Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3609/QĐ-UBND

Sóc Trăng, ngày 17 tháng 12 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CÁC QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN TIẾP NHẬN VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH SÓC TRĂNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 119/TTr-STP ngày 13 tháng 12 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này 10 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng.

Điều 2. Giao Sở Tư pháp chịu trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính theo quy trình nội bộ được phê duyệt tại Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, tỉnh Sóc Trăng và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
- Cổng TTĐT tỉnh (đăng tải);
- Phòng Kiểm soát TTHC;
- Lưu: VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lâm Hoàng Nghiệp

 

QUY TRÌNH NỘI BỘ

GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN TIẾP NHẬN VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH SÓC TRĂNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3609/QĐ-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)

Quy trình số: 01

THỦ TỤC: YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Trình tự các bước thực hiện

Nội dung công việc

Trách nhiệm thực hiện

Thời gian thực hiện

Kết quả/ sản phẩm

Bước 1

Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu Trợ giúp pháp lý (tư vấn hoặc tham gia tố tụng nộp trực tiếp, bưu chính...)

Viên chức chuyên trách

 

 

Bước 2

- Xem xét và kiểm tra hồ sơ

- Trường hợp yêu cầu chưa đủ hồ sơ nhưng vụ việc sắp hết thời hiệu khởi kiện, sắp hết ngày xét xử, cơ quan tiến hành tố tụng chuyển yêu cầu, thì phải báo cáo người đứng đầu tổ chức thụ lý đồng thời hướng dẫn người yêu cầu bổ sung các giấy tờ và tài liệu cần thiết.

Viên chức chuyên trách

Ngay khi tiếp nhận

Văn bản yêu cầu bổ sung và hoàn thiện hồ sơ

Bước 3

Đủ điều kiện thì thụ lý

Viên chức chuyên trách

Ngay khi xem xét

Vụ việc được thụ lý

Bước 4

Dự thảo văn bản từ chối thụ lý khi thuộc một trong các trường hợp phải từ chối theo quy định

Viên chức chuyên trách

Ngay khi xem xét

Dự thảo văn bản

Bước 5

Ký thông báo từ chối thụ lý hồ sơ trợ giúp pháp lý khi không thuộc trợ giúp pháp lý

Lãnh đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý

Ngay khi xem xét

Văn bản từ chối

Tổng thời gian giải quyết TTHC ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, kiểm tra và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện để thụ lý hoặc phải bổ sung giấy tờ, tài liệu liên quan.

 

Quy trình số: 02

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Trình tự các bước thực hiện

Nội dung công việc

Trách nhiệm thực hiện

Thời gian thực hiện

Kết quả/ sản phẩm

Bước 1

Tiếp nhận hồ sơ khiếu nại về Trợ giúp pháp lý.

- Nộp trực tiếp tính từ ngày nộp hồ sơ.

- Bưu chính tính từ ngày ghi trên bìa thư.

Viên chức chuyên trách

0,5 ngày

Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả/ Phiếu yêu cầu bổ sung và hoàn thiện hồ sơ/ Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ

Bước 2

Kiểm tra hồ sơ, dự thảo Quyết định giải quyết khiếu nại trình Lãnh đạo Trung tâm

Viên chức chuyên trách

0,5 ngày

Dự thảo Quyết định giải quyết khiếu nại

Bước 3

Xem xét giải quyết

Lãnh đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý

2 ngày

Quyết định giải quyết khiếu nại

Bước 4

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định khiếu nại của người đứng đầu Trung tâm thì có quyền khiếu nại lên Sở Tư pháp.

Giám đốc Sở Tư pháp

15 ngày

Quyết định giải quyết khiếu nại

Tổng thời gian giải quyết TTHC 18 ngày làm việc

 

Quy trình số: 03

THỦ TỤC: CÔNG NHẬN BÁO CÁO VIÊN CẤP TỈNH

Trình tự các bước thực hiện

Nội dung công việc

Trách nhiệm thực hiện

Thời gian thực hiện

Kết quả/ sản phẩm

Bước 1

Tiếp nhận Văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật tỉnh của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 10/2016/NĐ-CP ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp.

Công chức Văn phòng Sở Tư pháp

0,5 ngày

Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.

Bước 2

Tiếp nhận hồ sơ từ Văn phòng Sở Tư pháp

Công chức Phòng Phổ biến giáo dục pháp luật

Hồ sơ yêu cầu

Bước 3

Xem xét, kiểm tra thông tin văn bản đề nghị theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2016/NĐ-CP ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp.

Công chức Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật

0,5 ngày

Văn bản yêu cầu bổ sung thông tin trong trường hợp không có đầy đủ thông tin theo quy định

Bước 4

Dự thảo Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh.

Công chức Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật

0,5 ngày

Dự thảo Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh.

Bước 5

Xem xét Dự thảo Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh.

Lãnh đạo Phòng Phổ biến giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp

0,5 ngày

Ký duyệt văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh.

Bước 6

Xem xét Dự thảo Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh

02 ngày

Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh.

Tổng thời gian giải quyết TTHC 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị đầy đủ thông tin theo quy định

 

Quy trình số: 04

THỦ TỤC: MIỄN NHIỆM BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT CẤP TỈNH

Trình tự các bước thực hiện

Nội dung công việc

Trách nhiệm thực hiện

Thời gian thực hiện

Kết quả/ sản phẩm

Bước 1

Tiếp nhận Văn bản đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật tỉnh của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 10/2016/NĐ-CP ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp.

Công chức Văn phòng Sở Tư pháp

0,5 ngày

Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.

Bước 2

Tiếp nhận hồ sơ từ Văn phòng Sở Tư pháp

Công chức Phòng Phổ biến giáo dục pháp luật

Hồ sơ yêu cầu

Bước 3

Xem xét, kiểm tra thông tin văn bản đề nghị theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 4 Thông tư 10/2016/NĐ-CP ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp.

Công chức Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật

0,5 ngày

Văn bản yêu cầu bổ sung thông tin trong trường hợp không có đầy đủ thông tin theo quy định.

Bước 4

Dự thảo Quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh.

Công chức Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật

0,5 ngày

Dự thảo Quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh.

Bước 5

Xem xét Dự thảo Quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh.

Lãnh đạo Phòng Phổ biến giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp

0,5 ngày

Ký duyệt văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét Quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh.

Bước 6

Xem xét Dự thảo Quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh

01 ngày

Quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh.

Tổng thời gian giải quyết TTHC 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị đầy đủ thông tin theo quy định

 

Quy trình số: 05

THỦ TỤC: CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP CHO CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI (ĐỐI TƯỢNG LÀ CÔNG DÂN VIỆT NAM, NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐANG CƯ TRÚ TẠI VIỆT NAM)

Trình tự các bước thực hiện

Nội dung công việc

Trách nhiệm thực hiện

Thời gian thực hiện

Kết quả/sản phẩm

Bước 1

Tiếp nhận văn bản yêu cầu, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của nội dung văn bản

Công chức Phòng Hành chính tư pháp

½ ngày đối với hồ sơ cư trú trong tỉnh/01 ngày làm việc đối với hồ sơ có thời gian cư trú ngoài tỉnh

Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ/Phiếu hướng dẫn thực hiện hồ sơ

Bước 2

Kiểm tra hồ sơ và thực hiện xác minh thông tin về lý lịch tư pháp

Công chức Phòng Hành chính tư pháp

1,5 ngày đối với hồ sơ cư trú trong tỉnh/02 ngày làm việc đối với hồ sơ có thời gian cư trú ngoài tỉnh

