Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 417/QĐ-UBND | Bắc Ninh, ngày 02 tháng 11 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”;
Căn cứ Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”;
Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 3598/TTr-SYT ngày 31/10/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn tạm thời xử lý khi có ca mắc COVID-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh/Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ.
Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; các cơ quan, đơn vị liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
XỬ LÝ KHI CÓ CA MẮC COVID-19 TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH/DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 417/QĐ-UBND ngày 02/11/2021 của UBND tỉnh Bắc Ninh)
- Để chủ động và hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc và tử vong do COVID-19, đồng thời thực hiện khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
- Triển khai ngay các biện pháp xử trí khi có ca bệnh COVID-19 (F0) là người lao động (sau đây gọi tắt là NLĐ) được phát hiện khi đang có mặt ở trong cơ sở sản xuất kinh doanh/doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là CSSXKD/DN) hoặc đang ở nơi lưu trú ngoài cộng đồng nhằm kịp thời phong tỏa, phân luồng, cách ly tạm thời, truy vết và vận chuyển đối tượng đi điều trị, cách ly y tế, vệ sinh khử khuẩn, đảm bảo an toàn phòng chống dịch cho CSSXKD/DN và cộng đồng.
- Tạo sự phối hợp đồng bộ, kịp thời của các lực lượng tham gia chống dịch COVID-19 trong CSSXKD/DN cũng như ngoài cộng đồng.
- Phong tỏa kịp thời và triệt để, không để người lao động rời khỏi CSSXKD/DN khi chưa hoàn thành việc truy vết, xét nghiệm và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh tại CSSXKD/DN và ngoài cộng đồng.
- Khẩn trương truy vết, phân nhóm không bỏ sót các trường hợp F1 là NLĐ của DN hiện có mặt hoặc vắng mặt tại CSSXKD/DN và nơi lưu trú.
- Nhanh chóng đưa trường hợp F0 đi điều trị, tổ chức xét nghiệm cho người lao động, vệ sinh khử khuẩn, tiếp tục ổn định sản xuất, kinh doanh.
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Phạm vi
Áp dụng tại các CSSXKD/DN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
2. Đối tượng
- Người lao động, người quản lý, người sử dụng lao động và ban quản lý ký túc xá.
- Nhà thầu, đơn vị cung cấp nguyên vật liệu, dịch vụ, suất ăn,…cho CSSXKD/DN, khách đến làm việc.
Hướng dẫn xử trí khi có ca mắc COVID-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
(Theo sơ đồ đính kèm)
2.2.1. Tiếp nhận và xử lý thông tin về ca bệnh
- Khi nhận thông tin về F0, lập tức kiểm tra, xác minh đầy đủ các thông tin về ca mắc: Họ và tên, quê quán, số điện thoại, nơi làm việc, lưu trú, bộ phận làm việc, phạm vi di chuyển, tiếp xúc, thông tin tiêm phòng vắc xin COVID-19 của F0 và của CSSXKD/DN…
- Các thông tin về ca bệnh được báo cáo cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp huyện để triển khai xử lý.
- Trung tâm Y tế cấp huyện phối hợp với lực lượng công an địa phương triển khai ngay xuống công ty để thu thập thông tin về bộ phận làm việc, nguy cơ lây nhiễm, tỷ lệ người lao động sử dụng khẩu trang tại nơi làm việc … tại CSSXKD/DN và hướng dẫn doanh nghiệp triển khai các biện pháp phòng chống dịch khi có ca mắc COVID-19.
2.2.2. Tổ chức họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cấp huyện
Ban chỉ đạo phòng chống dịch (PCD) cấp huyện tổ chức họp với doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị liên quan để đánh giá tình hình dịch bệnh tại CSSXKD/DN và chỉ đạo phương án xử lý cụ thể.
2.2.3. Phong tỏa khu vực liên quan đến ổ dịch tại CSSXKD/DN
- Rà soát và quyết định tạm thời phong tỏa toàn bộ CSSXKD/DN hoặc từng phân xưởng/dây chuyền sản xuất/tổ sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc có trường hợp mắc bệnh (F0) trên cơ sở tình hình thực tế.
- Thông báo cho toàn thể người lao động (NLĐ) đang có mặt tại CSSXKD/DN; yêu cầu NLĐ nghiêm túc khai báo y tế, thực hiện 5K, phân xưởng nào ở yên phân xưởng đó; không để xảy ra hoang mang, lo lắng với NLĐ.
2.2.4. Tổ chức phân luồng cách ly tạm thời
- Đối với các trường hợp F0: Cách ly tạm thời tại CSSXKD/DN.
- Các trường hợp F1: Cách ly tại khu vực riêng biệt.
2.2.5. Triển khai thực hiện công tác truy vết F1
- Rà soát toàn bộ NLĐ trong CSSXKD/DN; khẩn trương truy vết và lập danh sách gồm các thông tin sau: Họ tên, số điện thoại, bộ phận làm việc, nơi lưu trú, số lượng mũi tiêm, thời gian tiêm vắc xin …
- Thực hiện phân nhóm theo vị trí làm việc, nguy cơ tiếp xúc, tình trạng tiêm vắc xin COVID-19 … để tổ chức xét nghiệm, cách ly. Lập danh sách các trường hợp cùng phân xưởng với F0 để triển khai các biện pháp quản lý, xét nghiệm phù hợp.
2.2.6 Xét nghiệm và cách ly
a. Xét nghiệm và cách ly F1
- F1 nguy cơ cao: tiếp xúc gần dưới 2m, cùng dây chuyền, cùng ăn, cùng nghỉ trưa …):
Đối với trường hợp đã tiêm đủ liều vắc xin: thực hiện xét nghiệm PCR mẫu đơn. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 14 ngày và thực hiện xét nghiệm 2 lần, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 bằng phương pháp PCR, nếu kết quả xét nghiệm âm tính được quay trở lại làm việc.
Đối với người tiêm chưa đủ liều vắc xin: thực hiện xét nghiệm PCR mẫu đơn. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, thực hiện cách ly tập trung 7 ngày và xét nghiệm PCR vào ngày thứ 3 và ngày thứ 7. Trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính tiếp tục cách ly tại nhà 07 ngày tiếp theo và xét nghiệm vào ngày thứ 7 cách ly tại nhà. Trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính thì được quay trở lại làm việc.
Đối với người chưa tiêm vắc xin: thực hiện xét nghiệm PCR mẫu đơn. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, thực hiện cách ly tập trung 14 ngày và xét nghiệm PCR vào ngày thứ 3, thứ 7 và ngày thứ 14. Trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính thì được quay trở lại làm việc.
- F1 nguy cơ thấp (những người còn lại cùng phân xưởng):
Đối với trường hợp đã tiêm đủ liều vắc xin: thực hiện xét nghiệm PCR mẫu gộp, nếu có kết quả xét nghiệm âm tính, thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 03 ngày. Sau 3 ngày, thực hiện xét nghiệm lần 2 bằng phương pháp PCR, nếu có kết quả xét nghiệm âm tính, được quay trở lại làm việc. Xét nghiệm lại cho NLĐ sau 7 ngày kể từ ngày quay trở lại làm việc.
Đối với người chưa tiêm đủ liều vắc xin: thực hiện xét nghiệm PCR mẫu gộp, nếu kết quả xét nghiệm âm tính thực hiện cách ly tại nhà 07 ngày, xét nghiệm vào ngày thứ 3 và thứ 7. Trường hợp có kết quả âm tính thì được quay trở lại làm việc.
Đối với người chưa tiêm vắc xin: thực hiện xét nghiệm PCR mẫu gộp, nếu kết quả xét nghiệm âm tính thực hiện cách ly tại nhà 14 ngày, xét nghiệm vào ngày thứ 7 và ngày thứ 14. Trường hợp có kết quả âm tính thì được quay trở lại làm việc.
* Một số lưu ý:
- Căn cứ tình hình thực tế CSSXKD/DN đề xuất bố trí cách ly tại chỗ để tiếp tục sản xuất kinh doanh nếu đủ điều kiện.
- Đối với các trường hợp cách ly ở khu nhà trọ không đảm bảo yêu cầu, thực hiện cách ly tập trung và trả phí theo quy định.
b. Xét nghiệm cho các đối tượng khác
- Người lao động ở các phân xưởng còn lại: Thực hiện xét nghiệm ngẫu nhiên 20% tổng số lao động bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên hoặc PCR mẫu gộp (Khuyến khích CSSXKD/DN thực hiện xét nghiệm nhiều hơn 20%)
- Trường hợp NLĐ có biểu hiện ho, sốt, khó thở: Thực hiện test nhanh để phát hiện sớm các trường hợp mắc COVID-19, trường hợp có kết quả dương tính thực hiện lấy mẫu xét nghiệm PCR mẫu đơn.
2.2.6. Thực hiện đưa F0 đi điều trị và vệ sinh khử khuẩn
a) Đưa F0 đi điều trị
Toàn bộ các trường hợp F0 được Trung tâm Y tế cấp huyện đưa đi điều trị theo quy định.
b) Công tác vệ sinh khử khuẩn
- Thực hiện vệ sinh khử khuẩn sau khi đưa các trường hợp F0 đi điều trị, F1 đi cách ly.
- CSSXKD/DN thực hiện vệ sinh khử khuẩn toàn bộ khu vực làm việc, nhà ăn và các khu vực liên quan đến ca mắc COVID-19 tại CSSXKD/DN. Trung tâm Y tế cấp huyện hướng dẫn, giám sát CSSXKD/DN thực hiện. Riêng đối với phân xưởng phát hiện F0 tăng cường các biện pháp thông gió và tần suất vệ sinh khử khuẩn khi tiếp tục hoạt động sản xuất.
1.1. Sở Y tế
- Báo cáo ngay cho Ban chỉ đạo tỉnh đồng thời thông báo ngay cho Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh, Công an tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 cấp huyện ngay khi có người nghi mắc, mắc COVID-19 tại CSSXKD/DN.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế phối hợp với Ban chỉ đạo cấp huyện và các đơn vị có liên quan thực hiện điều tra, truy vết, khoanh vùng các trường hợp F0, F1 tại CSSXKD/DN và thực hiện các biện pháp đáp ứng chống dịch theo quy định.
1.2. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
- Tiếp nhận và xử lý thông tin về ca bệnh mắc/nghi mắc COVID-19 từ CSSXKD/DN, Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh, UBND cấp huyện, các cơ sở y tế trong và ngoài tỉnh, người dân và các nguồn khác.
- Xác minh thông tin về ca mắc COVID-19 và báo cáo Sở Y tế.
- Hướng dẫn, hỗ trợ Trung tâm Y tế cấp huyện truy vết, khoanh vùng các đối tượng F1 tại CSSXKD/DN.
- Tổng hợp kết quả xét nghiệm của các đối tượng liên quan đến ca mắc/nghi mắc tại CSSXKD/DN, tình hình dịch bệnh tại các CSSXKD/DN có ca mắc bệnh COVID-19.
- Tham mưu Sở Y tế, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 cấp tỉnh, cấp huyện về khoanh vùng, cách ly, xử lý ổ dịch tại CSSXKD/DN.
1.3. Trung tâm y tế huyện, thành phố
- Báo cáo ngay cho UBND cấp huyện, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh về thông tin ca bệnh, địa chỉ CSSXKD/DN. Tham mưu UBND cấp huyện tổ chức họp để khoanh vùng, truy vết và triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại CSSXKD/DN.
- Phối hợp với lực lượng Công an địa phương khẩn trương có mặt tại CSSXKD/DN để phối hợp thực hiện phong tỏa tạm thời, đánh giá tình hình dịch bệnh và truy vết các trường hợp tiếp xúc gần.
- Cử lãnh đạo đơn vị và cán bộ liên quan tham gia họp với UBND cấp huyện, Ban Quản lý các khu công nghiệp, công an huyện và xử lý ngay những nội dung sau:
Cách ly các trường hợp F0 tại chỗ, tham mưu UBND cấp huyện phong tỏa tạm thời toàn bộ CSSXKD/DN hoặc từng phân xưởng/khu vực sản xuất có trường hợp mắc bệnh F0 trên cơ sở tình hình thực tế.
- Phối hợp chính quyền địa phương, CSSXKD/DN vận chuyển F0 đến khu vực điều trị;
- Phối hợp với lực lượng công an, chính quyền địa phương, CSSXKD/DN tiến hành rà soát toàn bộ NLĐ, F1 trong CSSXKD/DN theo danh sách quản lý; khẩn trương truy vết tất cả các trường hợp F1
- Thực hiện phân nhóm theo vị trí làm việc và nguy cơ tiếp xúc để bố trí cách ly y tế cùng khu vực với những trường hợp có cùng vị trí làm việc và cùng nguy cơ tiếp xúc.
- Tiếp tục công tác truy vết F0, F1.
- Phối hợp với chính quyền địa phương, ban chỉ huy quân sự, CSSXKD/DN vận chuyển đối tượng F1 đi cách ly y tế tập trung.
- Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra công tác vệ sinh khử khuẩn tại CSSXKD/DN sau khi di chuyển các trường hợp F0, F1 ra khỏi CSSXKD/DN.
- Phối hợp ban quản lý các khu cách ly thông tin kịp thời các trường hợp chuyển từ F1 sang F0 trong khu cách ly; đánh giá tình hình để tiếp tục truy vết phát hiện các trường hợp F1.
- Tổng hợp các thông tin liên quan đến ca mắc, các biện pháp đã triển khai và các vấn đề phát sinh liên quan trong công tác phòng chống dịch tới Sở Y tế để có các quyết định kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế.
2. UBND cấp huyện (BCĐ PCD huyện)
- Chủ trì họp với Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh (đối với các CSSXKD/DN trong KCN tập trung), cơ quan Y tế, Công an triển khai các hoạt động phòng chống dịch tại các CSSXKD/DN trên địa bàn trên cơ sở kết quả điều tra và phân luồng đã thực hiện:
Thực hiện phong tỏa tạm thời 1 phần hoặc toàn bộ CSSXKD/DN, tùy theo tình hình thực tế sớm đưa CSSXKD/DN quay lại sản xuất.
Thống nhất với cơ quan Y tế về các trường hợp F0 tại CSSXKD để đưa đi cách ly, điều trị theo quy định.
Chỉ đạo công an, cơ quan y tế CSSXKD/DN, chính quyền cấp xã khẩn trương truy vết các trường hợp F1 tại CSSXKD/DN và cộng đồng.
Bố trí phương tiện để vận chuyển các trường hợp F1 đi cách ly.
Thông tin cho Ban quản lý khu cách ly các nhóm F1 theo vị trí làm việc và nguy cơ tiếp xúc để bố trí cách ly y tế cùng khu vực với những trường hợp có cùng vị trí làm việc và cùng nguy cơ tiếp xúc.
Chỉ đạo lực lượng công an đảm bảo an ninh trật tự trong thời gian phong tỏa CSSXKD/DN và giám sát đưa F1 đi cách ly tập trung.
Chỉ đạo cơ quan y tế địa phương hướng dẫn, giám sát CSSXKD/DN thực hiện vệ sinh, khử khuẩn khu vực làm việc và các khu vực liên quan ca bệnh tại CSSXKD/DN và tại cộng đồng.
Thông báo các trường hợp F1 về các địa phương khác trên địa bàn tỉnh để phối hợp điều tra, truy vết.
Báo cáo Ban chỉ đạo tỉnh về kết quả điều tra, truy vết và các biện pháp phòng chống dịch đã triển khai tại CSSXKD/DN.
Đề xuất giải pháp để doanh nghiệp tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh đảm bảo không bị đứt gãy chuỗi cung ứng.
- Phối hợp với Sở Y tế công bố, cập nhật cấp độ dịch tại các địa phương, vùng cách ly y tế (phong tỏa) trên địa bàn và các biện pháp áp dụng tương ứng trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh.
- Chỉ đạo các CSSXKD/DN ngoài khu công nghiệp rà soát, thống kê số lượng lao động chưa tiêm, chưa tiêm đủ liều vắc xin và cung cấp cho Sở Y tế để phối hợp thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19.
3. Ban Quản lý các khu công nghiệp
- Thông báo cho CSSXKD/DN thuộc phạm vi quản lý thực hiện tạm thời phong tỏa CSSXKD/DN trong khi chờ BCĐ PCD cấp tỉnh/huyện ra quyết định.
- Thông báo cho các CSSXKD/DN khu vực lân cận để phối hợp điều tra, truy vết và xác định trường hợp có liên quan trong khu vực.
- Tham gia họp với BCD PCD cấp tỉnh/huyện để triển khai các hoạt động phòng chống dịch tại các CSSXKD/DN trong khu công nghiệp.
- Hỗ trợ CSSXKD/DN bố trí nơi cách ly tạm thời cho các đối tượng NLĐ theo nguy cơ, bố trí nơi lưu trú cho người lao động vẫn tiếp tục làm việc tại CSSXKD/DN.
- Hướng dẫn CSSXKD/DN phân luồng giãn cách, đảm bảo an toàn sản xuất trong CSSXKD/DN.
- Tổ chức kiểm tra đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trong CSSXKD/DN theo Quyết định 2194/QĐ-BCĐQG.
- Hỗ trợ CSSXKD/DN thực hiện các thủ tục về vận chuyển hàng hóa, đưa đón người lao động và các thủ tục liên quan.
- Chỉ đạo các CSSXKD/DN thuộc phạm vi quản lý đảm bảo đời sống, tinh thần và chế độ cho người lao động bị cách ly, người lao động nghỉ việc khi có ca bệnh tại CSSXKD/DN.
- Đầu mối tiếp nhận những phản hồi của CSSXKD/DN trong công tác phòng chống dịch, sản xuất kinh doanh để báo cáo UBND tỉnh và phối hợp các Sở, Ban, ngành liên quan xem xét, giải quyết.
- Đầu mối tổng hợp nhu cầu tiêm phòng vắc xin COVID-19 của các CSSXKD/DN trong KCN tập trung và phối hợp với Sở Y tế để triển khai tiêm vắc xin cho người lao động.
- Chỉ đạo công an huyện tham gia họp với BCĐ PCD cấp huyện để triển khai các hoạt động phòng chống dịch tại CSSXKD/DN.
- Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương, y tế, CSSXKD/DN rà soát, khẩn trương truy vết, xác minh các trường hợp F1 liên quan đến trường hợp mắc COVID-19 tại CSSXKD và trên địa bàn. Thông báo danh sách các trường hợp F1 đã di chuyển khỏi địa bàn tỉnh về các địa phương liên quan để phối hợp truy vết.
- Bố trí lực lượng đảm bảo công tác an ninh trật tự trong thời gian phong tỏa phân xưởng hoặc toàn bộ CSSXKD/DN.
- Phối hợp giám sát, đưa các trường hợp F1 đi cách ly.
- Đảm bảo an ninh, trật tự tại các khu cách ly tập trung, tại các khách sạn triển khai khu cách ly tập trung và trên địa bàn tỉnh.
- Đảm bảo công tác an ninh trật tự tại các địa điểm tổ chức xét nghiệm và các khu nhà trọ có NLĐ của CSSXKD/DN lưu trú.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung đối với các trường hợp phải cách ly tập trung theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo Quốc gia và Bộ Y tế.
- Chịu trách nhiệm vận hành, quản lý khu cách ly tập trung các đối tượng F1 trên địa bàn đảm bảo đúng theo quy định (Quyết định 878/QĐ-BYT ngày 12/3/2020 của Bộ Y tế).
- Chỉ đạo các cơ sở cách ly tập trung chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất để thực hiện tiếp nhận và bố trí các đối tượng cách ly theo vị trí làm việc, đã tiêm vắc xin, chưa tiêm vắc xin và nguy cơ tiếp xúc theo thông báo của chính quyền địa phương.
- Giám sát chặt chẽ đối tượng F1 không để xảy ra lây nhiễm chéo.
- Báo cáo kịp thời những trường hợp F1 chuyển thành F0 trong khu cách ly cho BCĐ PCD tỉnh/huyện, đồng thời thông báo cho TTKSBT, CSSXKD/DN.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chỉ đạo các đơn vị đủ điều kiện thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại các CSSXKD, cộng đồng, khu cách ly tập trung đảm bảo theo quy định.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh tại CSSXKD/DN trên các phương tiện truyền thông, cổng thông tin điện tử.
Phối hợp với Sở Y tế, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các địa phương công bố, cập nhật cấp độ dịch tại các địa bàn và vùng cách ly y tế (phong tỏa) thuộc các địa phương và các biện pháp áp dụng tương ứng trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh.
- Kích hoạt ngay phương án phòng, chống dịch đã xây dựng tại CSSXKD/DN đã được phê duyệt.
- Chủ động tạm thời dừng hoạt động CSSXKD/DN hoặc từng phân xưởng/dây chuyền sản xuất/tổ sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc có trường hợp mắc bệnh (F0) trên cơ sở tình hình thực tế.
- Yêu cầu toàn bộ người lao động thực hiện 5K, phân xưởng nào ở nguyên phân xưởng đó, không để xảy ra hoang mang, lo lắng với người lao động.
- Điều tra lịch trình và cách ly tạm thời các trường hợp F0 tại CSSXKD/DN và thông báo ngay cho cơ quan y tế.
- Phối hợp công an, y tế thực hiện truy vết và phân luồng các trường hợp F1 tiếp xúc gần ra khu vực riêng biệt (có dải phân cách, biển cảnh báo và đảm bảo giãn cách …)
- Các trường hợp NLĐ đang ở trong CSSXKD/DN không làm việc cùng phân xưởng với ca F0, tạm thời ở nguyên vị trí thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
- Rà soát toàn bộ NLĐ trong CSSXKD/DN; phối hợp truy vết các trường hợp F1; thực hiện phân nhóm theo vị trí làm việc và nguy cơ tiếp xúc, đã tiêm đủ liều vắc xin, chưa tiêm đủ liều vắc xin… để bố trí cách ly y tế trong cùng khu với những trường hợp có cùng vị trí làm việc và cùng nguy cơ tiếp xúc.
- Chủ động triển khai lấy mẫu xét nghiệm cho NLĐ theo quy định.
- Tiến hành công tác vệ sinh khử khuẩn khu vực làm việc, nhà ăn và các khu vực liên quan.
- Phối hợp với cơ quan y tế, chính quyền địa phương vận chuyển các trường hợp F0 đến cơ sở điều trị, F1 đến cơ sở cách ly.
- Chủ động xây dựng và điều chỉnh phương án phòng chống dịch phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh sau khi phát hiện ca F0 và báo cáo các cơ quan quản lý để phối hợp giám sát, hướng dẫn. Áp dụng linh hoạt các biện pháp: 1 cung đường 2 điểm đến, 3 tại chỗ, ăn 3 bữa tại công ty, xét nghiệm ....
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phản ánh về Sở Y tế. Sở Y tế có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
XỬ LÝ KHI CÓ CA MẮC COVID-19 TẠI CSSXKD/DN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
- 1Kế hoạch 77/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống dịch Covid-19 và phương án xử lý tình huống khi có ca mắc Covid-19 trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 2Quyết định 2993/QĐ-UBND năm 2021 về Phương án đáp ứng với tình huống khi có 1.000 ca mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 3Quyết định 8415/QĐ-UBND năm 2021 về Phương án đảm bảo công tác y tế đối với tình huống khi có 20.000 ca mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh Long An
- 4Quyết định 02/QĐ-UBND năm 2024 bãi bỏ một số văn bản phòng, chống dịch COVID-19 do Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Ninh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành
- 1Quyết định 485/QĐ-UBND năm 2021 về Quy định tạm thời cách ly, xét nghiệm cho các đối tượng F1, người đến/về từ vùng dịch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 2Quyết định 02/QĐ-UBND năm 2024 bãi bỏ một số văn bản phòng, chống dịch COVID-19 do Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Ninh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 3Quyết định 878/QĐ-BYT năm 2020 về "Hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung phòng chống dịch COVID-19" do Bộ Y tế ban hành
- 4Quyết định 2194/QĐ-BCĐQG năm 2020 về Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động do Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 ban hành
- 5Kế hoạch 77/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống dịch Covid-19 và phương án xử lý tình huống khi có ca mắc Covid-19 trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 6Quyết định 2993/QĐ-UBND năm 2021 về Phương án đáp ứng với tình huống khi có 1.000 ca mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 7Quyết định 8415/QĐ-UBND năm 2021 về Phương án đảm bảo công tác y tế đối với tình huống khi có 20.000 ca mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh Long An
- 8Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2021 quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" do Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 4800/QĐ-BYT năm 2021 hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Quyết định 417/QĐ-UBND năm 2021 về Hướng dẫn tạm thời xử lý khi có ca mắc COVID-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh/Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- Số hiệu: 417/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/11/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
- Người ký: Vương Quốc Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/11/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra