- 1Nghị định 180/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị
- 2Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở
- 3Luật đất đai 2013
- 4Luật Xây dựng 2014
- 5Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3347/QĐ-UBND | Lào Cai, ngày 26 tháng 7 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CẤP ỦY, CHÍNH QUYỀN VÀ NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CẤP XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRONG VIỆC ĐỂ XẢY RA CÁC SAI PHẠM VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ; TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI DÂN VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI VÀ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị;
Căn cứ Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở;
Căn cứ Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 11/10/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Báo cáo số 95/BC-SXD ngày 16/5/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định về trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cấp xã, phường, thị trấn trong việc để xảy ra các sai phạm về công tác quản lý đất đai và trật tự đô thị; trách nhiệm của người dân vi phạm trong lĩnh vực đất đai và trật tự đô thị với nội dung như sau:
I- Trách nhiệm của chính quyền và người đứng đầu cấp xã, phường, thị trấn trong việc để xảy ra các sai phạm về công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị; trách nhiệm của người dân vi phạm trong lĩnh vực trật tự xây dựng đô thị:
1. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý trật tự xây dựng đô thị:
Theo quy định tại Điều 10, Nghị định số: 180/2007/NĐ-CP, ngày 07/12/2007 của Chính phủ, như sau:
1.1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã)
- Có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra tình hình trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn, ban hành kịp thời quyết định đình chỉ thi công xây dựng, quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị theo thẩm quyền;
- Xử lý những cán bộ dưới quyền được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng đô thị để xảy ra vi phạm;
- Ban hành kịp thời các quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền (quy định tại Điều 67, Nghị định số: 121/2013/NĐ-CP);
- Chịu trách nhiệm về tình hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn.
1.2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố:
- Có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc địa bàn; ban hành kịp thời quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị theo thẩm quyền;
- Xử lý Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, các cán bộ dưới quyền được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng đô thị để xảy ra vi phạm;
- Ban hành kịp thời các quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền (quy định tại Điều 68, Nghị định số: 121/2013/NĐ-CP)
- Chịu trách nhiệm về tình hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn;
- Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành biện pháp cần thiết, phù hợp thực tế nhằm quản lý trật tự xây dựng đô thị có hiệu quả.
1.3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
- Ban hành các quy định, biện pháp nhằm xử lý, khắc phục tình hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong phạm vi thẩm quyền;
- Xử lý Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cán bộ dưới quyền được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng đô thị để xảy ra vi phạm;
- Ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền (được quy định tại Điều 67, Nghị định số: 121/2013/NĐ-CP).
1.4. Người có thẩm quyền quản lý trật tự xây dựng đô thị:
- Giám đốc Sở Xây dựng, Chánh thanh tra Sở Xây dựng, Phòng quản lý xây dựng cấp huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan khác được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng đô thị chịu trách nhiệm về tình hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị thuộc thẩm quyền quản lý; xử lý các cán bộ dưới quyền được phân công quản lý trật tự xây dựng đô thị để xảy ra vi phạm.
- Chánh thanh tra Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, nắm tình hình trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn, kiến nghị Giám đốc Sở Xây dựng báo cáo và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh những biện pháp chấn chỉnh, khắc phục và ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền (được quy định tại Điều 63, Nghị định số: 121/2013/NĐ-CP).
2. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, thanh tra viên được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng đô thị:
Theo quy định tại Điều 11, Nghị định số: 180/2007/NĐ-CP, ngày 07/12/2007 của Chính phủ, như sau:
2.1. Kiểm tra, phát hiện, lập biên bản ngừng thi công xây dựng, biên bản vi phạm hành chính và báo cáo kịp thời những hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị thuộc địa bàn được giao nhiệm vụ quản lý hoặc có biện pháp xử lý kịp thời vi phạm trật tự xây dựng đô thị thuộc thẩm quyền.
2.2. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều 5 Nghị định số: 121/2013/NĐ-CP
2.3. Chịu trách nhiệm về những sai phạm trực tiếp hoặc gián tiếp trong quản lý trật tự xây dựng đô thị. Trường hợp cấp Giấy phép xây dựng sai, cấp Giấy phép xây dựng chậm thời hạn do pháp luật quy định; quyết định sai, quyết định không đúng thẩm quyền, không ra quyết định hoặc ra quyết định chậm so với thời gian quy định tại Nghị định này đối với công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị phải bồi thường thiệt hại, nếu gây hậu quả nghiêm trọng còn bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.
3. Trách nhiệm của người dân, Chủ đầu tư xây dựng công trình:
Theo quy định tại Điều 6, Nghị định số: 180/2007/NĐ-CP, ngày 07/12/2007 của Chính phủ:
3.1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về xây dựng.
3.2. Ngừng thi công xây dựng công trình, tự phá dỡ công trình xây dựng vi phạm ngay sau khi có biên bản ngừng thi công xây dựng. Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cấp có thẩm quyền.
3.3. Trường hợp bị cưỡng chế phá dỡ phải chịu toàn bộ chi phí thực hiện cưỡng chế phá dỡ.
3.4. Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra; nếu gây hậu quả nghiêm trọng còn bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.
3.5. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
II. Trách nhiệm của chính quyền các cấp và người đứng đầu các tổ chức trong việc dễ xảy ra các sai phạm về công tác quản lý đất đai; trách nhiệm của người dân vi phạm trong lĩnh vực đất đai:
1. Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất (theo quy định tại Điều 7, Luật Đất đai năm 2013), như sau:
1.1. Người đứng đầu của tổ chức, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với việc sử dụng đất của tổ chức mình.
1.2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệp đã giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và công trình công cộng khác của địa phương.
1.3. Người đại diện cho cộng đồng dân cư là trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố hoặc người được cộng đồng dân cư thỏa thuận cử ra đối với việc sử dụng đất đã giao, công nhận cho cộng đồng dân cư.
1.4. Người đứng đầu cơ sở tôn giáo đối với việc sử dụng đất đã giao cho cơ sở tôn giáo.
1.5. Chủ hộ gia đình đối với việc sử dụng đất của hộ gia đình.
1.6. Cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với việc sử dụng đất của mình.
1.7. Người có chung quyền sử dụng đất hoặc người đại diện cho nhóm người có chung quyền sử dụng đất đối với việc sử dụng đất đó.
2. Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với đất được giao để quản lý (theo quy định tại Điều 8, Luật đất đai năm 2014), như sau:
2.1. Người đứng đầu của tổ chức chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất trong các trường hợp sau đây:
- Tổ chức được giao quản lý công trình công cộng, gồm công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống công trình thủy lợi, đê, đập; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm;
- Tổ chức kinh tế được giao quản lý diện tích đất để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về đầu tư;
- Tổ chức được giao quản lý đất có mặt nước của các sông và đất có mặt nước chuyên dùng;
- Tổ chức được giao quản lý quỹ đất đã thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2.2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất sử dụng vào mục đích công cộng được giao để quản lý, đất chưa giao, đất chưa cho thuê tại địa phương.
2.3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở thuộc địa phương.
2.4. Người đại diện cho cộng đồng dân cư là người chịu trách nhiệm đối với đất được giao cho cộng đồng dân cư quản lý.
3. Xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai:
Theo quy định tại Điều 96, Nghị định số: 43/2014/NĐ-CP, của chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai, như sau:
Người đứng đầu tổ chức, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định về quản lý đất đai mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai;
Cán bộ, công chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp và cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn có hành vi vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý đất đai;
Người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên của tổ chức được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp sau đây: (i) Tổ chức được giao quản lý công trình công cộng, gồm công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống công trình thủy lợi, đê, đập; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm; (ii) Tổ chức kinh tế được giao quản lý diện tích đất để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về đầu tư; (iii) Tổ chức được giao quản lý đất có mặt nước của các sông và đất có mặt nước chuyên dùng; (iv) Tổ chức được giao quản lý quỹ đất đã thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai đối với đất được giao để quản lý;
Thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
4. Trách nhiệm của người dân vi phạm trong lĩnh vực đất đai.
Theo quy định tại Điều 206 Luật đất đai năm 2013 quy định các hình thức xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai như sau:
- Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, buộc khắc phục hậu quả theo quy định tại Nghị định số: 102/2014/NĐ-CP, về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
- Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước, cho người khác, ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật còn phải bồi thường theo mức thiệt hại thực tế cho Nhà nước hoặc cho người bị thiệt hại.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. UBND các huyện, thành phố căn cứ nội dung quy định trên, có trách nhiệm tuyên truyền, hướng dẫn đến cấp phường, xã và tổ chức thực hiện đảm bảo quy định hiện hành.
2. Giao Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường theo chức năng, nhiệm vụ của được phân công hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các huyện, thành phố triển khai thực hiện quy định trên.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2012 tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 2Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2017 tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 3Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2017 tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 4Quyết định 3455/QĐ-UBND năm 2017 về quy định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh An Giang
- 5Quyết định 07/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 24/2015/QĐ-UBND quy định về trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 6Quyết định 5026/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thực hiện chương trình, đề án nâng cấp đô thị đối với các huyện theo định hướng chính quyền đô thị; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về quản trị dự án đầu tư xây dựng có yếu tố nước ngoài do Thành phố Hà Nội ban hành
- 1Nghị định 180/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị
- 2Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2012 tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 3Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở
- 4Luật đất đai 2013
- 5Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
- 6Luật Xây dựng 2014
- 7Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- 8Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 9Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2017 tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 10Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2017 tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 11Quyết định 3455/QĐ-UBND năm 2017 về quy định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh An Giang
- 12Quyết định 07/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 24/2015/QĐ-UBND quy định về trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 13Quyết định 5026/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thực hiện chương trình, đề án nâng cấp đô thị đối với các huyện theo định hướng chính quyền đô thị; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về quản trị dự án đầu tư xây dựng có yếu tố nước ngoài do Thành phố Hà Nội ban hành
Quyết định 3347/QĐ-UBND năm 2017 quy định về trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cấp xã, phường, thị trấn trong việc để xảy ra sai phạm về công tác quản lý đất đai và trật tự đô thị; trách nhiệm của người dân vi phạm trong lĩnh vực đất đai và trật tự đô thị do tỉnh Lào Cai ban hành
- Số hiệu: 3347/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/07/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Người ký: Nguyễn Thanh Dương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/07/2017
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết