; - Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục thể thao về việc hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP; - Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT, Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thể dục, thể thao; - Thông tư số 11/2012/TT-BVHTTDL ngày 06/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Judo. |
Trình tự thực hiện | 1. Tổ chức nộp hồ sơ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (số 17, đường Trần Hưng Đạo, phường Tây Sơn, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) hoặc gửi qua đường bưu điện. 2. Công chức chuyên môn kiểm tra tính pháp lý và nội dung thủ tục hồ sơ: * Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn giao cho người nộp hoặc vào sổ công văn đến (nếu gửi qua đường Bưu điện) * Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ hoặc gọi điện thông báo cho tổ chức (nếu gửi qua Bưu điện) bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. 3. Khi có kết quả sẽ gửi cho các tổ chức qua đường Bưu điện hoặc nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nếu nộp trực tiếp (số 17, đường Trần Hưng Đạo, phường Tây Sơn, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) * Thời gian tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ: Buổi sáng từ 7 giờ đến 11 giờ, buổi chiều từ 13h30 đến 17h từ thứ Hai đến thứ Bảy hàng tuần (không tính ngày nghỉ lễ, tết) theo quy định.. |
Cách thức thực hiện | Tại trụ sở cơ quan hoặc qua bưu điện |
Hồ sơ | 1. Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận; - Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị điều kiện kinh doanh với các nội dung cơ bản sau: + Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động; + Có cơ sở vật chất trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao; + Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh. 2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) |
Thời hạn giải quyết | Không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ |
Cơ quan thực hiện TTHC | 1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; 2. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 3. Cơ quan phối hợp (nếu có): Phòng văn hóa và thông tin huyện, thị xã, thành phố. |
Đối tượng thực hiện | Tổ chức, cá nhân |
Mẫu đơn, mẫu tờ khai | Không |
Phí, lệ phí | Không |
Kết quả | Giấy chứng nhận |
Yêu cầu hoặc điều kiện | 1. Điều kiện về sân bãi, thiết bị dụng cụ: 1.1) Diện tích sân tập luyện đảm bảo mật độ tối thiểu 25m2/người, nếu có tường tập sút cầu môn thì kích thước tối thiểu của tường có chiều rộng 5m, chiều cao 2,5m và phải được làm bằng vật liệu bền chắc. Diện tích sân thi đấu đảm bảo kích thước theo quy định của Luật thi đấu bóng đá. Sân tập luyện và thi đấu bóng đá phải đảm bảo khoảng cách xung quanh an toàn, không có chướng ngại vật, khoảng cách tối thiểu từ đường biên của sân đến hàng rào hoặc sân liền kề là 2,5m. 1.2) Mặt sân bằng phẳng và được làm bằng một trong các chất liệu cỏ tự nhiên, cỏ nhân tạo, đất nện, sàn gỗ, chất dẻo tổng hợp hoặc cát mịn không lẫn đá dăm. 1.3) Trên sân cỏ đầy đủ các đường kẻ biên ngang, biên dọc, đường tròn trung tâm, khu cấm địa và các điểm đá phạt. 1.4) Khung cầu môn đảm bảo kích thước theo quy định của Luật thi đấu bóng đá được làm bằng một trong các chất liệu sắt, gỗ hoặc chất dẻo tổng hợp. 1.5) Sân bóng đá liền kề nhà ở, công trình công cộng, đường giao thông phải có hàng rào cao tối thiểu 3m bao quanh sân. 1.6) Tập luyện, thi đấu buổi tối phải đảm bảo ánh sáng tối thiểu 150 lux. 1.7) Sân phải có nội quy hoạt động với các nội dung cơ bản sau: a) Sử dụng trang phục thể thao khi tập luyện, thi đấu; b) Chấp hành đầy đủ hướng dẫn của Ban quản lý sân; c) Giao tiếp văn minh, lịch sự, không được có hành vi gây gổ, mất đoàn kết; d) Không uống rượu, bia, hút thuốc trong sân; đ) Không được mang các vật cứng, sắc, nhọn có thể gây thương tích vào sân; e) Không tụ tập tổ chức đánh bạc và các tệ nạn xã hội khác; g) Thời gian hoạt động. 1.8) Có tủ thuốc, dụng cụ y tế đáp ứng sơ cứu ban đầu. 1.9) Có khu vực vệ sinh, thay trang phục và để xe. 1.10) Đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và phòng chống cháy nổ theo quy định. 1.11) Các hình ảnh, bảng biển quảng cáo sử dụng trên sân phải tuân thủ quy định của pháp luật. 2. Điều kiện về nhân viên chuyên môn Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên phải có: - Huấn luyện viên thể thao có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung học trở lên hoặc có chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp; - Có Bác sỹ hoặc nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do Viện khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y học thể dục thể thao cấp. |
Căn cứ pháp lý của TTHC | - Luật Thể dục, thể thao năm 2006; - Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thể dục, thể thao; - Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục thể thao về việc hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP; - Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT; - Thông tư số 12/2012/TT-BVHTTDL ngày 10/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Bóng đá. |
Trình tự thực hiện | 1. Tổ chức nộp hồ sơ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (số 17, đường Trần Hưng Đạo, phường Tây Sơn, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) hoặc gửi qua đường bưu điện. 2. Công chức chuyên môn kiểm tra tính pháp lý và nội dung thủ tục hồ sơ: * Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn giao cho người nộp hoặc vào sổ công văn đến (nếu gửi qua đường Bưu điện) * Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ hoặc gọi điện thông báo cho tổ chức (nếu gửi qua Bưu điện) bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. 3. Khi có kết quả sẽ gửi cho các tổ chức qua đường Bưu điện hoặc nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nếu nộp trực tiếp (số 17, đường Trần Hưng Đạo, phường Tây Sơn, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) * Thời gian tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ: Buổi sáng từ 7 giờ đến 11 giờ, buổi chiều từ 13h30 đến 17h từ thứ Hai đến thứ Bảy hàng tuần (không tính ngày nghỉ lễ, tết) theo quy định.. |
Cách thức thực hiện | Tại trụ sở cơ quan hoặc qua bưu điện |
Hồ sơ | 1. Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận; - Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị điều kiện kinh doanh với các nội dung cơ bản sau: + Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động; + Có cơ sở vật chất trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao; + Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh. 2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) |
Thời hạn giải quyết | Không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ |
Cơ quan thực hiện TTHC | 1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; 2. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 3. Cơ quan phối hợp (nếu có): Phòng văn hóa và thông tin huyện, thị xã, thành phố. |
Đối tượng thực hiện | Tổ chức, cá nhân |
Mẫu đơn, mẫu tờ khai | Không |
Phí, lệ phí | Không |
Kết quả | Giấy chứng nhận |
Yêu cầu hoặc điều kiện | 1. Điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị, dụng cụ tập luyện Địa điểm hoạt động bóng bàn phải đảm bảo các điều kiện sau: 1.1) Khu vực đặt bàn phải có mái che, kín gió, không bị chói mắt. Sàn tập bằng phẳng, không trơn trượt; 1.2) Mỗi bàn bóng được đặt trong khuôn viên có kích thước chiều rộng 5m, chiều dài 10 m; 1.3) Bảo đảm ánh sáng đồng đều tới các điểm trên mặt bàn và khu vực bàn bóng từ 500 Lux trở lên, đèn được thiết kế cho mỗi bàn có chiều cao tối thiểu tính từ mặt bàn là 2,5m trở lên; 1.4) Có cơ số thuốc và dụng cụ để sơ, cấp cứu, khu vực thay đồ và gửi quần áo, nhà vệ sinh, khu vực để xe; 1.5) Bảng nội quy quy định giờ tập luyện, biện pháp đảm bảo an toàn khi tập luyện và các quy định khác; 1.6) Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật; 2. Trang thiết bị, dụng cụ tập luyện 2.1) Bàn bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định của Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam. Mặt bàn phải có một độ nẩy đồng đều khoảng 23 cm khi để quả bóng tiêu chuẩn rơi từ độ cao 30 cm xuống mặt bàn; 2.2) Lưới có chiều cao 15,25 cm, mép trên của lưới phải cao đều 15,25 cm, mép dưới của lưới phải sát với mặt bàn, cạnh bên của lưới phải sát với cọc lưới; 2.3) Có tấm chắn bóng quanh khuôn viên đặt bàn cao 75 cm, sẫm màu, tránh phản quang và lẫn với màu của quả bóng; 2.4) Có bàn để bảng lật số; 3. Điều kiện về nhân viên chuyên môn: Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên phải có: - Huấn luyện viên thể thao có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung học trở lên hoặc có chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp; - Có Bác sỹ hoặc nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do Viện khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y học thể dục thể thao cấp. |
Căn cứ pháp lý của TTHC | - Luật Thể dục, thể thao năm 2006; - Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thể dục, thể thao; - Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục thể thao về việc hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP; - Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-BBTDTT, Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thể dục, thể thao; - Thông tư số 13/2012/TT-BVHTTDL ngày 10/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Bóng bàn. |
Trình tự thực hiện | 1. Tổ chức nộp hồ sơ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (số 17, đường Trần Hưng Đạo, phường Tây Sơn, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) hoặc gửi qua đường bưu điện. 2. Công chức chuyên môn kiểm tra tính pháp lý và nội dung thủ tục hồ sơ: * Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn giao cho người nộp hoặc vào sổ công văn đến (nếu gửi qua đường Bưu điện) * Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ hoặc gọi điện thông báo cho tổ chức (nếu gửi qua Bưu điện) bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. 3. Khi có kết quả sẽ gửi cho các tổ chức qua đường Bưu điện hoặc nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nếu nộp trực tiếp (số 17, đường Trần Hưng Đạo, phường Tây Sơn, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) * Thời gian tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ: Buổi sáng từ 7 giờ đến 11 giờ, buổi chiều từ 13h30 đến 17h từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (không tính ngày nghỉ lễ, tết) theo quy định.. |
Cách thức thực hiện | Tại trụ sở cơ quan hoặc qua bưu điện |
Hồ sơ | 1. Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận; - Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị điều kiện kinh doanh với các nội dung cơ bản sau: + Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động; + Có cơ sở vật chất trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao; + Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) |
Thời hạn giải quyết | Không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ |
Cơ quan thực hiện TTHC | 1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; 2. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 3. Cơ quan phối hợp (nếu có): Phòng văn hóa và thông tin huyện, thị xã, thành phố. |
Đối tượng thực hiện | Tổ chức, cá nhân |
Mẫu đơn, mẫu tờ khai | Không |
Phí, lệ phí | Không |
Kết quả | Giấy chứng nhận |
Yêu cầu hoặc điều kiện | 1. Điều kiện về cơ sở vật chất Địa điểm hoạt động cầu lông phải đảm bảo các điều kiện sau: 1.1) Sân cầu lông phải được bố trí trong nhà. Mặt sân bằng phẳng, không trơn trượt, được phủ bằng sơn, chất tổng hợp hoặc thảm cao su, có kích thước chiều dài 13,40 m, chiều rộng 6,10 m, đường chéo sân đôi 14,723 m. Nền được làm bằng chất liệu gỗ hoặc bê tông; 1.2) Bảo đảm ánh sáng đồng đều trên sân với độ rọi từ 500 lux trở lên, không bị chói, lóa; 1.3) Chiều cao tối thiểu tính từ mặt sân đến trần nhà là 8m; 1.4) Khoảng cách giữa các sân, khoảng cách từ mép biên ngang, mép biên dọc đến tường bao quanh tối thiểu là 1m; 1.5) Có cơ số thuốc và dụng cụ để sơ, cấp cứu, khu vực thay đồ và gửi quần áo, nhà vệ sinh, khu vực để xe; 1.6) Bảng nội quy quy định giờ tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện và các quy định khác; 1.7) Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật. 2. Trang thiết bị, dụng cụ tập luyện 2.1) Lưới được làm từ sợi dây nylon hoặc chất liệu tổng hợp có màu đậm, mắt lưới có hình vuông, cạnh từ 15mm đến 20mm, đỉnh lưới được nẹp màu trắng; 2.2) Chiều cao cột lưới là 1,55m, được làm bằng sắt hoặc thép, có hình trụ, đủ chắc chắn và đứng thẳng khi lưới được căng lên. Hai cột lưới và các phụ kiện không được đặt vào trong sân; 2.3) Mỗi sân có tối thiểu 01 thùng đựng cầu và 02 thùng đựng đồ; có ghế trọng tài và dụng cụ lau sàn. 3. Điều kiện về nhân viên chuyên môn Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên phải có: - Huấn luyện viên thể thao có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung học trở lên hoặc có chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp; - Có Bác sỹ hoặc nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do Viện khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y học thể dục thể thao cấp. |
Căn cứ pháp lý của TTHC | - Luật Thể dục, thể thao năm 2006; - Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thể dục, thể thao; - Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục thể thao về việc hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP; - Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT, Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thể dục, thể thao; - Thông tư số 14/2012/TT-BVHTTDL ngày 10/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Cầu lông. |
Trình tự thực hiện | 1. Tổ chức nộp hồ sơ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (số 17, đường Trần Hưng Đạo, phường Tây Sơn, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) hoặc gửi qua đường bưu điện. 2. Công chức chuyên môn kiểm tra tính pháp lý và nội dung thủ tục hồ sơ: * Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn giao cho người nộp hoặc vào sổ công văn đến (nếu gửi qua đường Bưu điện) * Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ hoặc gọi điện thông báo cho tổ chức (nếu gửi qua Bưu điện) bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. 3. Khi có kết quả sẽ gửi cho các tổ chức qua đường Bưu điện hoặc nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nếu nộp trực tiếp (số 17, đường Trần Hưng Đạo, phường Tây Sơn, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) * Thời gian tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ: Buổi sáng từ 7 giờ đến 11 giờ, buổi chiều từ 13h30 đến 17h từ thứ Hai đến thứ bảy hàng tuần (không tính ngày nghỉ lễ, tết) theo quy định.. |
Cách thức thực hiện | Tại trụ sở cơ quan hoặc qua bưu điện |
Hồ sơ | 1. Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận; - Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị điều kiện kinh doanh với các nội dung cơ bản sau: + Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động; + Có cơ sở vật chất trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao; + Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh. 2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) |
Thời hạn giải quyết | Không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ |
Cơ quan thực hiện TTHC | 1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; 2. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 3. Cơ quan phối hợp (nếu có): Phòng văn hóa và thông tin huyện, thị xã, thành phố. |
Đối tượng thực hiện | Tổ chức, cá nhân |
Mẫu đơn, mẫu tờ khai | Không |
Phí, lệ phí | Không |
Kết quả | Giấy chứng nhận |
Yêu cầu hoặc điều kiện | 1. Điều kiện về cơ sở vật chất Địa điểm hoạt động Patin phải đảm bảo các điều kiện sau: 1.1) Sân tập luyện Patin có diện tích từ 300 m2 trở lên, mật độ tập luyện tối thiểu 5 m2/người. 1.2) Mặt sân bằng phẳng, có thể có dốc trượt (sóng) và mô hình chướng ngại vật. Bề mặt sân đối với khu vực bằng phẳng phải nhẵn, không trơn trượt; đối với khu vực có dốc trượt và mô hình chướng ngại vật phải được xử lý đúng kỹ thuật thiết kế chuyên dùng với bề mặt được xử lý nhẵn, không trơn trượt, các góc cạnh phải an toàn không gây nguy hiểm cho người chơi, độ dốc của dốc trượt không quá 30°. Chiều rộng của dốc trượt và mô hình chướng ngại vật tối thiểu 2m. 1.3) Âm thanh, tiếng ồn bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. 1.4) Có cơ số thuốc thông thường, dụng cụ sơ cứu ban đầu và phải đăng ký liên kết với cơ sở y tế gần nhất. 1.5) Có khu vực vệ sinh, thay đồ và để xe. 1.6) Có bảng nội quy quy định thời gian tập luyện, không tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức, không hút thuốc, uống rượu, bia trong khi tập luyện và các nội dung khác có liên quan. 1.7) Đảm bảo thời gian hoạt động, an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật. 2. Điều kiện về trang thiết bị tập luyện 2.1) Phải bố trí trang thiết bị cho người tập, bao gồm: a) Tấm lót khủy tay, tấm lót đầu gối; b) Mũ đội đầu; c) Giày trượt. 2.2) Giày trượt sử dụng đảm bảo các thông số sau: a) Giày có khóa chắc chắn, đảm bảo ôm chân, không lỏng lẻo, thân giày không bị nghiêng, vẹo quá 45° qua 2 bên sau khi mang vào và cài đầy đủ các khóa; b) Bánh xe là loại cao su mềm, có độ đàn hồi tốt, vòng bi dùng loại 2 vòng bi cho một bánh xe với vòng đệm ở giữa, không sử dụng loại một trục; c) Khung đỡ và lắp bánh của giày (Frames): - Loại làm bằng hợp kim nhôm (Alu) có độ cứng trên 5000, có độ dày vị trí mỏng nhất trên 1 mm, bảo đảm an toàn; - Loại bằng nhựa có độ dày vị trí mỏng nhất trên 2 mm, bảo đảm an toàn. 2.3) Số lượng trang thiết bị quy định tại khoản 1 Điều này phải đạt ít nhất 50% trên tổng số lượng người chơi tối đa (tính theo diện tích sân). 3. Điều kiện về nhân viên chuyên môn: Người hướng dẫn chuyên môn phải bảo đảm các điều kiện sau: - Đã tham dự lớp tập huấn chuyên môn Patin do Tổng cục Thể dục thể thao, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tổ chức xã hội nghề nghiệp về Patin cấp quốc gia tổ chức. - Có chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp và phải tái khám định kỳ hàng năm. - Mỗi người hướng dẫn chuyên môn hướng dẫn tập luyện không quá 20 người trong một buổi tập. |
Căn cứ pháp Lý của TTHC | - Luật Thể dục, thể thao năm 2006; - Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thể dục, thể thao; - Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục thể thao về việc hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP; - Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT, Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thể dục, thể thao; - Thông tư số 16/2012/TT-BVHTTDL ngày 13/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Patin. |
- 1Quyết định 2448/QĐ-UBND năm 2014 công bố bổ sung thủ tục hành chính trong lĩnh vực khoáng sản địa chất thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa
- 2Quyết định 586/QĐ-UBND năm 2014 công bố bổ sung thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế áp dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 3Quyết định 540/QĐ-UBND năm 2014 công bố bổ sung thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực thể dục thể thao áp dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Quyết định 23/2011/QĐ-UBND về Quy chế công bố, công khai thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Gia Lai do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 4Quyết định 2448/QĐ-UBND năm 2014 công bố bổ sung thủ tục hành chính trong lĩnh vực khoáng sản địa chất thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa
- 5Quyết định 586/QĐ-UBND năm 2014 công bố bổ sung thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế áp dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 6Quyết định 540/QĐ-UBND năm 2014 công bố bổ sung thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực thể dục thể thao áp dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Quyết định 428/QĐ-UBND năm 2013 công bố bổ sung thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai
- Số hiệu: 428/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/05/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
- Người ký: Phạm Thế Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra