Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/2003/QĐ-UB | Lạng Sơn, ngày 31 tháng 12 năm 2003 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ban hành ngày 26/ 11/ 2003;
Căn cứ Nghị định số 52/ 1999/NĐ- CP ngày 08- 7- 1999 của Chính phủ về Ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04- 9- 2003 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế thực hiến cơ chế ((một cửa)) tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Căn cứ Thông tư số 09/1999/TTLT-BXD-TCĐC ngày 10/12/1999 của liên Bộ Xây dựng và Tổng cục Địa chính hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng; Thông tư 03/2000/TT-BXD ngày 25/5/2000 của Bộ Xây dựng hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/1999/ TTLT-BXD-TCĐC;
Xét đề nghị của sở Xây dựng tại Tờ trình số 776 /XD ngày 18/ 12/ 2003;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định thủ tục, trình tự thực hiện cơ chế "một cửa" đối với việc cấp giấy phép xây dựng, sửa chữa, cải tạo công trình trên địa bàn tỉnh Lạng sơn.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2004.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành của tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN |
THỦ TỤC, TRÌNH TỰ THỰC HIỆN THEO CƠ CHẾ "MỘT CỬA” ĐỐI VỚI VIỆC CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG, SỬA CHỮA, CẢI TẠO CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 40 /2003/QĐ-Ủy ban nhân dân ngày 31 tháng 12 năm 2003 của UBND tỉnh)
Điều 1. Tất cả các công trình kiến trúc trước khi được xây dựng mới, sửa chữa cải tạo đều phải có giấy phép xây dựng, giấy phép sửa chữa cải tạo công trình của cấp có thẩm quyền được quy định tại Quyết định số 18/2003 QĐ- UB ngày 06- 8- 2003 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định về phân cấp quản lý quy hoạch xây dựng đô thị và cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Lạng sơn.
Mục 1. Cấp giấy phép xây dựng, sửa chữa, cải tạo công trình của sở xây dựng lạng sơn.
Điều 2. Phạm vi cấp giấy phép xây dựng, sửa chữa công trình xây dựng.
Theo Quyết định số 18/2003 QĐ- UB ngày 06- 8- 2003 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định về phân cấp quản lý quy hoạch xây dựng đô thị và cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Lạng sơn, phạm vi cấp giấy phép xây dựng, sửa chữa, cải tạo công trình của sở Xây dựng như sau:
1. Nhà ở của tư nhân có mặt nhà quay ra đường tại các tuyến đường trên địa bàn thành phố Lạng sơn có chỉ giới đường đỏ từ 23,25m trở lên.
2. Nhà ở tư nhân có chiều cao nhà từ 5 tầng trở lên.
3. Các công trình không phải là nhà ở của tư nhân.
Điều 3. Quy định hồ sơ về nhà ở:
1. Hồ sơ xây dựng mới nhà ở:
a. Đơn xin cấp giấy phép xây dựng theo mẫu in sẵn.
b. Bản sao công chứng giấy tờ hợp lệ quyền sử dụng đất, kèm theo trích lục bản đồ đo vẽ thực địa kích thước danh giới thửa đất.
c. Giấy đăng ký kinh doanh (nếu là công trình của doanh nghiệp).
d. Hồ sơ thiết kế (3 bộ), mỗi bộ gồm :
d.1. Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình và mặt bằng công trình trên lô đất, tỷ lệ 1/100.
d.2. Bản vẽ mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt công trình tỷ lệ 1/100 hoặc 1/50.
d.3. Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 ữ 1/100, chi tiết móng tỷ lệ 1/20 – 1/10.
d.4. Sơ đồ thoát nước mưa, thải, cấp điện tỷ lệ 1/100 – 1/200.
đ. Nếu nhà ở xây dưng có diện tích lớn hơn 200 m2 sàn hay nhà có từ 5 tầng trở lên thì phải có thêm văn bản của cơ quan có tư cách pháp nhân thẩm định thiết kế ( là các cơ quan có giấy phép hành nghề thẩm định thiết kế ).
2. Cải tạo, sửa chữa nhà ở:
Hồ sơ xin cấp giấy phép cải tạo, sửa chữa gồm các loại giấy tờ như hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, ngoài ra thêm ảnh chụp khổ 9 x 12 cm mặt trước công trình có không gian liền kề, kế tiếp trước khi cải tạo, sửa chữa.
1. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình trên đất được giao, được thuê đất gồm :
a. Đơn xin cấp phép xây dựng ( theo mẫu ) do chủ đầu tư đứng tên.
b. Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất kèm theo trích lục bản đồ địa chính, hoặc trích đo trên thực địa thuộc hồ sơ danh giới, kích thước thửa đất.
c. Giấy đăng ký kinh doanh ( Nếu là công trình của doanh nghiệp ).
d. 03 bộ hồ sơ thiết kế mỗi bộ gồm :
d.1. Mặt bằng công trình trên lô đất kèm sơ đồ vị trí công trình có đủ điều kiện thực thi.
d.2. Các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu tỷ lệ 1/100 – 1/200.
d.3 Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 – 1/200, mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ thoát nước mưa, nước thải, cấp nước, cấp điện tỷ lệ 1/100 – 1/200.
đ. Báo cáo thẩm tra thiết kế, dự toán của sở Xây dựng Lạng sơn hay của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Hồ sơ xin cấp phép sửa chữa, cải tạo, trung tu, tôn tạo công trình trên khu đất đang sử dụng hợp pháp :
Hồ sơ như trong quy định tại khoản 1, Điều này. Ngoài ra còn thêm ảnh chụp 9 x 12 cm mặt chính công trình có không gian liền kề, nếu công trình là di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh đã được công nhận thì phải có giấy phép của Bộ Văn hoá - Thông tin và phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh.
Điều 5. Hồ sơ xây dựng các công trình cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế :
1. Các công trình của cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế được xây dựng hoặc sửa chữa, cải tạo trên đất Việt Nam đều được quản lý theo hiệp định hoặc thoả thuận đã được ký kết với Chính phủ Việt Nam.
2. Khi có nhu cầu xây dựng, sửa chữa, cải tạo các công trình thuộc các dự án trên, chủ đầu phải lập hồ sơ xin phép gồm :
a. Đơn xin cấp phép xây dựng ( theo mẫu ) do chủ đầu tư đứng tên, có xác nhận của UBND huyện, Thành phố.
b. Bản sao một trong các giấy tờ quyền sử dụng đất kèm theo trích lục bản đồ địa chính, hoặc trích đo thực địa kích thước, ranh giới thửa đất.
c. Ba (03) bộ hồ sơ thiết kế gồm :
c.1. Mặt bằng quy hoạch chi tiết 1/200 – 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình có đủ điều kiện thực thi.
c.2. Các mặt đứng và các mặt cắt của công trình tỷ lệ 1/100 – 1/200.
c.3. Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 – 1/200 và chi tiết mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện tỷ lệ 1/100 – 1/200.
Điều 6. Hồ sơ các công trình tôn giáo :
1. Hồ sơ xin cấp phép xây dựng gồm các loại hồ sơ như khoản 2, Điều 5 của Quy định này.
Ngoài ra còn phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý tôn giáo của tỉnh về quy mô hình thức của công trình tín ngưỡng.
2. Hồ sơ cải tạo và sửa chữa lớn theo quy định tại Điều 12 của Nghị định 26/1999/NĐ - CP ngày 19/4/1999 của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo.
Điều 7. Hồ sơ Công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật :
1. Hồ sơ xin cấp phép xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Nếu là công trình kiến trúc như nhà ga, nhà máy nước, Trạm biến thế, Bưu điện, Tháp truyền hình...thì được lập theo quy định như đối với các công trình nhà ở, công nghiệp, dịch cụ và công trình dân dụng.
2. Đối với các công trình cơ sở hạ tầng xây dựng theo tuyến như : Đường xá, đường dây tải điện, các tuyến cấp thoát nước, dẫn khí. Hồ sơ xin phép xây dựng gồm các loại hồ sơ quy định như khoản 2, Điều 5 của Quy định này.
Ngoài ra còn thêm và thay thế các loại giấy tờ sau:
a. Sơ đồ vị trí tuyến công trình.
b. Mặt bằng tổng thể công trình tỷ lệ 1/500 – 1/5000 có đủ điều kiện thực thi.
c. Mặt cắt ngang chủ yếu thể hiện bố trí tổng hợp đường dây, đường ống của tuyến công trình tỷ lệ 1/100 – 1/200.
Điều 8. Hồ sơ công trình tượng đài, tranh hoành tráng :
1. Hồ sơ xin cấp phép 2 loại công trình này giống như quy định tại khoản 2, Điều 5 của Quy định này.
Đối với công trình quảng cáo : Thay thế văn bản sử dụng đất bằng văn bản của người sử dụng đất cho phép Chủ đầu tư sử dụng đất để xây dựng công trình quảng cáo.
2 Trước khi xây dựng công trình tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng phải được phép của cơ quan quản lý văn hoá thông tin Nhà nước cấp tỉnh hoặc Bộ Văn hoá phê duyệt về nội dung, quy mô của công trình đó.
Điều 9. Yêu cầu tính pháp lý của hồ sơ :
1. Các loại hồ sơ kỹ thuật, mặt bằng quy hoạch đã nêu trên phải được cơ quan đủ tư cách pháp nhân lập, hồ sơ thể hiện đúng kỹ thuật và được thẩm định bằng văn bản của cơ quan có chức năng quản lý xây dựng.
2. Đối với nhà ở của hộ gia đình, cá nhân có chiều cao từ 3 tầng trở xuống và có diện tích sàn không quá 200 m2 thì chủ đầu tư có thể tự lập hồ sơ thiết kế xây dựng theo hướng dẫn của sở Xây dựng và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về an toàn, bền vững về công trình của mình.
3. Đối với công trình nhà ở của hộ gia đình có chiều cao lớn hơn 3 tầng và có diện tích sàn vượt quá 200 m2, Chủ đầu tư cũng có thể tự lập hồ sơ thiết kế xây dựng theo hướng dẫn của Sở Xây dựng, nhưng hồ sơ phải được một cơ quan tư vấn thiết kế xây dựng kiểm tra xác nhận đảm bảo các Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
4. Những giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất để xin cấp phép xây dựng
a. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Giấy CNQSD) đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp. Giấy CNQSD đất do Tổng cục quản lý ruộng đất trước đây hoặc Tổng cục địa chính (nay là Bộ Tài nguyên- Môi trường) phát hành, kể cả Giấy CNQSD đất đã cấp cho hộ gia đình mà trong đó có ghi diện tích đo đạc tạm thời, hoặc ghi nợ tiền sử dụng đất, thuế quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ.
b. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Nghị định 60/CP ngày 05/7/1994 về việc quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở tại đô thị.
c. Quyết định giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở và các công trình khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.
d. Những giấy tờ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích làm nhà ở, chuyên dùng, trong quá trình thực hiện các chính sách về đất đai qua từng thời kỳ của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam mà người được giao đất vẫn liên tục sử dụng từ đó đến nay.
đ. Giấy CNQS đất tạm thời do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, hoặc có tên trong sổ địa chính mà không có tranh chấp.
e. Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất ở mà người đó vẫn sử dụng đất liên tục từ đó đến nay và không có tranh chấp gồm: Bằng khoản điền thổ hoặc trích lục, trích sao bản đồ điền thổ, bản đồ phân chiết thửa, chứng thư đoạn mãi đã thị thực, đăng tịch, sang tên tại Văn phòng trưởng khế, Ty điền địa, Nha trước bạ.
g. Giấy tờ về thừa kế nhà, đất được UBND xã, phường xác nhận về thừa kế và đất đó không có tranh chấp.
h. Bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật, hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật.
i. Giấy tờ chuyển nhượng đất đai, mua bán nhà ở kèm theo quyền sử dụng đất ở được UBND cấp xã thẩm tra là đất đó không có tranh chấp và được UBND cấp huyện chấp nhận kết quản thẩm tra của UBND cấp xã.
k. Giấy tờ của HTX nông nghiệp cấp đất cho gia đình xã viên của HTX từ trước ngày 28/6/1971, ngày ban hành Nghị quyết số 125/CP của Hội đồng Bộ trưởng (Nay là Chính phủ) về tăng cường công tác quản lý ruộng đất.
l. Giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở theo hướng dẫn tại Thông tư số 47/BXD – XDCBĐT ngày 05/8/1989 và Thông tư số 02/BXD- ĐT ngày 29/4/1992 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện ý kiến của thường trực Hội đồng Bộ trưởng về việc hoá giá nhà cấp III, cấp IV tại các đô thị trước ngày 15/10/1993 hoặc từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 5/7/1994 mà trong giá nhà đã tính đến giá đất ở của nhà đó.
5. Trường hợp không có các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng : Trong trường hợp hộ gia đình không có các loại giấy tờ hợp lệ quy định trên thì phải được UBND cấp xã thẩm tra là đất không có tranh chấp và được UBND cấp huyện xác nhận kết quả thẩm tra của UBND cấp xã thì cũng được cấp phép xây dựng.
6. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất trước khi xin cấp phép xây dựng :
Trường hợp chủ đầu tư xây dựng trên đất của mình đã có giấy tờ về quyền sử dụng đất, đủ điều kiện để xin cấp giấy phép xây dựng, nhưng phải thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản sang đất xây dựng. Thì trước khi xin cấp phép xây dựng phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất đó theo quy định của Pháp luật về đất đai.
Điều 10. Quy trình thực hiện :
Bước 1. Tổ chức, công dân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của sở Xây dựng, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của sở Xây dựng kiểm tra số lượng, nội dung, quy cách, tính pháp lý của hồ sơ. Nếu chưa đúng, chưa đủ thì phải hướng dẫn chi tiết, rõ ràng, cụ thể cho tổ chức, công dân bổ sung (việc hướng dẫn này chỉ thực hiện 1 lần) nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ theo quy định thì làm thủ tục nhận.
Khi nhận hồ sơ phải có phiếu nhận, có chữ ký bên giao, bên nhận và được lập thành 3 bản, 1 bản giao cho công dân, tổ chức, 1 bản giao cho phòng chuyên môn chính, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả lưu 1 bản để theo dõi tiến độ thực hiện, đồng thời ghi sổ theo dõi tiếp nhận hồ sơ.
Bước 2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận hồ sơ trong ngày làm việc chậm nhất đến 16 giờ, sau đó phải chuyển cho phòng chuyên môn. Những trường hợp nhận sau 16 giờ thì chuyển giao ngay vào sáng hôm sau. Khi chuyển giao phải có phiếu giao nhận, danh mục hồ sơ và ký nhận giữa 2 bên.
Bước 3. Phòng chuyên môn có trách nhiệm phân bổ hồ sơ cho cán bộ công chức trong phòng bằng phiếu giao việc, cán bộ, công chức được giao nghiên cứu hồ sơ, kiểm tra thực địa, lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan, các phòng chức năng của Sở có liên quan, nếu đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng, cán bộ được giao giải quyết công việc có trách nhiệm lập phiếu đề xuất trình Lãnh đạo phòng và Lãnh đạo Sở ký.
Nếu hồ sơ không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng theo quy định, phòng chuyên môn trả lại cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả lại hồ sơ cho tổ chức và công dân.
Bước 4. Lãnh đạo Sở ký phê duyệt xong chuyển lại Phòng chuyên môn để bàn giao lại cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để đóng dấu, đăng ký vào sổ, sắp xếp phần lưu trữ và trả lại tổ chức, công dân theo đúng hẹn.
Trước khi trả hồ sơ phải thu lệ phí theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Thời gian thực hiện :
1. Thời gian thực hiện : 25 ngày (ngày làm việc), được phân chia như sau:
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả : 1- 2 ngày.
- Phòng chuyên môn chính : 5- 12 ngày.
- Phòng chuyên môn liên quan Sở : 2- 4 ngày.
- Cơ quan có liên quan : 2 – 4 ngày.
- Lãnh đạo Sở : 1- 2 ngày.
- Trả hồ sơ : 1 ngày.
2. Trong trường hợp có nguy cơ sụp đổ ( Có xác nhận của phòng Quản lý đô thị Thành phố ) thì thời gian cấp giấy phép xây dựng không quá 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
3. Trường hợp quá hạn bên nhận có văn bản nêu lý do gửi cho đương sự.
Điều 12. Lệ phí cấp giấy phép xây dựng và cải tạo công trình:
Lệ phí cấp phép xây dựng và cải tạo công trình thực hiện theo Thông tư số 03/2001/TT– BTC ngày 11/01/2001 của Bộ Tài chính:
Mức thu : 50.000 đồng (Năm mươi ngàn đồng) 01giấy phép xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa 1 nhà ở của dân.
Mức thu : 100.000 đồng (Một trăm ngàn đồng) 01 giấy phép đối với các công trình khác.
Mục 2. cấp giấy phép xây dựng, sửa chữa, cải tạo
nhà ở đối với các huyện, thành phố trong tỉnh
Điều 13: Phạm vi cấp giấy phép xây dựng:
1. UBND huyện chỉ cấp giấy phép xây dựng, sửa chữa, cải tạo cho các nhà ở tư nhân có chiều cao dưới 5 tầng thuộc địa bàn huyện quản lý.
2. Riêng đối với thành phố Lạng sơn, UBND thành phố được cấp giấy phép xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà ở tư nhân tại các tuyến đường có chỉ giới đường đỏ nhỏ hơn 23,25m và các nhà ở tư nhân trong các ngõ xóm, nhà không có mặt đường.
Điều 14: Cơ quan chuyên môm giúp UBND huyện, thành phố giải quyết cấp giấy phép xây dựng là Phòng Giao thông- Công nghiệp- Xây dựng (GT-CN-XD) (đối với các huyện), và phòng Quản lý đô thị (QLĐT) (đối với thành phố Lạng sơn).
Điều 15. Quy định về hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng:
1. Xây dựng mới nhà ở (Gồm 03 bộ):
a. Đơn xin cấp giấy phép xây dựng nhà theo mẫu in sẵn.
b. Bản sao công chứng giấy tờ hợp lệ quyền sử dụng đất, kèm theo trích lục bản đồ đo vẽ thực địa kích thước danh giới thửa đất.
c. Hồ sơ thiết kế do cá nhân hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân hành nghề thiết kế vẽ (3 bộ) mỗi bộ gồm :
c.1. Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình và mặt bằng công trình trên lô đất, tỷ lệ 1/100.
c.2. Bản vẽ mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt công trình tỷ lệ 1/100 hoặc 1/50.
c.3. Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 ữ 1/100, chi tiết móng tỷ lệ 1/20 – 1/10.
c.4. Sơ đồ thoát nước mưa, thải, cấp điện tỷ lệ 1/100 – 1/200.
2. Cải tạo, sửa chữa nhà ở: Hồ sơ xin cấp giấy phép cải tạo, sửa chữa gồm các loại giấy tờ như hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, ngoài ra thêm ảnh chụp khổ 9 x 12 cm mặt trước công trình có không gian liền kề, kế tiếp trước khi cải tạo, sửa chữa.
Điều 16. Yêu cầu về tính pháp lý của hồ sơ :
1. Đối với nhà ở của hộ gia đình, cá nhân có chiều cao từ 3 tầng trở xuống và có diện tích sàn không quá 200 m2 thì chủ đầu tư có thể tự lập hồ sơ thiết kế xây dựng theo hướng dẫn của sở Xây dựng và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về an toàn, bền vững về công trình của mình.
2. Đối với công trình nhà ở của hộ gia đình có chiều cao lớn hơn 3 tầng và có diện tích sàn vượt quá 200 m2, Chủ đầu tư cũng có thể tự lập hồ sơ thiết kế xây dựng theo hướng dẫn của Sở Xây dựng, nhưng hồ sơ phải được một cơ quan tư vấn thiết kế xây dựng kiểm tra xác nhận đảm bảo các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Những giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất để xin cấp phép xây dựng như khoản 4; Điều 9 của Quy định này.
4. Trường hợp không có các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng :
Trong trường hợp hộ gia đình không có các loại giấy tờ hợp lệ quy định trên thì phải được UBND cấp xã thẩm tra là đất không có tranh chấp và được UBND cấp huyện xác nhận kết quả thẩm tra của UBND cấp xã thì cũng được cấp phép xây dựng.
5. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất trước khi xin cấp phép xây dựng:
Trường hợp chủ đầu tư xây dựng trên đất của mình đã có giấy tờ về quyền sử dụng đất, đủ điều kiện để xin cấp giấy phép xây dựng, nhưng phải thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản sang đất xây dựng thì trước khi xin cấp phép xây dựng phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất đó theo quy định của Pháp luật về đất đai.
Điều 17. Quy trình thực hiện :
Bước 1. Công dân nộp hồ sơ tại Bộ phận nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện. Bộ phận nhận và trả kết quả kiểm tra số lượng, nội dung, quy cách, tính pháp lý của hồ sơ. Nếu chưa đúng, chưa đủ thì phải hướng dẫn chi tiết, rõ ràng, cụ thể cho công dân bổ sung (Việc hướng dẫn này chỉ thực hiện 1 lần); nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ theo quy định thì làm thủ tục nhận.
Khi nhận hồ sơ phải có phiếu nhận, có chữ ký bên giao, bên nhận và được lập thành 3 bản, 1 bản bên giao cho công dân; 1 bản giao cho phòng chuyên môn tổ tiếp nhận hồ sơ lưu 1 bản để theo dõi tiến độ thực hiện, đồng thời ghi sổ theo dõi tiếp nhận hồ sơ.
Bước 2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận hồ sơ trong ngày làm việc chậm nhất đến 16 giờ, sau đó phải chuyển cho phòng chuyên môn. Những trường hợp nhận sau 16 giờ thì chuyển giao ngay vào sáng hôm sau. Khi chuyển giao phải có phiếu giao nhận, danh mục hồ sơ và ký nhận giữa 2 bên.
Bước 3. Phòng chuyên môn có trách nhiệm phân bổ hồ sơ cho cán bộ công chức trong phòng bằng phiếu giao việc, cán bộ được giao nghiên cứu hồ sơ, kiểm tra thực địa, lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan, các phòng chức năng của huyện có liên quan. Nếu đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng, cán bộ được giao giải quyết công việc có trách nhiệm lập phiếu trình Lãnh đạo phòng duyệt trước khi trình Lãnh đạo UBND cấp huyện ký.
Nếu hồ sơ không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng theo quy định, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trả lại hồ sơ cho công dân.
Bước 4. Lãnh đạo UBND cấp huyện ký xong chuyển lại phòng chuyên môn để bàn giao lại cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để đóng dấu, đăng ký vào sổ, sắp xếp phần lưu trữ và trả lại công dân theo đúng hẹn.
Trước khi trả hồ sơ phải thu lệ phí theo quy định.
Điều 18. Thời gian thực hiện :
1. Thời gian thực hiện : 25 ngày (ngày làm việc), được phân như sau:
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 1- 2 ngày.
- Phòng chuyên môn: 5- 12 ngày.
- Phòng chuyên môn liên quan Sở : 2- 4 ngày.
- Cơ quan có liên quan : 2 – 4 ngày.
- Lãnh đạo UBND huyện, thành phố: 1- 2 ngày.
- Trả hồ sơ : 1 ngày.
2. Trong trường hợp nhà ở có nguy cơ sụp đổ ( Có xác nhận của phòng chuyên môn ) thì thời gian cấp giấy phép xây dựng không quá 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
3. Trường hợp quá hạn bên nhận có văn bản nêu lý do gửi cho đương sự.
Điều 19. Lệ phí cấp giấy phép xây dựng và cải tạo công trình:
Lệ phí cấp phép xây dựng và cải tạo công trình thực hiện theo Thông tư số 03/2001/TT– BTC ngày 11/01/2001 của Bộ Tài chính:
Mức thu : 50.000 đồng (Năm mươi ngàn đồng) 01giấy phép xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa 1 nhà ở của dân.
Điều 20. Sở Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn các huyện, thành phố trong tỉnh thực hiện bản Quy định này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, bổ sung hoặc sửa đổi bản Quy định cho phù hợp.
- 1Quyết định 1000/QĐ-UBND năm 2009 bãi bỏ các Quyết định về trình tự, thủ tục thực hiện cơ chế một cửa do Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành từ năm 2003 và năm 2004
- 2Quyết định 1284/QĐ-UBND năm 2009 công bố văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành đã hết hiệu lực thi hành
- 3Quyết định 33/2013/QĐ-UBND Quy định cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 1Quyết định 1000/QĐ-UBND năm 2009 bãi bỏ các Quyết định về trình tự, thủ tục thực hiện cơ chế một cửa do Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành từ năm 2003 và năm 2004
- 2Quyết định 1284/QĐ-UBND năm 2009 công bố văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành đã hết hiệu lực thi hành
- 1Thông tư 47-BXD/XDCB-1989 hướng dẫn thực hiện ý kiến của Thường trực Hội đồng Bộ trưởng về việc hoá giá nhà cấp III, cấp IV tại các đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 2Nghị định 26/1999/NĐ-CP về các hoạt động tôn giáo
- 3Nghị định 52/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng
- 4Thông tư liên tịch 09/1999/TTLT-BXD-TCĐC hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng do Bộ Xây dựng - Tổng cục địa chính ban hành
- 5Thông tư 03/2000/TT-BXD sửa đổi Thông tư liên tịch 09/1999/TTLT-BXD-TCĐC hướng dẫn cấp phép xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 6Thông tư 03/2001/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp giấy phép xây dựng do Bộ tài chính ban hành
- 7Quyết định 181/2003/QĐ-TTg Quy chế thực hiện cơ chế "một cửa" tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 9Quyết định 18/2003/QĐ-UB về Quy định phân cấp quản lý quy hoạch xây dựng đô thị và cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn do Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 10Quyết định 33/2013/QĐ-UBND Quy định cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Quyết định 40/2003/QĐ-UB Quy định thủ tục, trình tự thực hiện cơ chế "một cửa" đối với việc cấp giấy phép xây dựng, sửa chữa, cải tạo công trình trên địa bàn tỉnh Lạng sơn do Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng sơn ban hành
- Số hiệu: 40/2003/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/12/2003
- Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
- Người ký: Đoàn Bá Nhiên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra