Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 395/QĐ-UBND | Hòa Bình, ngày 24 tháng 3 năm 2017 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 1966/QĐ-UBND ngày 04/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc Phê duyệt Đề án sắp xếp, kiện toàn, tổ chức lại các Ban Quản lý dự án trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;
Theo đề nghị của Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tại Tờ trình số 52/TTr-BQLDA ngày 06/02/2017; ý kiến thẩm định và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 462/SNV-TCBC&TCPCP ngày 13/3/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hòa Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan và Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP TỈNH HÒA BÌNH
(Kèm theo Quyết định số: 395/QĐ/UBND ngày 24/3/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
I. VỊ TRÍ PHÁP LÝ CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
1. Tên Ban Quản lý dự án
a) Tên giao dịch: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hòa Bình.
b) Trụ sở giao dịch chính: Đặt tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
c) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hòa Bình được thành lập theo Quyết định số 1969/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình.
d) Người đại diện theo pháp luật: Ông Đặng Đình Thịnh.
đ) Nơi đăng ký hoạt động của Ban quản lý dự án: tỉnh Hòa Bình.
2. Vị trí pháp lý
a) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hòa Bình (sau đây gọi tắt là Ban Quản lý dự án) là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên trực thuộc UBND tỉnh Hòa Bình, hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính, tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
b) Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để giao dịch theo quy định của pháp luật.
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hòa Bình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp; hạ tầng đô thị do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Ủy ban nhân dân tỉnh về hoạt động của mình.
a) Làm chủ đầu tư những dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp; hạ tầng đô thị sử dụng vốn ngân sách, vốn Nhà nước ngoài ngân sách khi được Ủy ban nhân dân tỉnh giao;
b) Tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp; hạ tầng đô thị theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư, Ban quản lý dự án quy định tại Điều 68, Điều 69 của Luật Xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan;
d) Thực hiện các chức năng khác khi được Ủy ban nhân dân tỉnh giao và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án theo quy định tại Khoản 2, Mục này;
đ) Bàn giao công trình xây dựng hoàn thành cho chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình khi kết thúc xây dựng hoặc trực tiếp quản lý, khai thác sử dụng công trình hoàn thành theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh;
e) Nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu và có đủ năng lực để thực hiện trên cơ sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý các dự án đã được giao.
2.1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư gồm
a) Lập kế hoạch dự án: Lập, trình phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp; hạ tầng đô thị hàng năm, trong đó phải xác định rõ các nguồn lực sử dụng, tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn thành, mục tiêu chất lượng và tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện;
b) Tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng: Thực hiện các thủ tục liên quan đến quy hoạch xây dựng, sử dụng đất đai, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ cảnh quan, môi trường, phòng chống cháy nổ có liên quan đến xây dựng công trình; tổ chức lập dự án, trình thẩm định, phê duyệt dự án theo quy định; tiếp nhận; giải ngân vốn đầu tư và thực hiện các công việc chuẩn bị dự án khác;
c) Các nhiệm vụ thực hiện dự án: Thuê tư vấn thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng và trình thẩm định, phê duyệt hoặc tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng (theo phân cấp); chủ trì phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư (nếu có) và thu hồi, giao nhận đất để thực hiện dự án; tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; giám sát quá trình thực hiện; giải ngân, thanh toán theo hợp đồng xây dựng và các công việc cần thiết khác;
d) Các nhiệm vụ kết thúc xây dựng, bàn giao công trình để vận hành, sử dụng: Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành; vận hành chạy thử; quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và bảo hành công trình;
đ) Các nhiệm vụ quản lý tài chính và giải ngân: Tiếp nhận, giải ngân vốn theo tiến độ thực hiện dự án và hợp đồng ký kết với nhà thầu xây dựng; thực hiện chế độ quản lý tài chính, tài sản của Ban quản lý dự án theo quy định;
e) Các nhiệm vụ hành chính, điều phối và trách nhiệm giải trình: Tổ chức văn phòng và quản lý nhân sự Ban quản lý dự án; thực hiện chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức, lao động hợp đồng thuộc phạm vi quản lý; thiết lập hệ thống thông tin nội bộ và lưu trữ thông tin; cung cấp thông tin và giải trình chính xác, kịp thời về hoạt động của Ban quản lý dự án theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh và của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
g) Các nhiệm vụ giám sát, đánh giá và báo cáo: Thực hiện giám sát đánh giá đầu tư theo quy định pháp luật; định kỳ đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
2.2. Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án gồm
a) Tổ chức thực hiện các nội dung quản lý dự án theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Luật Xây dựng;
b) Phối hợp hoạt động với tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án để đảm bảo yêu cầu về tiến độ, chất lượng, chi phí, an toàn và bảo vệ môi trường;
c) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án khác do Ủy ban nhân dân tỉnh; chủ đầu tư giao hoặc ủy quyền thực hiện.
2.3. Nhận ủy thác quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu, phù hợp với năng lực hoạt động của mình.
2.4. Giám sát thi công xây dựng công trình khi đủ điều kiện năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật.
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
1. Cơ cấu tổ chức và biên chế Ban Quản lý dự án
1.1. Ban giám đốc gồm: 01 Giám đốc và không quá 03 Phó giám đốc.
a) Giám đốc Ban quản lý dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm và miễn nhiệm theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của Ban quản lý dự án.
b) Phó Giám đốc Ban quản lý dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm và miễn nhiệm theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm giúp Giám đốc thực hiện một số nhiệm vụ do Giám đốc phân công. Khi Giám đốc vắng mặt, 01 Phó Giám đốc được ủy quyền điều hành hoạt động của đơn vị:
c) Kế toán trưởng Ban quản lý dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm và miễn nhiệm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh, có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán của Ban Quản lý dự án và giúp Giám đốc quản lý dự án giám sát tài chính tại Ban Quản lý dự án.
1.2. Các phòng chức năng, nghiệp vụ gồm:
a) Phòng Tổ chức - Hành chính;
b) Phòng Tài chính - Kế toán;
c) Phòng Kế hoạch - Tổng hợp;
1.3. Các phòng Điều hành dự án gồm:
a) Phòng Quản lý dự án;
b) Phòng Thẩm định - Đấu thầu;
c) Phòng Thiết kế - Kỹ thuật.
1.4. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và điều hành dự án có Trưởng phòng và không quá 02 Phó Trưởng phòng. Ngoài ra căn cứ các dự án cụ thể được giao quản lý, Giám đốc Ban quản lý dự án bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc quản lý dự án để trực tiếp điều hành quản lý thực hiện từng dự án.
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Giám đốc quản lý dự án do Giám đốc Ban Quản lý dự án quyết định theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh trên cơ sở phải có đủ điều kiện, năng lực theo quy định của pháp luật và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
1.5. Biên chế Ban quản lý dự án
a) Biên chế (số lượng người làm việc) của Ban quản lý dự án được xác định trên cơ sở đề án vị trí được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Giám đốc Ban Quản lý dự án có trách nhiệm xây dựng, điều chỉnh, bổ sung Đề án vị trí việc làm để làm cơ sở xác định số lượng người làm việc phù hợp với nhu cầu và nhiệm vụ được giao, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thực hiện theo quy định tại Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Việc xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyển dụng lao động của Ban Quản lý dự án được căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức Ban Quản lý dự án, khả năng tài chính và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Quyền, trách nhiệm của các thành viên Ban quản lý dự án
2.1. Quyền và trách nhiệm của Giám đốc Ban quản lý dự án
a) Giám đốc Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và pháp luật về quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của Ban Quản lý dự án và là chủ tài khoản của Ban Quản lý dự án;
b) Xây dựng, ban hành Quy chế làm việc và các quy định khác về hoạt động của Ban Quản lý dự án;
c) Phân công nhiệm vụ của các Phó giám đốc và thành viên Ban Quản lý dự án; tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật các chức danh Trưởng, Phó Trưởng phòng, nhân viên thuộc Ban Quản lý dự án;
d) Tổ chức, chủ trì các cuộc họp định kỳ và đột xuất (nếu có) của Ban Quản lý dự án, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ công tác của các phòng và của các thành viên Ban Quản lý dự án;
đ) Ký các văn bản, hợp đồng xây dựng với các nhà thầu được lựa chọn, hợp đồng lao động đối với cán bộ, viên chức Ban Quản lý dự án.
2.2. Quyền và trách nhiệm của các Phó giám đốc Ban Quản lý dự án
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi được giám đốc Ban Quản lý dự án phân công hoặc ủy quyền; thực hiện chế độ báo cáo về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao;
b) Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Ban Quản lý dự án và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao;
c) Tham gia các cuộc họp, đề xuất hoặc kiến nghị về các giải pháp, biện pháp cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ của Ban Quản lý dự án;
2.3. Quyền, nghĩa vụ của viên chức Ban Quản lý dự án;
a) Được bảo đảm về điều kiện làm việc, được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật;
b) Có trách nhiệm thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao, chấp hành tốt pháp luật, chính sách hiện hành và quy chế làm việc của Ban Quản lý dự án; có quyền từ chối thực hiện công việc được giao khi xét thấy công việc đó ảnh hưởng đến uy tín và quyền lợi của Ban Quản lý dự án, nhưng phải được sự chấp thuận của Trưởng phòng phụ trách;
c) Có quyền đề xuất đóng góp ý kiến, biện pháp thực hiện nhiệm vụ được giao và xây dựng Ban Quản lý dự án;
d) Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và Ban Giám đốc Ban Quản lý dự án về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao;
đ) Có trách nhiệm bảo quản và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài sản của Ban Quản lý dự án.
IV. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
1. Nguyên tắc làm việc của Ban Quản lý dự án
1.1. Đối với Ban giám đốc Ban Quản lý dự án
a) Ban Giám đốc chỉ đạo, điều hành chung mọi hoạt động của đơn vị, các phòng theo kế hoạch, lịch làm việc hàng ngày, hàng tuần, kể cả trường hợp đột xuất;
b) Phó Giám đốc phụ trách phòng nào phải có trách nhiệm báo cáo và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả hoạt động của phòng đó;
c) Hàng tuần tổ chức họp giao ban do Giám đốc chủ trì. Trường hợp Giám đốc đi vắng thì Phó Giám đốc được ủy quyền chủ trì cuộc họp hoặc thay đổi thời gian họp sang ngày khác do Giám đốc quyết định.
1.2. Đối với các phòng chức năng, nghiệp vụ và điều hành dự án
a) Các phòng chuyên môn trực thuộc chịu sự chỉ đạo chung của Lãnh đạo Ban Giám đốc, Phó Giám đốc chỉ đạo các phòng chuyên môn trực thuộc theo lĩnh vực đã phân công phụ trách.
b) Các phòng chuyên môn thuộc Ban Quản lý dự án là bộ phận chức năng tham mưu giúp Giám đốc Ban thực hiện chức năng quản lý dự án đầu tư xây dựng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Ban Quản lý dự án về hoạt động của phòng được giao quản lý.
c) Những vấn đề có liên quan giữa các phòng chuyên môn trực thuộc, các phòng có trách nhiệm bàn bạc, thống nhất để trình lãnh đạo Ban Quản lý dự án phụ trách giải quyết. Trường hợp Phó Giám đốc phụ trách phòng đi vắng mà cần giải quyết ngay thì xin ý kiến Giám đốc Ban Quản lý dự án quyết định.
1.3. Đối với viên chức, lao động của Ban Quản lý dự án:
a) Chấp hành sự chỉ đạo, phân công nhiệm vụ của Trưởng phòng. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Trưởng phòng về công việc được giao. Trong quá trình thực thi công việc, có khó khăn, vướng mắc phải kịp thời báo cáo với Trưởng phòng được để giải quyết.
b) Nắm vững hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến lĩnh vực công tác của phòng, đảm bảo vận dụng chính xác, kịp thời vào các tình huống cụ thể. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
c) Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người đến liên hệ giải quyết công việc trên cơ sở đảm bảo đúng nguyên tắc và theo quy định của pháp luật.
d) Phát huy tính chủ động, sáng tạo để giải quyết công việc đúng thời hạn được giao, đảm bảo chất lượng. Tuân thủ quy trình xử lý công việc, đảm bảo về nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục quy định. Trường hợp Ban Giám đốc yêu cầu làm việc trực tiếp với nhân viên thì nhân viên phải có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu để làm việc. Sau khi làm việc, nhân viên có trách nhiệm báo cáo kịp thời với Trưởng phòng.
đ) Báo cáo công tác theo quy định. Tham dự các cuộc họp phòng theo kế hoạch.
e) Giữ gìn bí mật cơ quan. Không mang tài liệu, hồ sơ, tài sản của cơ quan đi nơi khác hoặc cung cấp cho cơ quan, cá nhân khác khi chưa có ý kiến của Trưởng phòng và Lãnh đạo Ban Quản lý dự án.
2.1. Chế độ họp với người quyết định đầu tư, các nhà thầu, giao ban nội bộ Ban Quản lý dự án.
a) Họp với người quyết định đầu tư theo quy định và thường xuyên báo cáo hoặc đột xuất công việc khi vượt thẩm quyền giải quyết để người quyết định đầu tư xem xét, giải quyết.
b) Giám đốc và các Phó giám đốc thường xuyên hội ý để điều hành công việc. Giám đốc và các Phó giám đốc phụ trách các lĩnh vực, các Phòng họp giao ban định kỳ để kiểm điểm tình hình hoạt động chung. Thời gian hội nghị và thành phần tham dự tùy thuộc vào nội dung cuộc họp và do Giám đốc quyết định;
c) Giám đốc tổ chức và chủ trì các cuộc họp, kiểm điểm tình hình hoạt động của đơn vị hàng tuần, tháng, hàng quý, 06 tháng và năm với các Phó Giám đốc, Trưởng, Phó phòng chức năng; nội dung và thời gian hội nghị do Giám đốc quyết định.
d) Trong xử lý điều hành công việc có nhiều ý kiến khác nhau, kết luận của Giám đốc có tính bắt buộc thi hành.
đ) Phó Giám đốc triệu tập, chủ trì các cuộc họp, hội nghị thuộc lĩnh vực chuyên môn phụ trách với các Trưởng, Phó Trưởng phòng theo kế hoạch được Giám đốc đồng ý và sau đó báo cáo kết quả cuộc họp, hội nghị với Giám đốc.
e) Phòng Tổ chức - Hành chính có trách nhiệm thông báo triệu tập hội nghị, cuộc họp đúng thời gian theo yêu cầu của Giám đốc.
g) Phòng Kế hoạch - Tổng hợp chịu trách nhiệm ghi lại ý kiến kết luận của Giám đốc tại các cuộc hợp giao ban tuần, tháng, quý, 6 tháng và năm để thông báo đến toàn thể cán bộ công chức, viên chức và người lao động tổ chức thực hiện.
2.2. Chế độ báo cáo thường xuyên, định kỳ của Ban Quản lý dự án, các phòng:
a) Các Phòng chức năng phải thực hiện đúng chế độ báo cáo định kỳ với Lãnh đạo theo quy định.
b) Khi có công việc đột xuất, cần giải quyết kịp thời các cá nhân có liên quan xử lý theo thẩm quyền, đồng thời thông báo ngay cho lãnh đạo trực tiếp để chỉ đạo hướng giải quyết.
c) Các Phó Giám đốc, Trưởng, Phó phòng và CBVC, người lao động được Giám đốc phân công thay Giám đốc dự họp thì phải có trách nhiệm báo cáo lại Giám đốc kết quả làm việc.
a) Chế độ kiểm tra, giám sát đối với dự án được giao quản lý: Chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Ban quản lý dự án thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát. Để kiểm tra, giám sát các dự án Ban thực hiện theo quy định của pháp luật.
b) Chế độ kiểm tra, giám sát các hoạt động trong nội bộ Ban Quản lý dự án: thành lập Ban Thanh tra nhân dân của Ban.
Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động của Ban quản lý dự án để tránh chồng chéo giữa thực hiện chức năng của chủ đầu tư với thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án và hoạt động khác của Ban.
a) Giữa các phòng của Ban Quản lý dự án: Đảm bảo nguyên tắc đúng chức năng nhiệm vụ; phòng được giao chủ trì chịu trách nhiệm chuẩn bị nội dung, phòng phối hợp chịu trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu và tạo điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ chung.
b) Giữa Ban Quản lý dự án với các cơ quan, đơn vị chức năng của Ủy ban nhân dân tỉnh: phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng của tỉnh, UBND các huyện, thành phố trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án.
c) Giữa Ban Quản lý dự án với tổ chức, cá nhân có liên quan: Ban Quản lý dự án chủ động liên hệ với các cơ quan, đơn vị chức năng và chính quyền địa phương đề nghị phối hợp, hỗ trợ giải quyết công việc có liên quan đến tổ chức thực hiện dự án nhằm đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng.
V. TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
a) Là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính, tự bảo đảm chi thường xuyên theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; được mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng thương mại để phản ánh các khoản thu, chi từ hoạt động quản lý dự án theo quy định pháp luật;
c) Có tổ chức bộ máy kế toán Ban Quản lý dự án theo quy định của Luật Kế toán, có trách nhiệm quản lý sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn kinh phí được cấp đê thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.
d) Hàng năm, Ban Quản lý dự án có trách nhiệm lập dự toán thu, chi và mở sổ kế toán theo dõi, quản lý sử dụng các nguồn kinh phí theo quy định của pháp luật; báo cáo tổng hợp dự toán và quyết toán hàng năm với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Các nguồn tài chính của Ban Quản lý dự án gồm:
a) Vốn đầu tư phát triển của các dự án được giao hoặc được ủy thác quản lý thực hiện;
b) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên (nếu có);
c) Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ trong trường hợp cần thiết;
d) Các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án gồm: tư vấn thiết kế, tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát, tư vấn đấu thầu, tư vấn thẩm tra thiết kế dự toán và các nguồn thu hợp pháp khác.
đ) Nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.
a) Chi thường xuyên gồm: Tiền lương, tiền công trả cho lao động theo hợp đồng, các khoản phụ cấp lương, chi tiền thưởng, dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thanh toán thông tin, tuyên truyền, liên lạc, hội nghị, công tác phí, chi phí thuê mướn, sửa chữa tài sản, các khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật.
b) Chi không thường xuyên gồm: Chi mua sắm trang thiết bị, tài sản dùng cho quản lý dự án, sửa chữa lớn tài sản cố định.
4. Sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm
a) Hàng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quy định, phần chênh lệch thu chi lớn hơn chi thường xuyên (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau:
- Trích tối thiểu 25% để lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
- Trích lập quỹ bổ sung thu nhập: đơn vị được tự quyết định mức trích quỹ bổ sung thu nhập (không khống chế mức trích);
- Trích lập quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị;
- Trích lập các quỹ khác theo quy định của pháp luật
- Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu có) sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định được bổ sung vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
b) Sử dụng, các quỹ của Ban Quản lý dự án:
- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc; phát triển năng lực hoạt động sự nghiệp; chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ; đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho người lao động trong đơn vị; góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (đối với đơn vị được giao vốn theo quy định) để tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và các khoản chi khác (nếu có).
- Quỹ bổ sung thu nhập: Để chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong năm và dự phòng chi bổ sung thu nhập cho người lao động năm sau trong trường hợp nguồn thu nhập bị giảm.
Việc chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong đơn vị được thực hiện theo nguyên tắc gắn với số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác. Hệ số thu nhập tăng thêm của chức danh lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công tối đa không quá 2 lần hệ số thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện của người lao động trong đơn vị.
- Quỹ khen thưởng: Để thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị (ngoài chế độ khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua khen thưởng) theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị. Mức thưởng do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
- Quỹ phúc lợi: Để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi; chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho người lao động thực hiện tinh giản biên chế.
c) Mức trích cụ thể của các quỹ quy định tại Điểm a Khoản này và việc sử dụng các quỹ do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ và phải công khai trong đơn vị.
5. Quản lý tài sản, vật tư, trang thiết bị
a) Mọi tài sản, trang thiết bị làm việc của đơn vị khi mua sắm phải được vào sổ sách theo dõi chặt chẽ. Hàng năm phải kiểm kê, đánh giá tài sản để phân loại, xử lý theo chế độ hiện hành.
b) Ban quản lý dự án định kỳ báo cáo UBND tỉnh về các tài sản được các nhà thầu, nhà cung cấp bàn giao, tặng hoặc để lại cho Ban để quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật (nếu có).
VI. MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hòa Bình có các mối quan hệ công tác với các cơ quan, tổ chức sau:
1. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát trực tiếp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao;
b) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Quy chế hoạt động của Ban Quản lý dự án (kể cả việc điều chỉnh, bổ sung);
c) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm định, phê duyệt các nội dung thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư theo nhiệm vụ được giao và theo quy định của pháp luật;
d) Báo cáo, đề xuất và giải trình các nội dung cần thiết theo yêu cầu của người quyết định thành lập, người quyết định đầu tư;
đ) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng của người quyết định thành lập, người quyết định đầu tư trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án.
2. Đối với chủ đầu tư ủy thác quản lý dự án, chủ quản lý sử dụng công trình
a) Thực hiện các quyền, nghĩa vụ đối với các chủ đầu tư khác theo hợp đồng ủy thác quản lý dự án;
b) Phối hợp với chủ quản lý sử dụng công trình khi lập, phê duyệt nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình, tổ chức lựa chọn nhà thầu và nghiệm thu, bàn giao công trình xây dựng hoàn thành vào vận hành, sử dụng (kể cả việc thực hiện bảo hành công trình theo quy định);
c) Bàn giao công trình xây dựng hoàn thành cho chủ đầu tư hoặc chủ quản lý sử dụng theo quy định của pháp luật; quản lý công trình xây dựng hoàn thành trong thời gian chưa xác định được đơn vị quản lý sử dụng công trình theo yêu cầu của người quyết định đầu tư.
3. Đối với nhà thầu thi công xây dựng
a) Tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu thuộc dự án do mình làm chủ đầu tư hoặc được ủy thác quản lý thực hiện; đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng với nhà thầu xây dựng được lựa chọn theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện các quyền, nghĩa vụ đối với nhà thầu xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan;
c) Tiếp nhận, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết các đề xuất, vướng mắc của nhà thầu trong quá trình thực hiện.
4. Đối với Cơ quan quản lý Nhà nước theo phân cấp
a) Thực hiện (hoặc theo ủy quyền) các thủ tục liên quan đến công tác chuẩn bị dự án, chuẩn bị xây dựng theo quy định của pháp luật;
b) Trình cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp thẩm định dự án, thiết kế và dự toán xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng;
c) Chủ trì phối hợp với UBND các cấp trong việc thực hiện công tác bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng, tái định cư khi dự án có yêu cầu về thu hồi đất để xây dựng;
d) Phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác quản lý hành chính, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn của cộng đồng trong quá trình thực hiện dự án và bàn giao công trình vào khai thác, sử dụng;
đ) Báo cáo, giải trình về tình hình thực hiện quản lý dự án khi được yêu cầu, về sự cố công trình, an toàn trong xây dựng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đề xuất biện pháp phối hợp xử lý những vấn đề vượt quá thẩm quyền;
e) Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
1. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký và được áp dụng cho mọi hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hòa Bình. Tất cả các cán bộ, viên chức và người lao động trong cơ quan chịu trách nhiệm thi hành.
2. Căn cứ vào nội dung Quy chế này, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hòa Bình có trách nhiệm ban hành Quy chế làm việc của Ban phù hợp với Quy chế này.
3. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan gồm: Các sở, ban ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm phối hợp với Ban Quản lý dự án trong triển khai thực hiện nhiệm vụ.
4. Trong quá trình thực hiện, trường hợp cần thiết điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hòa Bình có trách nhiệm đề xuất, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ thẩm định) để xem xét, điều chỉnh, bổ sung Quy chế cho phù hợp./.
- 1Quyết định 2221/QĐ-UBND năm 2016 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Phú Yên
- 2Quyết định 50/2016/QĐ-UBND về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Long An
- 3Quyết định 2175/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án sắp xếp Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 4Quyết định 12/2016/QĐ-UBND Quy định về phân cấp, ủy quyền nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 5Quyết định 820/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án Sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp y tế tỉnh An Giang
- 6Quyết định 3748/QĐ-UBND về giao chỉ tiêu Kế hoạch điều hòa đầu tư công năm 2016 do tỉnh Bình Dương ban hành
- 7Quyết định 10/2017/QĐ-UBND quy định về quy mô công trình, chiều cao tối đa và thời hạn tồn tại của công trình được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 8Quyết định 03/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quy định phân công, phân cấp quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh kèm theo Quyết định 39/2016/QĐ-UBND
- 9Quyết định 233/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Bắc Kạn
- 10Quyết định 32/2017/QĐ-UBND sửa đổi Khoản 2 Điều 16 Quy định về nhiệm vụ quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi kèm theo Quyết định 03/2017/QĐ-UBND
- 11Quyết định 1278/QĐ-UBND năm 2017 thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bình Thuận
- 12Quyết định 889/QĐ-UBND năm 2016 về thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp trực thuộc Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận
- 13Quyết định 2085/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bình Thuận
- 14Quyết định 23/2017/QĐ-UBND về phân cấp và ủy quyền quyết định đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 1Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 2Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- 3Luật Xây dựng 2014
- 4Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
- 5Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 6Luật kế toán 2015
- 7Thông tư 16/2016/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Nghị định 59/2015/NĐ-CP về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 8Quyết định 2221/QĐ-UBND năm 2016 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Phú Yên
- 9Quyết định 50/2016/QĐ-UBND về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Long An
- 10Quyết định 2175/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án sắp xếp Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 11Quyết định 12/2016/QĐ-UBND Quy định về phân cấp, ủy quyền nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 12Quyết định 820/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án Sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp y tế tỉnh An Giang
- 13Quyết định 3748/QĐ-UBND về giao chỉ tiêu Kế hoạch điều hòa đầu tư công năm 2016 do tỉnh Bình Dương ban hành
- 14Quyết định 10/2017/QĐ-UBND quy định về quy mô công trình, chiều cao tối đa và thời hạn tồn tại của công trình được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 15Quyết định 03/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quy định phân công, phân cấp quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh kèm theo Quyết định 39/2016/QĐ-UBND
- 16Quyết định 233/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Bắc Kạn
- 17Quyết định 32/2017/QĐ-UBND sửa đổi Khoản 2 Điều 16 Quy định về nhiệm vụ quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi kèm theo Quyết định 03/2017/QĐ-UBND
- 18Quyết định 1278/QĐ-UBND năm 2017 thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bình Thuận
- 19Quyết định 889/QĐ-UBND năm 2016 về thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp trực thuộc Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận
- 20Quyết định 2085/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bình Thuận
- 21Quyết định 23/2017/QĐ-UBND về phân cấp và ủy quyền quyết định đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Quyết định 395/QĐ-UBND năm 2017 quy chế tổ chức và hoạt động Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hòa Bình
- Số hiệu: 395/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/03/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
- Người ký: Nguyễn Văn Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/03/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra