Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3826/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 18 tháng 10 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN, MỞ RỘNG DIỆN TÍCH CÂY ĂN QUẢ GẮN VỚI CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ SẢN PHẨM TỈNH NGHỆ AN, GIAI ĐOẠN 2021-2030”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;

Căn cứ các Luật: Luật Trồng trọt năm 2018; Luật Đất đai năm 2013; Luật Lâm nghiệp năm 2017; Luật Thống kê năm 2015; Luật Hợp tác xã năm 2012; Luật An toàn thực phẩm năm 2010; Luật Doanh nghiệp năm 2020; Luật Đầu tư năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 83/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông;

Căn cứ Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 417/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ Quyết định số 69/QĐ-UBND ngày 13/01/2021 của UBND tỉnh Nghệ An về việc Ban hành kế hoạch triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX;

Căn cứ Thông báo số 385-TB/TU ngày 01/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án phát triển cây ăn quả gắn với công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2030;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 3669/TTr.SNN-QLKTKHCN ngày 07/10/2021 về việc phê duyệt “Đề án phát triển, mở rộng diện tích cây ăn quả gắn với công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 - 2030”.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Đề án phát triển, mở rộng diện tích cây ăn quả gắn với công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 - 2030” (sau đây gọi tắt là Đề án), gồm những nội dung chính như sau:

I. Quan điểm, mục tiêu

1. Quan điểm

- Phát huy tiềm năng về đất đai, hình thành các vùng sản xuất cây ăn quả có quy mô diện tích lớn gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; khai thác tiềm năng, sử dụng hiệu quả tài nguyên, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp - người dân từ trồng cây ăn quả - chế biến - bảo quản - tiêu thụ sản phẩm; sản xuất ra sản phẩm hàng hóa đủ tiêu chuẩn tham gia chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế.

- Ưu tiên thu hút đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất cây ăn quả; doanh nghiệp là nòng cốt tham gia chuỗi liên kết. Huy động mọi nguồn lực từ doanh nghiệp, người dân và nguồn ngân sách hỗ trợ; tập trung đầu tư vào nhóm “cây ăn quả ưu tiên phát triển” tạo bước “đột phá” trong phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

- Tạo bước chuyển biến mới trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đồng thời là nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Nghệ An lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Mở rộng, phát triển các vùng trồng cây ăn quả có chất lượng theo hướng sản xuất hàng hóa. Áp dụng khoa học kỹ thuật - công nghệ; đẩy mạnh liên kết theo chuỗi giá trị từ tổ chức sản xuất, bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ. Phát triển sản phẩm cây ăn quả hàng hóa có chất lượng đáp ứng thị trường nội địa và xuất khẩu; nâng cao giá trị sản xuất, giá trị gia tăng; góp phần thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

b) Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2025 diện tích cây ăn quả đạt 30.000 ha, đến năm 2030 đạt 50.000 ha. Sản lượng năm 2025 đạt khoảng 425.395 tấn; năm 2030 đạt khoảng 789.160 tấn.

- Giá trị sản xuất cây ăn quả đến năm 2025 đạt 4.500 - 5.000 tỷ đồng; đến năm 2030 đạt 8.500 - 9.000 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt 12,5 - 13,5%/năm.

- Giá trị sản xuất trên 1,0 ha cây ăn quả năm 2025 đạt 140 - 160 triệu đồng; năm 2030 đạt 180 - 220 triệu đồng (áp dụng quy trình sản xuất được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đạt 300 - 500 triệu đồng/ha).

- Thu hút đầu tư ít nhất 03 cơ sở chế biến quy mô công suất 200.000 - 250.000 tấn/năm. Tổng công suất chế biến đến năm 2030 đạt 300.000 - 350.000 tấn/năm (chiếm 40 - 45% sản lượng quả).

- Diện tích cây ăn quả được công nhận chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP năm2025 đạt khoảng 2.000 ha; năm 2030 đạt khoảng 10.000 ha (chiếm 20% tổng diện tích cây ăn quả).

- Hình thành và phát triển các sản phẩm hàng hóa từ trái cây để xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 80 - 100 triệu USD vào năm 2030.

- Giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 50.000 lao động.

II. Nhiệm vụ và giải pháp

1. Nhiệm vụ

a) Mở rộng diện tích trồng cây ăn quả

- Giai đoạn 2021 - 2030 mở rộng diện tích trồng cây ăn quả đảm bảo đến năm 2030 đạt 50.000 ha, diện tích mở rộng khoảng 27.198 ha, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp khoảng 12.347 ha (Đất trồng lúa kém hiệu quả, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm); Đất lâm nghiệp khoảng 14.851 ha (rà soát, chuyển đổi mục đích sử dụng gồm: Đất rừng sản xuất hiện trạng là rừng trồng, đất chưa trồng rừng và đối tượng phù hợp theo hình thức chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc nông lâm kết hợp sử dụng 30% diện tích cho phép theo quy định pháp luật). Dự kiến giai đoạn 2021 - 2025 mở rộng khoảng 7.198 ha, tập trung vào diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm và đất rừng trồng sản xuất.

- Mở rộng diện tích cây ăn quả phân theo 3 nhóm: Nhóm cây ăn quả ưu tiên phát triển (nhóm chủ lực); nhóm cây ăn quả có ưu thế đối với một số địa phương trong tỉnh; nhóm cây ăn quả cơ bản ổn định diện tích, cụ thể như sau:

+ Nhóm cây ăn quả ưu tiên phát triển (nhóm chủ lực): 21.082 ha, trong đó cây ăn quả có múi (cam, chanh, bưởi, quýt) 8.588 ha; cây ăn quả phát triển mở rộng gắn với công nghiệp chế biến (dứa, chuối) 12.494 ha.

+ Nhóm cây ăn quả có ưu thế đối với một số địa phương trong tỉnh (mít, ổi, na, xoài, mận Tam hoa): 4.000 ha.

+ Nhóm cây ăn quả cơ bản ổn định diện tích (bơ, chanh leo, nhãn, vải, táo, thanh long,... và các cây còn lại): 2.116 ha.

(Chi tiết tại Phụ lục I kèm theo).

b) Phát triển nâng cao năng suất, sản lượng cây ăn quả

Năm 2020 diện tích cây ăn quả toàn tỉnh là 22.802 ha, diện tích cho sản phẩm 18.597 ha, năng suất trung bình 140 tạ/ha, sản lượng đạt 260.695 tấn. Kế hoạch năm 2025 tổng diện tích đạt 30.000 ha, diện tích cho sản phẩm 24.400 ha năng suất trung bình đạt 174 tạ/ha, sản lượng đạt khoảng 425.395 tấn; mục tiêu đến năm 2030 diện tích 50.000 ha, diện tích cho sản phẩm 40.015 ha năng suất trung bình đạt 197 tạ/ha, sản lượng đạt khoảng 789.160 tấn, các nhóm như sau:

- Nhóm cây ăn quả ưu tiên phát triển: Năm 2020 diện tích 15.418 ha, diện tích cho sản phẩm 12.582 ha, năng suất trung bình 168 tạ/ha, sản lượng đạt 216.406 tấn. Kế hoạch năm 2025 diện tích 21.600 ha, diện tích cho sản phẩm 17.300 ha, năng suất trung bình 204 tạ/ha, sản lượng 352.134 tấn; mục tiêu đến năm 2030 diện tích 36.500 ha, diện tích cho sản phẩm 28.820 ha, năng suất trung bình 228 tạ/ha, sản lượng đạt khoảng 656.704 tấn.

- Nhóm cây ăn quả có có ưu thế đối với một số địa phương trong tỉnh: Năm 2020 diện tích 3.450 ha, diện tích cho sản phẩm 2.339 ha, năng suất trung bình 86 tạ/ha, sản lượng đạt 20.176 tấn. Kế hoạch năm 2025 diện tích 4.370 ha, diện tích cho sản phẩm 3.478 ha, năng suất trung bình 116 tạ/ha, sản lượng 40.379 tấn; mục tiêu đến năm 2030 diện tích 7.450 ha, diện tích cho sản phẩm 5.979 ha, năng suất trung bình 131 tạ/ha, sản lượng đạt khoảng 78.218 tấn.

- Nhóm cây ăn quả cơ bản ổn định diện tích: Năm 2020 diện tích 3.934 ha, diện tích cho sản phẩm 3.406 ha, năng suất trung bình 71 tạ/ha, sản lượng đạt 24.112 tấn. Kế hoạch năm 2025 diện tích 4.030 ha, diện tích cho sản phẩm 3.622 ha, năng suất trung bình 91 tạ/ha, sản lượng đạt 32.882 tấn; mục tiêu đến năm 2030 diện tích 6.050 ha, diện tích cho sản phẩm 5.216 ha, năng suất trung bình 104 tạ/ha, sản lượng đạt khoảng 54.238 tấn.

(Chi tiết tại Phụ lục II kèm theo).

c) Phát triển giống cây ăn quả

- Cải tạo, nâng cấp các cơ sở sản xuất giống cây ăn quả hiện có (Trung tâm giống cây ăn quả Phủ Quỳ, Hợp tác xã nông nghiệp cây ăn quả 1/5 Nghĩa Đàn,...).

- Đầu tư xây dựng cơ sở, trang thiết bị phục vụ nhân giống, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào phục vụ sản xuất, nghiên cứu, chọn tạo du nhập, sản xuất, chuyển giao các giống cây ăn quả có năng suất và chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu phát triển mở rộng diện tích cây ăn quả.

- Tập trung công tác tuyển chọn, chọn lọc siêu nguyên chủng, giống gốc, giống bố mẹ, công nhận vườn cây đầu dòng, cây đầu dòng; hỗ trợ mua cây giống đáp ứng yêu cầu phát triển diện tích cây ăn quả. Đối với nhóm cây ăn quả có múi và nhóm cây có lợi thế ở một số địa phương tập trung chọn lọc, bảo vệ các cây đầu dòng để lai tạo và nhân giống bằng hình thức chiết, ghép. Đối với nhóm cây ăn quả phát triển gắn với chế biến (dứa, chuối) liên kết với các cơ sở sản xuất giống phát triển nhân giống bằng phương pháp nuôi cây mô.

- Nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ và đẩy mạnh hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giống đảm bảo kiểm soát được giống cây ăn quả đáp ứng yêu cầu sản xuất.

d) Phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sản phẩm

- Phát huy hiệu quả các cơ sở chế biến hiện có như: Nhà máy sản xuất nước tinh khiết, thảo dược và hoa quả Núi Tiên của Tập đoàn Công nghiệp Thực phẩm TH (Nghĩa Đàn); Nhà máy chế biến nước hoa quả Quỳnh Châu (Quỳnh Lưu) và các cơ sở chế biến hiện có trên địa bàn.

- Khuyến khích các cơ sở chế biến, bảo quản trái cây trên địa bàn tiếp tục đầu tư công nghệ, dây chuyền sản xuất đáp ứng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã sản phẩm.

- Thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi xây dựng: Nhà máy chế biến Chanh Thiên Nhẫn (Nam Đàn), của Công ty Sao Thái Dương và Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao sản xuất và Chế biến chanh Nam Kim; các Nhà máy chế biến, bảo quản hoa quả và xuất khẩu tại các huyện: Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Quỳ Hợp, Anh Sơn, Thanh Chương, có quy mô và công suất đủ để đáp ứng lượng nguyên liệu trái cây sản xuất trên địa bàn.

đ) Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

- Triển khai thống kê, phân tích thị trường, nhu cầu tiêu thụ; xây dựng kế hoạch phát triển thị trường theo các phân khúc: Thị trường nội tỉnh, thị trường vùng Bắc Trung Bộ, thị trường trong nước và thị trường các nước, khu vực...

- Tổ chức, triển khai các hoạt động dịch vụ, thương mại, hội chợ, triễn lãm, lập trang Website giới thiệu và quảng bá sản phẩm; đào tạo, tập huấn phát triển nhân lực về Marketing, hỗ trợ dán tem truy xuất nguồn gốc, công nhận nhãn hiệu, thương hiệu các loại sản phẩm cây ăn quả.

- Xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, liên kết giữa các cơ sở sản xuất với các trung tâm siêu thị, nhà hàng, khách sạn tạo nên chuỗi liên kết bền vững. Đẩy mạnh sản phẩm cây ăn quả giao dịch trên các nền tảng thương mại điện tử.

e) Xác định các nhiệm vụ, mô hình, dự án ưu tiên.

(Chi tiết tại Phụ lục III kèm theo).

2. Giải pháp                                                                                     

a) Hoàn thiện cơ chế, chính sách

- Thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Trung ương và các chính sách hiện có của tỉnh.

- Xây dựng các chính sách theo quy định mới của Trung ương và của tỉnh, đồng thời điều chỉnh, bổ sung Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND ngày 20/12/2017 của HĐND tỉnh và các chính sách khác có liên quan để phát triển, mở rộng diện tích cây ăn quả gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.

b) Tăng cường công tác chỉ đạo, thông tin, tuyên truyền

- Tổ chức triển khai Đề án/Kế hoạch mở rộng, phát triển cây ăn quả sâu rộng đến tận cơ sở, các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ trang trại và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh. Huy động cả hệ thống chính trị tập trung chỉ đạo thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch về phát triển mở rộng diện tích cây ăn quả tại từng địa phương cũng như toàn tỉnh.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ trang trại về phát triển sản xuất cây ăn quả theo hướng liên kết, tạo ra sản phẩm hàng hóa.

c) Khai thác sử dụng đất phục vụ phát triển cây ăn quả

- Tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung, tích hợp vào quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất các địa phương đảm bảo diện tích phát triển cây ăn quả giai đoạn 2021 - 2030.

- Xác định diện tích đất đủ điều kiện để mở rộng diện tích cây ăn quả theo quy định. Trong đó tập trung khai thác diện tích đất rừng trồng sản xuất được chuyển đổi mục đích trong quá trình thực hiện quy hoạch lâm nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; diện tích đất trồng lúa cao cưỡng, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm kém hiệu quả có khả năng phát triển cây ăn quả.

- Xây dựng, thu hút các dự án đầu tư phát triển cây ăn quả, thực hiện tốt công tác thu hồi, đền bù giải phóng mặt bằng của các tổ chức, cá nhân kịp thời, đúng quy định để phục vụ phát triển cây ăn quả.

d) Đầu tư phát triển giống cây ăn quả

- Thu hút doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư các cơ sở sản xuất giống đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng phục vụ công tác trồng mới, trồng thay thế phát triển, mở rộng diện tích cây ăn quả trên địa bàn tỉnh. Cải tạo, nâng cấp các cơ sở sản xuất giống hiện có. Đẩy mạnh công tác tuyển chọn, công nhận vườn cây đầu dòng, cây đầu dòng; hỗ trợ mua cây giống để bổ sung, phát triển mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng vườn cây ăn quả.

- Đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các Viện, Trung tâm trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm nghiên cứu, chọn tạo phục tráng, du nhập, nhân các giống cây ăn quả có năng suất và chất lượng phù hợp với điều kiện của tỉnh Nghệ An.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giống nhằm đảm bảo chất lượng cây giống đáp ứng yêu cầu về mặt tiêu chuẩn theo quy định phục vụ cho hoạt động sản xuất, mở rộng, phát triển cây ăn quả.

đ) Áp dụng khoa học kỹ thuật - công nghệ, tổ chức sản xuất

- Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong tất cả các khâu của hoạt động tổ chức sản xuất cây ăn quả tạo thành chuỗi khép kín từ khâu giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiêu thụ. Từng bước chuyển đổi số nâng cao hiệu quả sản xuất cây ăn quả.

- Hoàn thiện quy trình canh tác tiên tiến nhằm khắc phục và hạn chế tính thời vụ, cải tạo và nâng cao chất lượng vườn cây. Xây dựng quy trình kỹ thuật cải tạo đất từ đất trồng rừng sản xuất, đất vườn tạp... chuyển sang phát triển trồng cây ăn quả đảm bảo hiệu quả, phát triển bền vững. Đẩy mạnh áp dụng quy trình sản xuất thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ và các tiêu chuẩn tương đương).

- Đẩy mạnh cấp và quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói nông sản, chứng nhận nông sản an toàn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

e) Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bảo quản, chế biến

- Đầu tư nâng cấp, làm mới các công trình giao thông, thủy lợi, điện đáp ứng việc phát triển, mở rộng diện tích cây ăn quả và công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả.

- Cải tạo, nâng cấp các cơ sở sản xuất giống hiện có; đầu tư dự án sản xuất giống cây ăn quả đáp ứng nhu cầu về giống đảm bảo tiêu chuẩn cho việc trồng mới mở rộng diện tích.

- Thu hút đầu tư ít nhất 03 cơ sở chế biến, bảo quản với thiết bị, công nghệ hiện đại trên địa bàn tỉnh.

- Khuyến khích các địa phương xây dựng hệ thống chợ đầu mối, gian hàng giới thiệu sản phẩm, chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả trên địa bàn tỉnh và các thị trường tiềm năng.

f) Xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, doanh nghiệp tham gia liên kết theo chuỗi; đẩy mạnh công tác xây dựng, bảo vệ nhãn hiệu sản phẩm. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, triển lãm; xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Tập trung sản xuất các sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn quy định để đưa vào tiêu thụ trong hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại. Xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả; đẩy mạnh giao dịch trên các nền tảng thương mại điện tử.

- Nghiên cứu, dự báo, cập nhật thông tin về chính sách thương mại quốc tế; tăng cường xúc tiến thương mại; đẩy mạnh việc cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm...

- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm đảm bảo an toàn; quản lý chất lượng sản phẩm theo chuỗi giá trị, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ để đạt các tiêu chuẩn ISO, VietGAP, GlobalGAP… Nâng cao chất lượng sản phẩm từ cây ăn quả đảm bảo an toàn thực phẩm trong tất cả các công đoạn từ sản xuất đến tiêu thụ đảm bảo sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng.

g) Phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên kết sản xuất

Trên cơ sở định hướng các vùng sản xuất cây ăn quả, đẩy mạnh liên kết sản xuất; hướng dẫn nông dân thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại. Tập trung công tác đào tạo, nâng cao năng lực quản trị, quản lý, khoa học kỹ thuật, thị trường cho cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ trang trại. Tạo điều kiện thuận lợi, có chính sách hỗ trợ kịp thời để xây dựng các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại phát triển sản xuất hiệu quả.

h) Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

- Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn về sản xuất cây ăn quả cho cán bộ nông nghiệp phục vụ công tác chỉ đạo phát triển sản xuất cây ăn quả.

- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về khoa học kỹ thuật, công nghệ cho các hộ nông dân điển hình, các chủ trang trại, cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất cây ăn quả.

- Tổ chức đào tạo dạy nghề cho con em nông dân; có chính sách thu hút lực lượng lao động có trình độ chuyên môn về cơ sở.

III. Khái toán kinh phí ngân sách hỗ trợ thực hiện Đề án

1. Tổng kinh phí ngân sách hỗ trợ

Tổng kinh phí ngân sách hỗ trợ giai đoạn 2021 - 2030 dự kiến khoảng 470.890 triệu đồng (bốn trăm bảy mươi tỷ, tám trăm chín mươi triệu đồng), tương ứng 4 - 5% giá trị sản xuất cây ăn quả, trong đó:

- Hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất: 337.190 triệu đồng, chiếm 71,6%;

- Hỗ trợ xây dựng cơ sở chế biến, bảo quản, sơ chế, đóng gói sản phẩm cây ăn quả: 120.000 triệu đồng, chiếm 25,5%;

- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm, thị trường tiêu thụ: 11.000 triệu đồng, chiếm 2,3%;

- Công tác khác: 2.700 triệu đồng, chiếm 0,6%.

2. Dự kiến nguồn kinh phí hỗ trợ

- Nguồn từ chính sách hỗ trợ về phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh khoảng 261.136 triệu đồng, chiếm khoảng 55,45%.

- Nguồn ngân sách khác của tỉnh khoảng 85.454 triệu đồng, chiếm khoảng 18,15%.

- Nguồn hỗ trợ theo chính sách từ ngân sách Trung ương thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia, chính sách hỗ trợ phát triển (Xây dựng nông thôn mới, Chương trình 135, Chương trình 30a, Khuyến nông, Khuyến công; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP, Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ…) khoảng 124.300 triệu đồng, chiếm 26,40%.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của các Sở, ngành

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án.

- Thực hiện lồng ghép hoặc tham mưu UBND tỉnh lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án với các chương trình mục tiêu quốc gia và các đề án liên quan do Sở chủ trì và quản lý.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp tình hình thực hiện Đề án, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh hàng năm và cả giai đoạn và tham mưu đề xuất điều chỉnh, bổ sung các nội dung của Đề án phù hợp với yêu cầu thực tế.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan đề xuất, triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng các mô hình chuyển đổi từ đất trồng rừng sản xuất, đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, mô hình ứng dụng khoa học công nghệ, cải tạo nâng cao chất lượng vườn cây; các nhiệm vụ nghiên cứu, chọn tạo các giống cây ăn quả có năng suất và chất lượng; rà soát, bổ sung, xây dựng ban hành quy trình canh tác, định mức kinh tế - kỹ thuật sản xuất cây ăn quả.

- Hàng năm, căn cứ vào tình hình thực tế và kế hoạch thực hiện Đề án để xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung dự toán kinh phí thực hiện đề xuất Sở Tài chính tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở ngành, địa phương tham mưu tích hợp nội dung Đề án vào Quy hoạch tỉnh và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để chỉ đạo thực hiện; tham mưu danh mục các dự án khuyến khích đầu tư phát triển cây ăn quả;

- Tham mưu bố trí kinh phí thực hiện Đề án theo chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và quy định của Luật Đầu tư công.

- Phối hợp với các Sở ngành, địa phương liên quan kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư nhằm thực hiện Đề án hiệu quả.

c) Sở Tài chính

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn và các Sở ngành liên quan rà soát, tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cây ăn quả;

- Chủ trì tham mưu bố trí nguồn ngân sách để thực hiện có hiệu quả Đề án.

d) Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, địa phương xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định;

- Tham mưu UBND tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất và các chính sách về đất đai tạo điều kiện tích tụ đất đai để phát triển sản xuất cây ăn quả.

đ) Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành, địa phương đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ;

- Thực hiện công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm. Hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu (chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, nhãn mác...) đối với cây ăn quả Nghệ An.

e) Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tham mưu các chính sách hỗ trợ và thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sản phẩm.

- Chủ trì xây dựng các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu sản phẩm cây ăn quả chính của Nghệ An.

f) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch

Phối hợp với Sở, ngành các địa phương, cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động xúc tiến, thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư phát triển sản xuất cây ăn quả gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả.

g) Các Sở, ngành khác có liên quan

- Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền được giao; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong tổ chức thực hiện Đề án;

- Tham mưu UBND tỉnh về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực ngành quản lý; giải quyết các vướng mắc để thực hiện Đề án hiệu quả.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị xã

- Tham mưu cho cấp ủy cùng ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển cây ăn quả trên địa bàn các huyện, thành, thị xã. Đưa các nội dung của Đề án vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; xây dựng kế hoạch cụ thể để phát triển cây ăn quả trên địa bàn.

- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các vùng sản xuất, mô hình, dự án, chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm cây ăn quả tại địa phương.

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất phục vụ việc mở rộng, phát triển cây ăn quả.

- Hàng năm xây dựng kế hoạch phát triển diện tích cây ăn quả đăng ký về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt làm căn cứ tổ chức triển khai và bố trí nguồn ngân sách hỗ trợ.

3. Chỉ đạo, kiểm tra thực hiện Đề án

- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án và các tổ công tác theo yêu cầu của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phù hợp, hiệu quả.

- Hàng năm các Sở, ngành, địa phương báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án trong năm và xây dựng kế hoạch của năm tiếp theo gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.

Điều 3. Điều khoản thi hành

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Nghĩa Hiếu

 

PHỤ LỤC I:

MỞ RỘNG DIỆN TÍCH CÂY ĂN QUẢ TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Kèm theo Quyết định số: 3826/QĐ-UBND ngày 18/10/2021)

TT

Nội dung

Diện tích mở rộng (ha)

Trên các loại đất (ha)

Lúa khác

Cây hàng năm khác

Cây lâu năm

Rừng sản xuất

I

Phân theo nhóm cây ăn quả

27.198

412

3.365

8.570

14.851

1

Nhóm cây ưu tiên phát triển (nhóm chủ lực)

21.082

382

2.824

5.799

12.077

-

Cây ăn quả có múi

8.588

342

793

3.132

4.321

-

Cây ăn quả phát triển mở rộng gắn với công nghiệp chế biến

12.494

40

2.031

2.667

7.756

2

Nhóm có ưu thế đối với một số địa phương trong tỉnh

4.000

26

443

1.872

1.659

3

Nhóm cơ bản ổn định diện tích

2.116

4

98

899

1.115

II 

Phân theo địa phương/ tiến độ

27.198

412

3.365

8.570

14.851

A

Kế hoạch 2021-2025

7.198

103

1.037

2.147

3.911

1

Thành phố Vinh

-

-

-

-

-

2

Thị xã Cửa Lò

4

-

-

4

-

3

Diễn Châu

289

-

136

145

8

4

Yên Thành

720

-

100

300

320

5

Quỳnh Lưu

1.160

-

125

415

620

6

Thị xã Hoàng Mai

151

-

25

50

76

7

Nghi Lộc

221

40

40

80

61

8

Hưng Nguyên

164

35

16

105

8

9

Nam Đàn

156

0

30

106

20

10

Đô Lương

344

25

40

155

124

11

Thanh Chương

213

1

40

112

60

12

Anh Sơn

304

2

50

72

180

13

Nghĩa Đàn

661

-

51

100

510

14

Thái Hòa

184

-

15

64

105

15

Tân Kỳ

1.092

-

192

100

800

16

Quỳ Hợp

716

-

76

40

600

17

Quỳ Châu

106

-

-

21

85

18

Quế Phong

156

-

1

25

130

19

Con Cuông

172

-

35

30

107

20

Tương Dương

225

-

56

162

7

21

Kỳ Sơn

160

-

9

61

90

B

Kế hoạch 2026-2030

20.000

309

2.328

6.423

10.940

1

Thành phố Vinh

9

-

-

9

-

2

Thị xã Cửa Lò

14

-

-

14

-

3

Diễn Châu

431

-

210

221

-

4

Yên Thành

2.276

-

150

1.032

1.094

5

Quỳnh Lưu

1.411

-

140

516

755

6

Thị xã Hoàng Mai

258

-

40

78

140

7

Nghi Lộc

749

128

121

255

245

8

Hưng Nguyên

332

75

24

213

20

9

Nam Đàn

880

-

149

643

88

10

Đô Lương

1.571

106

183

728

554

11

Thanh Chương

1.489

-

261

815

413

12

Anh Sơn

1.336

-

163

344

829

13

Nghĩa Đàn

2.518

-

129

412

1.977

 

 

 

 

 

 

 

14

Thị xã Thái Hòa

362

-

-

133

229

15

Tân Kỳ

2.791

-

383

152

2.256

16

Quỳ Hợp

946

-

223

169

554

17

Quỳ Châu

406

-

-

78

328

18

Quế Phong

482

-

-

48

434

19

Con Cuông

1.003

-

50

104

849

20

Tương Dương

462

-

102

350

10

21

Kỳ Sơn

274

-

-

109

165

 

PHỤ LỤC II:

DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG CÂY ĂN QUẢ TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2021-2030
(Kèm theo Quyết định số: 3826/QĐ-UBND ngày 18/10/2021)

TT

Hạng mục

ĐVT

Hiện trạng 2020

Kế hoạch 2025

Mục tiêu 2030

 

Tổng diện tích cây ăn quả

Ha

22.802

30.000

50.000

 

Diện tích cho sản phẩm

Ha

18.597

24.400

40.015

 

Năng suất trung bình

Tạ/ha

140

174

197

 

Tổng sản lượng

Tấn

260.695

425.395

789.160

I

Nhóm cây ăn quả ưu tiên phát triển (nhóm chủ lực)

Ha

15.418

21.600

36.500

-

Diện tích cho sản phẩm

Ha

12.852

17.300

28.820

-

Năng suất trung bình

Tạ/ha

168

204

228

-

Sản lượng

Tấn

216.406

352.134

656.704

a

Cây ăn quả có múi

Ha

9.912

12.100

18.500

-

Diện tích cho sản phẩm

Ha

8.035

9.462

14.249

-

Năng suất trung bình

Tạ/ha

137

152

165

-

Sản lượng

Tấn

110.378

144.173

234.403

1

Cam: Diện tích

Ha

4.735

6.100

8.645

-

Diện tích cho sản phẩm

Ha

3.804

4.897

6.810

-

Năng suất

Tạ/ha

156

163

181

-

Sản lượng

Tấn

59.320

79.957

122.965

2

Quýt: Diện tích

Ha

1.524

1.350

2.155

-

Diện tích cho sản phẩm

Ha

1.199

1.067

1.728

-

Năng suất

Tạ/ha

132

142

157

-

Sản lượng

Tấn

15.796

15.156

27.187

3

Chanh: Diện tích

Ha

2.036

2.550

3.900

-

Diện tích cho sản phẩm

Ha

1.868

1.940

2.965

-

Năng suất

Tạ/ha

118

138

145

-

Sản lượng

Tấn

22.084

26.705

43.075

4

Bưởi: Diện tích

Ha

1.612

2.100

3.800

-

Diện tích cho sản phẩm

Ha

1.161

1.556

2.746

-

Năng suất

Tạ/ha

113

144

150

-

Sản lượng

Tấn

13.113

22.357

41.177

b

Cây ăn quả phát triển mở rộng gắn với công nghiệp chế biến

Ha

5.506

9.500

18.000

-

Diện tích cho sản phẩm

Ha

4.817

7.838

14.571

-

Năng suất trung bình

Tạ/ha

220

265

290

-

Sản lượng

Tấn

106.029

207.960

422.300

1

Dứa: Diện tích

Ha

1.374

5.000

13.000

-

Diện tích cho sản phẩm

Ha

1.040

3.750

10.000

-

Năng suất

Tạ/ha

260

291

300

-

Sản lượng

Tấn

27.005

109.048

300.325

2

Chuối: Diện tích

Ha

4.132

4.500

5.000

-

Diện tích cho sản phẩm

Ha

3.777

4.088

4.571

-

Năng suất

Tạ/ha

209

242

267

-

Sản lượng

Tấn

79.023

98.912

121.976

II

Nhóm cây ăn quả có ưu thế đối với một số địa phương

Ha

3.450

4.370

7.450

 

Diện tích cho sản phẩm

Ha

2.339

3.478

5.979

 

Năng suất trung bình

Tạ/ha

86

116

131

 

Sản lượng

Tấn

20.176

40.379

78.218

1

Mít: Diện tích

Ha

1.081

1.300

2.700

-

Diện tích cho sản phẩm

Ha

607

1.040

2.162

-

Năng suất

Tạ/ha

92

128

143

-

Sản lượng

Tấn

5.596

13.309

30.968

2

Ổi: Diện tích

Ha

1.053

1.350

2.200

-

Diện tích cho sản phẩm

Ha

659

1.082

1.753

-

Năng suất

Tạ/ha

101

128

142

-

Sản lượng

Tấn

6.633

13.871

24.930

3

Na: Diện tích

Ha

460

670

1.250

-

Diện tích cho sản phẩm

Ha

385

555

1.026

-

Năng suất

Tạ/ha

68

94

113

-

Sản lượng

Tấn

2.633

5.198

11.575

4

Xoài: Diện tích

Ha

800

900

1.000

-

Diện tích cho sản phẩm

Ha

634

680

800

-

Năng suất

Tạ/ha

78

105

110

-

Sản lượng

Tấn

4.974

7.160

8.822

5

Mận: Diện tích

Ha

57

150

300

-

Diện tích cho sản phẩm

Ha

55

120

240

-

Năng suất

Tạ/ha

62

70

80

-

Sản lượng

Tấn

340

841

1.924

III

Nhóm cơ bản ổn định diện tích (bơ, chanh leo, nhãn, vải, táo, thanh long,… và các cây ăn quả còn lại)

Ha

3.934

4.030

6.050

-

Diện tích cho sản phẩm

Ha

3.406

3.622

5.216

-

Năng suất trung bình

Tạ/ha

71

91

104

-

Sản lượng

Tấn

24.112

32.882

54.238