Công văn yêu cầu xác minh/Phiếu xác minh thông tin lý lịch tư pháp

Bước 3

Tra cứu kết quả tại cơ quan Trung tâm LLTP quốc gia

Viên chức của Trung tâm LLTP quốc gia

05 ngày làm việc đối với hồ sơ cư trú trong tỉnh/07 ngày làm việc đối với hồ sơ có thời gian cư trú ngoài tỉnh

Kết quả tra cứu hồ sơ cấp Phiếu LLTP

Bước 4

Nhận kết quả tra cứu và thẩm định hồ sơ trình Lãnh đạo Sở

Công chức Phòng HCTP, Sở Tư pháp

1,5 ngày đối đối với hồ sơ cư trú trong tỉnh/02 ngày làm việc đối với hồ sơ có thời gian cư trú ngoài tỉnh

Hồ sơ hoàn thiện

Bước 5

Ký phê duyệt hồ sơ cấp Phiếu LLTP

Lãnh đạo Sở Tư pháp

01 ngày đối với hồ sơ cư trú trong tỉnh/1,5 ngày làm việc đối với hồ sơ có thời gian cư trú ngoài tỉnh

Phiếu LLTP /Công văn trả lời cho người yêu cầu cấp Phiếu LLTP

Bước 6

Hoàn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Công chức Phòng HCTP

½ ngày đối với hồ sơ cư trú trong tỉnh/1,5 ngày làm việc đối với hồ sơ có thời gian cư trú ngoài tỉnh

Trả kết quả cho người có yêu cầu cấp Phiếu LLTP

Tổng thời gian giải quyết TTHC là 10 ngày làm việc đối với hồ sơ cư trú trong tỉnh; 15 ngày làm việc đối với hồ sơ có thời gian cư trú ngoài tỉnh; Trường hợp khẩn cấp thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu (Quy trình rút gọn).

 

Quy trình số: 06

THỦ TỤC: CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP CHO CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG (ĐỐI TƯỢNG LÀ CÔNG DÂN VIỆT NAM, NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐANG CƯ TRÚ TẠI VIỆT NAM)

Trình tự các bước thực hiện

Nội dung công việc

Trách nhiệm thực hiện

Thời gian thực hiện

Kết quả/sản phẩm

Bước 1

Tiếp nhận văn bản yêu cầu, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của nội dung văn bản

Công chức Phòng Hành chính tư pháp

½ ngày đối với hồ sơ cư trú trong tỉnh/01 ngày làm việc đối với hồ sơ có thời gian cư trú ngoài tỉnh

Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ/Phiếu hướng dẫn thực hiện hồ sơ

Bước 2

Kiểm tra hồ sơ và thực hiện xác minh thông tin về lý lịch tư pháp

Công chức Phòng Hành chính tư pháp

1,5 ngày đối với hồ sơ cư trú trong tỉnh/02 ngày làm việc đối với hồ sơ có thời gian cư trú ngoài tỉnh

Công văn yêu cầu xác minh/Phiếu xác minh thông tin lý lịch tư pháp

Bước 3

Tra cứu kết quả tại cơ quan Trung tâm LLTP quốc gia

Viên chức của Trung tâm LLTP quốc gia

05 ngày làm việc đối với hồ sơ cư trú trong tỉnh/07 ngày làm việc đối với hồ sơ có thời gian cư trú ngoài tỉnh

Kết quả tra cứu hồ sơ cấp Phiếu LLTP

Bước 4

Nhận kết quả tra cứu và thẩm định hồ sơ trình Lãnh đạo Sở

Công chức Phòng HCTP, Sở Tư pháp

1,5 ngày đối với hồ sơ cư trú trong tỉnh/02 ngày làm việc đối với hồ sơ có thời gian cư trú ngoài tỉnh

Hồ sơ hoàn thiện

Bước 5

Ký phê duyệt hồ sơ cấp Phiếu LLTP

Lãnh đạo Sở Tư pháp

01 ngày đối với hồ sơ cư trú trong tỉnh/1,5 ngày làm việc đối với hồ sơ có thời gian cư trú ngoài tỉnh

Phiếu LLTP số 1/Công văn trả lời cho người yêu cầu cấp Phiếu LLTP

Bước 6

Hoàn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Công chức Phòng HCTP

½ ngày đối với hồ sơ cư trú trong tỉnh/1,5 ngày làm việc đối với hồ sơ có thời gian cư trú ngoài tỉnh

Trả kết quả cho người có yêu cầu cấp Phiếu LLTP

Tổng thời gian giải quyết TTHC là 10 ngày làm việc đối với hồ sơ cư trú trong tỉnh; 15 ngày làm việc đối với hồ sơ có thời gian cư trú ngoài tỉnh.

 

Quy trình số: 07

THỦ TỤC: XÁC ĐỊNH CƠ QUAN GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG

Trình tự các bước thực hiện

Nội dung công việc

Trách nhiệm thực hiện

Thời gian thực hiện

Kết quả/sản phẩm

Bước 1

Sở Tư pháp tổ chức họp hoặc trao đổi với các cơ quan có liên quan để xác định cơ quan giải quyết bồi thường

Công chức Sở Tư pháp phụ trách công tác bồi thường và công chức các cơ quan có liên quan

01 ngày

Biên bản làm việc. Kết quả thống nhất hoặc không thống nhất

Bước 2

Nghiên cứu hồ sơ đối với trường hợp các cơ quan không thống nhất cơ quan giải quyết bồi thường; dự thảo văn bản đề xuất

Công chức Sở Tư pháp phụ trách công tác bồi thường; lãnh đạo phòng phụ trách

02 ngày

Văn bản đề xuất

Bước 3

Ban hành văn bản xác định cơ quan giải quyết bồi thường

Lãnh đạo Sở Tư pháp

01 ngày

Văn bản xác định cơ quan giải quyết bồi thường

Bước 4

Sở Tư pháp gửi hồ sơ cho cơ quan đó để thụ lý, giải quyết

Công chức Sở Tư pháp phụ trách công tác bồi thường

01 ngày

Hồ sơ giải quyết bồi thường

Tổng thời gian giải quyết 05 ngày làm việc.

 

Quy trình số: 08

THỦ TỤC: GIẢI QUYẾT YÊU CẦU BỒI THƯỜNG TẠI CƠ QUAN TRỰC TIẾP QUẢN LÝ NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ GÂY THIỆT HẠI

Trình tự các bước thực hiện

Nội dung công việc

Trách nhiệm thực hiện

Thời gian thực hiện

Kết quả/sản phẩm

Bước 1

Tiếp nhận và xử lý hồ sơ; Thụ lý hồ sơ/Hoặc yêu cầu bổ sung hồ sơ

Công chức cơ quan giải quyết bồi thường

02 ngày/ 05 ngày

Văn bản xác nhận đã nhận hồ sơ cho người yêu cầu bồi thường/Văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ

Bước 2

Cử người giải quyết bồi thường

Lãnh đạo cơ quan giải quyết yêu cầu bồi thường

02 ngày

Văn bản cử người giải quyết bồi thường

Bước 3

Tạm ứng kinh phí bồi thường thiệt hại

Công chức được cử giải quyết yêu cầu bồi thường

05 ngày làm việc đối với còn kinh phí dự toán quản lý hành chính được giao/09 ngày làm việc đối với kinh phí phải thông qua Sở Tài chính

Kinh phí chi trả/Văn bản đề nghị và Văn bản phê duyệt kinh phí bồi thường

Bước 4

Xác minh thiệt hại

Công chức được cử giải quyết yêu cầu bồi thường

15 ngày/30 ngày đối với trường hợp phức tạp

Biên bản xác minh

Bước 5

Thương lượng việc bồi thường;

Ra quyết định giải quyết bồi thường, trao quyết định

Lãnh đạo cơ quan giải quyết yêu cầu bồi thường, Công chức được cử giải quyết yêu cầu bồi thường, người yêu cầu giải quyết bồi thường

10 ngày/15 ngày đối với vụ việc phức tạp

Văn bản thương lượng; Quyết định giải quyết yêu cầu bồi thường

Bước 6

Biên bản không nhận quyết định yêu cầu cầu giải quyết bồi thường

Công chức được cử giải quyết yêu cầu bồi thường

05 ngày

Biên bản

Tổng thời gian giải quyết tối đa là 66 ngày làm việc.

 

Quy trình số: 09

THỦ TỤC: PHỤC HỒI DANH DỰ

Trình tự các bước thực hiện

Nội dung công việc

Trách nhiệm thực hiện

Thời gian thực hiện

Kết quả/sản phẩm

Bước 1

Người bị thiệt hại có văn bản yêu cầu bồi thường bao gồm nội dung yêu cầu phục hồi danh dự/Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người bị thiệt hại về việc Nhà nước chủ động tổ chức thực hiện phục hồi danh dự đối với trường hợp chủ động

Lãnh đạo cơ quan; Công chức cơ quan giải quyết bồi thường

01 ngày

Biên bản làm việc. Kết quả thống nhất hoặc không thống nhất

Bước 2

Người bị thiệt hại có ý kiến trả lời bằng văn bản về việc đồng ý với nội dung thông báo hoặc không đồng ý với nội dung thông báo; hoặc đề nghị chưa thực hiện phục hồi danh dự và gửi cho cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại; Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại không nhận được trả lời của người bị thiệt hại thì việc phục hồi danh dự sẽ được thực hiện khi người bị thiệt hại có yêu cầu bằng văn bản.

Trường hợp người bị thiệt hại từ chối quyền được phục hồi danh dự theo quy định của Luật thì không còn quyền yêu cầu phục hồi danh dự, việc từ chối phải được thể hiện bằng văn bản. Trong trường hợp người bị thiệt hại từ chối quyền được phục hồi danh dự bằng lời nói thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại lập biên bản, trong đó ghi rõ việc từ chối quyền được phục hồi danh dự của người bị thiệt hại, biên bản phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người bị thiệt hại.

Trường hợp người bị thiệt hại chết thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại đăng báo xin lỗi và cải chính công khai theo quy định

Người yêu cầu bồi thường thiệt hại

13 ngày

Văn bản đồng ý hoặc không đồng ý phục hồi danh dự

Bước 3

Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại tổ chức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai và/hoặc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai

Lãnh đạo cơ quan; Công chức cơ quan giải quyết bồi thường

01 ngày

Buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai; Đăng báo xin lỗi

Tổng thời gian giải quyết 15 ngày làm việc.

 

Quy trình số: 10

THỦ TỤC: CẤP BẢN SAO TỪ SỔ GỐC

Trình tự các bước thực hiện

Nội dung công việc

Trách nhiệm thực hiện

Thời gian thực hiện

Kết quả/sản phẩm

Bước 1

Tiếp nhận hồ sơ (trường hợp thuộc thẩm quyền của Sở Tư pháp quản lý sổ gốc), Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc gửi qua bưu điện thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ theo quy định

Công chức Phòng chuyên môn quản lý sổ gốc

Thực hiện trong ngày làm việc

 

Bước 2

Cơ quan, tổ chức căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu

Lãnh đạo, Công chức tại Phòng đang quản lý sổ gốc

Thực hiện trong ngày làm việc

Bản sao được cấp từ sổ gốc/Văn bản trả lời không có sổ gốc

Bước 3

Hoàn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Công chức tại Phòng đang quản lý sổ gốc

Thực hiện trong ngày làm việc

Bản sao được cấp từ sổ gốc/Văn bản trả lời không có sổ gốc

Tổng thời gian giải quyết TTHC: Thực hiện trong ngày hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3609/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng

  • Số hiệu: 3609/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 17/12/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng
  • Người ký: Lâm Hoàng Nghiệp
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 17/12/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản