Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/2006/QĐ-BNN | Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2006 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 3 năm 2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt và Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh.
Điều 2. Bãi bỏ hiệu lực của Điều 2 Quyết định số 74/2004/QĐ-BNN ngày 16 tháng 12 năm 2004 về việc Ban hành Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
BỔ SUNG GIỐNG CÂY TRỒNG ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BNN, ngày 22 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Lúa:
a) Lúa tẻ thuần các giống: DT-21, BM 9603, OM 90-2, OM 90-9, Tép lai, Nàng hương số 2, LC93-1, M6, OM2718, OM2514-314 và các giống lúa tẻ địa phương cổ truyền.
b) Lúa lai các giống: TH3-3, HYT83, Khải Phong số 1, Nông Ưu 28 (CV1), Hoa ưu 108.
c) Lúa nếp: các giống nếp địa phương cổ truyền.
2. Ngô:
a) Ngô lai F1 các giống: B9999, B9034, CPA88, Dekalb 414 (DK414), Dekalb Gold (DK Gold), NK66, LNS 222, Pacific 963 (PAC 963).
b) Ngô nếp các giống: MX2, MX4.
3) Khoai tây: giống Diamant.
II. CÂY RAU: CÁC GIỐNG RAU TRONG HỌ VÀ LOÀI DƯỚI ĐÂY:
1. Họ thập tự (họ cải - Brassicaceae hoặc Cruciferae): cải bắp, cải bi xen, súp lơ trắng (cải bông trắng), súp lơ xanh (cải bông xanh), su hào, cải làn, cải xoăn, cải xanh, cải thìa, cải bẹ cuốn, cải củ, cải xoong, cải hoa ngồng, cải trắng, cải ngọt, cải bắc thảo (cải bao) và các loại cải khác.
2. Họ cà (Solanaceae):
a) Cà tím, cà pháo, cà bát, ớt ngọt, ớt cay, ớt sừng trâu.
b) Cà chua: giống XH5.
3. Họ bầu bí (Cucurbitaceae):
a) Dưa hấu, dưa thơm, dưa lê, dưa bở, bí ngô, bí xanh (bí đao), mướp ta, mướp đắng (khổ qua), dưa gang, susu, bầu.
b) Dưa chuột: giống dưa chuột Phú Thịnh phục tráng.
4. Họ đậu (Leguminoceae hoặc Fabaceae): đậu côve, đậu Hà Lan, đậu ván, củ đậu, đậu rồng, rau rút.
5. Họ hoa tán (Umbeliferea hoặc Apiaceae): Cà rốt, cần tây, cần ta, mùi ta (ngò rí), mùi tàu (ngò gai), thìa là, rau cần, rau má.
6. Họ cúc (Compositae): rau diếp, diếp xoăn, xà lách, cải cúc, atisô, ngải cứu.
7. Họ bìm bìm (họ khoai lang - Convolvulaceae): rau muống, rau ngổ, khoai lang.
8. Họ rau muối (Chenopodiaceae): củ cải đường, spinach (rau cơm xôi, rau nhà chùa, rau chân vịt).
9. Họ rau dền (Amaranthaceae): rau dền.
10. Họ mồng tơi (Basellaceae): mồng tơi hoa trắng, mồng tơi hoa tím.
11. Họ niễng (Trapaceae): niễng, củ ấu.
12. Họ bông (Malvaceae): đậu bắp.
13. Họ hoa môi (Labiatae): húng chanh, húng quế (húng chó), húng láng, tía tô, kinh giới, bạc hà, hương nhu tía, ích mẫu và rau gia vị khác.
14. Họ gừng (Zingiberaceae): gừng, nghệ, riềng.
15. Họ rau răm (họ nghể - Polygonaceae): rau răm.
16. Nấm: giống nấm mỡ chịu nhiệt A2.
các giống hoa và cây cảnh, trừ các loài thuộc Danh mục các loài thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của Công ước Cites được ban hành tại Quyết định số 14/2002/QĐ/BNN/KL, ngày 27/02/2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Bông vải các giống: C118, D16-2, VN20.
2. Thuốc lá các giống: C.176, K326, C7-1, A7, K149.
3. Đậu tương các giống: V74, ĐT22.
4. Đậu xanh các giống: VN 93-1, V123, KP 11.
5. Mía các giống: VN 84-1437, Quế Đường 11.
6. Lạc: giống L14.
7. Dâu các giống: Dâu Tam bội 36, Dâu Tam bội 28, dâu lai VH13.
8. Ca cao các giống: TĐ1, TĐ2, TĐ3, TĐ5, TĐ6, TĐ8, TĐ10, TĐ14.
9. Cà phê các giống: cà phê vối TR4, TR5, TR6, TR7, TR8.
1. Cam, quýt các giống: cam Bù, Quýt đỏ Bắc Quang, Quýt vàng Bắc Sơn, Quýt chum Bắc Quang, quýt đường, quýt Tangelo Orlando.
2. Bưởi các giống: Da xanh, Thanh trà, Bưởi đỏ.
3. Nhãn, vải các giống: vải Hùng Long, vải Bình Khê.
4. Sầu riêng các giống: S1BL, S2BL, DONA.
5. Chôm chôm: giống DONA.
6. Chuối: giống Chuối tiêu vừa Phú Thọ.
7. Măng cụt: giống hiện nay đang có trong sản xuất
- 1Quyết định 14/2002/QĐ-BNN về Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước CITES do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Nghị định 86/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 3Chỉ thị 1284/CT-BNN-KL năm 2007 về tăng cường công tác quản lý các trại nuôi sinh sản, sinh trưởng và cơ sở trồng cấy nhân tạo động, thực vật hoang dã do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Quyết định 40/2006/QĐ-BNN điều chỉnh Quyết định 74/2004/QĐ-BNN Ban hành Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 40/2006/QĐ-BNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/05/2006
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Diệp Kỉnh Tần
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 32
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra