THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 398-TTg | Hà Nội , ngày 04 tháng 8 năm 1994 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ BỔ SUNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐIỀU HÀNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 1994
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Để bảo đảm thực hiện thắng lợi phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 1994;
Căn cứ vào kết quả Hội nghị vùng của Chính phủ với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trong tháng 7 năm 1994);
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Tài chính giao chỉ tiêu phấn đấu tăng thu ngân sách năm 1994 cho các tỉnh, thành phố và Tổng cục Hải quan. Tổng mức phấn đấu tăng thu ngân sách tối thiểu là 4.000 tỷ đồng so với mức đã giao đầu năm.
Điều 2. Để góp phần giảm bớt căng thẳng và thiếu hụt của ngân sách Nhà nước, các khoản thu về nhà và đất được điều tiết giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương như sau:
a) Số thu và thuế chuyển quyền sử dụng đất phát sinh theo quy định của Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ V (tháng 6 năm 1994) thông qua được nộp toàn bộ vào ngân sách Trung ương.
c) Số thu về bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước nộp toàn bộ vào ngân sách Trung ương.
Điều 3. Về thực hành tiết kiệm và chống lãng phí:
a) Các Bộ, ngành, các địa phương phải tiết kiệm chi ngân sách triệt để. Mức tiết kiệm chi tối thiểu về đầu tư xây dựng cơ bản (không kể thiết bị nhập khẩu) là 7%, chi thường xuyên (không kể chi lương và các khoản có tính chất lương) là 5% so với dự toán được duyệt đầu năm.
Giao Bộ trưởng Bộ Tài chính thông báo nhiệm vụ tiết kiệm chi cụ thể cho các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và khấu trừ vào dự toán chi ngân sách đã giao đầu năm (đối với các Bộ, ngành Trung ương: trừ vào kế hoạch chi trước khi cấp phát; đối với các tỉnh, thành phố: trừ vào các khoản ngân sách Trung ương phải chuyển về cho địa phương hoặc yêu cầu các địa phương nộp về ngân sách Trung ương) để góp phần giảm bội chi ngân sách Nhà nước.
b) Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải yêu cầu các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc đăng ký biện pháp tiết kiệm và mức tiếp kiệm về giá thành, phí lưu thông; trên cơ sở đó giao chỉ tiêu tiết kiệm cụ thể cho từng doanh nghiệp; có biện pháp chỉ đạo thực hiện chủ trương tiết kiệm và chống lãng phí trong sản xuất và kinh doanh; cuối năm phải tổng kết, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện trình Thủ tướng Chính phủ.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành trong năm ngân sách 1994; Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quyết định này.
Điều 5. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Phan Văn Khải (Đã Ký) |
- 1Thông tư liên bộ 40/TTLB năm 1993 về việc quản lý và điều hành ngân sách Nhà nước đầu tư cho ngành y tế do Bộ Tài chính - Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 121/1999/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật bị bãi bỏ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn 5301/BNN-TC hướng dẫn bổ sung điều hành ngân sách năm 2013 đối với lĩnh vực chi thường xuyên do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Quyết định 398-TTg bổ sung biện pháp điều hành Ngân sách Nhà nước năm 1994 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 398-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/08/1994
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 19
- Ngày hiệu lực: 19/08/1994
- Ngày hết hiệu lực: 16/10/1999
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực