THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/2012/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI THAM GIA PHIÊN TÒA, PHIÊN HỌP GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002;
Căn cứ Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh thẩm phán và hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2002;
Theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về chế độ bồi dưỡng phiên tòa, phiên họp giải quyết việc dân sự,
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quyết định này quy định chế độ bồi dưỡng đối với Thẩm phán; Hội thẩm; Kiểm sát viên; Thư ký Tòa án; cán bộ, chiến sỹ công an, cảnh vệ bảo vệ phiên tòa, công an dẫn giải bị can, bị cáo và dẫn giải người làm chứng; người giám định, người phiên dịch được Tòa án mời; người làm chứng được Tòa án triệu tập khi tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết việc dân sự.
Điều 2. Chế độ bồi dưỡng
1. Đối tượng quy định tại
a) Mức 90.000 đồng đối với Thẩm phán chủ tọa;
b) Mức 50.000 đồng đối với Thẩm phán, Kiểm sát viên;
c) Mức 35.000 đồng đối với Thư ký Tòa án, cán bộ, chiến sỹ công an, cảnh vệ bảo vệ phiên tòa, công an dẫn giải bị can, bị cáo và dẫn giải người làm chứng;
d) Mức 90.000 đồng đối với Hội thẩm, kể cả ngày làm việc nghiên cứu hồ sơ tại Tòa án các cấp;
đ) Mức 70.000 đồng đối với người giám định được Tòa án mời tham dự;
e) Mức 50.000 đồng đối với người làm chứng được Tòa án triệu tập;
g) Người phiên dịch tiếng dân tộc được Tòa án mời dịch tại phiên tòa được hưởng mức bồi dưỡng tối đa bằng 200% mức lương tối thiểu chung, tính theo ngày lương do Nhà nước quy định;
h) Người phiên dịch tiếng nước ngoài được Tòa án mời dịch tại phiên tòa được hưởng mức bồi dưỡng theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về mức chi phí dịch thuật trong chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam và chi tiêu tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.
2. Người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng tại phiên họp giải quyết việc dân sự được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng 50% mức bồi dưỡng đối với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng tại phiên tòa quy định tại Khoản 1 Điều này. Hội thẩm, giám định viên, phiên dịch và người làm chứng được thanh toán chi phí đi lại theo quy định hiện hành.
Điều 3. Nguồn kinh phí
1. Nguồn kinh phí để chi trả chế độ quy định tại
2. Việc thực hiện chi trả chế độ bồi dưỡng được quy định như sau:
a) Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc mở phiên họp giải quyết việc dân sự chi trả đối với Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch và người làm chứng. Tòa án quân sự ra quyết định đưa vụ án ra xét xử chi trả cho cán bộ, chiến sỹ cảnh vệ bảo vệ phiên tòa, dẫn giải bị can, bị cáo đến phiên tòa;
b) Viện kiểm sát chi trả đối với Kiểm sát viên;
c) Cơ quan Công an cử cán bộ, chiến sỹ công an bảo vệ phiên tòa, cảnh sát dẫn giải bị can, bị cáo và dẫn giải người làm chứng chi trả đối với người được cử.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
2. Quyết định này thay thế Quyết định số 241/2006/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ bồi dưỡng phiên tòa.
Điều 5. Trách nhiệm thi hành
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
- 1Quyết định 241/2006/QĐ-TTg quy định chế độ bồi dưỡng phiên tòa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 693/QĐ-BTP năm 2015 về Quy chế tổ chức họp trong hoạt động của cơ quan Bộ Tư pháp
- 3Dự thảo Thông tư về Nội quy phiên tòa do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 4Thông tư 02/2017/TT-TANDTC về Quy chế tổ chức phiên tòa do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 5Hướng dẫn 32/HD-VKSTC năm 2018 về tham gia, tham dự phiên tòa dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động rút kinh nghiệm do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 6Công văn 3459/BNN-VP năm 2019 thực hiện Quyết định 45/2018/QĐ-TTg quy định về chế độ họp trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân năm 1993
- 2Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 3Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2002
- 4Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2002
- 5Bộ luật Tố tụng dân sự 2004
- 6Quyết định 693/QĐ-BTP năm 2015 về Quy chế tổ chức họp trong hoạt động của cơ quan Bộ Tư pháp
- 7Dự thảo Thông tư về Nội quy phiên tòa do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 8Thông tư 02/2017/TT-TANDTC về Quy chế tổ chức phiên tòa do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 9Hướng dẫn 32/HD-VKSTC năm 2018 về tham gia, tham dự phiên tòa dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động rút kinh nghiệm do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 10Công văn 3459/BNN-VP năm 2019 thực hiện Quyết định 45/2018/QĐ-TTg quy định về chế độ họp trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Quyết định 41/2012/QĐ-TTg về chế độ bồi dưỡng đối với người tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết việc dân sự do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 41/2012/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/10/2012
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 629 đến số 630
- Ngày hiệu lực: 01/01/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực