Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/2008/QĐ-UBND | Thủ Dầu Một, ngày 12 tháng 8 năm 2008 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THOÁT NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Xây dựng được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005;
Căn cứ Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 1664/SXD-TTr ngày 31/7/2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý hoạt động thoát nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Điều 2. Giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp cùng các Sở, ngành: Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã tổ chức triển khai và hướng dẫn thực hiện việc quản lý hoạt động thoát nước trên địa bàn tỉnh đúng theo quy định của pháp luật và quy định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành: Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, Trưởng Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan ban ngành chức năng; các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH |
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THOÁT NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 38 /2008/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
Điều 1. Mục đích của việc ban hành quy định quản lý hoạt động thoát nước:
1. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của các Sở, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan đối với công tác quản lý hoạt động thoát nước trên địa bàn theo đúng các quy định của pháp luật.
2. Là căn cứ pháp lý để các Sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các địa phương và đơn vị liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ tổ chức lập quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, tổ chức quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống các công trình thoát nước trên địa bàn phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
Điều 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng:
1. Quy định việc phân cấp và quản lý về hoạt động thoát nước tại các khu vực đô thị, các khu, cụm công nghiệp, hệ thống các công trình giao thông và các khu dân cư tập trung ven đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đối với các khu dân cư tập trung nông thôn có điều kiện xây dựng hệ thống thoát nước tập trung thì khuyến khích áp dụng Quy định này.
2. Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình trong nước và các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến thoát nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
1. Hoạt động thoát nước là các hoạt động có liên quan trong lĩnh vực thoát nước, bao gồm: Quy hoạch, tư vấn thiết kế, đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác, sử dụng hệ thống thoát nước.
2. Dịch vụ thoát nước là hoạt động quản lý, vận hành hệ thống thoát nước nhằm đáp ứng yêu cầu thoát nước mưa, nước thải và xử lý nước thải của các đối tượng có nhu cầu thoát nước theo các quy định của pháp luật.
3. Phí thoát nước là phí bảo vệ môi trường đối với nước thải áp dụng cho khu vực đô thị và khu công nghiệp có hệ thống thoát nước tập trung; phí thoát nước do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định sau khi thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh nhằm từng bước bảo đảm duy trì và phát triển dịch vụ thoát nước trên địa bàn.
4. Đơn vị thoát nước là tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ thoát nước theo hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước.
5. Hộ thoát nước bao gồm các hộ gia đình, cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ xả nước mưa, nước thải vào hệ thống thoát nước.
6. Hộ thoát nước đơn lẻ là hộ thoát nước xả nước mưa, nước thải trực tiếp ra môi trường.
7. Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do các hoạt động của con người xả vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường.
8. Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân.
9. Nước thải khác là nước đã qua sử dụng mà không phải là nước thải sinh hoạt.
10. Hệ thống thoát nước bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu gom và chuyển tải, hồ điều hòa, các công trình đầu mối (trạm bơm, nhà máy xử lý, cửa xả) và phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, vận chuyển, tiêu thoát nước mưa, nước thải và xử lý nước thải. Hệ thống thoát nước được chia làm các loại sau đây:
a) Hệ thống thoát nước chung là hệ thống trong đó tất cả mọi loại nước thải, nước mưa được thu gom trong cùng một hệ thống;
b) Hệ thống thoát nước riêng là hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt;
c) Hệ thống thoát nước nửa riêng là hệ thống thoát nước chung có tuyến cống bao để tách nước thải đưa về nhà máy xử lý.
11. Hệ thống thoát nước mưa bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu gom và chuyển tải, hồ điều hòa, các công trình đầu mối (trạm bơm, cửa xả...) và phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom và tiêu thoát nước mưa.
12. Hệ thống thoát nước thải bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu gom và chuyển tải, hồ điều hòa, các công trình đầu mối (trạm bơm, nhà máy xử lý, cửa xả...) và phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, tiêu thoát và xử lý nước thải.
13. Cống bao là tuyến cống chính có các giếng tách nước thải để thu gom toàn bộ nước thải khi không có mưa và một phần nước thải đã được hòa trộn khi có mưa trong hệ thống thoát nước chung từ các lưu vực khác nhau và vận chuyển đến trạm bơm hoặc nhà máy xử lý nước thải.
14. Hệ thống hồ điều hòa bao gồm các hồ tự nhiên hoặc nhân tạo để tiếp nhận nước, điều hòa khả năng tiêu thoát nước cho hệ thống thoát nước.
15. Điểm đấu nối là các điểm xả nước của các hộ thoát nước vào hệ thống thoát nước.
16. Điểm xả là nơi xả nước ra môi trường của hệ thống thoát nước hoặc các hộ thoát nước đơn lẻ.
17. Lưu vực thoát nước là một khu vực nhất định mà nước mưa hoặc nước thải được thu gom, vận chuyển đưa về một hoặc một số điểm xả ra nguồn tiếp nhận.
18. Nguồn tiếp nhận là một bộ phận của môi trường bao gồm: Các nguồn nước chảy thường xuyên hoặc định kỳ như ao, hồ, sông, suối, kênh mương, nước ngầm, biển.
19. COD là nhu cầu ôxy cần thiết để ôxy hóa các chất hóa học có trong nước.
20. Công trình thủy lợi là công trình khai thác mặt lợi của nước, phòng chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái, bao gồm: Hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, công trình kênh và bờ bao các loại.
Điều 4. Nguyên tắc kết hợp công trình thoát nước với công trình kỹ thuật hạ tầng khác:
1. Khi lập dự án đầu tư về hệ thống, công trình thoát nước và dự án đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật có thoát nước đều phải tuân thủ quy hoạch xây dựng, quy hoạch thoát nước đã được phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp chưa có quy hoạch thoát nước được duyệt thì phải thực hiện theo khoản 4 Điều 19 của Quy định này để xác định các thông số kỹ thuật cho việc lập dự án.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thoát nước, đơn vị được giao quản lý, vận hành hệ thống thoát nước có quyền và nghĩa vụ kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng các hạng mục công trình thoát nước của các dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan. Đơn vị thoát nước có quyền từ chối nhận bàn giao công trình thoát nước nếu chất lượng xây dựng không bảo đảm theo quy định.
1. Phá hoại các công trình của hệ thống thoát nước.
2. Vi phạm các quy định về bảo vệ hệ thống thoát nước.
3. Cản trở việc kiểm tra, thanh tra hoạt động thoát nước.
4. Không tuân thủ các quy định về cao độ nền xây dựng khi tiến hành xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình xây dựng trong đô thị.
5. Xả nước mưa, nước thải không bảo đảm quy chuẩn chất lượng nước thải xả vào hệ thống thoát nước, nguồn tiếp nhận.
6. Xả thải các chất không phải là nước thải, nước mưa vào hệ thống thoát nước.
7. Pha loãng nước thải để đạt các quy chuẩn chất lượng nước thải hoặc chuyển tải lượng ô nhiễm sang môi trường khác như không khí và đất.
8. Đấu nối hệ thống thoát nước tùy tiện hoặc không theo đúng thỏa thuận với cơ quan chức năng.
9. Cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động thoát nước.
10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây phiền hà, sách nhiễu các tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động thoát nước.
11. Các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về thoát nước.
NỘI DUNG CỦA PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG THOÁT NƯỚC
- Uỷ ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về mọi hoạt động thoát nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Giao chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về hoạt động thoát nước, cho các Sở, ngành, đơn vị cụ thể theo các Điều 7, 8, 9, 10, 11 Quy định này.
2. Chủ trì giải quyết phương án thoát nước khi hệ thống đó liên quan đến nhiều ngành và nhiều địa phương.
3. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh về thỏa thuận đầu mối thoát nước của các khu, cụm công nghiệp, các dự án khu đô thị mới, khu dân cư, nhà ở có quy mô từ 50 ha trở lên và các khu chức năng đô thị khác vào hệ thống thoát nước do tỉnh quản lý tại khoản 1 Điều này.
Điều 8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
1. Chịu trách nhiệm tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về đầu tư, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, hồ, đập trên địa bàn, quản lý nhà nước về hoạt động thoát nước phục vụ nông nghiệp.
2. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp và thu hồi giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh sau khi có xác nhận về chất lượng nguồn nước thải đạt yêu cầu về quy chuẩn nước thải của cơ quan môi trường cấp tỉnh.
3. Chủ trì giải quyết phương án thoát nước trên địa bàn toàn tỉnh khi có thiên tai xảy ra như: Mưa bão dài ngày, lũ lụt, triều cường, xả lũ của các hồ, đập, sự cố của các công trình thủy lợi, thủy điện.
Điều 9. Sở Tài nguyên và Môi trường:
1. Chịu trách nhiệm tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động thoát nước, xác nhận chất lượng nguồn nước thải thuộc tỉnh quản lý về quy chuẩn, tiêu chuẩn nước thải.
2. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp và thu hồi giấy phép xả nước thải vào hệ thống các sông, suối, hồ, rạch… trên địa bàn.
3. Chủ trì giải quyết các sự cố về môi trường trong hoạt động thoát nước trên địa bàn.
Điều 10. Sở Giao thông - Vận tải
2. Có trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng quản lý hoạt động thoát nước hai bên các trục lộ giao thông trên địa bàn thị xã Thủ Dầu Một, huyện Thuận An, Dĩ An, Nam Bến Cát, Nam Tân Uyên. Có trách nhiệm phối hợp với Cục Đường bộ, Ban quản lý dự án Công trình thuộc Bộ Giao thông Vận tải nhằm quản lý hoạt động thoát nước hai bên các trục Quốc lộ 13, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1K, đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh.
Điều 11. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh; Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore:
2. Là cơ quan thỏa thuận đấu nối cho các hộ thoát nước vào hệ thống thoát nước trong hàng rào khu công nghiệp.
3. Chủ trì và chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc chủ đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp thực hiện trực tiếp việc quản lý đầu tư, khai thác, vận hành, bảo dưỡng, cho phép đấu nối, bảo trì, cải tạo sửa chữa hệ thống thoát nước trong hàng rào khu công nghiệp hoặc cụm công nghiệp.
1. Có trách nhiệm phối hợp và chịu sự quản lý của Sở Xây dựng hoặc Phòng Quản lý đô thị các huyện, các sở ngành chức năng hoặc phòng ban chức năng của huyện thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về hoạt động thoát nước trong phạm vi khu quy hoạch chi tiết hoặc dự án do đơn vị làm chủ đầu tư.
2. Chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc quản lý, đầu tư, khai thác, vận hành, bảo dưỡng, bảo trì, cải tạo sửa chữa hệ thống thoát nước của khu quy hoạch hoặc dự án cho đến khi chuyển giao cho địa phương quản lý.
Điều 13. Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cấp thoát nước – Môi trường Bình Dương:
1. Có trách nhiệm phối hợp và chịu sự quản lý của các cơ quan chuyên môn về các hoạt động thoát nước được quy định tại chương II của Quy định này.
2. Chủ trì và chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý khai thác, vận hành, bảo dưỡng, bảo trì, cải tạo và sửa chữa hệ thống thoát nước do tỉnh phân cấp quản lý. Phối hợp với Sở Xây dựng trong việc tiếp nhận chuyển giao hệ thống thoát nước do chủ đầu tư bàn giao cho địa phương theo khoản 2 Điều 12 Quy định này để trực tiếp quản lý khai thác vận hành hoặc bàn giao lại cho Uỷ ban nhân dân các huyện, thị quản lý.
Điều 14. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã:
Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã quản lý nhà nước về các hoạt động thoát nước trên địa bàn theo quy định tại chương II Quy định này (trừ các nội dung thuộc cấp tỉnh quản lý). Các phòng ban chuyên môn tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã thực hiện chức năng quản lý trên.
Điều 15. Phòng Quản lý Đô thị các huyện, thị xã:
1. Chịu trách nhiệm tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã quản lý nhà nước về các hoạt động thoát nước trên địa bàn bao gồm: Các thị trấn (hoặc khu vực nội ô đối với thị xã Thủ Dầu Một), các khu dân cư nông thôn, các khu dân cư, khu nhà ở xây dựng mới có quy mô nhỏ hơn 50 ha và các công trình thoát nước hai bên các trục lộ giao thông do huyện, thị xã quản lý.
2. Chủ trì giải quyết phương án thoát nước khi hệ thống đó liên quan đến nhiều ngành của huyện, thị xã.
3. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã về thỏa thuận đấu nối thoát nước của các dự án (khu dân cư, khu nhà ở có quy mô nhỏ hơn 50 ha) vào hệ thống thoát nước đô thị hoặc hệ thống thoát hai bên trục lộ giao thông thuộc huyện, thị xã quản lý.
Điều 16. Phòng Tài nguyên và Môi trường:
Chịu trách nhiệm tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện (thị xã) kiểm tra, kiểm soát ô nhiểm hoạt động thoát nước, xác nhận về chất lượng nước thải đạt yêu cầu về quy chuẩn tiêu chuẩn đối với các nguồn nước thải do các huyện, thị xã quản lý theo phân cấp của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Điều 17. Đối với công ty (hoặc xí nghiệp) công trình công cộng huyện - thị xã:
1. Có trách nhiệm phối hợp và chịu sự quản lý của các phòng chuyên môn về các hoạt động thoát nước được quy định tại chương II Quy định này.
2. Chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, khai thác, vận hành, bảo dưỡng, bảo trì, cải tạo và sửa chữa hệ thống thoát nước do cấp huyện quản lý. Phối hợp với phòng Quản lý Đô thị huyện, thị xã trong việc tiếp nhận, chuyển giao hệ thống thoát nước do chủ đầu tư bàn giao cho địa phương quản lý theo khoản 2 Điều 12 Quy định này hoặc tiếp nhận bàn giao từ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cấp thoát nước – Môi trường Bình Dương theo khoản 2 Điều 13 Quy định này.
Điều 18. Đối với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn:
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn được Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã phân cấp cụ thể đối tượng, lĩnh vực quản lý hoạt động thoát nước nhỏ, cục bộ trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản hằng năm và năng lực quản lý của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn; tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã quản lý nhà nước về hoạt động thoát nước trên địa bàn.
NỘI DUNG YÊU CẦU CHỦ YẾU CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG THOÁT NƯỚC
Điều 19. Công tác lập và quản lý quy hoạch thoát nước:
1. Quy định chung về quy hoạch thoát nước:
a) Quy hoạch thoát nước được lập, phê duyệt làm cơ sở cho các hoạt động thoát nước tiếp theo. Mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thoát nước phải tuân theo quy hoạch thoát nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
b) Khi lập quy hoạch xây dựng phải tổ chức nghiên cứu lập quy hoạch thoát nước như một bộ phận không tách rời của đồ án quy hoạch xây dựng và tuân theo các quy định của Nghị định 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp và các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng.
c) Đối với các khu công nghiệp, đô thị mới hình thành phải quy hoạch, xây dựng hệ thống thoát nước mưa, nước thải riêng. Đối với các đô thị đã có hệ thống thoát nước, khu đô thị mới thì tùy điều kiện cụ thể của từng đô thị để nghiên cứu tổ chức quy hoạch hệ thống thoát nước chung, riêng hoặc nửa riêng.
d) Trong trường hợp sau đây quy hoạch thoát nước phải được tổ chức lập như một đồ án quy hoạch riêng:
- Quy hoạch thoát nước vùng: cho một nhóm các đô thị, khu công nghiệp trong một tỉnh hoặc liên tỉnh có vị trí địa lý gần nhau, điều kiện tự nhiên thuận lợi về địa hình và nguồn tiếp nhận có khả năng xây dựng các công trình thoát nước chung mà chưa hoặc không tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng cho nhóm các đô thị, khu công nghiệp đó;
- Quy hoạch thoát nước đô thị: Thị xã Thủ Dầu Một, huyện Dĩ An, huyện Thuận An, phía Nam huyện Bến Cát và Tân Uyên, Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương.
e) Quy hoạch thoát nước được lập như một đồ án quy hoạch riêng nêu tại điểm d khoản 1 Điều này phải tuân thủ các quy định từ Điều 13 đến Điều 20 Nghị định 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ và các quy định khác có liên quan của pháp luật về quy hoạch xây dựng.
2. Nội dung quy hoạch thoát nước:
a) Điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên và hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu vực lập quy hoạch.
b) Điều tra, khảo sát và đánh giá diễn biến môi trường nước, khả năng tiêu thoát nước mưa, nước thải của các sông hồ có liên quan.
c) Xác định các lưu vực thoát nước của khu vực lập quy hoạch.
d) Xác định các chỉ tiêu, thông số cơ bản cho thoát nước bao gồm điều kiện khí tượng, thuỷ văn, hệ số thấm, quy chuẩn thoát nước sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ...
e) Xác định lưu lượng thoát nước mưa, nước thải.
f) Xác định các nguồn tiếp nhận, khả năng tiếp nhận nước mưa, nước thải.
g) Lựa chọn hệ thống thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải.
h) Xác định chất lượng nước thải tại điểm đấu nối.
i) Xác định hướng, vị trí, kích thước các tuyến thoát nước chính.
k) Xác định các điểm xả, cao độ mức nước, lưu lượng xả tối đa, chất lượng nước thải tại các điểm xả.
l) Xác định vị trí, quy mô các trạm bơm nước mưa, nước thải, các nhà máy xử lý nước thải.
m) Đề xuất các biện pháp bảo tồn, tôn tạo hệ thống kênh mương, hồ có chức năng thoát nước, điều hòa và xử lý nước thải.
n) Phân kỳ đầu tư theo giai đoạn, khu vực; xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, đề xuất nguồn vốn, các dự án ưu tiên.
o) Đánh giá tác động môi trường, đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường.
p) Đề xuất phương án tổ chức quản lý hệ thống thoát nước.
3. Việc xác định quy mô và phân khu vực quy hoạch thoát nước phải xác định và ưu tiên theo vùng lưu vực, phân vùng lưu vực của hệ thống sông, suối, hồ, rạch để bảo đảm thoát nước có hiệu quả, phù hợp với điều kiện tự nhiên.
4. Việc xác định lưu lượng thoát nước mưa, nước thải khi lập quy hoạch phải bảo đảm tính đồng bộ, tính mục tiêu thoát nước tổng thể (thoát nước nông nghiệp, đô thị, công nghiệp, đường giao thông…) của các ngành theo lưu vực hoặc phân vùng lưu vực và được sự đóng góp thống nhất của các cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước.
Điều 20. Nguyên tắc “hoàn trả” địa hình thoát nước khu vực, lưu vực:
1. Các dự án đầu tư xây dựng, các khu đô thị mới, khu dân cư, các khu, cụm công nghiệp tập trung, các dự án công trình hạ tầng kỹ thuật… khi có nhu cầu san lấp, đào đắp địa hình làm ảnh hưởng đến dòng chảy thoát nước của khu vực, của lưu vực đều phải có phương án đảm bảo thoát nước bình thường được các cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước thẩm định trước khi phê duyệt dự án.
2. Khi thẩm định thiết kế cơ sở của dự án đầu tư hệ thống công trình thoát nước và dự án đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật có thoát nước cơ quan chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở của dự án phải lấy ý kiến thỏa thuận của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thoát nước được quy định tại Chương II của Quy định này trước khi kết luận văn bản thẩm định thiết kế cơ sở. Thời gian có ý kiến thỏa thuận của các cơ quan này bằng 1/2 thời gian thẩm định thiết kế cơ sở của công trình tương ứng theo quy định hiện hành.
Điều 21. Quản lý dự án đầu tư và tổ chức xây dựng công trình thoát nước:
1. Quản lý dự án đầu tư công trình thoát nước:
a) Việc lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình thoát nước phải tuân theo các nội dung của quy định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.
b) Tùy theo đặc điểm, quy mô, tổ chức tư vấn khi nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng các công trình thoát nước có tính chất tập trung phải giải quyết một cách cơ bản các vấn đề thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải của các đô thị trên cơ sở thực hiện:
- Tổ chức điều tra, khảo sát xã hội học, tham vấn cộng đồng nhằm đánh giá thực trạng mức sống, khả năng và sự sẵn sàng đấu nối, thực hiện nghĩa vụ chi trả phí thoát nước của người dân khu vực dự án; đồng thời để người dân được biết các thông tin về dự án, chất lượng dịch vụ được hưởng sau khi dự án hoàn thành, tham gia vào quá trình ra quyết định và giám sát thực hiện;
- Việc lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và quy mô công suất, xác định tổng mức đầu tư của dự án phải được xem xét một cách đồng bộ với chi phí quản lý, vận hành để bảo đảm hiệu quả kinh tế tổng hợp của dự án;
- Nghiên cứu, đề xuất phương án phí thoát nước, lộ trình tăng phí thoát nước, xác định khả năng chi trả chi phí quản lý, vận hành và hoàn trả vốn vay (nếu có) từ nguồn thu phí thoát nước và ngân sách địa phương để bảo đảm tính bền vững của công trình thoát nước được đầu tư;
- Dự thảo nội dung hợp đồng quản lý, vận hành hoặc các nội sung bổ sung, điều chỉnh của hợp đồng quản lý, vận hành đã có được ký kết giữa chủ sở hữu công trình thoát nước và đơn vị thoát nước.
c) Các dự án đầu tư xây dựng công trình thoát nước có tính chất tập trung, giải quyết một cách cơ bản các vấn đề thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải của các đô thị loại 4 trở lên phải có ý kiến thoả thuận bằng văn bản của Bộ Xây dựng trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Khi thi công mạng lưới thu gom của hệ thống thoát nước, đơn vị quản lý dự án phối hợp với đơn vị quản lý thoát nước thiết lập điểm đấu nối cho các hộ thoát nước vào mạng lưới thu gom. Đối với hệ thống các đường thoát nhánh, đường thoát chính phải xác định trước các hố ga hoặc tuyến qua đường giao thông là điểm đấu nối của hệ thống thoát nước theo quy hoạch hoặc dự án được duyệt để tổ chức đấu nối khi các tuyến thoát sau này thực hiện.
3. Sau khi thi công xong hệ thống thoát nước theo dự án, quy hoạch được duyệt, chủ đầu tư, đơn vị quản lý dự án có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu chất lượng công trình hệ thống thoát nước, chất lượng nước thải, lưu lượng nước thải, yều cầu kỹ thuật điểm đấu nối, thông báo thời điểm đề nghị đấu nối với cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước theo Chương II của Quy định này để thỏa thuận và thực hiện đấu nối đưa dự án vào vận hành khai thác theo quy định hoặc bàn giao cho địa phương quản lý.
Điều 22. Quản lý chất lượng nước thải đối với hệ thống thoát nước chung hoặc nửa riêng:
1. Đối với nước mưa:
a) Quản lý hệ thống thoát nước mưa bao gồm quản lý các công trình từ cửa thu nước mưa, các tuyến cống dẫn nước mưa khu vực, các kênh mương thoát nước chính, hồ điều hòa nước mưa, chống úng ngập, các trạm bơm, các van ngăn triều (nếu có) đến các điểm xả ra môi trường.
b) Các tuyến cống, mương, hố ga phải được nạo vét, duy tu, bảo trì định kỳ, bảo đảm dòng chảy theo thiết kế. Thường xuyên kiểm tra, bảo trì nắp hố ga, cửa thu nước mưa. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng các tuyến cống, các công trình thuộc mạng lưới để đề xuất phương án thay thế, sửa chữa.
c) Thiết lập quy trình quản lý hệ thống thoát nước mưa bảo đảm yêu cầu kỹ thuật quản lý, vận hành theo quy định.
d) Đề xuất các phương án phát triển mạng lưới theo lưu vực.
2. Đối với nước thải sinh hoạt: Trong khi chờ Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn thiết kế xây dựng và vận hành công trình xử lý nước thải sinh hoạt sơ bộ tại các hộ thoát nước, nước thải sinh hoạt của các hộ thoát nước phải được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn (chứa, lắng, lọc) trước khi xả vào điểm đấu nối.
3. Đối với các loại nước thải khác (nước thải sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…)
Các hộ thoát nước phải thu gom và có hệ thống xử lý nước thải cục bộ đảm bảo quy chuẩn cho phép trước khi xả vào điểm đấu nối. Tại đường ống thoát nội bộ trước điểm đấu nối hộ thoát nước phải xây dựng hố ga để đảm bảo lắng cặn, nạo vét… và đặc biệt là để cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng nước, kiểm tra định kỳ, lấy mẫu nước phân tích và đánh giá chất lượng nước.
1. Đối với nước mưa: Thực hiện theo khoản 1 Điều 22 Quy định này. Hệ thống thu gom và chuyển tải thoát nước mưa không phải và không được đổ vào khu xử lý nước thải tập trung.
2. Đối với nước thải sinh hoạt: Khu vực có hệ thống thoát nước thải riêng được đầu tư xây dựng mới có hệ thống thu gom chuyển tải về công trình xử lý nước thải tập trung, thì nước thải sinh hoạt từ các hộ thoát nước (sinh hoạt) được phép xả thẳng vào hệ thống thu gom nước thải.
3. Đối với các loại nước thải khác: thực hiện theo khoản 3 Điều 22 Quy định này.
1. Cơ quan, đơn vị quản lý khai thác, vận hành… hệ thống thoát nước tại các Điều 11, 12, 13, 15 của Quy định này là cơ quan kiểm tra chất lượng nước thải và chấp thuận đấu nối cho các hộ thoát nước theo khoản 1, 2 các Điều 22, 23 Quy định này vào hệ thống thu gom nước thải thuộc mình đang quản lý, khai thác.
Riêng với các hộ nước thải thuộc đối tượng tại khoản 3 Điều 22 và khoản 3 Điều 23 Quy định này trước khi đấu nối phải có xác nhận về chất lượng nguồn nước thải đạt yêu cầu về quy chuẩn nước thải của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc xác nhận của Phòng Tài nguyên và Môi trường (theo phân cấp của Sở Tài nguyên và Môi trường).
2. Cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước tại các Điều 7, 8, 10, 11, 15 là cơ quan đơn vị kiểm tra chất lượng, lưu lượng, các yêu cầu kỹ thuật khác và chấp thuận đấu nối của các tuyến ống còn lại của hệ thống thoát nước thuộc mình quản lý nhà nước. Cơ quan cấp nào thỏa thuận đấu nối thì cơ quan môi trường cấp đó có trách nhiệm kiểm tra xác nhận về chất lượng nguồn nước thải đạt yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn nước thải.
Điều 25. Quản lý chất lượng nguồn xả và điểm xả ra nguồn tiếp nhận:
1. Cơ quan Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh có nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm và xác nhận về chất lượng các nguồn xả của hệ thống thoát nước trước khi xả ra nguồn tiếp nhận và là cơ quan quản lý nhà nước về kiểm tra, kiểm soát về lưu lượng, lưu vực các nguồn xả của hệ thống thoát nước khi xả ra nguồn tiếp nhận là hệ thống sông, suối, hồ rạch tự nhiên.
2. Cơ quan Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh là cơ quan quản lý nhà nước về kiểm tra, kiểm soát về lưu lượng, lưu vực các nguồn xả của hệ thống thoát nước khi xả ra nguồn tiếp nhận là các công trình thuy lợi.
Điều 26. Đối tượng thu phí thoát nước:
1. Tất cả các hộ thoát nước, xả nước thải ra hệ thống thoát nước công cộng của nhà nước có nghĩa vụ trả phí thoát nước theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
2. Tất cả các hộ thoát nước, xả nước thải trực tiếp ra môi trường có nghĩa vụ trả phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo quy định của Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP.
THANH, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1. Thanh tra chuyên ngành hoặc Thanh tra Nhà nước thực hiện chức năng thanh tra về các hoạt động thoát nước của các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung: Thanh, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về thoát nước, về môi trường và các quy định cụ thể của quy định này nhằm phát triển, ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
3. Hoạt động của thanh tra thực hiện theo quy định của Pháp luật thanh tra.
Điều 28. Giải quyết khiếu nại, tố cáo:
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thoát nước.
2. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật trong hoạt động thoát nước thực hiện theo quy định của Pháp luật về khiếu nại và tố cáo.
3. Trong thời gian giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện, các tổ chức, cá nhân vẫn phải thi hành quyết định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về thoát nước. Khi có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực thì thực hiện theo các quyết định hoặc bản án đó.
1. Tổ chức và cá nhân có trách nhiệm phải ngăn chặn và kiến nghị xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật trong hoạt động thoát nước.
2. Tổ chức cá nhân vi phạm các hành vi bị cấm theo Điều 5 của Quy định này, các quy định của Nhà nước có liên quan đến hoạt động thoát nước thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp các vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân thì đối tượng vi phạm phải bồi thường thiệt hại.
Điều 30. Trách nhiệm của các Sở, ban ngành tỉnh:
1. Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông Vận tải và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cấp thoát nước - Môi trường Bình Dương thống nhất danh mục hệ thống, công trình thoát nước và hệ thống nguồn tiếp nhận chính (sông, suối, hồ, rạch…) thuộc cấp tỉnh quản lý để thực hiện quản lý tốt theo phân cấp tại quy định này.
2. Sở Xây dựng chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện Quy định này. Theo dõi và cập nhật các quy định của Chính phủ, Bộ Xây dựng, và các Bộ ngành Trung ương về quản lý hoạt động thoát nước để tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh điều chỉnh bổ sung kịp thời.
3. Các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông Vận tải căn cứ theo chức năng nhiệm vụ và các nội dung của quy định để có hướng dẫn, phân cấp quản lý cụ thể đối với các phòng ban chuyên môn ngành mình ở huyện, thị để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước của ngành đã được giao.
4. Các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính theo chức năng nhiệm vụ bảo đảm cân đối vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước hàng năm và nghiên cứu xây dựng phương án, khuyến khích huy động các nguồn vốn khác để đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước trong tỉnh đáp ứng yêu cầu cho việc lập quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước tổng thể của tỉnh.
Điều 31. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã:
1. Thực hiện tốt và chỉ đạo các phòng ban chuyên môn trực thuộc thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về hoạt động thoát nước được phân cấp cụ thể tại Quy định này.
2. Chỉ đạo các phòng ban chuyên môn tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã phân cấp cụ thể đối tượng, lĩnh vực quản lý thoát nước nhỏ, cục bộ cho Uỷ ban nhân dân các xã, phường trực thuộc.
3. Hằng năm có trách nhiệm lập quy hoạch mới, quy hoạch cải tạo hệ thống thoát nước, tổ chức và thực hiện các dịch vụ thoát nước, quản lý nhà nước các hoạt động thoát nước trên địa bàn phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tham gia vào quá trình quy hoạch mới, quy hoạch cải tạo, hòa mạng, đấu nối hệ thống thoát nước tổng thể vùng toàn tỉnh đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và đô thị hóa của tỉnh.
1. Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy định này nếu gặp khó khăn, vướng mắc Thủ trưởng các cơ quan đơn vị và địa phương có liên quan có văn bản phản ánh kịp thời về Sở Xây dựng để tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung.
2. Mọi quy định, quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh trước đây về quản lý hoạt động thoát nước trái với nội dung của Quy định này đều được bãi bỏ./.
- 1Quyết định 695/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành từ năm 1997 đến năm 2013
- 2Quyết định 03/2014/QĐ-UBND về Quy định quản lý công trình giao thông, chiếu sáng, thoát nước, cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 3Quyết định 470/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 38/2011/QĐ-UBND sửa đổi quy định quản lý hoạt động thoát nước kèm theo quyết định 38/2008/QĐ-UBND do tỉnh Bình Dương ban hành
- 2Quyết định 695/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành từ năm 1997 đến năm 2013
- 3Quyết định 03/2014/QĐ-UBND về Quy định quản lý công trình giao thông, chiếu sáng, thoát nước, cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 4Quyết định 470/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 2Nghị định 04/2007/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
- 3Nghị định 88/2007/NĐ-CP về thoát nước đô thị và khu công nghiệp
- 4Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Luật xây dựng 2003
Quyết định 38/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý hoạt động thoát nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- Số hiệu: 38/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/08/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Người ký: Trần Thị Kim Vân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra