Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3947/QĐ-UBND

An Giang, ngày 29 tháng 12 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG NĂM 2018

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025;

Căn cứ Công văn số 4109/BNV-ĐT ngày 03 tháng 8 năm 2017 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2018;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 2115/TTr-SNV ngày 20 tháng 12 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2018, như sau:

1. MỤC ĐÍCH:

- Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, hoạt động nghề nghiệp của viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Triển khai thực hiện các mục tiêu đã đề ra tại Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 163/QĐ-TTg.

- Chủ động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức thực hiện các chương trình, đề án của tỉnh.

2. NỘI DUNG:

a) Đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên:

- Các lớp đào tạo:

+ Đào tạo sau đại học cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (bao gồm: cơ quan đảng, đoàn thể và cơ quan hành chính nhà nước) theo Kế hoạch đào tạo năm 2018 do Ban Thường vụ Tỉnh ủy phê duyệt: dự kiến 50 người.

+ Đào tạo cử nhân và cao cấp lý luận chính trị ngoài tỉnh theo Quyết định của cấp có thẩm quyền: 30 người.

+ Đào tạo tiếng khmer cho cán bộ, công chức, viên chức (vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số): 60 người.

- Các khóa bồi dưỡng, tập huấn:

+ Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho đối tượng 1 và 2: 40 người.

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ, chức danh trong cơ quan khối đảng, đoàn thể theo Quyết định của cấp có thẩm quyền: 56 người.

+ Bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp huyện và tương đương: 10 người.

+ Bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương: 120 người.

+ Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho những người hoạt động không chuyên trách cấp xã: 312 người.

+ Tập huấn triển khai văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực tổ chức nhà nước: 120 người.

+ Tập huấn triển khai các Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo do Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức: 12 người.

+ Bồi dưỡng kiến thức tôn giáo và công tác tôn giáo: 300 người.

+ Bồi dưỡng chuyên sâu về Phật giáo Việt Nam, Hồi giáo: 178 người.

+ Tập huấn, triển khai Luật Tín ngưỡng, tôn giáo: 1.375 người.

+ Triển khai hướng dẫn thực hiện hệ thống mục lục ngân sách nhà nước: 256 người.

+ Triển khai xây dựng kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước 03 năm (2018-2020) và kế hoạch tài chính 05 năm.

+ Triển khai công tác Quản lý tài chính về dự án đầu tư xây dựng theo quy định mới của Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước năm 2015: 180 người.

+ Tập huấn kỹ năng cho cán bộ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên và môi trường: 50 người.

+ Bồi dưỡng kỹ năng đối ngoại (kỹ năng trình bày, thuyết trình; giao tiếp liên văn hóa trong thời kỳ hội nhập): 80 người.

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ chứng thực: 200 người.

+ Tập huấn nghiệp vụ về xử lý vi phạm hành chính: 300 người.

+ Tập huấn nghiệp vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật: 167 người.

+ Tập huấn kiến thức an toàn thông tin: 30 người.

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ Thanh tra viên: 20 người.

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ Thanh tra viên chính hoặc Thanh tra viên chính kết hợp Chuyên viên chính: 12 người.

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông và kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa công sở, đạo đức công vụ, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: 320 người.

+ Triển khai, quán triệt các chương trình kế hoạch,văn bản chỉ đạo về cải cách hành chính của Chính phủ, Bộ, ngành và của tỉnh: 200 người.

+ Quán triệt, triển khai các Đề án, các Bộ Chỉ số: Cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), Chỉ số Quản trị hành chính công (PAPI), Chỉ số đo lường sự lài lòng của người dân và các giải pháp để tỉnh An Giang nâng cao các Chỉ số: 200 người.

+ Tập huấn công tác văn thư, lưu trữ: 479 người.

+ Bồi dưỡng kiến thức “hội nhập kinh tế”: 60 người.

+ Bồi dưỡng văn hóa công sở, đạo đức công vụ, kỹ năng giao tiếp cho công chức,viên chức làm công tác chuyên môn: 120 người.

+ Bồi dưỡng kỹ năng chuyên sâu cho Đại biểu chuyên trách HĐND cấp huyện, cấp xã: 60 người

+ Bồi dưỡng kỹ năng làm việc (lập kế hoạch, làm việc nhóm, …): 60 người.

+ Bồi dưỡng giáo viên theo chương trình hợp tác giữa An Giang với Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

+ Bồi dưỡng cán bộ, công chức xã thực hiện Quyết định số 1600/QĐ-TTg (giao Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh Kế hoạch chi tiết sau khi có quyết định giao dự toán kinh phí từ cơ quan có thẩm quyền).

- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các lớp đào tạo, bồi dưỡng khác theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.

b) Đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng nguồn thuộc Đề án 01-ĐA/TU: thực hiện theo chỉ đạo của Ban Điều hành Đề án 01-ĐA/TU.

c) Thực hiện chế độ trợ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức được cấp có thẩm quyền cử đi học và đã tốt nghiệp được cấp bằng tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I, bác sĩ chuyên khoa cấp II, dược sĩ chuyên khoa cấp I, dược sĩ chuyên khoa cấp II.

3. Tổ chức đánh giá chất lượng bồi dưỡng theo quy định tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP và hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Giao Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện các nội dung được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này.

2. Nguồn kinh phí thực hiện:

a) Đối với các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức đánh giá chất lượng bồi dưỡng tại điểm a, điểm b khoản 1, khoản 3 Điều 1 Quyết định này sử dụng từ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng do Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Nội vụ quản lý.

b) Đối với chi trả chế độ trợ cấp tại điểm c khoản 1 Điều 1 Quyết định này sử dụng từ nguồn kinh phí thực hiện chế độ trợ cấp cán bộ, công chức, viên chức được cấp có thẩm quyền cử đi học đã tốt nghiệp và được cơ sở đào tạo cấp bằng do Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Nội vụ quản lý, cụ thể:

+ Các trường hợp được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh cử đi học: Sở Nội vụ chi trả trực tiếp cho các đối tượng.

+ Các trường hợp đi học bằng kinh phí tự túc, học bổng, viện trợ từ những nguồn không thuộc ngân sách nhà nước: Sở Nội vụ có trách nhiệm thẩm định, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt trước khi thực hiện chi trả trực tiếp cho các đối tượng.

3. Định mức, nội dung chi các lớp đào tạo, bồi dưỡng và các hoạt động phục vụ trực tiếp công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo quy định hiện hành.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, yêu cầu Giám đốc Sở Nội vụ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho ý kiến giải quyết.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Sở, ban, ngành tỉnh;
- Đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Sở Nội vụ (02b);
- Lưu: VT, TH.

CHỦ TỊCH




Vương Bình Thạnh