Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 385/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 về đào tạo bồi dưỡng công chức, Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 18/2012/QĐ-UBND ngày 31/7/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Thành phố;
Căn cứ Quyết định số 5485/QĐ-UBND ngày 27/11/2012 của UBND Thành phố về việc ban hành Đề án thí điểm đào tạo 1000 công chức nguồn làm việc tại xã, phường, thị trấn giai đoạn 2012-2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội tại Tờ trình số 55/TTr-SNV ngày 08/01/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổ chức Đào tạo thí điểm 500 công chức nguồn làm việc tại xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013-2014 của Thành phố Hà Nội.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với các sở, ngành, quận huyện, thị xã triển khai Kế hoạch đào tạo theo quy định của Đề án.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc các sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Lao động Thương binh và Xã hội, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hiệu trưởng Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TỔ CHỨC ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM 500 CÔNG CHỨC NGUỒN LÀM VIỆC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN GIAI ĐOẠN 2013-2014
(Ban hành kèm theo Quyết định số 385/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2013 của UBND thành phố Hà Nội)
Thực hiện Quyết định số 5485/QĐ-UBND ngày 27/11/2012 của UBND Thành phố về việc phê duyệt Đề án thí điểm đào tạo 1000 công chức nguồn làm việc tại xã, phường, thị trấn giai đoạn 2012-2015, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch Đào tạo 500 công chức nguồn giai đoạn 2013-2014 như sau:
Thí điểm tổ chức đào tạo công chức nguồn chất lượng cao giai đoạn 2013-2014, để bổ sung công chức trẻ, được đào tạo cơ bản cho đội ngũ công chức cấp xã và thay thế đội ngũ cán bộ công chức đến tuổi nghỉ hưu tại các cơ quan hành chính các cấp, các ngành thành phố Hà Nội.
Học viên tham dự khóa đào tạo phải đảm bảo đúng cơ cấu tiêu chuẩn quy định tại Đề án; thực hiện chiêu sinh dân chủ, công khai, minh bạch.
Sau đào tạo học viên có khả năng đáp ứng và thích nghi với yêu cầu công việc ở cơ sở.
Sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, học viện công lập, hệ chính quy loại khá trở lên; Người có bằng tốt nghiệp các trường đại học công lập hệ chính quy loại khá trở lên, hiện đang làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp có nguyện vọng trở thành công chức nhà nước của Thành phố.
- Số lượng: 500 công chức chuyên môn, phân theo đơn vị cấp quận, huyện (trung bình mỗi xã, phường, thị trấn xét chọn 01 công chức nguồn).
- Chức danh đào tạo: theo 5 chức danh công chức chuyên môn cấp xã, cụ thể:
+ Chức danh Văn phòng - Thống kê: 98 chỉ tiêu bao gồm các ngành đào tạo xếp theo thứ tự ưu tiên sau: Hành chính công, Luật, Quản trị văn phòng, Văn thư lưu trữ, Công nghệ thông tin.
+ Chức danh Tư pháp - Hộ tịch: 146 chỉ tiêu, bao gồm các ngành đào tạo xếp theo thứ tự ưu tiên sau: Luật, Hành chính công.
+ Chức danh Địa chính - Xây dựng: 85 chỉ tiêu, bao gồm các ngành đào tạo xếp theo thứ tự ưu tiên sau: Xây dựng, Kiến trúc, Địa chính, Quản lý đất đai, Kinh tế xây dựng.
+ Chức danh Văn hóa - Xã hội: 137 chỉ tiêu, bao gồm các ngành đào tạo xếp theo thứ tự ưu tiên sau: Quản lý Văn hóa thông tin, Lao động xã hội, Báo chí tuyên truyền.
+ Chức danh Tài chính - Kế toán: 34 chỉ tiêu, bao gồm các ngành đào tạo xếp theo thứ tự ưu tiên sau: Tài chính, Kế toán.
(Có Biểu chi tiết kèm theo)
2. Điều kiện, tiêu chuẩn đối với học viên:
a) Điều kiện, tiêu chuẩn chung:
- Là công dân Việt Nam, có Hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hình sự, quản chế hành chính, đang chịu các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào các cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục bắt buộc;
- Có bằng tốt nghiệp đại học công lập hệ chính quy trong nước loại khá trở lên hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học (đúng chuyên ngành đã được đào tạo ở bậc đại học) ở nước ngoài loại giỏi, xuất sắc, ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với chỉ tiêu đào tạo công chức nguồn;
- Có trình độ ngoại ngữ B trở lên một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc; Trình độ tin học văn phòng;
- Tuổi đời tính đến thời điểm nộp hồ sơ: không quá 27 tuổi đối với người tốt nghiệp đại học, không quá 30 tuổi đối với người có trình độ thạc sĩ không quá 35 tuổi đối với người có trình độ tiến sĩ;
- Có đủ sức khỏe đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ công tác.
- Cam kết sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo công tác ít nhất 5 năm tại xã, phường, thị trấn được phân công;
b) Trường hợp không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội phải có một trong các điều kiện sau đây:
- Bằng tốt nghiệp đại học công lập hệ chính quy loại giỏi, đúng ngành đào tạo công chức nguồn.
- Bằng tốt nghiệp tiến sỹ hoặc thạc sĩ đúng chuyên ngành được đào tạo ở bậc đại học công lập hệ chính quy, phù hợp với chỉ tiêu đào tạo công chức nguồn.
c) Trường hợp là người dân tộc có hộ khẩu thường trú tại xã miền núi của thành phố, đăng ký về làm việc tại xã phải có Bằng tốt nghiệp đại học công lập hệ chính quy loại trung bình khá trở lên đúng ngành, chuyên ngành đào tạo công chức nguồn.
3. Hồ sơ đăng ký đào tạo công chức nguồn gồm:
- Đơn đăng ký;
- Bản cam kết chấp hành sự phân công công tác của tổ chức về làm việc tại xã phường, thị trấn ít nhất 5 năm kể từ ngày có quyết định tuyển dụng công chức nguồn;
- Sơ yếu lý lịch tự thuật do chính quyền cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú xác nhận hoặc cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý xác nhận, có giá trị trong thời gian 30 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Bản sao văn bằng chứng chỉ được cơ quan có thẩm quyền chứng thực:
+ Bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học và Bảng điểm kết quả học tập đúng ngành, chuyên ngành theo yêu cầu của chỉ tiêu đào tạo;
+ Các văn bằng chứng chỉ: ngoại ngữ, tin học văn phòng theo quy định công chức nguồn;
+ Giấy khai sinh, Hộ khẩu thường trú;
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi thường trú cấp;
- Bằng khen, Giấy khen, Giấy chứng nhận khác.
(Người dân tộc thiểu số: xác định thành phần dân tộc căn cứ vào Giấy khai sinh hợp pháp của người đăng ký).
4. Quy trình xét chọn học viên:
a) Thông báo chiêu sinh:
- UBND quận, huyện, thị xã Thông báo công khai chỉ tiêu, điều kiện, tiêu chuẩn, quyền lợi, nghĩa vụ của học viên, thời gian, địa điểm tiếp nhận hồ sơ, quy trình xét chọn hồ sơ, nội dung đào tạo công chức nguồn tại trụ sở UBND quận huyện, thị xã, trụ sở UBND xã, phường, thị trấn, trên các phương tiện thông tin đại chúng.
b) Tiếp nhận hồ sơ và xét chọn học viên các lớp nguồn công chức:
- UBND quận, huyện, thị xã thành lập Hội đồng xét chọn học viên (Hội đồng xét chọn) để tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký và xét chọn học viên. Hội đồng xét chọn có 5 thành viên gồm: Đại diện lãnh đạo quận, huyện, thị xã làm chủ tịch Hội đồng, đại diện lãnh đạo các phòng Nội vụ, phòng Tư pháp, Thanh tra huyện làm ủy viên, chuyên viên phòng Nội vụ làm thư ký.
- Hội đồng xét chọn làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số, có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
+ Phân công người trực hướng dẫn thủ tục đăng ký, tiếp nhận hồ sơ đăng ký theo thời gian quy định. Thời gian hướng dẫn đăng ký và tiếp nhận hồ sơ là 20 ngày làm việc, từ 8 giờ đến 17 giờ hàng ngày.
+ Duyệt danh sách học viên theo chỉ tiêu, chuyên ngành được phân bổ báo cáo UBND quận, huyện, thị xã quyết định.
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức xét chọn học viên.
- Hội đồng xét chọn tự giải tán sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
c) Xét chọn học viên tại chỉ tiêu cuối cùng của chức danh công chức nguồn:
Trường hợp ở chỉ tiêu cuối cùng của chức danh công chức nguồn có 2 hồ sơ trở lên đủ điều kiện thì Hội đồng xét chọn quyết định người được xét chọn theo thứ tự ưu tiên sau:
+ Có trình độ đào tạo cao hơn;
+ Là người dân tộc có hộ khẩu thường trú tại xã miền núi thuộc huyện;
+ Ngành đào tạo ưu tiên hơn;
+ Xếp hạng tốt nghiệp cao hơn;
+ Điểm trung bình chung toàn khóa cao hơn;
+ Có thời gian kinh nghiệm công tác ở vị trí chức danh xét chọn lâu hơn.
d) Thông báo công khai kết quả xét chọn học viên:
- Danh sách học viên chính thức;
- Danh sách đề nghị thành phố điều chỉnh sang quận, huyện khác (nếu có);
- Tiếp nhận đơn tình nguyện về làm việc tại các xã, phường, thị trấn của quận, huyện chưa có người đăng ký (đơn tình nguyện). Thời gian tiếp nhận đơn tình nguyện là 2 ngày kể từ sau ngày Hội đồng tổ chức xét duyệt danh sách học viên.
e) Báo cáo kết quả xét chọn học viên các lớp nguồn công chức:
Hồ sơ xét chọn học viên các lớp nguồn của UBND quận, huyện, thị xã gửi báo cáo UBND thành phố qua Sở Nội vụ bao gồm:
- Công văn của UBND quận, huyện, thị xã báo cáo tình hình tiếp nhận hồ sơ đăng ký đào tạo công chức nguồn: Tổng số hồ sơ tiếp nhận theo các chức danh được phân bổ chỉ tiêu, số hồ sơ đủ điều kiện kèm theo danh sách trích ngang;
- Biên bản, kết quả họp Hội đồng xét chọn kèm theo:
+ Danh sách học viên chính thức (theo mẫu);
+ Danh sách đề nghị điều tiết sang huyện khác nếu có (theo mẫu);
+ Hồ sơ các trường hợp đề nghị điều tiết sang huyện khác.
+ Chỉ tiêu không có hồ sơ đăng ký (nếu có).
g) Điều tiết hồ sơ:
Sở Nội vụ tổng hợp danh sách các xã, phường, thị trấn thuộc quận, huyện chưa có người đăng ký; danh sách hồ sơ có đơn tình nguyện; thẩm định hồ sơ có đơn tình nguyện; điều tiết bổ sung cho chỉ tiêu chưa có người đăng ký; tổng hợp danh sách chính thức trình UBND thành phố phê duyệt.
5. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng:
a) Kiến thức chung:
- Quản lý nhà nước tiêu chuẩn ngạch chuyên viên;
- Trung cấp lý luận chính trị;
- Kỹ năng: giao tiếp hành chính, dân vận, tổ chức thực hiện công việc, soạn thảo văn bản, xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án và kỹ năng tổ chức thực hiện;
- Kiến thức cơ bản về Hà Nội.
b) Kiến thức chuyên ngành:
- Các chuyên đề: quản lý đô thị Hà Nội, nông thôn Hà Nội, kinh tế - văn hóa - xã hội Hà Nội;
- Kiến thức, kỹ năng thực thi công vụ theo các chức danh chuyên môn.
c) Thực tập tại cơ sở.
6. Hình thức, thời gian và địa điểm đào tạo:
- Các lớp nguồn chia theo chức danh công chức cấp xã, đào tạo tập trung 18 tháng, không kể thời gian nghỉ hè, nghỉ lễ, tết, trong đó có 2 tháng thực tập tại cơ sở.
- Địa điểm đào tạo: Trường ĐTCB Lê Hồng Phong số 220 Đường Láng quận Đống Đa, Hà Nội.
- Dự kiến khai giảng và tổ chức đào tạo trong Quý I/2013.
Kinh phí tổ chức đào tạo các lớp công chức nguồn và kinh phí hỗ trợ cho học viên theo quy định của Đề án trích từ kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức năm 2013 và 2014 giao cho Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong.
V. PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nội vụ: Giúp UBND Thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch. Cụ thể:
- Thông báo chỉ tiêu, điều kiện tiêu chuẩn và hướng dẫn tổ chức tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ các lớp nguồn công chức;
- Thẩm định, điều tiết hồ sơ có đơn tình nguyện từ quận, huyện, thị xã có nhiều hồ sơ đủ điều kiện sang quận, huyện không đủ hồ sơ đăng ký theo quy định của Đề án.
- Tổng hợp danh sách học viên chính thức trình UBND thành phố phê duyệt;
- Phối hợp xây dựng nội dung chương trình các chuyên đề giảng dạy;
- Lập dự toán kinh phí phục vụ công tác chiêu sinh;
- Thông báo triệu tập học viên;
- Phối hợp quản lý các lớp nguồn công chức;
- Báo cáo đánh giá kết quả đào tạo hàng năm và cả giai đoạn.
- Thông báo chiêu sinh các lớp nguồn tại trụ sở UBND cấp huyện và cấp xã, trên Đài phát thanh, truyền thanh cấp huyện và cấp xã;
- Thành lập Hội đồng xét chọn học viên để tổ chức chiêu sinh theo thẩm quyền quy định tại đề án.
- Bố trí địa điểm thực tập tại các xã, phường, thị trấn và phân công người kèm cặp trong thời gian học viên thực tập tại cơ sở.
- Tiếp nhận và phân công công tác cho học viên sau đào tạo và tuyển dụng theo chỉ tiêu phân bổ;
- Định kỳ hàng năm kiểm tra đánh giá việc bố trí sử dụng công chức nguồn tại các xã, phường, thị trấn. Tổng hợp đánh giá xếp loại công chức nguồn thuộc quận, huyện thị xã báo cáo UBND thành phố.
- Thu hồi kinh phí đào tạo và kinh phí hỗ trợ theo quy định đối với học viên vi phạm cam kết.
3. Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong:
- Chủ trì xây dựng nội dung chương trình, tài liệu để tổ chức đào tạo theo quy định của Đề án.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo và nhu cầu ăn nghỉ của học viên theo quy định của Đề án.
- Lập dự toán kinh phí phục vụ công tác đào tạo hàng năm trình thành phố phê duyệt và tổ chức chi kinh phí theo quy định.
- Tổ chức, quản lý các lớp học và học viên;
- Báo cáo, đánh giá kết quả học tập của các lớp công chức nguồn.
4. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: xây dựng kế hoạch kinh phí và cấp phát kinh phí chiêu sinh và kinh phí tổ chức đào tạo công chức nguồn.
5. Các sở, ngành: Văn phòng UBND thành phố, các sở: Tài chính, Tư pháp, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Lao động Thương binh và Xã hội, Văn hóa Thể thao và Du lịch, căn cứ chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm:
- Xây dựng đề cương bài giảng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành theo các chức danh chuyên môn công chức cấp xã;
- Cử cán bộ lãnh đạo Sở trực tiếp giảng, hướng dẫn các chuyên đề được giao theo lịch học của Ban Tổ chức lớp học;
- Thống nhất với Sở Nội vụ các tài liệu, văn bản liên quan đến ngành, lĩnh vực của 5 chức danh công chức chuyên môn cấp xã phục vụ công tác biên tập tài liệu cho các lớp nguồn.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức đào tạo thí điểm 500 công chức nguồn làm việc tại xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013-2014. Giám đốc các sở ngành liên quan, Chủ tịch UBND quận huyện thị xã nghiêm túc triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch, đảm bảo tiến độ và chất lượng đào tạo. Trong quá trình tổ chức thực hiện có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị báo cáo về UBND thành phố qua Sở Nội vụ để xem xét giải quyết.
CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM CÔNG CHỨC NGUỒN GIAI ĐOẠN 2013-2014
(Kèm theo Quyết định số 385/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2013 của UBND Thành phố)
STT | Quận, huyện, thị xã |
| Chức danh | Ghi chú | ||||
Tổng số | Văn phòng - Thống kê | Địa chính - Xây dựng | Tài chính - Kế toán | Tư pháp - Hộ tịch | Văn hóa - Xã hội | |||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
1 | Quận Ba Đình | 7 | 1 | 1 | 0 | 3 | 2 |
|
2 | Quận Hoàn Kiếm | 9 | 0 | 0 | 0 | 6 | 3 |
|
3 | Quận Đống Đa | 10 | 5 | 0 | 0 | 5 | 0 |
|
4 | Quận Hai Bà Trưng | 10 | 0 | 1 | 2 | 2 | 5 |
|
5 | Quận Tây Hồ | 3 | 0 | 1 | 0 | 0 | 2 |
|
6 | Quận Thanh Xuân | 5 | 1 | 0 | 0 | 2 | 2 |
|
7 | Quận Cầu Giấy | 4 | 1 | 0 | 0 | 3 | 0 |
|
8 | Quận Hoàng Mai | 7 | 0 | 0 | 1 | 2 | 4 |
|
9 | Quận Long Biên | 7 | 1 | 0 | 0 | 0 | 6 |
|
10 | Quận Hà Đông | 9 | 2 | 2 | 2 | 2 | 1 |
|
11 | Huyện Thanh Trì | 16 | 5 | 1 | 0 | 3 | 7 |
|
12 | Huyện Đông Anh | 25 | 3 | 7 | 0 | 4 | 11 |
|
13 | Huyện Gia Lâm | 22 | 1 | 7 | 2 | 8 | 4 |
|
14 | Huyện Từ Liêm | 16 | 4 | 2 | 0 | 3 | 7 |
|
15 | Huyện Sóc Sơn | 26 | 8 | 4 | 0 | 3 | 11 |
|
16 | Huyện Ba Vì | 31 | 4 | 9 | 3 | 8 | 7 |
|
17 | Thị xã Sơn Tây | 11 | 4 | 1 | 1 | 5 | 0 |
|
18 | Huyện Phúc Thọ | 23 | 9 | 4 | 2 | 5 | 3 |
|
19 | Huyện Đan Phượng | 16 | 5 | 3 | 0 | 4 | 4 |
|
20 | Huyện Quốc Oai | 21 | 3 | 3 | 2 | 10 | 3 |
|
21 | Huyện Thạch Thất | 23 | 3 | 2 | 1 | 8 | 9 |
|
22 | Huyện Hoài Đức | 20 | 0 | 0 | 4 | 12 | 4 |
|
23 | Huyện Chương Mỹ | 32 | 5 | 3 | 3 | 12 | 9 |
|
24 | Huyện Thanh Oai | 21 | 5 | 3 | 0 | 5 | 8 |
|
25 | Huyện Thường Tín | 29 | 7 | 7 | 5 | 5 | 5 |
|
26 | Huyện Phú Xuyên | 28 | 6 | 6 | 1 | 8 | 7 |
|
27 | Huyện Ứng Hoà | 29 | 8 | 4 | 1 | 10 | 6 |
|
28 | Huyện Mỹ Đức | 22 | 3 | 9 | 3 | 4 | 3 |
|
29 | Huyện Mê Linh | 18 | 4 | 5 | 1 | 4 | 4 |
|
| TỔNG CỘNG: | 500 | 98 | 85 | 34 | 146 | 137 |
|
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức
- 3Thông tư 03/2011/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức do Bộ Nội vụ ban hành
- 4Quyết định 18/2012/QĐ-UBND quy định quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức của thành phố Hà Nội
- 5Quyết định 5485/QĐ-UBND năm 2012 về Đề án thí điểm Đào tạo 1000 công chức nguồn làm việc tại xã, phường, thị trấn giai đoạn 2012-2015 của Thành phố Hà Nội
- 6Quyết định 4140/QĐ-UBND năm 2014 sửa đổi Kế hoạch tổ chức đào tạo thí điểm công chức nguồn làm việc tại xã, phường, thị trấn của thành phố Hà Nội kèm theo Quyết định 3087/QĐ-UBND
Quyết định 385/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch tổ chức Đào tạo thí điểm 500 công chức nguồn làm việc tại xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013-2014 của Thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 385/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/01/2013
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Vũ Hồng Khanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/01/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra