Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3302/QĐ-UBND | An Giang, ngày 31 tháng 12 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT CHUYÊN CANH VÀ XÚC TIẾN TIÊU THỤ SẢN PHẨM CÂY ĂN TRÁI GIAI ĐOẠN 2021-2025
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 417/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Quyết định số 3405/QĐ-BNNPTNT-CBTTNS ngày 28/7/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 22/7/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định thực hiện chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang;
Căn cứ Quyết định số 3059/QĐ-UBND ngày 29/12/2020 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt đề cương Kế hoạch phát triển vùng sản xuất chuyên canh, xúc tiến và tiêu thụ cây ăn trái tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 2881/QĐ-UBND ngày 03/12/2021 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 29/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác gắn với tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025,
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 282/TTr-SNNPTNT ngày 31/12/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Kế hoạch Phát triển vùng sản xuất chuyên canh và Xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cây ăn trái giai đoạn 2021-2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thủ trưởng các Sở, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố, các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT CHUYÊN CANH VÀ XÚC TIẾN TIÊU THỤ SẢN PHẨM CÂY ĂN TRÁI TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm Quyết định số 3302/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh)
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Căn cứ Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025;
- Căn cứ Quyết định số 417/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021 - 2030;
- Căn cứ Quyết định số 3405/QĐ-BNNPTNT-CBTTNS ngày 28/7/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021 - 2030;
- Căn cứ Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 29/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Phát triển Hợp tác xã, Tổ hợp tác gắn với tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025;
- Căn cứ Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 22/7/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định thực hiện chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang;
- Căn cứ Quyết định số 1994/QĐ-UBND ngày 26/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa kém hiệu quả sang rau, màu và cây ăn trái giai đoạn 2021 - 2025;
- Căn cứ Quyết định số 2824/QĐ-UBND ngày 26/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt danh mục các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025.
II. ĐỊNH HƯỚNG KẾ HOẠCH
- Phát triển các vùng sản xuất chuyên canh cây ăn trái tập trung với các sản phẩm chủ lực có quy mô lớn để gia tăng lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn và yêu cầu thị trường;
- Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, lấy hợp tác xã, tổ hợp tác làm nòng cốt để tổ chức sản xuất, liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị;
- Thúc đẩy phát triển ngành chế biến trái cây của tỉnh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030 hiệu quả, an toàn, bền vững;
- Tăng cường công tác giám sát cung, dự báo cầu thị trường, đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ trong nước, chuyển đổi thành công xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc và mở rộng xuất khẩu đối với các thị trường tiềm năng như EU, Nhật, Mỹ, Australia, Hàn Quốc.
III. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
Góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp bình quân hàng năm của tỉnh giai đoạn 2021-2025 đạt 2,8%; thúc đẩy phát triển sản xuất cây ăn trái chủ lực theo vùng chuyên canh tập trung; tổ chức lại sản xuất theo hướng tiên tiến, hiện đại gắn với bảo vệ môi trường sinh thái nông thôn; nâng cao giá trị sản xuất và giá trị gia tăng của sản phẩm, góp phần nâng cao vị thế ngành nông nghiệp của tỉnh An Giang, cải thiện điều kiện sống và thu nhập cho người sản xuất cây ăn trái.
b) Mục tiêu cụ thể
- Chuyển đổi diện tích lúa sản xuất kém hiệu quả sang các loại cây ăn trái phù hợp, xây dựng vùng chuyên canh cây ăn trái tập trung trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025 với quy mô là 10.217 ha bao gồm xoài (9.067 ha), chuối nuôi cấy mô (300 ha), sầu riêng (300 ha), nhãn (380 ha), cây có múi (170 ha);
- Cấp mới 225 mã số vùng trồng cho vùng sản xuất chuyên canh cây ăn trái với diện tích là 4079 ha;
- Sản xuất cây ăn trái an toàn, đáp ứng yêu cầu của thị trường; chứng nhận diện tích cây ăn trái trong vùng chuyên canh thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là 2.214 ha, GlobalGAP là 430 ha, đủ điều kiện an toàn thực phẩm là 2.080 ha;
- Thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã, tổ hợp tác trong vùng chuyên canh tập trung; thành lập ít nhất 6 hợp tác xã, 16 tổ hợp tác sản xuất cây ăn trái; nâng cao năng lực của hợp tác xã, tổ hợp tác đáp ứng yêu cầu về tổ chức sản xuất và liên kết thị trường;
- Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất thông qua xây dựng điểm 04 mô hình trình diễn khuyến nông có ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất; áp dụng nhật ký canh tác điện tử, truy xuất nguồn gốc điện tử gắn với số hóa vùng trồng;
- Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào chế biến, bảo quản trái cây thông qua việc thúc đẩy, hình thành các dự án chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; thu hút 01 dự án liên kết gắn với đầu tư xây dựng nhà máy xử lý, chế biến trái cây trên địa bàn tỉnh An Giang;
- Xây dựng thành công ít nhất 6 dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm để thúc đẩy nhân rộng mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị cho các sản phẩm xoài, chuối cấy mô, sầu riêng, nhãn, cây có múi trong vùng chuyên canh; thu nhập của người dân tham gia dự án liên kết tăng ít nhất 10%;
- Hỗ trợ sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “An Giang” cho 20 hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các sản phẩm trái cây chủ lực của tỉnh; hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã quảng bá hình ảnh thương hiệu sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế;
- Cơ cấu lại thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh phát triển kênh phân phối trong nước thông qua hệ thống chợ đầu mối và kênh phân phối hiện đại; xây dựng hai điểm xúc tiến và tiêu thụ sản phẩm trái cây An Giang tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh;
- Thúc đẩy xuất khẩu trái cây chính ngạch sang thị trường Trung Quốc; mở rộng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng khác như Mỹ, Nhật, EU, Hàn Quốc.
2. Yêu cầu
- Phù hợp với kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025; đảm bảo có sự triển khai đồng bộ của các cấp, các ngành, các địa phương, sự vào cuộc tích cực của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ nông dân trong việc thực hiện kế hoạch này;
- Nội dung kế hoạch phải cụ thể, chi tiết, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế; tổ chức thực hiện kế hoạch hiệu quả, đảm bảo phát huy tối đa nguồn lực, năng lực hiện có của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân; đảm bảo sự lồng ghép hiệu quả với các chương trình, kế hoạch của tỉnh có liên quan đã được ban hành;
- Phân bổ nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm trái cây chủ lực nằm trong vùng chuyên canh tập trung của tỉnh;
- Kết hợp với nguồn lực hỗ trợ của ngân sách Nhà nước và các nguồn lực xã hội để thực hiện có hiệu quả các hoạt động xây dựng vùng chuyên cây ăn trái tập trung và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Nhiệm vụ
1.1. Xây dựng vùng sản xuất chuyên canh tập trung và đối với cây ăn trái tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025.
a) Hình thành vùng sản xuất chuyên canh cây ăn trái tập trung tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025.
Hình thành vùng chuyên canh cây ăn trái tập trung của tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025 với diện tích là 10.217 ha, bao gồm xoài, chuối cấy mô, sầu riêng, nhãn, cây có múi. Vùng chuyên canh sẽ phân bố trên địa bàn 34 xã, phường thị trấn tại 8 huyện, thành phố, thị xã bao gồm: Chợ Mới (4.307 ha), Tri Tôn (1.412 ha), Tịnh Biên (1.150 ha), An Phú (1840 ha), Tân Châu (508 ha), Long Xuyên (200 ha), Châu Phú (670 ha), Châu Thành (130 ha). Cụ thể quy mô vùng chuyên canh tập trung đối với từng loại cây ăn trái chủ lực được thể hiện ở bảng dưới đây:
- Vùng chuyên canh xoài tập trung đến năm 2025 có tổng diện tích là 9.067 ha, tập trung tại 07 huyện, thị xã, thành phố:
Huyện Chợ Mới: đến năm 2025 có tổng diện tích là 4.207 ha, chủ yếu là xoài 3 màu, xoài cát Hòa Lộc, xoài Thái, tập trung tại các xã Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phước Xuân;
Huyện Tri Tôn: đến năm 2025 có tổng diện tích là 922 ha, chủ yếu là xoài Cát Hòa Lộc, Xoài Keo, tập trung tại các xã Lê Trì, Lương Phi, Ô Lâm;
Huyện Tịnh Biên: đến năm 2025 có tổng diện tích là 1.150 ha, chủ yếu là xoài Cát Hòa Lộc, xoài Keo, tập trung tại các xã An Cư, An Nông, An Hảo, thị trấn Tịnh Biên, Văn Giáo, Vĩnh Trung, Thới Sơn;
Huyện An Phú: đến năm 2025 có tổng diện tích là 1.810 ha, chủ yếu là xoài Keo, tập trung tại các xã Long Bình, Khánh Bình, Khánh An, Phú Hữu, Nhơn Hội, Quốc Thái;
Thị xã Tân Châu: đến năm 2025 có tổng diện tích là 508 ha, bao gồm các loại xoài Keo, xoài 3 màu, xoài Cát Hòa Lộc, xoài thơm Vĩnh Hòa;
Thành phố Long Xuyên: đến năm 2025 duy trì tổng diện tích là 200 ha, chủ yếu là xoài Cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu, xoài Thái, tập trung tại xã Mỹ Hòa Hưng;
Huyện Châu Phú: đến năm 2025 có tổng diện tích là diện tích 270 ha, chủ yếu gồm các loại xoài 3 màu, xoài Cát Hòa Lộc, xoài Thái, tập trung tại các xã Khánh Hòa, Mỹ Đức.
- Vùng chuyên canh chuối nuôi cấy mô tập trung đến năm 2025 duy trì tổng diện tích là 300 ha, tập trung tại huyện Tri Tôn, bao gồm xã Vĩnh Gia (55 ha), Vĩnh Phước (170 ha), Tân Tuyến (75 ha).
- Vùng chuyên canh nhãn tập trung đến năm 2025 có tổng diện tích là 380 ha, tập trung tại: huyện Châu Phú, bao gồm xã Khánh Hòa (250 ha), Mỹ Đức (80 ha), chủ yếu là giống nhãn Xuồng, nhãn Mỹ Đức; huyện Tri Tôn, tập trung tại xã Tân Tuyến (50 ha), chủ yếu là nhãn IDO.
- Vùng chuyên canh sầu riêng đến năm 2025 có tổng diện tích là 300 ha, tập trung tại các huyện:
Huyện Chợ Mới: diện tích 100 ha, tập trung tại xã Long Kiến, chủ yếu gồm các giống sầu riêng Ri6, Mongthong;
Huyện Tri Tôn: diện tích 50 ha, tập trung tại xã Lê Trì, chủ yếu gồm các giống sầu riêng Ri6, sầu riêng Bảy Núi;
Huyện Châu Phú: diện tích 70 ha, tập trung tại xã Bình Chánh, chủ yếu là giống sầu riêng Ri6, Mongthong;
Huyện Châu Thành: diện tích 80 ha, tập trung tại xã Vĩnh Nhuận, chủ yếu là giống sầu riêng Ri6, Mongthong;
- Vùng chuyên canh cây có múi đến năm 2025 với tổng diện tích là 170 ha, tập trung tại các huyện:
Huyện Tri Tôn: diện tích 90 ha, tại xã Tà Đảnh (20 ha), chủ yếu là cam sành; xã Lương An Trà (50 ha), chủ yếu là chanh không hạt; xã Vĩnh Gia (20 ha), chủ yếu là chanh không hạt;
Huyện An Phú: diện tích là 30 ha, chủ yếu là bưởi, tập trung tại xã Phú Hữu;
Huyện Châu Thành: diện tích là 50 ha, tập trung tại xã Vĩnh Nhuận, chủ yếu gồm cam, quýt các loại.
b) Xây dựng và cấp mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói cho vùng sản xuất chuyên canh cây ăn trái tỉnh An Giang
- Giai đoạn 2021 - 2025, cấp mới 225 mã số vùng trồng với diện tích là 4.079 ha trong vùng chuyên canh tập trung, cụ thể:
(1) Đối với cây xoài: cấp mới 187 mã số vùng trồng với diện tích 3.572 ha tại 26 xã trên địa bàn 8 huyện, thành phối, thị xã, cụ thể:
Huyện Chợ Mới: cấp 45 mã số vùng trồng với diện tích 900 ha, tập trung tại xã Tấn Mỹ (300 ha), Mỹ Hiệp (300 ha), Bình Phước Xuân (300 ha);
Huyện Tri Tôn: cấp mới 35 mã số vùng trồng với diện tích là 612 ha, tập trung tại các xã Lê Trì (200 ha), Lương Phi (200 ha), Ô Lâm (192 ha);
Huyện Tịnh Biên: cấp 18 mã số vùng trồng với diện tích là 360 ha, tập trung tại các xã An Cư (50 ha), An Nông (50 ha), An Hảo (60 ha), thị trấn Tịnh Biên (50 ha), Văn Giáo (50 ha), Vĩnh Trung (50 ha), Thới Sơn (50 ha);
Huyện An Phú: cấp 60 mã số vùng trồng với diện tích 1.200 ha, tập trung tại các xã Long Bình (100 ha), Khánh Bình (300 ha), Khánh An (300 ha), Phú Hữu (300 ha), Nhơn Hội (100 ha), Quốc Thái (100 ha);
Thị xã Tân Châu: cấp 9 mã số vùng trồng với diện tích là 180 ha, tập trung tại các xã Phú Lộc (50 ha), Vĩnh Xương (100 ha), Vĩnh Hòa (30 ha);
Thành phố Long Xuyên: cấp 14 mã số vùng trồng với diện tích 200 ha tại xã Mỹ Hòa Hưng;
Huyện Châu Phú: cấp 6 mã số vùng trồng với diện tích 120 ha, tập trung tại các xã Khánh Hòa (70 ha), Mỹ Đức (30 ha).
(2) Đối với cây nhãn: cấp mới 24 mã số vùng trồng với diện tích 300 ha, tập trung tại xã Khánh Hòa (250 ha) và Mỹ Đức (30 ha), Tân Tuyến (20 ha).
(3) Đối với cây sầu riêng: cấp mới 10 mã số vùng trồng với diện tích là 140 ha tại các xã Long Kiến (30 ha), Lê Trì (20 ha), Bình Chánh (60 ha), Vĩnh Nhuận (30 ha).
(4) Đối với cây có múi: cấp mới 4 mã số vùng trồng cho diện tích 67 ha, tập trung tại các xã Lương An Trà (27 ha chanh không hạt), Vĩnh Gia (10 ha chanh không hạt), Phú Hữu (30 ha bưởi).
- Cấp mới 10 mã cơ sở đóng gói sản phẩm trái cây cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã: Chợ Mới (3 cơ sở), Tri Tôn (1 cơ sở), Tịnh Biên (1 cơ sở), An Phú (2 cơ sở), thị xã Tân Châu (1 cơ sở), thành phố Long Xuyên (1 cơ sở), Châu Phú (1 cơ sở).
- Hàng năm, tiếp tục đánh giá và duy trì mã 147 số vùng trồng với diện tích là đã cấp đến năm 2021 là 6.714 ha và 20 mã cơ sở đóng gói.
c) Thúc đẩy sản xuất an toàn, bền vững theo tiêu chuẩn chứng nhận, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.
Trong giai đoạn 2022 - 2025, hỗ trợ cấp chứng nhận thực hành sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn cho 4.724 ha cây ăn trái, cụ thể:
- Chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP cho 2.214 ha, trong đó:
Cây xoài: cấp chứng nhận VietGAP cho tổng diện tích là 1.939 ha, gồm các xã: Tấn Mỹ (386 ha), Mỹ Hiệp (483 ha), Bình Phước Xuân (435 ha), Lê Trì (50 ha), Lương Phi (50 ha), Ô Lâm (30 ha), An Cư (50 ha), An Hảo (50 ha), Khánh Bình (100 ha), Khánh An (100 ha), Phú Lộc (50 ha), Vĩnh Xương (70 ha), Vĩnh Hòa (25 ha), Mỹ Hòa Hưng (30 ha), Khánh Hòa (30 ha). Kế hoạch cấp chứng nhận hàng năm được thể hiện ở bảng dưới đây.
Cây chuối nuôi cấy mô: cấp chứng nhận VietGAP cho 40 ha xã Tân Tuyến.
Cây sầu riêng: cấp chứng nhận VietGAP cho 115 ha thuộc các xã Long Kiến (35 ha), Lê Trì (20 ha), Bình Chánh (30 ha), Vĩnh Nhuận (30 ha).
Cây nhãn: cấp chứng nhận VietGAP cho 100 ha thuộc các xã Khánh Hòa (50 ha), Mỹ Đức (50 ha), Tân Tuyến (20 ha).
Cây có múi: cấp chứng nhận cho diện tích 20 ha tại xã Vĩnh Nhuận.
- Chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP là 430 ha cho sản phẩm xoài tại các xã An Khánh (50 ha), Phú Hữu (300 ha), Vĩnh Xương (50 ha) và bưởi tại xã Phú Hữu (30 ha).
- Chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP) trong sản xuất cây ăn trái cho diện tích 2.080 ha, trong đó:
Xoài là 1.673 ha, tập trung tại các huyện Chợ Mới (370 ha), Tri Tôn (200 ha), Tịnh Biên (430 ha), An Phú (395 ha), thị xã Tân Châu (155 ha), thành phố Long Xuyên (30 ha), Châu Phú (93 ha);
Chuối nuôi cấy mô là 260 ha tại các xã Vĩnh Gia (55 ha), Vĩnh Phước (170 ha), Tân Tuyến (35 ha);
Nhãn là 90 ha tại các xã Khánh Hòa (60 ha), Mỹ Đức (30 ha);
Cây có múi là 57 ha tại các xã Lương An Trà (27 ha), Vĩnh Gia (10 ha), Vĩnh
Nhuận (10 ha), Vĩnh Nhuận (20 ha).
1.2. Thúc đẩy phát triển hệ thống bảo quản, sơ chế, chế biến trái cây gắn với vùng sản xuất chuyên canh tập trung giai đoạn 2021 - 2025.
a) Rà soát, xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào bảo quản, chế biến trái cây.
- Rà soát, đề xuất các chính sách, chương trình, dự án trong việc hỗ trợ phát triển hệ thống bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm trái cây.
- Rà soát các công nghệ và các quy trình trong bảo quản, sơ chế, chế biến một số sản phẩm trái cây chủ lực của tỉnh.
b) Thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp và các tổ chức đầu tư vào lĩnh vực bảo quản, chế biến trái cây.
- Mời gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp, tập đoàn chế biến có uy tín, kinh nghiệm và năng lực trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu đầu tư phát triển hệ thống bảo quản, chế biến trái cây của tỉnh.
- Mời gọi các doanh nghiệp triển khai dự án nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong canh tác gắn với lĩnh vực bảo quản, sơ chế và chế biến trái cây.
1.3. Xây dựng kế hoạch xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cây ăn trái giai đoạn 2021 - 2025.
- Xây dựng các thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về sản xuất, chính sách, thị trường cho hộ nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang;
- Xây dựng và quảng bá hình ảnh, thương hiệu trái cây tỉnh An Giang: hỗ trợ các HTX, doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “An Giang”; xây dựng hệ thống nhận diện; phát triển sản phẩm gắn với Chương trình OCOP; xây dựng sản phẩm truyền thông về cây ăn trái An Giang;
- Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số trong quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm trái cây tỉnh An Giang;
- Tăng cường công tác dự báo tình hình thị trường đối với cây ăn trái để tổ chức lại sản xuất phù hợp với nhu cầu của thị trường;
- Cơ cấu lại thị trường tiêu thụ trong nước: thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển kênh tiêu thụ sản phẩm trái cây trong nước có trọng tâm, trọng điểm thông qua hệ thống kênh phân phối hiện đại (siêu thị, cửa hàng) và hệ thống các chợ đầu mối lớn;
- Cơ cấu lại thị trường xuất khẩu và phương thức xuất khẩu phù hợp theo nhu cầu thị trường: thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch sản phẩm trái cây An Giang sang thị trường Trung Quốc; mở rộng xuất khẩu sang một số thị trường mới, có tiềm năng như Hàn Quốc, Nhật, Úc, Mỹ, Pháp, Hà Lan, New Zealand.
2. Các giải pháp thực hiện nhiệm vụ
2.1. Các giải pháp phát triển vùng chuyên canh cây ăn trái tập trung tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025
a) Giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất
- Hoàn thiện và chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất các loại cây ăn trái theo tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường:
Chuẩn hóa và hoàn thiện 04 bộ quy trình kỹ thuật sản xuất xoài, sầu riêng, nhãn, bưởi theo tiêu chuẩn xuất khẩu cho thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc;
Tập huấn, đào tạo cho nông dân trong vùng chuyên canh về kỹ thuật sản xuất cây ăn trái an toàn theo yêu cầu của thị trường. Thực hiện 120 lớp tập huấn, mỗi năm 30 lớp, mỗi lớp 02 ngày với 25 học viên tham dự.
- Cấp và quản lý mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch chi tiết, bố trí kinh phí để thực hiện. Trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh An Giang có kế hoạch cấp mới mã số cho 10 cơ sở đóng gói và 225 mã số vùng trồng với diện tích là 4.079 ha trong vùng chuyên canh tập trung.
Tập huấn cho các chủ thể được cấp mã số: Căn cứ vào kế hoạch, loại cây trồng cấp mã số, thị trường xuất khẩu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, hoàn thiện tài liệu tập huấn về mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, thủ tục để cấp mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói trong vùng chuyên canh đối với cây ăn trái chủ lực, tổ chức tập huấn cho các chủ thể được hỗ trợ. Trong giai đoạn 2022 - 2025 sẽ tổ chức 225 lớp tập huấn, trong đó năm 2022 là 62 lớp, năm 2023 là 48 lớp, năm 2024 là 57 lớp, năm 2025 là 58 lớp. Đối tượng tham gia gồm cán bộ kỹ thuật ở địa phương, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp và cá nhân người sản xuất.
Thiết lập và gắn mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói đủ điều kiện xuất khẩu: Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tiến hành khảo sát, đánh giá và cấp chứng nhận mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói cho các chủ thể theo quy trình được quy định tại TCCS 774:2020/BVTV - Quy trình thiết lập và giám sát vùng trồng và TCCS 775:2020/BVTV - Quy trình thiết lập và giám sát cơ sở đóng gói của Cục Bảo vệ thực vật.
Quản lý và duy trì: Hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành kiểm tra, đánh giá và duy trì mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói cho các đơn vị được cấp. Đồng thời, thực hiện tập huấn hướng dẫn nông dân và các tổ chức nông dân các biện pháp kiểm soát vi sinh vật gây hại và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của nước nhập khẩu; hướng dẫn các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, cải thiện bao bì, nhãn mác theo yêu cầu của khách hàng; tích hợp mã số vùng trồng với hệ thống truy xuất nguồn gốc để quản lý mã số vùng trồng.
- Giải pháp thúc đẩy sản xuất an toàn gắn với chứng nhận:
Hỗ trợ chi phí chứng nhận VietGAP lần đầu cho hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất cây ăn trái trong vùng chuyên canh theo quy định. Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, đánh giá và hỗ trợ các đơn vị xây dựng chi phí chứng nhận. Kế hoạch từ năm 2022 đến 2025, hỗ trợ cấp chứng nhận VietGAP cho 2.214 ha, trong đó chứng nhận cho xoài là 1.939 ha, chuối nuôi cấy mô là 40 ha, sầu riêng là 115 ha, nhãn là 100 ha, cây có múi là 20 ha.
Hỗ trợ chi phí chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định cho hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất cây ăn trái. Đến năm 2025, chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 2.080 ha, trong đó xoài là 1.673 ha, chuối nuôi cấy mô là 260 ha, nhãn là 90 ha, cây có múi là 57 ha.
Hỗ trợ kinh phí chứng nhận GlobalGAP cho 400 ha xoài và 30 ha bưởi.
Hỗ trợ các cơ sở thu gom, sơ chế, chế biến trái cây trên địa bàn tỉnh chi phí chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, bao gồm các đơn vị: hợp tác xã Trái cây GAP Chợ Mới, hợp tác xã GAP Cù Lao Giêng, hợp tác xã Trái cây Long Kiến (dự kiến), hợp tác xã nông nghiệp Bến Bà Chi, hợp tác xã An Sơn (dự kiến), hợp tác xã Nông nghiệp Long Bình, hợp tác xã DH Farm, hợp tác xã Trái Cây Vĩnh Xương - Phú Lộc, hợp tác xã Dịch vụ du lịch Khánh Hòa, hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Phước Lộc Thạnh.
b) Giải pháp về phát triển tổ chức sản xuất
- Tuyên truyền, vận động nông dân đẩy mạnh liên kết ngang trong sản xuất nhằm mở rộng quy mô thành viên, thành lập mới các hợp tác xã, tổ hợp tác chuyên ngành về cây ăn trái:
Tuyên truyền, vận động, thành lập mới 01 Liên hiệp hợp tác xã xoài An Giang;
Tuyên truyền, vận động, thành lập mới 06 hợp tác xã sản xuất cây ăn trái tại các xã Long Kiến, An Cư, Khánh Bình, Khánh An, Mỹ Đức, Vĩnh Nhuận;
Tuyên truyền, vận động, thành lập mới 16 tổ hợp tác sản xuất cây ăn trái, trong đó: huyện Tri Tôn thành lập 6 tổ hợp tác (tại các xã Lương Phi, Ô Lâm, Vĩnh Gia, Vĩnh Phước, Tân Tuyến, Lương Trà Đảnh); huyện Tịnh Biên thành lập 6 tổ hợp tác (tại các xã An Nông, An Hảo, thị trấn Tịnh Biên, Văn Giáo, Vĩnh Trung, Thới Sơn); huyện An Phú thành lập mới 3 tổ hợp tác (tại các xã Nhơn Hội, Vĩnh Thái, Quốc Trường); thị xã Tân Châu thành lập mới 1 tổ hợp tác tại xã Vĩnh Hòa.
- Nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác:
Hướng dẫn, hỗ trợ các hợp tác xã hiện nay cấu trúc lại bộ máy tổ chức và hoạt động: hoàn thiện bộ máy tổ chức, ban kiểm soát, kế toán, bộ phận chuyên môn; hỗ trợ hợp tác xã đăng ký lại, hoàn thiện công cụ quản lý hợp tác xã (quy chế hoạt động, quy chế quản lý tài chính, hệ thống tài chính - kế toán). Các hợp tác xã cần kiện toàn lại bao gồm hợp tác xã Nông nghiệp Bình Phú, hợp tác xã Trái cây GAP Chợ Mới, hợp tác xã GAP Cù Lao Giêng, hợp tác xã Nông nghiệp Bến Bà Chi, hợp tác xã Nông nghiệp Long Bình, hợp tác xã DH Farm, hợp tác xã Vĩnh Xương - Phúc Lộc, hợp tác xã xoài Mỹ Hòa Hưng, hợp tác xã Thương mại dịch vụ nông nghiệp Phước Lộc Thạnh.
Tiếp tục triển khai chính sách thu hút cán bộ trẻ, có trình độ về làm quản lý hoặc chuyên môn kỹ thuật cho hợp tác xã: hỗ trợ 4 hợp tác xã, mỗi hợp tác xã 1 cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học về làm việc, theo quy định chính sách hiện hành.
Tập huấn chuyên sâu theo các chủ đề cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của hợp tác xã, tổ hợp tác: tổ chức 24 lớp tập huấn, mỗi năm 4 lớp, mỗi lớp 3 ngày theo các chủ đề khác nhau phù hợp với nhu cầu (kế toán, kiểm soát, kỹ thuật sản xuất, công nghệ thông tin, kỹ năng bán hàng,…).
Tập huấn kỹ năng lãnh đạo cho chức danh Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị hợp tác xã (tổ chức 16 lớp, mỗi năm 04 lớp tập huấn).
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ làm công tác phát triển hợp tác xã ở cấp tỉnh, huyện: tập huấn chuyên sâu 02 lần/năm về các chủ đề về triển khai luật, chính sách, công tác quản lý nhà nước, tư vấn, cung cấp dịch vụ hỗ trợ phát triển hợp tác xã.
- Hướng dẫn 32 hợp tác xã, tổ hợp tác kỹ năng về tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị: tổ chức cung ứng dịch vụ, xây dựng mô hình và kế hoạch kinh doanh, phân tích và quản lý tài chính, tiếp cận các dịch vụ công và dịch vụ sản xuất kinh doanh, năng lực tiếp nhận và triển khai các chính sách ưu đãi, kỹ năng tiếp cận thị trường kênh phân phối hiện đại. Hình thành nhóm chuyên gia tư vấn phát triển hợp tác xã của tỉnh An Giang gồm từ 05 - 10 người, hoạt động đa lĩnh vực giúp tư vấn cho hợp tác xã theo chuỗi giá trị.
- Các giải pháp khác: hỗ trợ kiểm toán nội bộ hợp tác xã nhằm chuẩn hóa hệ thống quản lý tài chính và kế toán; thúc đẩy hợp tác xã hoạt động minh bạch, hiệu quả, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay, tham gia hiệu quả vào các các chương trình, dự án.
c) Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ
- Ứng dụng khoa học vào phát triển sản xuất cây ăn trái, thúc đẩy phát triển nền sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, sinh thái:
Xây dựng 04 mô hình trình diễn khuyến nông về tiến bộ khoa học và công nghệ: ứng dụng công nghệ vi sinh, kỹ thuật canh tác an toàn, bền vững, giống chất lượng với diện tích 1 ha/mô hình. Các mô hình được triển khai bao gồm: 01 mô hình đối với cây xoài tại xã Bình Phước Xuân, 01 mô hình đối với cây nhãn tại xã Khánh Hòa, 01 mô hình đối với cây sầu riêng tại xã Long Kiến, 01 mô hình đối với cây bưởi tại xã Phú Hữu.
Thúc đẩy hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn trong một số vùng chuyên canh tập trung cây ăn trái: thu hút được ít nhất 01 dự án đầu tư có ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp (chế biến phân bón hữu cơ từ phụ phẩm ngành trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thủy sản,…); hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã đa dạng hóa sản phẩm tiêu dùng cuối cùng từ mô hình tuần hoàn thông qua chế biến sâu.
- Hỗ trợ 10 hợp tác xã, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong truy xuất nguồn gốc. Giải pháp này sẽ thực hiện đồng bộ số hóa cơ sở dữ liệu người sản
xuất.
d) Giải pháp thu hút đầu tư thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị tại vùng chuyên canh cây ăn trái tập trung.
- Hoàn thiện hướng dẫn triển khai chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo Nghị định 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
- Thúc đẩy liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm thông qua triển khai các dự án điểm về liên kết:
(1) Dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm xoài giữa công ty TNHH Nông nghiệp Hoàng Phan với Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao DH Farm, hợp tác xã Vĩnh Xương - Phú Lộc. Địa bàn liên kết tại huyện An Phú và huyện Tân Châu. Quy mô liên kết là 300 ha xoài.
(2) Dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm xoài giữa Hợp tác xã nông nghiệp Long Bình với các hộ thành viên và thành viên để xuất khẩu xoài tươi sang Hàn Quốc, Trung Quốc và cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến thực phẩm Nafoods Group. Quy mô của dự án là 50 ha với 12 hộ nông dân. Địa bàn tại xã Long Bình và xã Khánh Bình, huyện An Phú.
(3) Dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm xoài giữa Hợp tác xã GAP Cù Lao Giêng với các công ty thương mại (Công ty Chánh Thu, sàn thương mại điện tử Sendo, công ty TNHH nông sản Chú Chín). Quy mô vùng liên kết là 100 ha xoài với 26 hộ nông dân tại xã Bình Phước Xuân.
(4) Dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ chuối nuôi cấy mô của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu nông sản Xanh Việt. Quy mô dự án liên kết là 100 ha. Địa bàn triển khai dự án tại xã Tân Tuyến, huyện Tri Tôn.
(5) Dự án liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm xoài của Hợp tác xã Bến Bà Chi với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang. Quy mô vùng liên kết là 50 ha. Địa bàn triển khai tại xã Lê Trì, huyện Tri Tôn.
(6) Dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ bưởi giữa tổ hợp tác sản xuất bưởi tại xã Phú Hữu với Hợp tác xã trái cây sinh học OCOP (Hậu Giang) để sản xuất và xuất khẩu bưởi sang thị trường EU. Quy mô của dự án trong giai đoạn 2021 - 2025 là 30 ha.
2.2. Thúc đẩy phát triển hệ thống bảo quản, sơ chế, chế biến trái cây gắn với vùng sản xuất chuyên canh tập cây ăn trái trung giai đoạn 2021-2025.
- Tham mưu ban hành chính sách hỗ trợ triển khai Quyết định số 417/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021 - 2030, Quyết định số 3405/QĐ-BNNPTNT-CBTTNS ngày 28/7/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030;
- Tham mưu việc triển khai lồng ghép các chương trình, dự án đã ban hành với kế hoạch phát triển hệ thống bảo quản, sơ chế và chế biến (Chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến 2030; dự án Thực phẩm nông nghiệp An toàn tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 336/KH-UBND ngày 09 tháng 6 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2020 -2025);
- Nghiên cứu và xây dựng 03 quy trình, công nghệ chế biến sâu đối với sản phẩm nhãn, xoài, chuối;
- Tổ chức 04 lớp tập huấn, chuyển giao các công nghệ tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật trong bảo quản tươi sầu riêng, xoài, bưởi, nhãn;
- Mời gọi dự án đầu tư nhà máy xử lý, chế biến trái cây trên địa bàn tỉnh.
2.3. Các giải pháp về xúc tiến tiêu thụ sản phẩm trái cây tỉnh giai đoạn 2021 - 2025
a) Giải pháp về thông tin, tuyên truyền.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về sản xuất cây ăn trái an toàn,
bền vững gắn với tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm tại một số thị trường trong nước và quốc tế. Thông tin tuyên truyền được thực hiện thông qua các hoạt động truyền thông trên báo giấy, báo điện tử, truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm và các hình thức phổ biến thông tin khác.
- Tuyên truyền phổ biến các chính sách, pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, phổ biến các Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA), các FTA đã có hiệu lực và các hiệp định thương mại khác qua các hội nghị, hội thảo, trên Website,…
- Xây dựng các phóng sự truyền thông (12 phóng sự) để tuyên truyền, giới thiệu về tiềm năng, lợi thế cây ăn trái An Giang gắn với vùng nguyên liệu, các mô hình HTX, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
- Xây dựng và phát hành ấn phẩm, tờ rơi, tờ bướm tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về các sản phẩm trái cây chủ lực tỉnh An Giang.
b) Phát triển thương hiệu trái cây An Giang.
- Hướng dẫn, hỗ trợ 20 doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “An Giang”, nhãn hiệu sản phẩm”;
- Hỗ trợ thiết kế, in ấn bao bì, nhãn mác sử dụng dấu hiệu nhãn hiệu chứng nhận “An Giang” cho 20 doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Hỗ trợ xây dựng hồ sơ chứng nhận sản phẩm OCOP cho ít nhất 12 chủ thể là doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất và kinh doanh sản phẩm trái cây.
c) Xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm
- Tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu cho các chủ thể HTX, doanh nghiệp tỉnh An Giang đối với các hệ thống phân phối thực phẩm an toàn trong nước như BigC, AEON, Coopmart,…với tần suất 01 cuộc/năm.
- Hỗ trợ phát triển kênh thị trường trong nước cho các sản phẩm trái cây chủ lực tỉnh An Giang:
Hỗ trợ các chủ thể (doanh nghiệp, HTX) tham gia các hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm trái cây tỉnh An Giang tại thị trường trong nước (05 đơn vị/năm);
Tổ chức thường niên “Lễ hội trái cây An Giang” để quảng bá và thu hút khách du lịch, khách hàng tiềm năng, thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch canh nông gắn với sản phẩm trái cây của tỉnh;
- Tổ chức 02 khóa huấn luyện chuyên sâu về ứng dụng công nghệ thông tin, nền tảng mạng xã hội, kinh doanh trên sàn thương mại điện tử cho các HTX, doanh nghiệp;
- Triển khai Kế hoạch số 524/KH-UBND ngày 20/8/2021 của UBND tỉnh về Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn và đảm bảo cung cấp hàng hóa thiết yếu trong tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh An Giang.
- Tăng cường công tác tiếp cận thông tin, dự báo thị trường về nhu cầu trái cây nhập khẩu tại các nước nhập khẩu thông qua cơ quan tham tán thương mại, cơ quan liên quan.
- Hàng năm, tổ chức các lớp tập huấn cho các doanh nghiệp, HTX về xuất khẩu chính ngạch trái cây sang thị trường Trung Quốc, và các thị trường tiềm năng khác như Úc, Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, EU.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Tổng kinh phí thực hiện dự kiến: 41.907,2 triệu đồng
- Ngân sách tỉnh: 26.340,5 triệu đồng
Trong đó:
Ngân sách sự nghiệp kinh tế: 25.920,5 triệu đồng
Ngân sách sự nghiệp KHCN: 420,0 triệu đồng
- Vốn đối ứng: 15.566,6 triệu đồng
Trong đó:
Đối ứng của doanh nghiệp: 6.827,9 triệu đồng
Đối ứng của nông dân: 8.738,8 triệu đồng
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và các tổ chức có liên quan tổ chức triển khai các nội dung được phê duyệt tại Kế hoạch này;
- Phối hợp cùng Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hôi Nông dân tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các tổ chức kinh tế tập thể (hợp tác xã, tổ hợp tác);
- Phối hợp với Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh, UBND cấp huyện tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm trái cây tỉnh An Giang;
- Theo dõi, đôn đốc các Sở, ban, ngành và các địa phương trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch hàng năm, kịp thời tổng hợp những khó khăn vướng mắc trong triển khai Kế hoạch và tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh Kế hoạch phù hợp với tình hình thực tiễn;
- Tham mưu tổ chức sơ kết, tổng kết kế hoạch theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ban, ngành và các địa phương triển khai thực hiện các hoạt động liên quan đến kế hoạch phát triển vùng chuyên canh và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm trái cây tỉnh An Giang.
- Cân đối ngân sách, tham mưu cấp có thẩm quyền ưu tiên bố trí nguồn vốn để thực hiện Kế hoạch này.
- Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển vùng chuyên canh cây ăn trái theo chức năng, nhiệm vụ và quy định hiện hành.
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu UBND tỉnh văn bản hướng dẫn triển khai chính sách thúc đẩy phát triển hợp tác, liên kết theo Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, cân đối nguồn vốn sự nghiệp hỗ trợ từ ngân sách nhà nước lồng ghép với các nguồn kinh phí hợp pháp khác để thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển phát triển vùng chuyên canh và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cây ăn trái trên địa bàn tỉnh theo quy định.
4. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tìm kiếm thị trường, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm trái cây tỉnh An Giang.
- Tăng cường công tác thông tin, dự báo thị trường cho sản phẩm trái cây; hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã kết nối cung cầu thị trường thông qua sàn thương mại điện tử, các kênh tiêu thụ trong nước và ngoài nước.
5. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, công nghệ mới phục vụ phát triển cây ăn trái trong vùng chuyên canh tập trung.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất đăng ký sử dụng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “An Giang” cho sản phẩm trái cây.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đất đai cho các doanh nghiệp, hợp tác xã có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm trái cây.
7. Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư tỉnh.
- Chủ trì, thực hiện các nội dung xúc tiến thương mại và hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác quảng bá, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm trái cây.
- Chủ trì và tăng cường mời gọi các doanh nghiệp có đủ năng lực, tiềm năng đầu tư và hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trái cây tỉnh An Giang.
8. Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang, Báo An Giang
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin về thị trường, giá cả, các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển vùng chuyên canh cây ăn trái cây tập trung và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.
- Xây dựng tin, bài, phóng sự, clip tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về các sản phẩm trái cây chủ lực trong vùng chuyên canh tập trung theo nội dung Kế hoạch này.
9. Liên minh Hợp tác xã tỉnh
- Chủ trì các hoạt động trong việc hỗ trợ thành lập mới các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong vùng chuyên canh cây ăn trái tập trung.
- Thực hiện nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ trong quá trình hoạt động của các hợp tác xã sản xuất và kinh doanh sản phẩm trái cây.
- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các hợp tác xã.
10. Hội Nông dân tỉnh
- Chủ trì tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, thành lập các tổ hợp tác cây ăn trái; nâng cấp, phát triển các tổ hợp tác lên hợp tác xã.
- Thực hiện nhiệm vụ tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về Nghị định 77/2019/NĐ- CP ngày 10/10/2019 của Chính phủ về tổ hợp tác; tư vấn, hỗ trợ các tổ hợp tác trong quá trình hoạt động.
11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh An Giang
- Phối hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có cơ chế ưu tiên hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ trái cây tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi.
- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tư vấn, hướng dẫn các hợp tác xã, doanh nghiệp hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ- CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và Nghị định số 116/2018/NĐ- CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
12. UBND các huyện, thị xã và thành phố.
- Chủ động đề xuất, xây dựng kế hoạch chi tiết hàng năm dựa trên Kế hoạch này để cụ thể hóa các hoạt động nhằm đảm bảo thực hiện đạt các mục tiêu đã đề ra.
- Bố trí các nguồn lực để thực hiện các nội dung Kế hoạch này; phân công cụ thể trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch, đặc biệt thúc đẩy phát triển vùng chuyên cây ăn trái và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm;
- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và UBND các xã trong vùng chuyên cây ăn trái tập trung triển khai các nội dung Kế hoạch;
- Chủ động bố trí kinh phí từ các nguồn được giao hàng năm theo thẩm quyền để hỗ trợ phát triển vùng sản xuất chuyên canh tập trung và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm trái cây của địa phương.
- Chủ động tìm kiếm doanh nghiệp để liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm trái cây cho các hợp tác xã, tổ hợp tác và nông dân trong vùng sản xuất chuyên canh tập trung.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo theo kế hoạch của Tỉnh.
Phân công nhiệm vụ triển khai Kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025
TT | Nội dung công việc | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | ||
1 | Xây dựng vùng sản xuất chuyên canh tập trung cây ăn trái tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025 | ||||
a | Hỗ trợ phát triển sản xuất vùng chuyên canh. |
|
| ||
- | Chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất cây ăn trái theo tiêu chuẩn, yêu cầu thị trường. | Sở NN&PTNT | Các cơ quan chuyên môn | ||
- | Thúc đẩy hộ sản xuất tham gia vào vùng sản xuất chuyên canh cây ăn trái tập trung. | UBND các huyện, thị xã, thành phố | Sở NN&PTNT | ||
- | Cấp và quản lý mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói. | Sở NN&PTNT | UBND các huyện, thị xã, thành phố, Cục Bảo vệ thực vật | ||
- | Chứng nhận thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn đủ điều kiện an toàn thực phẩm, VietGAP, GlobalGAP. | Sở NN&PTNT | Các cơ quan chuyên môn | ||
b | Phát triển tổ chức sản xuất |
|
| ||
- | Tuyên truyền, vận động thành lập hợp tác xã. | Liên minh HTX tỉnh | UBND các huyện, thị xã, thành phố | ||
- | Tuyên truyền, vận động thành lập tổ hợp tác. | Hội Nông dân tỉnh | UBND các huyện, thị xã, thành phố | ||
- | Tập huấn nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ hợp tác xã. | Liên minh HTX tỉnh | UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan chuyên môn | ||
- | Tập huấn nâng cao năng lực, trình độ cho tổ hợp tác. | Hội Nông dân tỉnh | UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan chuyên môn | ||
- | Kiểm toán nội bộ hợp tác xã. | Liên minh HTX tỉnh | UBND các huyện, thị xã, thành phố | ||
- | Thực hiện chính sách đưa cán bộ có trình độ về làm việc tại hợp tác xã. | Liên minh HTX tỉnh | UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan chuyên môn | ||
- | Tư vấn, hướng dẫn các hợp tác xã, tổ hợp tác kỹ năng tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. | Sở NN&PTNT | UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan chuyên môn | ||
- | Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn về hợp tác xã cấp tỉnh, huyện. | Sở NN&PTNT | Các cơ quan chuyên môn | ||
- | Xây dựng mạng lưới tư vấn phát triển hợp tác xã tại An Giang. | Sở NN&PTNT | Các cơ quan chuyên môn | ||
c | Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất |
|
| ||
- | Xây dựng mô hình trình diễn về khuyến nông | Sở NN&PTNT | Các cơ quan chuyên môn | ||
- | Ứng dụng nhật ký điện tử, tem truy xuất nguồn gốc | Sở KH&CN | Sở NN&PTNT và các cơ quan chuyên môn | ||
d | Thúc đẩy phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ theo chuỗi giá trị | ||||
- | Hoàn thiện hướng dẫn triển khai chính sách thúc đẩy hợp tác, liên kết theo Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐND ngày 12/7/2019. | Sở NN&PTNT | Sở KH&ĐT, Sở TC | ||
- | Hỗ trợ triển khai dự án điểm về liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. | Sở NN&PTNT | UBND các huyện, thị xã, thành phố | ||
2 | Thúc đẩy phát triển hệ thống bảo quản, sơ chế, chế biến trái cây gắn với vùng sản xuất chuyên canh tập trung giai đoạn 2021-2025 | ||||
- | Xây dựng và nghiên cứu các quy trình, công nghệ chế biến sâu đối với sản phẩm nhãn, xoài, chuối. | Sở NN&PTNT | Sở KH&CN và các cơ quan chuyên môn | ||
- | Tập huấn, chuyển giao các công nghệ tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật trong bảo quản tươi sầu riêng, xoài, bưởi, nhãn. | Sở NN&PTNT | Sở KH&CN và các cơ quan chuyên môn | ||
3 | Xúc tiến, tiêu thụ sản phẩm cây ăn trái tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025 | ||||
- | Thông tin, tuyên truyền. | Sở NN&PTNT | Sở Thông tin và Truyền thông, Đài truyền hình tỉnh | ||
- | Xây dựng các phóng sự truyền thông | Đài PT_TH tỉnh An Giang | Sở NN&PTNT, Sở Công Thương, Doanh nghiệp, Hợp tác xã | ||
- | Xây dựng và phát hành các ấn phẩm, tờ rơi tuyên truyền, quảng bá về trái cây Giang Giang | Trung tâm Xúc tiến TM&ĐT tỉnh | Sở NN&PTNT, Sở Công thương, Doanh nghiệp, Hợp tác xã | ||
- | Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “An Giang”, nhãn hàng hóa. | Sở KHCN | UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Sở, ngành có liên quan | ||
- | Hỗ trợ thiết kế, in ấn bao bì nhãn mác sản phẩm có sử dụng nhãn hiệu chứng nhận ”An Giang”. | Sở KHCN | UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Sở, ngành có liên quan | ||
- | Hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP | Sở NNPTNT | UBND các huyện, thị xã, thành phố Các Sở, ngành có liên quan | ||
- | Tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu trái cây | Trung tâm Xúc tiến TM và ĐT tỉnh | Sở NN&PTNT, Sở Công Thương, Doanh nghiệp, Hợp tác xã | ||
- | Tổ chức thường niên “Lễ hội trái cây An Giang” | Trung tâm Xúc tiến TM và ĐT tỉnh | UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Sở, ngành có liên quan | ||
- | Tập huấn chuyên sâu về ứng dụng công nghệ thông tin, nền tảng mạng xã hội trong kinh doanh, sàn thương mại điện tử | Trung tâm Xúc tiến TM và ĐT tỉnh | UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Sở, ngành có liên quan | ||
- | Tập huấn về xuất khẩu chính ngạch trái cây sang thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU, Hàn Quốc | Sở Công Thương | Các Sở, ngành có liên quan | ||
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC
DỰ TOÁN KINH PHÍ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT CHUYÊN CANH VÀ XÚC TIẾN TIÊU THỤ SẢN PHẨM CÂY ĂN TRÁI TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
Đơn vị tính: triệu đồng
STT | Nội dung | ĐVT | Tổng số | Trong đó (đầu tư theo năm) | Đơn giá | Thành tiền | Vốn ngân sách | Đối ứng | Phân bổ ngân sách theo năm | ||||||||||
Năm 2021 | Năm 2022 | Năm 2023 | Năm 2024 | Năm 2025 | Sự nghiệp kinh tế | Sự nghiệp KHCN | Doanh nghiệp | Nông dân | Năm 2021 | Năm 2022 | Năm 2023 | Năm 2024 | Năm 2025 | ||||||
A | XÂY DỰNG KẾ HOẠCH |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- | Thuê tư vấn xây dựng Kế hoạch phát triển vùng sản xuất chuyên canh và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cây ăn trái tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025” | Gói tư vấn | 1 | 1 |
|
|
|
| 389,8 | 389,8 | 389,8 |
|
|
| 389,8 |
|
|
|
|
B | HỖ TRỢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Phát triển vùng chuyên canh cây ăn trái tập trung |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
a | Hỗ trợ phát triển sản xuất vùng chuyên canh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- | Chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất cây ăn trái |
|
|
|
|
|
|
|
| - | - |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Chuẩn hóa quy trình kỹ thuật sản xuất các loại cây ăn trái chủ lực (xoài, sầu riêng, nhãn, bưởi) | quy trình | 4 |
| 4 |
|
|
| 34,8 | 139,3 | 139,3 |
|
|
|
| 139,3 |
|
|
|
| Tập huấn kỹ thuật sản xuất cây ăn trái theo tiêu chuẩn xuất khẩu cho nông dân | lớp | 120 |
| 30 | 30 | 30 | 30 | 10,1 | 1.210,4 | 1.210,4 |
|
|
|
| 302,6 | 302,6 | 302,6 | 302,6 |
- | Xây dựng và duy trì mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói |
|
|
|
|
|
|
|
| - | - |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tập huấn và cấp mã số vùng trồng cho nông dân | lớp | 225 |
| 62 | 48 | 57 | 58 | 10,1 | 2.269,6 | 2.269,6 |
|
|
|
| 625,4 | 484,2 | 575,0 | 585,0 |
| Tập huấn và cấp mã số cơ sở đóng gói (HTX, doanh nghiệp) | cơ sở | 10 |
| 2 | 3 | 3 | 2 | 10,1 | 100,9 | 100,9 |
|
|
|
| 20,2 | 30,3 | 30,3 | 20,2 |
| Khảo sát đánh giá cấp mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói (khảo sát 2 lần/năm) | năm | 4 |
| 1 | 1 | 1 | 1 | 91,2 | 364,8 | 364,8 |
|
|
|
| 91,2 | 91,2 | 91,2 | 91,2 |
| Khảo sát, đánh giá duy trì mã số vùng trồng | năm | 4 |
| 1 | 1 | 1 | 1 | 91,2 | 364,8 | 364,8 |
|
|
|
| 91,2 | 91,2 | 91,2 | 91,2 |
- | Chứng nhận sản xuất, chế biến theo tiêu chuẩn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Chứng nhận VietGAP | ha | 2.214 |
| 415 | 800 | 575 | 424 | 2,5 | 5.623,6 | 5.623,6 |
|
|
|
| 1.054,1 | 2.032,0 | 1.460,5 | 1.077,0 |
| Chứng nhận đủ điều kiện ATTP | ha | 2.080,2 |
| 850,0 | 798,0 | 315,0 | 117,2 | 1,0 | 2.080,2 | 2.080,2 |
|
|
|
| 850,0 | 798,0 | 315,0 | 117,2 |
| Cơ sở đóng gói, chế biến đủ điều kiện ATTP | cơ sở | 10 |
| 2 | 3 | 2 | 3 | 20,0 | 200,0 | 200,0 |
|
|
|
| 40,0 | 60,0 | 40,0 | 60,0 |
| Cấp chứng nhận GlobalGAP | ha | 430 |
| 30 | 100 | 300 |
| 5,7 | 2.429,5 | 728,9 |
| 1.700,7 |
|
| 50,9 | 169,5 | 508,5 |
|
b | Phát triển tổ chức sản xuất |
|
|
|
|
|
|
|
| - | - |
|
|
|
|
|
|
|
|
- | Họp, tuyên truyền, vận động thành lập, phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác | Cuộc | 44 |
| 11 | 11 | 11 | 11 | 5,7 | 249,9 | 249,9 |
|
|
|
| 62,5 | 62,5 | 62,5 | 62,5 |
- | Thành lập mới HTX | HTX | 6 |
| 1 | 2 | 2 | 1 | 10,0 | 60,0 | 60,0 |
|
|
|
| 10,0 | 20,0 | 20,0 | 10,0 |
- | Thành lập mới THT | THT | 16 |
| 4 | 4 | 4 | 4 | 2,0 | 32,0 | 32,0 |
|
|
|
| 8,0 | 8,0 | 8,0 | 8,0 |
- | Thành lập Liên hiệp HTX Trái Cây An Giang | LH HTX | 1 |
|
| 1 |
|
| 70,0 | 70,0 | 70,0 |
|
|
|
|
| 70,0 |
|
|
- | Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các HTX/THT |
|
|
|
|
|
|
|
| - | - |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tập huấn, hướng dẫn HTX cấu trúc lại bộ máy tổ chức và hoạt động | HTX | 9 |
| 9 |
|
|
| 10,0 | 90,0 | 90,0 |
|
|
|
| 90,0 |
|
|
|
| Hỗ trợ đưa cán bộ có trình độ, kỹ năng làm việc tại HTX (trong 3 năm) | người | 4 |
| 1 | 1 | 1 | 1 | 41,8 | 167,4 | 167,4 |
|
|
|
| 41,8 | 41,8 | 41,8 | 41,8 |
| Tập huấn nâng cao kỹ năng chuyên môn cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật HTX | lớp | 24 |
| 6 | 6 | 6 | 6 | 9,6 | 229,4 | 229,4 |
|
|
|
| 57,4 | 57,4 | 57,4 | 57,4 |
| Tập huấn kỹ năng quản trị và điều hành cho lãnh đạo HTX (4 lớp/năm) | lớp | 16 |
| 4 | 4 | 4 | 4 | 9,6 | 153,0 | 153,0 |
|
|
|
| 38,2 | 38,2 | 38,2 | 38,2 |
- | Tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ phát triển HTX tại địa phương | lớp | 8 |
| 2 | 2 | 2 | 2 | 16,7 | 133,3 | 133,3 |
|
|
|
| 33,3 | 33,3 | 33,3 | 33,3 |
c | Ứng dụng KHCN vào sản xuất |
|
|
|
|
|
|
|
| - | - |
|
|
|
| - | - | - | - |
- | Xây dựng các mô hình trình diễn về khuyến nông |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học và công nghệ với cây xoài | ha | 1 |
| 1 |
|
|
| 162,9 | 162,9 | 109,3 |
|
| 53,6 |
| 109,3 |
|
|
|
| Mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học và công nghệ với cây nhãn | ha | 1 |
| 1 |
|
|
| 104,1 | 104,1 | 80,0 |
|
| 24,2 |
| 80,0 |
|
|
|
| Mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học và công nghệ với cây sầu riêng | ha | 1 |
| 1 |
|
|
| 159,0 | 159,0 | 107,4 |
|
| 51,6 |
| 107,4 |
|
|
|
| Mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học và công nghệ với cây bưởi | ha | 1 |
| 1 |
|
|
| 114,7 | 114,7 | 85,2 |
|
| 29,5 |
| 85,2 |
|
|
|
- | Hỗ trợ các HTX ứng dụng nhật ký điện tử vào truy xuất nguồn gốc (phần mềm, tem truy xuất) | HTX | 10 |
| 3 | 3 | 4 |
| 20,0 | 200,0 |
| 100,0 | 100,0 |
|
| 30,0 | 30,0 | 40,0 | - |
d | Triển khai các dự án điểm về sản xuất gắn với tiêu thụ theo chuỗi giá trị |
|
|
|
|
|
|
|
| - | - |
|
|
|
|
|
|
|
|
- | Dự án liên kết giữa Công ty TNHH Nông nghiệp Hoàng Phan (trụ sở tại An Giang) với HTX NN Công nghệ cao DH Farm (tại Phú Hữu, huyện An Phú) và HTX Vĩnh Xương - Phú Lộc | Dự án | 1 |
| 1 |
|
|
| 2.148,7 | 2.148,7 | 1.178,7 |
| 970,0 | - |
| 200,0 | 489,3 | 489,3 |
|
- | Dự án liên kết giữa HTX NN Long Bình (xã Long Bình, huyện An Phú) với các hộ thành viên và thành viên để xuất khẩu xoài tươi sang Hàn Quốc, Trung Quốc và cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến thực phẩm Nafoods Group | Dự án | 1 |
| 1 |
|
|
| 3.972,0 | 3.972,0 | 1.504,5 |
| 887,5 | 1.580,0 |
| 200,0 | 1.141,0 | 163,5 |
|
- | Dự án liên kết giữa HTX GAP Cù Lao Giêng (tại xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới) với sàn thương mại điện tử Sendo và công ty TNHH nông sản Chú Chín (Đồng Tháp) | Dự án | 1 |
| 1 |
|
|
| 5.189,5 | 5.189,5 | 1.861,5 |
| 528,0 | 2.800,0 |
| 200,0 | 1.459,0 | 202,5 |
|
- | Dự án công ty CP Xuất nhập khẩu nông sản Xanh Việt, SD sản xuất và xuất khẩu chuối nuôi cấy mô sang thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, liên kết tiêu thụ sản phẩm cho công ty TNHH Nông nghiệp Hoàng Phan | Dự án | 1 |
| 1 |
|
|
| 2.850,0 | 2.850,0 | 1.325,0 |
| 300,0 | 1.225,0 |
| 200,0 | 875,0 | 250,0 |
|
- | Dự án liên kết giữa công ty Vườn Bà Ba liên kết với HTX Bến Bà Tri (xã Lê Trì, huyện Tri Tôn) | Dự án | 1 |
| 1 |
|
|
| 2.979,0 | 2.979,0 | 1.162,3 |
| 241,7 | 1.575,0 |
|
| 200,0 | 660,0 | 302,3 |
- | Dự án liên kết giữa HTX trái cây sinh học OCOP (Hậu Giang) với THT sản xuất bưởi tại xã Phú Hữu để xuất khẩu sang thị trường EU | Dự án | 1 |
|
| 1 |
|
| 2.959,5 | 2.959,5 | 1.259,5 |
| 300,0 | 1.400,0 |
|
| 629,7 | 629,7 |
|
2 | Thúc đẩy phát triển hệ thống bảo quản, sơ chế, chế biến trái cây gắn với vùng sản xuất chuyên canh tập trung giai đoạn 2021-2025 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - |
|
|
|
|
|
- | Xây dựng và nghiên cứu các quy trình, công nghệ chế biến, chế biến sâu, chế biến tinh đối với sản phẩm nhãn, xoài, chuối | Quy trình | 3 |
|
|
| 3 |
| 35,1 | 105,2 | 105,2 |
|
| - |
|
|
| 105,2 |
|
- | Tập huấn, chuyển giao các công nghệ tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật trong bảo quản tươi sầu riêng, xoài, bưởi, nhãn | Lớp | 4 |
| 1 | 1 | 1 | 1 | 9,6 | 38,2 | 38,2 |
|
| - |
| 9,6 | 9,6 | 9,6 | 9,6 |
3 | Xúc tiến tiêu thụ sản phẩm trái tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025 |
|
|
|
|
|
|
|
| - | - |
|
| - |
|
|
|
|
|
a | Thông tin, tuyên truyền |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - |
|
|
|
|
|
- | Tuyên truyền về phát triển vùng chuyên canh, sản xuất an toàn, hiệp định thương mại, thị trường | cuộc | 8 |
| 2 | 2 | 2 | 2 | 21,2 | 169,6 | 169,6 |
|
| - |
| 42,4 | 42,4 | 42,4 | 42,4 |
- | Xây dựng phóng sự truyền thông về cây ăn trái tỉnh An Giang | phóng sự | 12 |
| 3 | 3 | 3 | 3 | 40,0 | 480,0 | 480,0 |
|
| - |
| 120,0 | 120,0 | 120,0 | 120,0 |
- | Xây dựng và phát hành ấn phẩm, tờ rơi, tờ bướm tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về trái cây tỉnh An Giang | Gói | 4 |
| 1 | 1 | 1 | 1 | 200,0 | 800,0 | 800,0 |
|
| - |
| 200,0 | 200,0 | 200,0 | 200,0 |
b | Phát triển thương hiệu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - |
|
|
|
|
|
- | Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “An Giang” | Đơn vị | 20 |
| 5 | 5 | 5 | 5 | 1,0 | 20,0 |
| 20,0 |
| - |
| 5,0 | 5,0 | 5,0 | 5,0 |
- | Hỗ trợ thiết kế, in ấn bao bì, nhãn mác sử dụng dấu hiệu nhãn hiệu chứng nhận “An Giang” cho các doanh nghiệp, hợp tác xã | Đơn vị | 20 |
| 5 | 5 | 5 | 5 | 10,0 | 200,0 |
| 200,0 |
| - |
| 50,0 | 50,0 | 50,0 | 50,0 |
- | Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký nhãn hàng hóa theo quy định của luật Sở hữu trí tuệ | Đơn vị | 20 |
| 5 | 5 | 5 | 5 | 5,0 | 100,0 |
| 100,0 |
| - |
| 25,0 | 25,0 | 25,0 | 25,0 |
- | Hỗ trợ chứng nhận sản phẩm OCOP cho doanh nghiệp, HTX | Đơn vị | 12 |
| 3 | 3 | 3 | 3 | 10,0 | 120,0 | 120,0 |
|
| - |
| 30,0 | 30,0 | 30,0 | 30,0 |
c | Xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - |
|
|
|
|
|
- | Tổ chức hội nghị xúc tiến, kết nối cung cầu sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh | Cuộc | 4 |
| 1 | 1 | 1 | 1 | 31,0 | 124,0 | 124,0 |
|
| - |
| 31,0 | 31,0 | 31,0 | 31,0 |
- | Hỗ trợ các chủ thể doanh nghiệp, HTX tham gia hội chợ triển lãm trong nước | đơn vị | 20 |
| 5 | 5 | 5 | 5 | 20,0 | 400,0 | 200,0 |
| 200,0 | - |
| 50,0 | 50,0 | 50,0 | 50,0 |
- | Tổ chức Lễ hội Trái cây An Giang thường niên gắn với các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch tổng hợp trên địa bàn tỉnh | lần | 2 |
|
| 1 |
| 1 | 1.000,0 | 2.000,0 | 400,0 |
| 1.600,0 | - |
| - | 200,0 | - | 200,0 |
- | Tập huấn chuyên sâu về ứng dụng công nghệ thông tin, nền tảng mạng xã hội trong kinh doanh, sàn thương mại điện tử | lớp | 8 |
| 2 | 2 | 2 | 2 | 9,6 | 76,5 | 76,5 |
|
| - |
| 19,1 | 19,1 | 19,1 | 19,1 |
- | Tập huấn về xuất khẩu chính ngạch trái cây sang thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU, Hàn Quốc | lớp | 8 |
| 2 | 2 | 2 | 2 | 9,6 | 76,5 | 76,5 |
|
| - |
| 19,1 | 19,1 | 19,1 | 19,1 |
| TỔNG CỘNG |
|
|
|
|
|
|
|
| 41.907,2 | 25.920,5 | 420,0 | 6.827,9 | 8.738,8 | 389,8 | 5.419,2 | 10.015,5 | 6.816,9 | 3.699,1 |
- 1Quyết định 1869/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch Phát triển vùng chuyên canh nếp huyện Phú Tân, tỉnh An Giang giai đoạn 2019-2020
- 2Quyết định 1365/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt dự án “Đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu cây ăn trái theo hướng gia tăng giá trị tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025”
- 3Quyết định 3301/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch Phát triển vùng sản xuất chuyên canh và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm rau màu, rau màu công nghệ cao giai đoạn 2021-2025 do tỉnh An Giang ban hành
- 4Kế hoạch 193/KH-UBND năm 2022 về xây dựng vùng sản xuất cây ăn trái đạt tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2022-2025
- 5Nghị quyết 36/NQ-HĐND năm 2023 thông qua Dự án Phát triển cây ăn trái đặc sản tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023-2025
- 6Kế hoạch 239/KH-UBND năm 2024 phát triển sản xuất cây sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 1Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị định 77/2019/NĐ-CP về tổ hợp tác
- 4Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 5Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 6Thông báo 50/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)
- 7Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 8Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang
- 9Quyết định 1869/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch Phát triển vùng chuyên canh nếp huyện Phú Tân, tỉnh An Giang giai đoạn 2019-2020
- 10Quyết định 30/2019/QĐ-UBND quy định về thực hiện chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang
- 11Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)
- 12Quyết định 255/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 417/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 3405/QĐ-BNN-CBTTNS năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 15Quyết định 2824/QĐ-UBND năm 2021 về danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025 do tỉnh An Giang ban hành
- 16Quyết định 2881/QĐ-UBND năm 2021 Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động 06-CTr/TU về phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác gắn với tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025
- 17Quyết định 1365/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt dự án “Đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu cây ăn trái theo hướng gia tăng giá trị tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025”
- 18Quyết định 3301/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch Phát triển vùng sản xuất chuyên canh và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm rau màu, rau màu công nghệ cao giai đoạn 2021-2025 do tỉnh An Giang ban hành
- 19Kế hoạch 193/KH-UBND năm 2022 về xây dựng vùng sản xuất cây ăn trái đạt tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2022-2025
- 20Nghị quyết 36/NQ-HĐND năm 2023 thông qua Dự án Phát triển cây ăn trái đặc sản tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023-2025
- 21Kế hoạch 239/KH-UBND năm 2024 phát triển sản xuất cây sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
Quyết định 3302/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch Phát triển vùng sản xuất chuyên canh và Xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cây ăn trái giai đoạn 2021-2025 do tỉnh An Giang ban hành
- Số hiệu: 3302/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/12/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Trần Anh Thư
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra