Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4052/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 22 tháng 8 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008; Luật Viên chức ngày 15/11/2010;

Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;

Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Căn cứ Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025.

Căn cứ Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức và Thông tư 19/2014/TT-BNV ngày 04/12/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 974/SNV-ĐTBD ngày 28 tháng 6 năm 2016.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:

- Như Điều 3;
- Bộ Nội vụ;
- Vụ ĐTBD - Bộ Nội vụ;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu VT, TH (Thương).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Đường

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4052/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An)

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG.

1. Cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị cấp tỉnh, cấp huyện;

2. Cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

3. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập;

4. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

1. Nâng cao toàn diện chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.

2. Đảm bảo nâng cao năng lực, kỹ năng thực thi công vụ được giao; ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; gắn đào tạo, bồi dưỡng với nhu cầu và quy hoạch sử dụng lâu dài.

3. Tăng cường trách nhiệm và tạo điều kiện cho người đứng đầu cơ quan quản lý, người đứng đầu đơn vị sử dụng và bản thân cán bộ, công chức, viên chức tham gia hoạt động đào tạo, bồi dưỡng một cách tích cực.

4. Xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; thu hút và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở đào tạo, nghiên cứu trong và ngoài tỉnh có đủ năng lực tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

5. Kế thừa và phát huy những kinh nghiệm hay về đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước, đồng thời chủ động nghiên cứu kinh nghiệm tiên tiến của các nước, áp dụng phù hợp vào thực tiễn của địa phương.

III. MỤC TIÊU.

1. Mục tiêu chung.

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng; góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt đảm bảo về tiêu chuẩn, đồng bộ về cơ cấu trình độ để đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và hội nhập quốc tế; góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị các cấp.

2. Các mục tiêu cụ thể.

a) Xây dựng quy chế thống nhất, đồng bộ cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với điều kiện của địa phương và yêu cầu hội nhập quốc tế; hệ thống chính sách khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức học tập và tự học để không ngừng nâng cao trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.

b) Tổ chức hệ thống quản lý và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức gọn nhẹ, khoa học, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng.

c) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo hướng tập trung trên một số nội dung và phấn đấu đến năm 2020 đảm bảo đạt các chỉ tiêu cụ thể như sau:

- Đối với cán bộ, công chức ở cấp tỉnh, cấp huyện.

+ Tập trung đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định về trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức quốc phòng - an ninh, tin học, ngoại ngữ. Phấn đấu đến năm 2020, 100% cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định trước khi bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý.

+ Đảm bảo hàng năm ít nhất 80% cán bộ, công chức được cập nhật kiến thức pháp luật, được bồi dưỡng về đạo đức công vụ; 70% cán bộ, công chức được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ.

+ 100% cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn theo ngạch, chức danh và vị trí việc làm theo quy định.

- Đối với cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

+ Đến năm 2020, 100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; 90% công chức cấp xã có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí đảm nhiệm.

+ Hàng năm ít nhất 60% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp, đạo đức công vụ.

+ Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được bồi dưỡng cập nhật và nâng cao kỹ năng, phương pháp hoạt động ít nhất 01 lần trong thời gian 02 năm.

- Đối với viên chức.

+ Đảm bảo đến năm 2020, ít nhất 60% viên chức được bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

+ Có ít nhất 70% viên chức giữ chức vụ quản lý được bồi dưỡng năng lực, kỹ năng quản lý trước khi bổ nhiệm.

+ Hàng năm, ít nhất 60% viên chức được bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp; cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành.

- Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp: 100% đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 được bồi dưỡng kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng và phương pháp hoạt động.

IV. NỘI DUNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG.

1. Về Đào tạo.

a) Đào tạo về lý luận chính trị.

- Cao cấp lý luận chính trị: Cán bộ trong quy hoạch các chức danh diện Ban thường vụ Tỉnh ủy quản lý; cấp ủy viên hoặc quy hoạch cấp ủy viên cấp huyện; cán bộ được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý ở cấp tỉnh, cấp huyện. 

- Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính: Cán bộ đương chức hoặc quy hoạch các chức danh chủ chốt của cấp ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ và các đoàn thể cấp xã; cán bộ trong quy hoạch trưởng, phó phòng và tương đương đang công tác ở các cơ quan ở, ban, ngành, UBMTTQ và các đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện.

- Hoàn chỉnh chương trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính: Cán bộ đương chức và quy hoạch phó trưởng phòng và tương đương trở lên đã tốt nghiệp đại học trở lên (trong đó nội dung, chương trình đã học đại học có số tiết học từ 250 tiết trở lên của các môn học trùng với chương trình đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính).

b) Đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học cho cán bộ, công chức cấp xã phù hợp với điều kiện và yêu cầu phát triển của từng vùng.

- Đào tạo trình độ sau đại học phù hợp với vị trí việc làm cho cán bộ, công chức ở cấp tỉnh, cấp huyện bảo đảm theo quy hoạch và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.

- Khuyến khích tự học và đào tạo trình độ đại học và sau đại học cho viên chức phù hợp với chuyên môn, gắn với quy hoạch sử dụng lâu dài đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

2. Về Bồi dưỡng.

- Bồi dưỡng cập nhật thông tin, kiến thức mới theo Quy định số 164-QĐ/TW ngày 01/01/2013 của Bộ Chính trị về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ, lãnh đạo, quản lý các cấp.

- Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ công tác Đảng, đoàn thể, nhà nước và các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh.

- Bồi dưỡng về kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho cán bộ quy hoạch trưởng, phó các Sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh; cán bộ chủ chốt cấp huyện.

- Bồi dưỡng theo chức danh cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp Sở; cấp huyện; cấp phòng.

- Bồi dưỡng ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp; bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức ngành giáo dục và đào tạo, y tế và một số ngành khác.

- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý; chuyên môn, nghiệp vụ; ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc thiểu số; kiến thức quốc phòng, an ninh.

- Bồi dưỡng cập nhật kiến thức kỹ năng hành chính, giao tiếp, đạo đức công vụ, văn hóa công sở cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

- Bồi dưỡng trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo chương trình quy định.

- Bồi dưỡng về kỹ năng nghiệp vụ cho người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, thôn, bản, tổ dân phố.

(Có các biểu tổng hợp chi tiết nhu cầu ĐTBD CB,CC,VC giai đoạn 2016-2020 kèm theo)

V. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nâng cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trong việc bảo đảm chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng.

a) Không ngừng nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là giải pháp quan trọng hàng đầu góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với điều kiện thực hiện chính sách tinh giản biên chế của Đảng, Nhà nước.

b) Quán triệt và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh: “học để làm việc”, “làm việc gì thì học để làm việc ấy cho tốt”.

c) Đề cao tinh thần học và tự học; tăng cường nhận thức về trách nhiệm học tập suốt đời, không ngừng nâng cao năng lực làm việc, năng lực thực thi nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội tạo điều kiện và hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức được cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp và kinh nghiệm làm việc để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.

d) Tất cả các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có đủ năng lực đều được khuyến khích, tạo điều kiện tham gia tổ chức bồi dưỡng; cán bộ, công chức, viên chức được lựa chọn những chương trình bồi dưỡng cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng phù hợp với công việc, vị trí việc làm đang đảm nhận.

2. Xây dựng cơ chế đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trong việc xác định nhu cầu và cử cán bộ, công chức, viên chức tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng, bảo đảm hiệu quả gắn với yêu cầu công việc; cơ chế khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức học và tự học để đáp ứng yêu cầu trình độ theo quy định, không ngừng nâng cao trình độ và năng lực làm việc.

3. Sắp xếp, nâng cao năng lực, chất lượng hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

a) Nghiên cứu sắp xếp hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo hướng tinh gọn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quy mô, hình thức đào tạo, bồi dưỡng.

b) Xây dựng đội ngũ giảng viên

- Giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phải có trình độ chuyên môn phù hợp, có ít nhất 05 năm kinh nghiệm hoạt động thực tiễn giảng dạy và có năng lực sư phạm.

- Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phải xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng; bảo đảm sau năm 2020, giảng viên thỉnh giảng đảm nhiệm từ 50% trở lên thời lượng của các chương trình đào tạo, bồi dưỡng mà cơ sở thực hiện.

- Có kế hoạch thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực, trình độ và phương pháp sư phạm cho giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

- Xây dựng quy chế quy định trách nhiệm đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp tham gia giảng dạy cập nhật kiến thức, trang bị kỹ năng, phương pháp và trao đổi kinh nghiệm quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ phù hợp với Sở, ngành, địa phương.

c) Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm các điều kiện dạy và học có chất lượng.

4. Biên soạn mới, nâng cao chất lượng chương trình bồi dưỡng

a) Tổ chức rà soát, tiến hành cập nhật, biên soạn lại (nếu cần thiết) bảo đảm tính khoa học, tính ứng dụng của các chương trình; hạn chế tối thiểu sự trùng lặp.

b) Tăng cường, khuyến khích biên soạn những chương trình bồi dưỡng ngắn ngày cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng theo nhu cầu; kỹ năng theo hướng “cầm tay chỉ việc”.

5. Nâng cao năng lực quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng

a) Quán triệt nhận thức và trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.

b) Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng và phương pháp quản lý cho công chức, viên chức tham mưu quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng của các Sở, ngành, địa phương.

6. Thực hiện quản lý chất lượng đào tạo, bồi dưỡng

a) Đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhằm cung cấp thông tin về mức độ nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức sau khi đào tạo, bồi dưỡng.

b) Đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng phải bảo đảm tính công khai, minh bạch, khách quan, trung thực.

7. Hợp tác quốc tế

a) Có cơ chế huy động các tổ chức, cá nhân có năng lực, uy tín nước ngoài tham gia giảng dạy cho các khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt đối với các khóa cập nhật kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm nâng cao năng lực hội nhập.

b) Hàng năm, lựa chọn và cử cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý ở cấp tỉnh, cấp huyện và giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tham gia các khóa học ở nước ngoài phù hợp với chức danh và yêu cầu nhiệm vụ được giao.

c) Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức như: du học, du học tại chỗ, kết hợp đào tạo, bồi dưỡng trong nước với học tập, nghiên cứu ở nước ngoài.

8. Hình thức bồi dưỡng

Áp dụng các hình thức bồi dưỡng: Tập trung, bán tập trung, vừa làm vừa học phù hợp với mục tiêu, chương trình, nội dung bồi dưỡng.

9. Chính sách tài chính

a) Bố trí đủ kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được sử dụng theo quy định của pháp luật.

b) Thu hút và đa dạng hóa nguồn kinh phí cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.

c) Nghiên cứu đổi mới cơ chế phân bổ và quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với tình hình, bảo đảm sự chủ động của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng.

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN.

a) Đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: Ngân sách nhà nước, kinh phí của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng công chức, của công chức và tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

b) Đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng viên chức: Kinh phí của đơn vị sự nghiệp công lập, của viên chức; tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch này; đồng thời căn cứ thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của địa phương, các đơn vị xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cụ thể hàng năm để triển khai thực hiện; định kỳ báo cáo sơ kết, tổng kết theo hướng dẫn của Sở Nội vụ.

2. Sở Nội vụ:

a) Chủ trì tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo chức năng, nhiệm vụ; phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Tài chính và các cơ quan chức năng hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan liên quan thực hiện Kế hoạch này, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và yêu cầu, tiến độ quy định.

b) Căn cứ Kế hoạch được ban hành, chủ trì phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan tham mưu xây dựng cụ thể Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm đảm bảo đúng quy định.

c) Tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp trong quá trình triển khai thực hiện.

d) Tiến hành đánh giá sơ kết 03 năm, tổng kết 05 năm thực hiện báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

3. Sở Tài chính

Trên cơ sở đề nghị của Sở Nội vụ và khả năng ngân sách của tỉnh, Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh cân đối ngân sách và tổng hợp dự toán kinh phí chi hàng năm cho kế hoạch đào tạo đã được UBND tỉnh phê duyệt, đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch đào tạo từng năm và trong giai đoạn 2016-2020; hướng dẫn các ngành, địa phương, đơn vị sử dụng, quyết toán kinh phí đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn định mức của chế độ tài chính hiện hành, đồng thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc phân cấp quản lý, cấp phát nguồn kinh phí thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.

5. Trường Chính trị tỉnh và các đơn vị được giao đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

- Chủ động nghiên cứu đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

- Xây dựng đội ngũ giảng viên có năng lực, cơ cấu hợp lý; tăng cường sử dụng và xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng phù hợp với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức./.

 

BIỂU TỔNG HỢP

NHU CẦU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số 4052/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An)

Đơn vị tính: Lượt người

TT

Đối tượng

Lý luận chính trị

Quản lý nhà nước

Chuyên môn

Kiến thức, kỹ năng chuyên ngành

Kỹ năng lãnh đạo, quản lý

Quốc phòng, An ninh

Ngoại ngữ

Tin học

Tiếng dân tộc

Tổng số

Trong đó

Cao cấp

Trung cấp

Sơ cấp

Bồi dưỡng

Chuyên viên cao cấp

Chuyên viên chính

Chuyên viên

Cán sự

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Sơ cấp

Chuyên ngành

Vị trí việc làm

Cấp phòng

Cấp sở

Cấp huyện

Người dân tộc thiểu số

Nữ

1

Cán bộ, CC lãnh đạo qun lý

Cấp tỉnh

8

2

 

 

3

3

 

 

4

9

 

 

 

 

75

1

 

 

 

5

 

 

 

110

 

 

Cấp sở và tương đương

44

13

5

15

32

29

26

 

11

17

4

 

 

 

518

134

20

41

 

34

34

168

15

1160

 

761

Cấp huyện và tương đương

74

39

 

3

23

49

25

 

41

47

 

 

 

 

357

33

46

12

107

45

22

16

21

960

33

99

Cấp phòng và tương đương

352

306

35

230

24

317

256

 

19

373

28

 

50

 

493

185

557

55

67

279

148

146

70

3966

280

535

2

Các ngạch công chức

Chuyên viên cao cấp

7

1

1

1

2

1

1

1

4

4

1

1

1

1

10

12

6

7

3

5

7

14

 

91

1

21

Chuyên viên chính

67

9

 

7

34

55

 

 

9

25

 

 

 

 

95

35

57

21

3

23

18

46

5

509

9

78

Chuyên viên

97

520

286

679

3

264

615

 

16

257

42

 

 

 

621

378

157

33

56

344

70

173

186

4797

144

544

Cán sự

 

2

 

2

 

 

2

2

 

 

 

 

 

 

2

2

1

1

1

1

3

3

1

23

 

2

Công chức tập sự

 

5

31

2

 

2

37

1

 

6

 

 

 

 

7

27

 

 

 

21

4

4

 

147

3

5

3

Đại biểu hội đồng nhân dân

Cấp tỉnh

3

1

 

1

3

3

 

 

 

 

 

 

 

 

4

1

 

1

1

1

1

1

 

21

3

2

Cấp huyện

14

14

 

40

2

21

11

 

1

11

4

 

 

 

256

258

4

 

14

23

4

4

 

681

22

54

Cấp xã

11

614

510

1251

1

 

487

358

 

10

332

105

 

 

5305

3846

 

300

292

814

304

424

35

14999

678

577

4

Cán bộ công chức cấp xã

Cán bộ chuyên trách

36

836

212

660

 

8

866

68

 

9

700

51

3

 

11019

2024

 

120

100

1757

199

296

202

19466

2476

7286

Công chức cấp xã

9

1428

484

333

 

7

978

50

 

26

717

75

61

 

10275

1975

 

42

 

9111

207

286

240

26304

687

928

5

Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã

 

643

541

14832

 

7

406

239

 

 

650

220

538

 

8480

3139

 

32

 

1630

263

330

145

32101

3025

5249

Dự toán kinh phí sử dụng cho công tác ĐT, BD cán bộ, công chức ở trong nước giai đoạn 2016 - 2020: 183 tỷ đồng; Nguồn ngân sách tỉnh.

 

BIỂU TỔNG HỢP

NHU CẦU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 4052/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An)

Đơn vị tính: Lượt người

TT

Nội dung

Lý luận chính trị

Quản lý nhà nước

Chuyên môn

Chức danh nghề nghiệp

Chức vụ quản lý

Bồi dưỡng bắt buộc cập nhật KT

Quốc phòng - An ninh

Ngoại ngữ

Tin học

Tổng số

Trong đó

Cao cấp

Trung cấp

Sơ cấp

Bồi dưỡng

CV cao cấp

CV chính

Chuyên viên

Cán sự

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Sơ cấp

Hạng I

Hạng II

Hạng III

Hạng IV

Cấp phòng

Cấp sở

Người dân tộc thiểu số

Nữ

1

Viên chức quản lý

Cấp sở và tương đương

14

1

 

 

3

10

5

 

 

3

 

 

 

 

7

5

1

 

 

8

7

8

3

5

80

1

15

Cấp phòng và tương đương

210

1371

262

85

9

125

322

13

53

236

712

67

 

 

112

361

127

33

331

4

1067

661

883

1554

8668

66

822

2

Viên chức hành chính

Hạng I

8

22

64

39

 

5

4

 

 

33

6

 

 

 

62

20

4

 

10

 

116

82

134

138

747

14

106

Hạng II

16

494

642

139

5

40

87

2

2

81

113

20

 

 

5

988

6

 

170

 

1837

339

1748

1821

8555

21

2158

Hạng III

12

163

347

390

 

72

200

15

1

125

246

68

 

 

3

376

448

16

35

 

1414

297

1103

1067

6398

71

1663

Hạng IV

7

59

117

203

 

7

103

23

 

3

230

23

 

3

2

184

235

25

45

 

800

99

529

569

3266

78

1283

3

Viên chức chuyên môn

Hạng I

 

4

 

 

 

 

3

 

6

88

2

 

 

 

116

38

2

 

5

 

139

23

42

40

508

7

12

Hạng II

27

421

1254

1413

3

71

101

13

107

398

1567

 

 

 

309

2294

40

 

78

3

5307

514

3216

2849

19985

275

5789

Hạng III

43

783

508

1018

 

108

275

7

162

2062

747

464

 

 

13

3278

1118

 

206

3

10745

531

4582

4564

31217

1383

3796

Hạng IV

6

372

329

741

 

8

122

4

 

76

936

3852

79

 

4

251

834

387

45

50

7717

246

730

919

17708

1942

4402

Dự toán kinh phí sử dụng cho công tác ĐT, BD viên chức ở trong nước giai đoạn 2016 - 2020: 95 tỷ đồng; Nguồn ngân sách: Tỉnh, của các đơn vị sự nghiệp, cá nhân.

 

BIỂU TỔNG HỢP

NHU CẦU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC Ở NƯỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 4052/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2016 của UBND tỉnh Nghệ An)

Đơn vị tính: lượt người

TT

Đối tượng

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng

Thi gian

Tổng số

Trong đó

Quản lý, điều hành chương trình KT- XH

Quản lý hành chính công

Qun lý nhà nước chuyên ngành, lĩnh vực

Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực

Chính sách công, dịch vụ công

Kiến thức hội nhập quốc tế

Phương pháp giảng dạy

Ngoại ngữ

Nội dung khác (ghi cụ thể): Thạc sỹ; Tiến sỹ; Tham quan, học tập kinh nghiệm

Trên 1 năm

Từ 2 - 12 tháng

Dưới 2 tháng

Người dân tộc thiểu số

Nữ

1

Cán bộ, CC lãnh đạo, qun

Lãnh đạo cấp tỉnh

9

9

6

6

7

6

1

 

 

4

5

35

44

 

 

Cấp Sở, huyện và tương đương

23

15

28

9

21

27

3

11

2

5

42

92

139

8

16

 

Cấp phòng và tương đương

27

28

44

22

30

35

5

18

2

7

45

159

211

25

28

2

Công chức

Công chức tham mưu, hoạch định chính sách

14

23

33

14

21

29

7

12

2

8

28

119

155

17

17

Công chức trong nguồn quy hoạch

22

18

23

22

20

28

4

6

3

6

41

99

146

16

17

3

Giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

1

1

2

1

1

1

7

 

 

 

6

8

14

1

1

4

Đối tượng khác (ghi cụ thể): Viên chức hạng I, II, III, IV

3

2

3

5

 

10

8

 

2

2

8

23

33

 

 

Dự toán kinh phí sử dụng cho công tác ĐT, BD cán bộ, công chức, viên chức nước ngoài giai đoạn 2016-2020: 02 tỷ đồng; Nguồn ngân sách tỉnh.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 4052/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020

  • Số hiệu: 4052/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 22/08/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Người ký: Nguyễn Xuân Đường
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/08/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản