Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3546/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 27 tháng 08 năm 2020 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ -CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 280/QĐ-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 150/TTr-SYT ngày 21 tháng 8 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa 20 thủ tục hành chính trong lĩnh vực: Khám bệnh, chữa bệnh và Dược phẩm thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định (Phụ lục đính kèm).
Điều 2. Giao Sở Y tế cụ thể hóa việc áp dụng thực thi phương án đơn giản đối với 20 thủ tục hành chính đã được thông qua tại
Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị liên quan thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA 20 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC: KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH VÀ DƯỢC PHẨM THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-UBND ngày / /2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
I. Lĩnh vực Dược phẩm (11 TTHC)
1. Thủ tục: Đánh giá đáp ứng Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc (Mã TTHC: 1.003001.000.00.00.H08)
1.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục Đánh giá đáp ứng Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc được công bố tại Quyết định số 1746/QĐ-UBND ngày 24/5/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh từ 30 ngày xuống còn 28 ngày (giảm 02 ngày).
- Lý do: Qua quá trình giải quyết thủ tục hành chính thì thời gian trong 30 ngày là còn dài so với thực tế. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí và thời gian cho tổ chức, cá nhân, đề nghị thời gian giải quyết thủ tục hành chính từ 30 ngày xuống còn 28 ngày, quy trình xử lý thủ tục hành chính với trình tự như sau:
Ghi chú: (1): Trung tâm Phục vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ; (2): Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn; (3): Phòng chuyên môn xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở xem xét; (4): Lãnh đạo Sở xem xét, ký duyệt hồ sơ; (5): Văn thư vào sổ, chuyển trả kết quả đến Trung tâm Phục vụ hành chính công; (6): Trả kết quả cho công dân. |
1.2. Kiến nghị thực thi
Tại khoản 3 Điều 6 Thông tư số 02/2018/TT-BYT ngày 22/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định: " Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế thành lập Đoàn đánh giá, thông báo cho cơ sở bán lẻ thuốc về Đoàn đánh giá và dự kiến thời gian đánh giá thực tế tại cơ sở. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có văn bản thông báo, Đoàn đánh giá tiến hành đánh giá thực tế tại cơ sở bán lẻ thuốc" và tại khoản 1 Điều 8 Thông tư số 02/2018/TT-BYT ngày 22/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 12/2020/TT-BYT ngày 22/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định: “…Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc việc đánh giá thực tế tại cơ sở bán lẻ thuốc và ký biên bản đánh giá, Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và/hoặc cấp Giấy chứng nhận GPP theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này”.
- Do đó, theo nội dung tại Điểm 1.1, Mục I của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề nghị sửa đổi nội dung tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 12/2020/TT-BYT ngày 22/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế như sau: “…Trong thời hạn 08 ngày, kể từ ngày kết thúc việc đánh giá thực tế tại cơ sở bán lẻ thuốc và ký biên bản đánh giá, Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và/hoặc cấp Giấy chứng nhận GPP theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này”.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.293.401.732 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.214.074.660 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 79.327.072 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm thời gian thực hiện TTHC: 6%
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 6.13%
2. Thủ tục: Đánh giá duy trì đáp ứng thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc (Mã TTHC: 1.002952.000.00.00.H08)
2.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục Đánh giá duy trì đáp ứng thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc được công bố tại Quyết định số 1746/QĐ-UBND ngày 24/5/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định từ 30 ngày xuống còn 28 ngày (giảm 02 ngày).
- Lý do: Qua quá trình giải quyết thủ tục hành chính thì thời gian trong 30 ngày là còn dài so với thực tế. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí và thời gian cho tổ chức, cá nhân, đề nghị thời gian giải quyết thủ tục hành chính từ 30 ngày xuống còn 28 ngày, quy trình xử lý thủ tục hành chính với trình tự như sau:
Ghi chú: (1): Trung tâm Phục vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ; (2): Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn; (3): Phòng chuyên môn xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở xem xét; (4): Lãnh đạo Sở xem xét, ký duyệt hồ sơ; (5): Văn thư vào sổ, chuyển trả kết quả đến Trung tâm Phục vụ hành chính công; (6): Trả kết quả cho công dân. |
2.2. Kiến nghị thực thi
Tại khoản 3 Điều 6 Thông tư số 02/2018/TT-BYT ngày 22/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định: " Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế thành lập Đoàn đánh giá, thông báo cho cơ sở bán lẻ thuốc về Đoàn đánh giá và dự kiến thời gian đánh giá thực tế tại cơ sở. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có văn bản thông báo, Đoàn đánh giá tiến hành đánh giá thực tế tại cơ sở bán lẻ thuốc" và tại khoản 1 Điều 10 Thông tư số 02/2018/TT-BYT ngày 22/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định như sau: "…Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc đánh giá thực tế tại cơ sở bán lẻ thuốc và ký biên bản đánh giá, Sở Y tế thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đáp ứng GPP theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này”.
- Do đó, theo nội dung tại Điểm 2.1, Mục I của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề nghị sửa đổi nội dung tại khoản 1 Điều 10 Thông tư số 02/2018/TT-BYT ngày 22/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế như sau: "…Trong thời hạn 08 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc đánh giá thực tế tại cơ sở bán lẻ thuốc và ký biên bản đánh giá, Sở Y tế thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đáp ứng GPP theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này”.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 688.349.952 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 645.805.824 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 42.544.128 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm thời gian thực hiện TTHC: 6%
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 6,18%
3.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục Đánh giá đáp ứng Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc được công bố tại Quyết định số 1746/QĐ-UBND ngày 24/5/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định từ 30 ngày xuống còn 28 ngày (giảm 02 ngày).
- Lý do: Qua quá trình giải quyết thủ tục hành chính thì thời gian trong 30 ngày là còn dài so với thực tế. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí và thời gian cho tổ chức, cá nhân, đề nghị thời gian giải quyết thủ tục hành chính từ 30 ngày xuống còn 28 ngày, quy trình xử lý thủ tục hành chính với trình tự như sau:
Ghi chú: (1): Trung tâm Phục vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ; (2): Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn; (3): Phòng chuyên môn xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở xem xét; (4): Lãnh đạo Sở xem xét, ký duyệt hồ sơ; (5): Văn thư vào sổ, chuyển trả kết quả đến Trung tâm Phục vụ hành chính công; (6): Trả kết quả cho công dân. |
3.2. Kiến nghị thực thi
Tại khoản 3 Điều 6 Thông tư số 03/2018/TT-BYT ngày 09/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định như sau: “Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế thành lập Đoàn đánh giá, thông báo cho cơ sở phân phối về Đoàn đánh giá và dự kiến thời gian đánh giá thực tế tại cơ sở phân phối. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo, Đoàn đánh giá tiến hành đánh giá thực tế tại cơ sở phân phối” và khoản 1 Điều 8 Thông tư số 03/2018/TT-BYT ngày 09/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế được sửa đổi bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 09/2020/TT-BYT ngày 10/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định: “…Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc việc đánh giá thực tế tại cơ sở phân phối và ký biên bản đánh giá, Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và/hoặc cấp Giấy chứng nhận GDP theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này”.
- Do đó, theo nội dung tại Điểm 3.1, Mục I của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề nghị sửa đổi nội dung tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 09/2020/TT-BYT ngày 10/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế như sau: “…Trong thời hạn 08 ngày, kể từ ngày kết thúc việc đánh giá thực tế tại cơ sở phân phối và ký biên bản đánh giá, Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và/hoặc cấp Giấy chứng nhận GDP theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này".
3.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 7.225.708 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 6.782.540 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 443.168 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm thời gian thực hiện TTHC: 6%
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 6,13%
4.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục Đánh giá duy trì đáp ứng Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc được công bố tại Quyết định số 1746/QĐ-UBND ngày 24/5/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định từ 30 ngày xuống còn 28 ngày (giảm 02 ngày).
- Lý do: Qua quá trình giải quyết thủ tục hành chính thì thời gian trong 30 ngày là còn dài so với thực tế. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí và thời gian cho tổ chức, cá nhân, đề nghị thời gian giải quyết thủ tục hành chính từ 30 ngày xuống còn 28 ngày, quy trình xử lý thủ tục hành chính với trình tự như sau:
Ghi chú: (1): Trung tâm Phục vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ; (2): Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn; (3): Phòng chuyên môn xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở xem xét; (4): Lãnh đạo Sở xem xét, ký duyệt hồ sơ; (5): Văn thư vào sổ, chuyển trả kết quả đến Trung tâm Phục vụ hành chính công; (6): Trả kết quả cho công dân. |
4.2. Kiến nghị thực thi
Tại khoản 3 Điều 6 Thông tư số 03/2018/TT-BYT ngày 09/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định như sau: “Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế thành lập Đoàn đánh giá, thông báo cho cơ sở phân phối về Đoàn đánh giá và dự kiến thời gian đánh giá thực tế tại cơ sở phân phối. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo, Đoàn đánh giá tiến hành đánh giá thực tế tại cơ sở phân phối” và khoản 1 Điều 10 Thông tư số 03/2018/TT-BYT ngày 09/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định: “…Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc việc đánh giá thực tế tại cơ sở phân phối và ký biên bản đánh giá, Sở Y tế thực hiện cấp Giấy chứng nhận đáp ứng GDP theo Mẫu số 06 Phụ lục IV kèm theo Thông tư này.”.
- Do đó, theo nội dung tại Điểm 4.1, Mục I của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề nghị sửa đổi nội dung khoản 1 Điều 10 Thông tư số 03/2018/TT-BYT ngày 09/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định: “…Trong thời hạn 08 ngày, kể từ ngày kết thúc việc đánh giá thực tế tại cơ sở phân phối và ký biên bản đánh giá, Sở Y tế thực hiện cấp Giấy chứng nhận đáp ứng GDP theo Mẫu số 06 Phụ lục IV kèm theo Thông tư này.”.
4.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 7.170.312 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 6.727.144 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 443.168 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm thời gian thực hiện TTHC: 6%
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 6,18%
5.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục Cấp Chứng chỉ hành nghề dược (bao gồm cả trường hợp cấp Chứng chỉ hành nghề dược bị thu hồi theo quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 Điều 28 của Luật dược) theo hình thức xét hồ sơ đã được đơn giản hóa tại Quyết định số 4041/QĐ-UBND ngày 31/10/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định từ 12 ngày xuống còn 11 ngày (giảm 01 ngày).
- Lý do: Qua quá trình giải quyết thủ tục hành chính, thời gian giải quyết 12 ngày làm việc vẫn còn dài. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian và tiết kiệm chi phí cho cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục hành chính, đề nghị cắt giảm khoảng thời gian này từ 12 ngày làm việc xuống còn 11 ngày làm việc, quy trình xử lý thủ tục hành chính với trình tự như sau:
Ghi chú: (1): Trung tâm Phục vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ; (2): Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn; (3): Phòng chuyên môn xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở xem xét; (4): Lãnh đạo Sở xem xét, ký duyệt hồ sơ; (5): Văn thư vào sổ, chuyển trả kết quả đến Trung tâm Phục vụ hành chính công; (6): Trả kết quả cho công dân. |
5.2. Kiến nghị thực thi
Tại điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ được sửa đổi bổ sung tại điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ quy định như sau: “ Cấp Chứng chỉ hành nghề dược trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ; trường hợp không cấp Chứng chỉ hành nghề dược phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do”
- Do đó, theo nội dung tại Điểm 5.1, Mục I của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề nghị sửa đổi nội dung điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ như sau: “Cấp Chứng chỉ hành nghề dược trong thời hạn 11 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ; trường hợp không cấp Chứng chỉ hành nghề dược phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do”
5.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 906.200.360 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 848.145.352 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 58.055.008 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm thời gian thực hiện TTHC: 8%
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 12%
6.1. Nội dung đơn giản hóa
- Lý do: Qua quá trình giải quyết thủ tục hành chính thì thời gian trong 20 ngày là còn dài so với thực tế. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí và thời gian cho tổ chức, cá nhân, đề nghị thời gian giải quyết thủ tục hành chính từ 20 ngày xuống còn 18 ngày, quy trình xử lý thủ tục hành chính với trình tự như sau:
Ghi chú: (1): Trung tâm Phục vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ; (2): Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn; (3): Phòng chuyên môn xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở xem xét; (4): Lãnh đạo Sở xem xét, ký duyệt hồ sơ; (5): Văn thư vào sổ, chuyển trả kết quả đến Trung tâm Phục vụ hành chính công; (6): Trả kết quả cho công dân. |
6.2. Kiến nghị thực thi
Tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều 48 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ được sửa đổi bổ sung tại khoản 27 Điều 5 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ quy định như sau:
“c) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ hủy có công văn cho phép hủy trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ;
d) Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ xin hủy, cơ quan tiếp nhận có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ xin hủy trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ”
- Do đó, theo nội dung tại Điểm 6.1, Mục I của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề nghị sửa đổi nội dung điểm c, điểm d khoản 27 Điều 5 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ như sau:
“c) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ hủy có công văn cho phép hủy trong thời hạn 18 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ;
d) Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ xin hủy, cơ quan tiếp nhận có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ xin hủy trong thời hạn 18 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ”
6.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 4.926.774 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 4.483.606 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 443.168 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm thời gian thực hiện TTHC: 10%
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 8,9%
7.1. Nội dung đơn giản hóa
- Lý do: Qua quá trình giải quyết thủ tục hành chính thì thời gian trong 30 ngày là còn dài so với thực tế. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí và thời gian cho tổ chức, cá nhân, đề nghị thời gian giải quyết thủ tục hành chính từ 30 ngày xuống còn 28 ngày, quy trình xử lý thủ tục hành chính với trình tự như sau:
Ghi chú: (1): Trung tâm Phục vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ; (2): Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn; (3): Phòng chuyên môn xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở xem xét; (4): Lãnh đạo Sở xem xét, ký duyệt hồ sơ; (5): Văn thư vào sổ, chuyển trả kết quả đến Trung tâm Phục vụ hành chính công; (6): Trả kết quả cho công dân. |
7.2. Kiến nghị thực thi
Tại khoản 3, khoản 4 Điều 54 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định như sau:
“3. Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ ký duyệt đơn hàng mua hoặc cho phép bằng văn bản cho cơ sở nhượng lại trong vòng 30 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
4. Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mua, nhượng lại thuốc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản gửi cơ sở đề nghị trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, trong đó phải nêu cụ thể các tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung.”
- Do đó, theo nội dung tại Điểm 7.1, Mục I của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề nghị sửa đổi nội dung khoản 3, khoản 4 Điều 54 Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ như sau:
“3. Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ ký duyệt đơn hàng mua hoặc cho phép bằng văn bản cho cơ sở nhượng lại trong vòng 28 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
4. Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mua, nhượng lại thuốc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản gửi cơ sở đề nghị trong thời hạn 28 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, trong đó phải nêu cụ thể các tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung.”
7.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 64.782.090 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 60.793.578đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 3.988.512 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm thời gian thực hiện TTHC: 6%
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 6,15%
8.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục Cấp giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc theo hình thức hội thảo giới thiệu thuốc được công bố tại Quyết định số 1746/QĐ-UBND ngày 24/5/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định từ 10 ngày xuống còn 08 ngày (giảm 02 ngày).
- Lý do: Qua quá trình giải quyết thủ tục hành chính Cấp giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc theo hình thức hội thảo giới thiệu thuốc trong 10 ngày là còn dài so với thực tế. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian và tiết kiệm chi phí cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục hành chính, đề nghị cắt giảm khoảng thời gian này từ 10 ngày xuống còn 08 ngày, quy trình xử lý thủ tục hành chính với trình tự như sau:
Ghi chú: (1): Trung tâm Phục vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ; (2): Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn; (3): Phòng chuyên môn xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở xem xét; (4): Lãnh đạo Sở xem xét, ký duyệt hồ sơ; (5): Văn thư vào sổ, chuyển trả kết quả đến Trung tâm Phục vụ hành chính công; (6): Trả kết quả cho công dân. |
8.2. Kiến nghị thực thi
Tại khoản 2 Điều 113 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ được sửa đổi bổ sung tại khoản 58 Điều 5 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ quy định như sau: " Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy xác nhận theo Mẫu số 05 hoặc 06 Phụ lục VI của Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy xác nhận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp".
- Do đó, theo nội dung tại Điểm 8.1, Mục I của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề nghị sửa đổi nội dung tại khoản 58 Điều 5 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ như sau: " Trong thời hạn 08 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy xác nhận theo Mẫu số 05 hoặc 06 Phụ lục VI của Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy xác nhận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp".
8.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 79.783.872 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 67.375.168 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 12.408.704 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm thời gian thực hiện TTHC: 20%
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 15,5%
9.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục Cấp lần đầu và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thuộc thẩm quyền của Sở Y tế (đối với trường hợp không phải đi đánh giá cơ sở) được công bố tại Quyết định số 1746/QĐ-UBND ngày 24/5/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định từ 20 ngày xuống còn 18 ngày (giảm 02 ngày).
- Lý do: Qua quá trình giải quyết thủ tục hành chính Cấp lần đầu và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thuộc thẩm quyền của Sở Y tế trong 20 ngày là còn dài so với thực tế. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian và tiết kiệm chi phí cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục hành chính, đề nghị cắt giảm khoảng thời gian này từ 20 ngày xuống còn 18 ngày, quy trình xử lý thủ tục hành chính với trình tự như sau:
Ghi chú: (1): Trung tâm Phục vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ; (2): Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn; (3): Phòng chuyên môn xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở xem xét; (4): Lãnh đạo Sở xem xét, ký duyệt hồ sơ; (5): Văn thư vào sổ, chuyển trả kết quả đến Trung tâm Phục vụ hành chính công; (6): Trả kết quả cho công dân. |
9.2. Kiến nghị thực thi
Tại điểm a khoản 3 Điều 33 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ được sửa đổi bổ sung tại khoản 12 Điều 5 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ quy định như sau: " Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ đối với trường hợp cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự đã được kiểm tra, đánh giá đáp ứng Thực hành tốt phù hợp với phạm vi kinh doanh, không phải tổ chức đánh giá thực tế tại cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược".
- Do đó, theo nội dung tại Điểm 9.1, Mục I của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề nghị sửa đổi nội dung tại khoản 12 Điều 5 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ quy định như sau: " Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 18 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ đối với trường hợp cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự đã được kiểm tra, đánh giá đáp ứng Thực hành tốt phù hợp với phạm vi kinh doanh, không phải tổ chức đánh giá thực tế tại cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược".
9.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 896.766.372 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 817.439.300 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 79.327.072 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm thời gian thực hiện TTHC: 10%
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 8,84%
10.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục Điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thuộc thẩm quyền của Sở Y tế (Cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc; Cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền) được công bố tại Quyết định số 1746/QĐ-UBND ngày 24/5/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định từ 15 ngày xuống còn 13 ngày (giảm 02 ngày).
- Lý do: Qua quá trình giải quyết thủ tục hành chính Điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thuộc thẩm quyền của Sở Y tế (Cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc; Cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền) trong 15 ngày là còn dài so với thực tế. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian và tiết kiệm chi phí cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục hành chính, đề nghị cắt giảm khoảng thời gian này từ 15 ngày xuống còn 13 ngày, quy trình xử lý thủ tục hành chính với trình tự như sau:
Ghi chú: (1): Trung tâm Phục vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ; (2): Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn; (3): Phòng chuyên môn xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở xem xét; (4): Lãnh đạo Sở xem xét, ký duyệt hồ sơ; (5): Văn thư vào sổ, chuyển trả kết quả đến Trung tâm Phục vụ hành chính công; (6): Trả kết quả cho công dân. |
10.2. Kiến nghị thực thi
Tại điểm a khoản 3 Điều 34 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ được sửa đổi bổ sung tại khoản 13 Điều 5 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ quy định như sau: " Cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 36 của Luật dược”.
- Do đó, theo nội dung tại Điểm 10.1, Mục I của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề nghị sửa đổi nội dung tại khoản 13 Điều 5 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ như sau: " Cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 13 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 36 của Luật dược”.
10.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 31.215.584 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 27.670.240 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 3.545.344 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm thời gian thực hiện TTHC: 13%
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 11,3%
11. Thủ tục: Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm (Mã TTHC: 1.002483.000.00.00.H08)
11.1. Nội dung đơn giản hóa
- Lý do: Qua quá trình giải quyết thủ tục hành chính Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm thì trong 10 ngày là còn dài so với thực tế. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian và tiết kiệm chi phí cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục hành chính, đề nghị cắt giảm khoảng thời gian này từ 10 ngày xuống còn 08 ngày, quy trình xử lý thủ tục hành chính với trình tự như sau:
Ghi chú: (1): Trung tâm Phục vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ; (2): Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn; (3): Phòng chuyên môn xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở xem xét; (4): Lãnh đạo Sở xem xét, ký duyệt hồ sơ; (5): Văn thư vào sổ, chuyển trả kết quả đến Trung tâm Phục vụ hành chính công; (6): Trả kết quả cho công dân. |
11.2. Kiến nghị thực thi
Tại khoản 3 Điều 20 Thông tư số 09/2015/TT-BYT ngày 25/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định như sau: "Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp”.
- Do đó, theo nội dung tại Điểm 11.1, Mục I của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề nghị sửa đổi nội dung tại khoản 3 Điều 20 Thông tư số 09/2015/TT-BYT ngày 25/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế như sau: "Trong thời gian 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp”.
11.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 5.920.432 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 5.034.096 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 886.336 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm thời gian thực hiện TTHC: 20%
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 14,9 %
II. LĨNH VỰC KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH (09 TTHC)
1. 1 Nội dung đơn giản hóa
- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục Cấp lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bị mất hoặc hư hỏng chứng chỉ hành nghề hoặc bị thu hồi chứng chỉ hành nghề theo quy định tại điểm a, b Khoản 1 Điều 29 Luật khám bệnh, chữa bệnh được công bố tại Quyết định số 2397/QĐ-UBND ngày 5/7/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định từ 30 ngày xuống còn 28 ngày (giảm 02 ngày).
- Lý do: Qua quá trình giải quyết thủ tục hành chính Cấp lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bị mất hoặc hư hỏng chứng chỉ hành nghề hoặc bị thu hồi chứng chỉ hành nghề theo quy định tại điểm a, b Khoản 1 Điều 29 Luật khám bệnh, chữa bệnh thì trong 28 ngày là còn dài so với thực tế. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian và tiết kiệm chi phí cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục hành chính, đề nghị cắt giảm khoảng thời gian này từ 30 ngày xuống còn 28 ngày, quy trình xử lý thủ tục hành chính với trình tự như sau:
Ghi chú: (1): Trung tâm Phục vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ; (2): Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn; (3): Phòng chuyên môn xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở xem xét; (4): Lãnh đạo Sở xem xét, ký duyệt hồ sơ; (5): Văn thư vào sổ, chuyển trả kết quả đến Trung tâm Phục vụ hành chính công; (6): Trả kết quả cho công dân. |
1.2. Kiến nghị thực thi
Tại khoản 2, khoản 3 Điều 10 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định như sau:
“2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tiến hành thẩm định hồ sơ và có biên bản thẩm định.
3. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề”.
- Do đó, theo nội dung tại Điểm 1.1, Mục II của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề nghị sửa đổi nội dung Khoản 3, Điều 10, Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ như sau: “3. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, thì trong thời hạn 08 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề”
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 85.877.556 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 80.559.540 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 5.318.016 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm thời gian thực hiện TTHC: 6%
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 7%
2.1. Nội dung đơn giản hóa
- Lý do: Qua quá trình giải quyết thủ tục hành chính Cấp điều chỉnh chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp đề nghị thay đổi họ và tên, ngày tháng năm sinh thì trong 30 ngày là còn dài so với thực tế. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian và tiết kiệm chi phí cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục hành chính, đề nghị cắt giảm khoảng thời gian này từ 30 ngày xuống còn 28 ngày, quy trình xử lý thủ tục hành chính với trình tự như sau:
Ghi chú: (1): Trung tâm Phục vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ; (2): Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn; (3): Phòng chuyên môn xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở xem xét; (4): Lãnh đạo Sở xem xét, ký duyệt hồ sơ; (5): Văn thư vào sổ, chuyển trả kết quả đến Trung tâm Phục vụ hành chính công; (6): Trả kết quả cho công dân. |
2.2. Kiến nghị thực thi
Tại khoản 2, khoản 3 Điều 10 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định như sau:
“2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tiến hành thẩm định hồ sơ và có biên bản thẩm định.
3. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề”.
- Do đó, theo nội dung tại Điểm 2.1, Mục II của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề nghị sửa đổi nội dung tại khoản 3 Điều 10 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ như sau: "Trường hợp hồ sơ hợp lệ, thì trong thời hạn 08 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề”.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 14.423.718 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 13.537.382 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 886.336 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm thời gian thực hiện TTHC: 6%
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 6,14 %
3.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục Cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện thuộc Sở Y tế và áp dụng đối với trường hợp khi thay đổi hình thức tổ chức, chia tách, hợp nhất, sáp nhập được công bố tại Quyết định số 1745/QĐ-UBND ngày 24/5/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định từ từ 60 ngày xuống còn 56 ngày (giảm 04 ngày).
- Lý do: Qua quá trình giải quyết thủ tục hành chính Cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện thuộc Sở Y tế và áp dụng đối với trường hợp khi thay đổi hình thức tổ chức, chia tách, hợp nhất, sáp nhập trong 60 ngày là còn dài so với thực tế. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian và tiết kiệm chi phí cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục hành chính, đề nghị cắt giảm khoảng thời gian này từ 60 ngày xuống còn 56 ngày quy trình xử lý thủ tục hành chính với trình tự như sau:
Ghi chú: (1): Trung tâm Phục vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ; (2): Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn; (3): Phòng chuyên môn xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở xem xét; (4): Lãnh đạo Sở xem xét, ký duyệt hồ sơ; (5): Văn thư vào sổ, chuyển trả kết quả đến Trung tâm Phục vụ hành chính công; (6): Trả kết quả cho công dân. |
3.2. Kiến nghị thực thi
Tại điểm b khoản 2 Điều 44 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, quy định như sau: “Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét để cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động trong thời hạn 60 ngày đối với bệnh viện; 45 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.”
- Do đó, theo nội dung tại Điểm 3.1, Mục II của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề nghị sửa đổi nội dung tại điểm b khoản 2 Điều 44 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, quy định như sau: “Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét để cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động trong thời hạn 56 ngày đối với bệnh viện; 43 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ”.
3.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 42.201.342 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 39.542.334 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 2.659.008 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm thời gian thực hiện TTHC: 20%
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 4%
4.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục Cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám đa khoa thuộc thẩm quyền của Sở Y tế được công bố tại Quyết định số Quyết định số 1745/QĐ-UBND ngày 24/5/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định từ 45 ngày xuống còn 43 ngày (giảm 02 ngày).
- Lý do: Qua quá trình giải quyết thủ tục hành chính Cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám đa khoa thuộc thẩm quyền của Sở Y tế trong 45 ngày là còn dài so với thực tế. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian và tiết kiệm chi phí cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục hành chính, đề nghị cắt giảm khoảng thời gian này từ 45 ngày xuống còn 43 ngày, quy trình xử lý thủ tục hành chính với trình tự như sau:
Ghi chú: (1): Trung tâm Phục vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ; (2): Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn; (3): Phòng chuyên môn xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở xem xét; (4): Lãnh đạo Sở xem xét, ký duyệt hồ sơ; (5): Văn thư vào sổ, chuyển trả kết quả đến Trung tâm Phục vụ hành chính công; (6): Trả kết quả cho công dân. |
4.2. Kiến nghị thực thi
Tại điểm b khoản 2 Điều 44 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, quy định như sau: “Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét để cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động trong thời hạn 60 ngày đối với bệnh viện; 45 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.”
- Do đó, theo nội dung tại Điểm 4.1, Mục II của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề nghị sửa đổi nội dung tại điểm b khoản 2 Điều 44 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, quy định như sau: “Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét để cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động trong thời hạn 56 ngày đối với bệnh viện; 43 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ”.
4.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 50.583.240 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 49.253.736 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 1.329.504 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm thời gian thực hiện TTHC: 4%
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 4%
5.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục Cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám chuyên khoa thuộc thẩm quyền của Sở Y tế được công bố tại Quyết định số 1745/QĐ-UBND ngày 24/5/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định từ 45 ngày xuống còn 43 ngày (giảm 02 ngày).
- Lý do: Qua quá trình giải quyết thủ tục hành chính Cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám chuyên khoa thuộc thẩm quyền của Sở Y tế trong 45 ngày là còn dài so với thực tế. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian và tiết kiệm chi phí cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục hành chính, đề nghị cắt giảm khoảng thời gian này từ 45 ngày xuống còn 43 ngày, quy trình xử lý thủ tục hành chính với trình tự như sau:
Ghi chú: (1): Trung tâm Phục vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ; (2): Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn; (3): Phòng chuyên môn xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở xem xét; (4): Lãnh đạo Sở xem xét, ký duyệt hồ sơ; (5): Văn thư vào sổ, chuyển trả kết quả đến Trung tâm Phục vụ hành chính công; (6): Trả kết quả cho công dân. |
5.2. Kiến nghị thực thi
Tại điểm b khoản 2 Điều 44 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, quy định như sau: “Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét để cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động trong thời hạn 60 ngày đối với bệnh viện; 45 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.”
- Do đó, theo nội dung tại Điểm 5.1, Mục II của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề nghị sửa đổi nội dung tại điểm b khoản 2 Điều 44 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, quy định như sau: “Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét để cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động trong thời hạn 56 ngày đối với bệnh viện; 43 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ”.
5.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 95.942.340 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 91.953.828 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 3.988.512 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm thời gian thực hiện TTHC: 4%
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 4,15%
6.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục Cấp giấy phép hoạt động đối với Nhà hộ sinh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế được công bố tại Quyết định số Quyết định số 1745/QĐ-UBND ngày 24/5/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định từ 45 ngày xuống còn 43 ngày (giảm 02 ngày).
- Lý do: Qua quá trình giải quyết thủ tục hành chính Cấp giấy phép hoạt động đối với Nhà hộ sinh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế trong 45 ngày là còn dài so với thực tế. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian và tiết kiệm chi phí cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục hành chính, đề nghị cắt giảm khoảng thời gian này từ 45 ngày xuống còn 43 ngày, quy trình xử lý thủ tục hành chính với trình tự như sau:
Ghi chú: (1): Trung tâm Phục vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ; (2): Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn; (3): Phòng chuyên môn xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở xem xét; (4): Lãnh đạo Sở xem xét, ký duyệt hồ sơ; (5): Văn thư vào sổ, chuyển trả kết quả đến Trung tâm Phục vụ hành chính công; (6): Trả kết quả cho công dân. |
6.2. Kiến nghị thực thi
Tại điểm b khoản 2 Điều 44 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, quy định như sau: “Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét để cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động trong thời hạn 60 ngày đối với bệnh viện; 45 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.”
- Do đó, theo nội dung tại Điểm 6.1, Mục II của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề nghị sửa đổi nội dung tại điểm b khoản 2 Điều 44 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, quy định như sau: “Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét để cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động trong thời hạn 56 ngày đối với bệnh viện; 43 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ”.
6.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 10.687.958 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 10.244.790 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 443.168 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm thời gian thực hiện TTHC: 4%
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 4,14 %
7.1. Nội dung đơn giản hóa
- Lý do: Qua quá trình giải quyết thủ tục hành chính Cấp giấy phép hoạt động đối với trạm xá, trạm y tế cấp xã trong 45 ngày là còn dài so với thực tế. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian và tiết kiệm chi phí cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục hành chính, đề nghị cắt giảm khoảng thời gian này từ 45 ngày xuống còn 43 ngày, quy trình xử lý thủ tục hành chính với trình tự như sau:
Ghi chú: (1): Trung tâm Phục vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ; (2): Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn; (3): Phòng chuyên môn xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở xem xét; (4): Lãnh đạo Sở xem xét, ký duyệt hồ sơ; (5): Văn thư vào sổ, chuyển trả kết quả đến Trung tâm Phục vụ hành chính công; (6): Trả kết quả cho công dân. |
7.2. Kiến nghị thực thi
Tại điểm b khoản 2 Điều 44 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, quy định như sau: “Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét để cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động trong thời hạn 60 ngày đối với bệnh viện; 45 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.”
- Do đó, theo nội dung tại Điểm 7.1, Mục II của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề nghị sửa đổi nội dung tại điểm b khoản 2 Điều 44 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, quy định như sau: “Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét để cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động trong thời hạn 56 ngày đối với bệnh viện; 43 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ”.
7.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 95.942.340 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 91.953.828 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 3.988.512 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm thời gian thực hiện TTHC: 4%
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 4,15 %
8.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục Cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thay đổi địa điểm thuộc thẩm quyền của Sở Y tế được công bố tại Quyết định số 2397/QĐ-UBND ngày 5/7/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định từ trong thời hạn 60 ngày giảm còn 56 ngày (giảm 04 ngày) đối với cơ sở khám, chữa bệnh là bệnh viện; trong thời hạn 45 ngày giảm còn 43 ngày (giảm 02 ngày) đối với cơ sở khám, chữa bệnh là các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác.
- Lý do: Qua quá trình giải quyết thủ tục hành chính Cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thay đổi địa điểm thuộc thẩm quyền của Sở Y tế trong 60 ngày đối với bệnh viện; 45 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác là còn dài so với thực tế. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian và tiết kiệm chi phí cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục hành chính, đề nghị cắt giảm khoảng thời gian với quy trình xử lý thủ tục hành chính với trình tự như sau:
* Đối với Bệnh viện
*Đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác
Ghi chú: (1): Trung tâm Phục vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ; (2): Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn; (3): Phòng chuyên môn xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở xem xét; (4): Lãnh đạo Sở xem xét, ký duyệt hồ sơ; (5): Văn thư vào sổ, chuyển trả kết quả đến Trung tâm Phục vụ hành chính công; (6): Trả kết quả cho công dân. |
8.2. Kiến nghị thực thi
Tại điểm b khoản 2 Điều 44 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, quy định như sau: “Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét để cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động trong thời hạn 60 ngày đối với bệnh viện; 45 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.”
- Do đó, theo nội dung tại Điểm 8.1, Mục II của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề nghị sửa đổi nội dung tại điểm b khoản 2 Điều 44 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, quy định như sau: “Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét để cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động trong thời hạn 56 ngày đối với bệnh viện; 43 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ”.
8.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
* Đối với bệnh viện
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 70.474.060 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 64.934.460 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 5.539.600 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm thời gian thực hiện TTHC: 6%
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 7,8%
* Đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 53.855.260 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 50.531.500 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 3.323.760 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm thời gian thực hiện TTHC: 4%
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 6,17%
9.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục Cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thay đổi tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế được công bố tại Quyết định số 2397/QĐ-UBND ngày 05/7/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định từ trong thời hạn 60 ngày giảm còn 56 ngày (giảm 04 ngày) đối với cơ sở khám, chữa bệnh là bệnh viện; trong thời hạn 45 ngày giảm còn 43 ngày (giảm 02 ngày) đối với cơ sở khám, chữa bệnh là các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác.
Qua quá trình giải quyết thủ tục hành chính Cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thay đổi địa điểm thuộc thẩm quyền của Sở Y tế trong 60 ngày đối với bệnh viện; 45 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác là còn dài so với thực tế. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian và tiết kiệm chi phí cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục hành chính, đề nghị cắt giảm khoảng thời gian với quy trình xử lý thủ tục hành chính với trình tự như sau:
* Đối với Bệnh viện
*Đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác
Ghi chú: (1): Trung tâm Phục vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ; (2): Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn; (3): Phòng chuyên môn xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở xem xét; (4): Lãnh đạo Sở xem xét, ký duyệt hồ sơ; (5): Văn thư vào sổ, chuyển trả kết quả đến Trung tâm Phục vụ hành chính công; (6): Trả kết quả cho công dân. |
9.2. Kiến nghị thực thi
Tại điểm b khoản 2 Điều 44 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, quy định như sau: “Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét để cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động trong thời hạn 60 ngày đối với bệnh viện; 45 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.”
- Do đó, theo nội dung tại Điểm 9.1, Mục II của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề nghị sửa đổi nội dung tại điểm b khoản 2 Điều 44 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, quy định như sau: “Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét để cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động trong thời hạn 56 ngày đối với bệnh viện; 43 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ”.
9.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
* Đối với bệnh viện
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 28.134.228 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 25.973.784 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 2.160.444 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm thời gian thực hiện TTHC: 6%
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 7,67 %
* Đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 21.486.708 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 20.212.600 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 1.274.108 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm thời gian thực hiện TTHC: 4%
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 5,9%./.
- 1Quyết định 3311/QĐ-UBND năm 2017 về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh và an toàn thực phẩm - dinh dưỡng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 2Quyết định 4041/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh và dược phẩm thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 3Quyết định 3473/QĐ-UBND năm 2020 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa
- 4Quyết định 1773/QĐ-UBND năm 2020 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực Dược phẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn
- 5Quyết định 2345/QĐ-UBND năm 2023 thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực: Dược phẩm, Khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Bình Định
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 4Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 3311/QĐ-UBND năm 2017 về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh và an toàn thực phẩm - dinh dưỡng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7Quyết định 4041/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh và dược phẩm thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 8Quyết định 280/QĐ-UBND về Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 9Quyết định 3473/QĐ-UBND năm 2020 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa
- 10Quyết định 1773/QĐ-UBND năm 2020 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực Dược phẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn
- 11Quyết định 2345/QĐ-UBND năm 2023 thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực: Dược phẩm, Khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Bình Định
Quyết định 3546/QĐ-UBND năm 2020 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực: Khám bệnh, chữa bệnh và Dược phẩm thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định
- Số hiệu: 3546/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/08/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Nguyễn Phi Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/08/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra