Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 330/QĐ.UB

Lào Cai, ngày 04 tháng 8 năm 1995

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CHO VAY DỰ ÁN NHỎ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;

Căn cứ vào Nghị quyết số 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ), các thông tư liên Bộ Lao động TBXH – Tài chính – UBKHNN hướng dẫn thực hiện các chính sách cho vay đối với các dự án nhỏ từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm;

Xét đề nghị của liên ngành Ủy ban kế hoạch, Sở Tài chính vật giá và Kho bạc nhà nước tỉnh Lào Cai,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này bản quy định về công tác xây dựng và quản lý cho vay các dự án nhỏ giải quyết việc làm.

Điều 2. Bản quy định này áp dụng cho tất cả các dự án của hộ gia đình, hộ tư nhân, cá thể, tổ hợp sản xuất chỉ cho vay hỗ trợ vốn để bổ sung đầu tư thiết bị, dụng cụ lao động và vật tư sản xuất, bổ sung các chi phí trồng trọt, chăn nuôi lần đầu, chi phí chăm sóc cây trồng, vật nuôi và một phần bổ sung vốn lưu động (không xét cho vay đầu tư XDCB hoặc trả công cho các lao động của dự án).

Điều 3. Sở Tài chính vật giá, Kho bạc Nhà nước tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn thực hiện quyết định này, đồng thời tập hợp những vướng mắc trong quá trình thực hiện báo cáo UBND tỉnh xem xét giải quyết.

Điều 4. Các ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các ban ngành có liên quan Chủ tịch UBND các huyện thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

TM.UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
K/T. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Thăng

 

QUY ĐỊNH

VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CHO VAY DỰ ÁN NHỎ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
( Ban hành kèm theo Quyết định số 330/QĐ-UB ngày 04/8/1995 của UBND tỉnh Lào Cai)

Thực hiện Nghị quyết số 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ), các thông tư liên Bộ Lao động TBXH – Tài chính – UBKHNN hướng dẫn thực hiện các chính sách cho vay đối với các dự án nhỏ từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm. UBND tỉnh hướng dẫn một số điểm trên địa bàn tỉnh Lào Cai như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng cho vay vốn từ quỹ quốc gia:

1.1. Các cá nhân, các hộ gia đình, nhóm hộ gia đình, tổ hợp, các doanh nghiệp nhỏ ngoài quốc doanh có dự án tạo chỗ làm việc mới, thu hút được lao động mới vào làm việc.

1.2. Các thành viên có nhu cầu việc làm được các đoàn thể tổ chức quần chúng, hội nghề nghiệp xét duyệt cho tham gia chương trình dự án để tạo việc làm.

1.3. Các hộ tư nhân, hộ gia đình đến vùng kinh tế mới có nhu cầu nguồn vốn phát triển kinh tế gia đình. Các cơ sở sản xuất của thương bệnh binh, các trung tâm giáo dục, chữa bệnh, dạy nghề và tạo việc làm cho các đối tượng xã hội: Có phương án sản xuất tạo việc làm cho các đối tượng do cơ sở, trung tâm quản lý.

+ Ưu tiên các đối tượng sau:

- Những đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi theo Pháp lệnh ưu đãi đối với những người hoạt động các mạng: Thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, gia đình liệt sỹ

- Những hộ nghèo ở các vùng sâu, vùng xa, những người nghỉ việc theo Quyết định 176/HĐBT, 111/HĐBT và Quyết định 315/HĐBT.

- Những người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về.

2. Nguyên tắc cho vay:

2.1. Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi, đúng thời hạn đã cam kết.

2.2. Đối tượng được vay vốn nhà nước phải sử dụng đúng mục đích, đúng nội dung ghi trong dự án đã được duyệt.

2.3. Vốn vay phải có giá trị tài sản, vật tư, các chứng chỉ có giá trong thời hạn thanh toán tương đương làm đảm bảo để thế chấp vốn vay.

3. Điều kiện được vay vốn giải quyết việc làm:

3.1. Các đối tượng được vay:

+ Có dự án phát triển sản xuất tạo việc làm và được Chủ tịch UBND tỉnh xét duyệt, quyết định.

+ Các đối tượng được vay vốn nếu là cá nhân, hộ gia đình có dự án vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm phải có xác nhận của cơ quan chính quyền địa phương về hộ khẩu thường trú hợp pháp. Nếu là cơ sở SXKD, tổ hợp SX phải có giấy phép đăng ký kinh doanh. Các doanh nghiệp phải có quyết định thành lập và giấy phép kinh doanh.

+ Có tài sản thế chấp, hoặc các tổ chức, cá nhân khác bảo lãnh bằng tài sản hoặc tín chấp.

+ Chấp hành các quy định của nhà nước về nguyên tắc, chế độ cho vay giải quyết việc làm.

3.2. Đối với các dự án đã được vay vốn, đến thời hạn hoàn trả nếu có nhu cầu thiết thực có thể vay lại với các điều kiện:

+ Đã sử dụng vốn vay đúng mục đích, nội dung được phê duyệt.

+ Vốn vay được đầu tư cho sản xuất có hiệu quả thu hút thêm lao động mới vào việc làm.

+ Chủ dự án có báo cáo kết quả thực hiện dự án. Xác định nhu cầu vay vốn lại và số lao động sẽ thu hút vào việc làm, có ý kiến xác nhận của Sở Lao động TBXH, KBNN tỉnh để xét duyệt cho vay lại.

+ Các dự án cho vay lại không phải lập dự án mới (nếu vốn vay nhỏ hơn hoặc bằng vốn vay lần trước). Trường hợp dự án có bổ sung mở rộng thì phải có luận chứng về phần bổ sung mở rộng đó và phải được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.

+ Các dự án nếu được vay lại phải có quyết định cho vay lại của UBND tỉnh, hoặc cơ quan cấp trên có thẩm quyền ra quyết định cho vay lại.

+ Các dự án được vay lại thì các chủ dự án không phải trả gốc nhưng phải trả đủ lãi tiền vay. Sau đó lập lại khế ước vay tiền mới theo nội dung đề án được duyệt lại. Các thủ tục này phải được thực hiện và hoàn chỉnh trước hạn trả nợ vốn vay lần trước.

4. Nội dung cho vay:

- Đối với các dự án của hộ gia đình, hộ tư nhân, cá thể, tổ hợp sản xuất chỉ cho vay hỗ trợ vốn để bổ sung đầu tư thiết bị, dụng cụ lao động và vật tư sản xuất, bổ sung các chi phí về trồng trọt, chăn nuôi lần đầu. Chi phí chăm sóc cây trồng và vật nuôi và một phần bổ sung vốn lưu động.

- Không xét cho vay để đầu tư XDCB hoặc trả công cho các lao động của dự án.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Trình tự xây dựng kế hoạch, xây dựng dự án, thẩm định và xét duyệt dự án.

1.1. Xây dựng kế hoạch vay vốn

Hàng năm vào đầu quý IV các ngành UBKH – KBNN – Sở LĐTBXH – Sở TCVG tham gia, phối hợp đánh giá tình hình thực hiện chương trình vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm trong năm, đồng thời xây dựng kế hoạch vay của năm sau để trình UBND tỉnh phê duyệt. Làm căn cứ tổng hợp gửi liên Bộ Tài chính – Bộ LĐTBXH – UBKHNN.

Sau khi kế hoạch cho vay được liên bộ phê duyệt, sẽ là căn cứ để xét duyệt cho vay các dự án giải quyết việc làm trong tỉnh theo chế độ đã quy định.

1.2. Xây dựng và thẩm định dự án

Những đối tượng được quy định vay vốn theo Nghị quyết 120/HĐBT phải căn cứ vào tình hình thực tế và theo hướng dẫn của ngành LĐ – TBXH để xây dựng (lập) dự án.

a. Các dự án của cá nhân, nhóm hộ gia đình ở các huyện, thị chủ dự án xây dựng dự án theo sự hướng dẫn của Phòng tổ chức LĐTBXH các huyện, thị theo mẫu thống nhất quy định.

- Nội dung chủ yếu của dự án phải nêu rõ:

+ Ngành, nghề cần đầu tư vay vốn

+ Khả năng, triển vọng, hiệu quả của việc vay vốn đầu tư.

+ Số vốn hoặc cơ sở vật chất chủ dự án đã có.

+ Nhu cầu vốn cần vay.

+ Số lao động thu hút thêm mới vào làm việc trong dự án

Dự án xây dựng xong phải có xác nhận của UBND xã, phường về tính khả thi của dự án, điều kiện đảm bảo về tư cách pháp nhân. Sau đó gửi phòng tổ chức lao động huyện, thị xã.

- Phòng tổ chức LĐTBXH huyện, thị là cơ quan thường trực có trách nhiệm tiếp nhận các dự án vay vốn. Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch vốn hàng năm đã được phân bổ, phương hướng phát triển kinh tế của huyện, thị, phòng tổ chức lao động phối hợp với các ngành tài chính, kho bạc, kế hoạch ở địa phương tổ chức thẩm định dự án. Các dự án được thẩm định các ngành phải lập biên bản thẩm định dự án, xác định nội dung vay vốn dự án, đề nghị mức vốn cho vay, tổng hợp các dự án báo cáo UBND huyện, thị sau đó gửi thường trực ban chỉ đạo vốn vay 120 tỉnh (Sở LĐ – TBXH) để trình UBND tỉnh ra quyết định duyệt dự án. Trên cơ sở có báo cáo chỉ đạo 120 của tỉnh.

b. Dự án của hội nghề nghiệp, tổ chức quần chúng (gọi chung là hội) căn cứ vào tình hình thực tế và theo sự hướng dẫn của ngành LĐ – TBXH, các hội (chủ dự án) xây dựng dự án (nội dung dự án như mục a nêu trên).

Các dự án của các hội khi xây dựng xong phải có xác nhận của UBND xã, phường nơi thực hiện dự án về tính khả thi của dự án. Sau đó được gửi đến cơ quan thường trực dự án (Sở LĐ – TBXH) để trình UBND tỉnh phê duyệt trên cơ sở có báo cáo của ban chỉ đạo cho vay 120 của tỉnh.

1.3 Quy trình xét duyệt dự án:

Sở LĐ – TBXH là cơ quan thường trực giúp ban chỉ đạo cho vay 120 của tỉnh, tập hợp các dự án do các huyện, thị, hội gửi đến. Phối hợp với các ngành KBNN, UBKH, Sở Tài chính xem xét tất cả các dự án và thẩm định lại dự án (nếu cần), tổng hợp các dự án báo cáo với ban chỉ đạo 120 của tỉnh. Căn cứ vào nội dung kế hoạch vay vốn, hạn mức vay vốn, ban chỉ đạo 120 của tỉnh xét duyệt cho từng dự án về mức vốn vay, nội dung vay vốn, thời hạn vay để trình UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt.

Các dự án được UBND tỉnh có quyết định phê duyệt cho vay đều được thông báo tới các chủ dự án (Sở LĐ – TBXH thông báo). Sở LĐ – TBXH có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ của các dự án đã được phê duyệt sang KBNN để làm căn cứ cho vay vốn.

2. Mức vốn duyệt cho vay:

2.1 Mức vốn cho vay đối với dự án sản xuất kinh doanh tối đa là 200 triệu đồng nhưng phải đảm bảo tạo được việc làm, thu hút lao động. Suất đầu tư bình quân cho một chỗ làm việc mới của dự án tối đa là 5 triệu đồng/lao động.

2.2 Mức vốn cho vay đối với các hộ tư nhân, hộ gia đình thành viên của đoàn thể, hội tối đa không quá 5 triệu đồng/hộ.

3. Thời hạn và lãi suất cho vay:

3.1. Thời hạn cho vay:

Thời hạn cho vay được xác định theo chu kỳ sản xuất kinh doanh và vòng quay sử dụng vốn của từng dự án – thời hạn vay tối đa là 36 tháng.

3.2. Lãi suất cho vay:

Lãi suất cho vay được tính trên vốn cho vay và thời hạn vay thực tế, không nhập lãi vào vốn vay. Mức lãi suất cụ thể do liên bộ LĐTBXH – Tài chính – UBKHNN quy định – Lãi suất kể từ ngày 01/7/1993 được quy định như sau:

- Đối với vốn vay có kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống, mức lãi suất là 0,6%/tháng.

- Đối với vốn vay có kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng mức lãi suất là 0,5%/tháng.

- Đối với vốn vay có kỳ hạn từ trên 24 tháng đến 36 tháng mức lãi suất là 0,4%/tháng.

- Lãi suất quá hạn được quy định bằng 150% mức lãi suất cơ bản trên.

4. Hồ sơ thủ tục vay vốn:

Ngoài bản dự án do chủ dự án lập để trình duyệt vốn vay, các chủ dự án phải đảm bảo một số thủ tục quy định khác như sau:

- Sổ giao đất giao rừng do cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu là dự án trồng rừng), quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy phép đăng ký kinh doanh và các tài liệu liên quan đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (nếu là cơ sở sản xuất kinh doanh).

- Các hộ gia đình, hộ tư nhân, cá thể được vay vốn đều phải có xác nhận của chính quyền địa phương về nơ cư trú và hộ khẩu thường trú.

- Giấy cam kết thế chấp tài sản có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc công chứng nhà nước (đối với dự án dùng tài sản thế chấp vốn vay). Giấy bảo lãnh vốn vay bằng tài sản có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan công chứng nhà nước (do tổ chức, cá nhân khác đứng ra bảo lãnh) hoặc giấy bảo lãnh bằng tín chấp của cơ quan cấp trên của chủ dự án (cấp tỉnh hoặc UBND xã, phường trở lên) cho các hộ gia đình vay vốn.

5. Công tác cho vay và thu nợ:

Nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm do KBNN trực tiếp quản lý cho vay và thu nợ các dự án.

5.1. Công tác cho vay:

- Sau khi dự án được UBND tỉnh phê duyệt, các chủ dự án hoàn tất thủ tục theo quy định gửi KBNN. KBNN và người vay lập khế ước vay tiền, khế ước vay tiền được lập một lần cho từng đối tượng vay vốn và theo từng kỳ hạn nợ.

- Việc cấp phát tiền vay được thực hiện theo tiến độ triển khai dự án. KBNN cáp phát tiền vay trực tiếp đến từng hộ, từng đối tượng vay vốn để đảm bảo cho đối tượng vay nhận vốn vay đầy đủ và kịp thời.

- Đối với dự án có nhiều hộ tham gia chủ dự án phải gửi cho KBNN danh sách các hộ, ghi rõ địa chỉ, nội dung vay vốn và số tiền vay của từng hộ. Căn cứ vào danh sách KBNN trực tiếp kiểm tra, lập khế ước và phối hợp với chủ dự án phát tiền vay đến từng hộ.

- Trong trường hợp đặc biệt KBNN có thể phát tiền vay qua chủ dự án, nhưng phải có ý kiến chấp thuận của Chủ tịch UBND tỉnh. KBNND cùng chủ dự án kiểm tra các điều kiện thế chấp, tín chấp đối với từng hộ vay vốn và lập khế ước vay tiền chung cho cả dự án. Phát tiền vay cho chủ dự án để chủ dự án phát lại tiền vay cho các hộ. Sau khi phát tiền vay cho các hộ xong chủ dự án phải gửi danh sách có ký nhận của các hội vay vốn chó KBNN để theo dõi, quản lý.

- KBNN thực hiện cho vay đúng, đủ số tiền và thời hạn cho vay ghi trong quyết định phê duyệt phù hợp với tình hình thực tế. Trường hợp thật cần thiết mới thẩm định lại dự án trước khi phát tiền vay.

- Chủ dự án, các hộ được vay vốn khi nhận vốn có trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích, theo nội dung được duyệt, tổ chức sản xuất, thu hút lao động và thực hiện các chính sách về sử dụng lao động.

5.2. Công tác thu hồi nợ:

-KBNN căn cứ vào thời hạn và số tiền ghi trên khế ước vay tiền của từng chủ dự án, từng hộ vay vốn để tiến hành thu nợ. Trước thời hạn thu nợ 30 ngày KBNN lập thông báo thu nợ ghi rõ số tiền vay và lãi phải trả gửi chủ dự án vay vốn để chủ động hoàn trả vốn vay.

- Đối với dự án có nhiều hộ vay vốn thì các hộ nộp trả tiền vay trực tiếp cho KBNN. Các dự án phát tiền vay qua chủ dự án khi thu nợ KBNN cũng thu qua chủ dự án.

- Việc thu lãi tiền vay được thực hiện một lần khi thu nợ gốc. Lãi tiền vay được tính như sau:

Số tiền phải thu = số tiền cho vay * lãi suất cho vay (%) * thời hạn cho vay

6. Gia hạn nợ:

Đến hạn trả nợ vì lý do khách quan hoặc chủ quan người vay chưa trả được nợ KBNN (như vốn vay chưa thu hồi được, hàng hoá sản xuất tiêu thụ hết, hoặc do thiên tai bất khả kháng) cần phải gia hạn nợ thì chủ dự án phải xin KBNND cho gia hạn nợ. Thủ tục xin gia hạn nợ như sau:

- Người vay phải làm đơn xin gia hạn nợ, nói rõ lý do, nguyên nhân phải xin gia hạn nợ gửi đến KBNN trước thời hạn trả nợ 15 ngày.

- KBNN tiến hành kiểm tra cụ thể tình hình thực hiện dự án và lý do đề nghị của người vay để xác minh xem xét giải quyết. Nếu có thể gia hạn nợ được thì KBNN làm thủ tục gia hạn nợ cho người vay.

Thẩm quyền giải quyết gia hạn nợ và thời hạn gia hạn nợ của KBNN thực hiện theo quy định của KBNN trung ương.

III- Công tác kiểm tra và xử lý vốn vay:

1. Công tác kiểm tra:

1.1. Các đối tượng vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của KBNN và các ngành có liên quan. Việc kiểm tra được tiến hành trước, trong, sau khi cho vay vốn để đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả vốn vay.

1.2. Trong quá trình kiểm tra sử dụng vốn vay nếu phát hiện chủ dự án không đảm bảo các điều kiện vay vốn hoặc sử dụng vốn sai mục đích, kém hiệu quả. KBNN có quyền đình chỉ không cho vay tiếp nếu còn hạn mức cho vay, hoặc báo cáo ban chỉ đạo cho vay 120 của tỉnh lập thông báo thu hồi nợ trước hạn.

2. Xử lý vốn vay:

2.1. Trong trường hợp người vay cố tình không trả nợ KBNN báo cáo UBND các cấp để có biện pháp giải quyết bằng biện pháp hành chính hoặc phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ hoặc yêu cầu cơ quan bảo lãnh (tín chấp) có biện pháp trả nợ thay. Trường hợp nghiêm trọng đề nghị khởi tố trước pháp luật.

2.2. Trường hợp người vay vốn bị tổn thất vì thiên tai, bị tai nạn bất ngờ, lý do bất khả kháng. Vốn không thu hồi được, phải có hội đồng thẩm định xem xét (các cơ quan tham gia xét duyệt) xác định và có ý kiến đề xuất gửi cơ quan quản lý cấp trên để có biện pháp giải quyết.

IV. Công tác thông tin báo cáo:

1. Các KBNN thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của KBNN trung ương.

2. Định kỳ hàng tháng, quý, năm KBNN tổng hợp báo cáo tình hình cho vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm gửi UBND tỉnh, ban chỉ đạo co vay 120 của tỉnh, để tăng cường công tác chỉ đạo cho vay giải quyết việc làm có hiệu quả, đúng mục đích.

V. Tổ chức thực hiện:

1. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/1995 hướng dẫn cụ thể công tác cho vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

2. Các thành viên Ban chỉ đạo cho vay 120 của tỉnh Lào Cai phối hợp với tổ chức hướng dẫn các chủ dự án vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm thực hiện tốt mọi nội dung quy định này.

 

ĐỊNH MỨC VỐN VAY DỰ ÁN NHỎ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

Đối tượng

Thời hạn cho vay

Số tiền cho vay/ĐT vay (1.000đ)

Nội dung sử dụng vốn

I. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

 

 

 

1. Cơ sở may xuất khẩu

12

2.000/người

Mua TBSX, 1 phần VLĐ

2. Thảm len xuất khẩu

12

1.500/người

nt

3. Mộc XD, dân dụng…

12

2.500/người

nt

4. Vật liệu xây dựng

12

1.000/người

nt

5. Cơ khí nhỏ sửa chữa

12

2.000/người

nt

6. Xay xát bột, gạo

12

2.000/người

nt

7. Sản xuất bánh kẹo

12

500/người

nt

8. Làm đường kết tinh

12

1.000/người

nt

9. Dệt chiếu

12

1.000/hộ

Vốn lưu động

10. Đánh bắt, CB nông sản

12

1.000/hộ

Mua TBSX, 1 phần VLĐ

11. CB song, mây tre đan

12

2.500/hộ

nt

II- Chăn nuôi

 

 

nt

1. Lợn thịt

12

500/con

Giống, thuốc thú y, VLĐ

2. Lợn nái

12

1.000/con

nt

3. Trâu, bò thịt

12

1.500/con

nt

4. Trâu, bò sinh sản

24

2.000/con

nt

5. Trâu, bò lấy sữa

36

5.000/con

nt

6. Cá lồng

12

1.500/lồng

Giống, thiết bị

7. Nuôi cá đầm hồ

12

2.000/ha

Giống

8. Nuôi tôm cua

12

2.000/ha

Giống

9. Gà CN, gà thịt

12

10/con

Giống, thuốc thú y

10. Nuôi gà thịt

12

20/con

nt

11. Nuôi vịt đàn

12

10/con

nt

12. Nuôi vịt để

12

20/con

nt

III. Trồng trọt

 

 

nt

1. Vườn cây gia đình, cây ăn quản

36

2.000/ha

Giống, phân bón, thuốc sâu

2. Dâu tằm

12

2.500/ha

nt

3. Lúa, ngô, hoa mầu

12

1.000/ha

nt

4. Trồng rừng các loại

36

2.000/ha

nt

5. Trồng chè

36

3.000/ha

nt

6. Trồng mía

12

2.500/ha

nt

7. Trồng cà phê

36

3.000/ha

nt

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết đinh 330/QĐ.UB năm 1995 ban hành công tác xây dựng và quản lý cho vay dự án nhỏ giải quyết việc làm do Tỉnh Lào Cai ban hành

  • Số hiệu: 330/QĐ.UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/08/1995
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
  • Người ký: Nguyễn Đức Thăng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/08/1995
  • Ngày hết hiệu lực: 13/11/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản