- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Luật cán bộ, công chức 2008
- 5Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- 6Luật viên chức 2010
- 7Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- 8Nghị định 99/2012/NĐ-CP về phân công, phân cấp thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp
- 1Quyết định 11/2020/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý tiền lương cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức Hội được giao biên chế, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ, công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị làm đại diện chủ sở hữu
- 2Quyết định 445/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị kỳ 2019-2023
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/2014/QĐ-UBND | Quảng Trị, ngày 31 tháng 7 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Nghị định số 99/2012/NĐ-C ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của Chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phân cấp quản lý tiền lương cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức hội được giao biên chế, các công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên do UBND tỉnh làm chủ sở hữu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Điều 6 Quyết định số 19/2013/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2013 của UBND tỉnh về thẩm quyền quản lý ngạch, lương công chức, quản lý hạng chức danh nghề nghiệp, lương viên chức.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ VIỆC PHÂN CẤP QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP, TỔ CHỨC HỘI ĐƯỢC GIAO BIÊN CHẾ, CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DO UBND TỈNH LÀM CHỦ SỞ HỮU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND ngày 31 tháng 07 năm 2014 của UBND tỉnh Quảng Trị)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch UBND tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc và trực thuộc UBND tỉnh, Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch các tổ chức Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh được giao biên chế, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập và Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty TNHH một thành viên về nâng bậc lương, chuyển xếp lương, nâng ngạch, chuyển ngạch, thay đổi chức danh nghề nghiệp, chế độ phụ cấp chức vụ, các chế độ phụ cấp theo lương đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
2. Đối tượng áp dụng
a) Cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng được xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định (sau đây gọi tắt là người lao động) trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức hội được giao biên chế.
b) Cán bộ quản lý doanh nghiệp, người lao động trong các công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.
Điều 2. Nội dung quản lý tiền lương
1. Quyết định nâng bậc lương, chuyển xếp lương, phụ cấp chức vụ và các khoản phụ cấp theo lương.
2. Nâng ngạch, chuyển ngạch, thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với công chức, viên chức và người lao động.
3. Xây dựng quỹ lương (nếu có).
4. Báo cáo thống kê về tiền lương.
5. Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chế độ, chính sách tiền lương.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý tiền lương
1. Đảm bảo đúng quy định của pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
2. Đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của UBND các cấp; tạo sự chủ động của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị gắn với việc thường xuyên tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra;
3. Việc xếp lương phải phù hợp với trình độ và vị trí công tác được giao. Những trường hợp xếp lương chưa phù hợp phải điều chỉnh, xếp lại cho phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị quy định việc quản lý tiền lương ở đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý nhưng không trái với Quy định này.
QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN
Điều 4. Trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch UBND tỉnh
1. Quyết định nâng bậc lương thường xuyên (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung) và nâng bậc lương trước thời hạn (sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ) đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương;
2. Quyết định chuyển ngạch, xếp lương, nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (sau khi có ý kiến thống nhất của Ban Thường vụ Tỉnh ủy), nâng mức phụ cấp thâm niên vượt khung đối với các chức danh sau:
a) Các chức danh chuyên trách HĐND tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực HĐND thị xã, thành phố.
b) Cấp trưởng, cấp phó các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc UBND tỉnh, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch các tổ chức hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh; Giám đốc, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh; Tổng Biên tập Tạp chí Cửa Việt.
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố.
3. Quyết định lương của các chức danh sau:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên chuyên trách hoặc Chủ tịch công ty chuyên trách, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các công ty TNHH một thành viên do UBND tỉnh làm chủ sở hữu xếp hạng II trở lên (sau khi có ý kiến thống nhất của Ban Thường vụ Tỉnh ủy).
b) Chủ tịch Hội đồng thành viên chuyên trách hoặc Chủ tịch công ty chuyên trách, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các công ty TNHH một thành viên do UBND tỉnh làm chủ sở hữu xếp hạng III (sau khi có ý kiến thống nhất của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh);
c) Thành viên Hội đồng thành viên chuyên trách, Kiểm soát viên chuyên trách các công ty TNHH một thành viên do UBND tỉnh làm chủ sở hữu (sau khi có ý kiến thống nhất của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh).
d) Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cửa Việt.
đ) Quyết định quỹ tiền lương, thù lao thực hiện hàng năm của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng các Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thuộc tỉnh quản lý.
4. Quyết định mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với các chức danh do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm theo quy định của Chính phủ, Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành liên quan. Quyết định mức hưởng các khoản phụ cấp theo lương (phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên nhà giáo...) đối với các chức danh nêu tại Khoản 2 Điều này (nếu có).
5. Quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan, đơn vị dự thi nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp do Bộ, ngành Trung ương tổ chức.
6. Phê duyệt kết quả thi nâng ngạch công chức lên ngạch chuyên viên và tương đương; phê duyệt kế hoạch, kết quả thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp lên hạng III.
7. Phê duyệt kết quả chuyển xếp lương của các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập khi Chính phủ có các quy định mới.
8. Hủy bỏ, thu hồi các quyết định về tiền lương trái với quy định của Pháp luật và quy định tại Quy định này.
Điều 5. Trách nhiệm, quyền hạn của Giám đốc Sở Nội vụ
1. Thực hiện các thủ tục trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định các nội dung tại Điều 4 Quy định này (trừ Điểm đ, Khoản 3, Điều 4 Quy định này).
2. Thỏa thuận để Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc UBND tỉnh, Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố quyết định nâng bậc lương trước thời hạn và xếp mức phụ cấp hưởng các khoản phụ cấp theo lương (phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên nhà giáo...) đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền trực tiếp quản lý, sử dụng của cơ quan, đơn vị đang giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương, giữ chức danh nghề nghiệp hạng II trở lên; Thủ trưởng các đơn vị thuộc diện quản lý của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh;
3. Thỏa thuận để Chủ tịch các tổ chức Hội và Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc các tổ chức hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh được giao biên chế (thuộc diện quản lý của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh) quyết định nâng bậc lương thường xuyên (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung), nâng bậc lương trước thời hạn, phụ cấp chức vụ, xếp mức phụ cấp và nâng mức hưởng các khoản phụ cấp theo lương (nếu có) đối với viên chức và người lao động trong biên chế giữ chức danh nghề nghiệp hạng II trở xuống.
4. Quyết định bổ nhiệm vào ngạch, chuyển ngạch, xếp lương đối với cán bộ, công chức giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương; bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, xét chuyển chức danh nghề nghiệp, xếp lương đối với viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II.
5. Tổ chức thi nâng ngạch công chức lên chuyên viên và tương đương; thông báo kết quả thi nâng ngạch công chức lên chuyên viên và tương đương để Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quyết định bổ nhiệm vào ngạch và xếp lương.
6. Tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức lên hạng III; thông báo kết quả thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức lên hạng III để Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương.
7. Xác nhận biên chế, người làm việc, quỹ lương đầu năm và tăng giảm biên chế, người làm việc, quỹ lương trong năm đối với các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh.
8. Kiến nghị cấp trên hủy bỏ quyết định trái với quy định của Pháp luật và quy định tại Quy định này.
9. Thu hồi các quyết định về tiền lương trái với quy định của pháp luật và quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều này; hủy bỏ các quyết định về tiền lương của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trái quy định của pháp luật và quy định tại Điều 6, 7, 8, 9, 10 Quy định này.
10. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách tiền lương theo quy định của Pháp luật và quy định tại Quy định này.
Điều 6. Trách nhiệm, quyền hạn của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Thực hiện các thủ tục trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định các nội dung tại Điểm đ, Khoản 3, Điều 4 Quy định này.
2. Tiếp nhận cho ý kiến về quy chế trả lương, trả thưởng đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) và Kế toán trưởng các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thuộc tỉnh quản lý.
3. Tiếp nhận, theo dõi, giám sát việc xác định quỹ tiền lương, thù lao, kế hoạch, tình hình thực hiện quỹ tiền lương, tạm ứng tiền lương của 6 tháng đầu năm của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) và Kế toán trưởng các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thuộc tỉnh quản lý. Trường hợp phát hiện việc xác định quỹ tiền lương, tạm ứng tiền lương không đúng quy định thì chỉ đạo công ty điều chỉnh theo quy định.
4. Tiếp nhận, theo dõi, giám sát việc xác định quỹ tiền lương kế hoạch, tình hình thực hiện quỹ tiền lương, tạm ứng tiền lương của 6 tháng đầu năm của người lao động các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thuộc tỉnh quản lý. Trường hợp phát hiện việc xác định quỹ tiền lương, tạm ứng tiền lương không đúng quy định thì chỉ đạo Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty sửa đổi, bổ sung theo quy định.
5. Tiếp nhận, giám sát, kiểm tra báo cáo của Hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty, Kiểm soát viên về quỹ tiền lương thực hiện của người lao động và rà soát các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến năng suất lao động và lợi nhuận (nếu có). Trường hợp phát hiện nội dung không đúng quy định thì yêu cầu Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chỉ đạo sửa đổi, bổ sung hoặc điều chỉnh lại; đồng thời, tùy theo mức độ sai phạm để trình UBND tỉnh quyết định hình thức kỷ luật không tăng lương, kéo dài thời hạn nâng bậc lương, hạ bậc lương, giảm trừ tiền lương, tiền thưởng, thù lao đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.
1. Quyết định nâng bậc lương thường xuyên (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung), phụ cấp chức vụ và nâng mức hưởng các khoản phụ cấp theo lương (phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên nhà giáo...) đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền trực tiếp quản lý, sử dụng giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương (trừ các chức danh quy định tại Khoản 2, Điều 4 Quy định này).
2. Quyết định nâng bậc lương trước thời hạn và xếp mức phụ cấp hưởng các khoản phụ cấp theo lương (phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên nhà giáo...) đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền trực tiếp quản lý, sử dụng giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương sau khi có ý kiến của Sở Nội vụ (trừ các chức danh quy định tại Khoản 2, Điều 4 Quy định này).
3. Xếp lương, nâng bậc lương thường xuyên (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung), nâng bậc lương trước thời hạn, phụ cấp chức vụ, xếp mức phụ cấp và nâng mức hưởng các khoản phụ cấp theo lương (phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên nhà giáo...) đối với cán bộ, công chức và người lao động thuộc thẩm quyền trực tiếp quản lý, sử dụng từ ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống và cấp trưởng, cấp phó cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, Ban ngành theo đúng quy định (trừ các chức danh quy định tại Khoản 2, Điều 4 Quy định này).
4. Bổ nhiệm vào ngạch, chuyển ngạch đối với cán bộ, công chức giữ ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống; bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, xét chuyển chức danh nghề nghiệp đối với viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III, hạng IV trong đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sau khi có thông báo của Sở Nội vụ.
5. Quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý dự thi nâng ngạch, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp do tỉnh tổ chức.
6. Thỏa thuận để Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc quyết định nâng bậc lương trước thời hạn và xếp mức hưởng các khoản phụ cấp theo lương (phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên nhà giáo...) đối với viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền trực tiếp quản lý, sử dụng từ ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống.
7. Thu hồi các quyết định về tiền lương trái với quy định của pháp luật và quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này; hủy bỏ các quyết định về tiền lương của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc trái quy định của pháp luật và quy định tại Điều 12 Quy định này.
8. Kiểm tra và giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong thực hiện chế độ, chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
Điều 8. Trách nhiệm, quyền hạn của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc UBND tỉnh
1. Quyết định nâng bậc lương thường xuyên (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung), phụ cấp chức vụ và nâng mức hưởng các khoản phụ cấp theo lương (phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên nhà giáo...) đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền trực tiếp quản lý, sử dụng giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương (trừ các chức danh quy định tại Khoản 2, Điều 4 Quy định này).
2. Quyết định nâng bậc lương trước thời hạn và xếp mức phụ cấp hưởng các khoản phụ cấp theo lương (nếu có) đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền trực tiếp quản lý, sử dụng giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương sau khi có ý kiến của Sở Nội vụ (trừ các chức danh quy định tại Khoản 2, Điều 4 Quy định này).
3. Xếp lương, nâng bậc lương thường xuyên (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung), nâng bậc lương trước thời hạn, phụ cấp chức vụ, xếp mức phụ cấp và nâng mức hưởng các khoản phụ cấp theo lương (nếu có) đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền trực tiếp quản lý, sử dụng và đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở các đơn vị sự nghiệp trực thuộc (nếu có) từ ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống theo đúng quy định (trừ các chức danh quy định tại Khoản 2, Điều 4 Quy định này).
4. Bổ nhiệm vào ngạch, chuyển ngạch đối với cán bộ, công chức giữ ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống; bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, xét chuyển chức danh nghề nghiệp đối với viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III, hạng IV trong đơn vị thuộc phạm vi quản lý sau khi có thông báo của Sở Nội vụ.
5. Quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý dự thi nâng ngạch, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp do tỉnh tổ chức.
6. Thu hồi các quyết định về tiền lương trái với quy định của pháp luật và quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.
7. Kiểm tra và giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong thực hiện chế độ, chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
Điều 9. Trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch các tổ chức hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh được giao biên chế
1. Nâng bậc lương thường xuyên (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung), nâng bậc lương trước thời hạn, phụ cấp chức vụ, xếp mức phụ cấp và nâng mức hưởng các khoản phụ cấp theo lương (nếu có) đối với viên chức và người lao động trong biên chế thuộc thẩm quyền trực tiếp quản lý, sử dụng giữ chức danh nghề nghiệp hạng II trở xuống sau khi có ý kiến thống nhất của Sở Nội vụ.
2. Bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, xét chuyển chức danh nghề nghiệp, xếp lương đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý giữ chức danh nghề nghiệp hạng III, hạng IV sau khi có thông báo của Sở Nội vụ.
2. Quyết định cử cán bộ, viên chức thuộc phạm vi quản lý dự thi nâng ngạch, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp do tỉnh tổ chức.
3. Thu hồi các quyết định về tiền lương trái với quy định của pháp luật và quy định tại Khoản 1, 2 Điều này.
4. Giải quyết những vướng mắc trong thực hiện chế độ, chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền trực tiếp quản lý, sử dụng.
Điều 10. Trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố
1. Quyết định nâng bậc lương thường xuyên (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung), phụ cấp chức vụ và nâng mức hưởng các khoản phụ cấp theo lương (phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên nhà giáo...) đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền trực tiếp quản lý, sử dụng giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương (trừ các chức danh quy định tại Khoản 2, Điều 4 Quy định này).
2. Quyết định nâng bậc lương trước thời hạn và xếp mức phụ cấp hưởng các khoản phụ cấp theo lương (phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên nhà giáo...) đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền trực tiếp quản lý, sử dụng giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương sau khi có ý kiến của Sở Nội vụ (trừ các chức danh quy định tại Khoản 2, Điều 4 Quy định này).
3. Xếp lương, nâng bậc lương thường xuyên (kể cả hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung), nâng bậc lương trước thời hạn, phụ cấp chức vụ, mức phụ cấp và nâng mức hưởng các khoản phụ cấp theo lương (phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên nhà giáo...) đối với cán bộ, công chức và người lao động thuộc phòng, ban chuyên môn; cán bộ, công chức cấp xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực (Ủy viên thư ký), viên chức làm việc tại các tổ chức hội có phạm vi hoạt động trong huyện, thị xã, thành phố; cấp trưởng và cấp phó đơn vị sự nghiệp công lập thuộc và trực thuộc huyện, thị xã, thành phố từ ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống theo đúng quy định (trừ các chức danh quy định tại Khoản 2, Điều 4 Quy định này).
4. Bổ nhiệm vào ngạch, chuyển ngạch đối với công chức giữ ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống; bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, xét chuyển chức danh nghề nghiệp đối với viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III, hạng IV ở các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý sau khi có thông báo của Sở Nội vụ.
5. Quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý dự thi nâng ngạch, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp do tỉnh tổ chức.
6. Thu hồi các quyết định về tiền lương trái với quy định của pháp luật và quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này; hủy bỏ các quyết định về tiền lương của Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc trái quy định của pháp luật và quy định tại Điều 12 Quy định này.
7. Kiểm tra và giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong thực hiện chế độ, chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
Điều 11. Trách nhiệm, quyền hạn của Trưởng phòng Nội vụ
1. Thực hiện các thủ tục trình Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố quyết định các nội dung tại Điều 10 Quy định này.
2. Thỏa thuận để Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc và trực thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố quyết định nâng bậc lương trước thời hạn và xếp mức phụ cấp hưởng các khoản phụ cấp theo lương (phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên nhà giáo...) đối với viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền trực tiếp quản lý, sử dụng của cơ quan, đơn vị từ ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống.
3. Xác nhận biên chế, người làm việc, quỹ lương đầu năm và tăng giảm biên chế, người làm việc, quỹ lương trong năm đối với các cơ quan, đơn vị cấp huyện.
1. Chi cục trưởng và tương đương quyết định
- Nâng bậc lương thường xuyên (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung) và nâng mức hưởng các khoản phụ cấp theo lương (phụ cấp thâm niên nghề...) đối với công chức và người lao động thuộc thẩm quyền trực tiếp quản lý, sử dụng từ ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống.
- Nâng bậc lương trước thời hạn và xếp mức phụ cấp hưởng các khoản phụ cấp theo lương (phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên nhà giáo...) đối với công chức và người lao động thuộc thẩm quyền trực tiếp quản lý, sử dụng từ ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống sau khi có ý kiến của Sở, Ban ngành cấp trên trực tiếp.
2. Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở, Ban ngành cấp tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc và trực thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố quyết định:
- Nâng bậc lương thường xuyên (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung) và nâng mức hưởng các khoản phụ cấp theo lương (phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên nhà giáo...) đối với viên chức thuộc thẩm quyền trực tiếp quản lý, sử dụng từ ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống;
- Nâng bậc lương trước thời hạn và xếp mức phụ cấp hưởng các khoản phụ cấp theo lương (phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên nhà giáo...) đối với viên chức thuộc thẩm quyền trực tiếp quản lý, sử dụng từ ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống sau khi có ý kiến của Sở, Ban ngành đối với cấp tỉnh và của Phòng Nội vụ đối với cấp huyện.
3. Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc các tổ chức hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh được giao biên chế (thuộc diện quản lý của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh) quyết định nâng bậc lương thường xuyên (kể cả hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung), nâng bậc lương trước thời hạn, phụ cấp chức vụ, mức phụ cấp và nâng mức hưởng các khoản phụ cấp theo lương (nếu có) đối với cán bộ, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền trực tiếp quản lý, sử dụng giữ chức danh nghề nghiệp hạng II trở xuống sau khi có ý kiến thống nhất của Hội cấp trên và Sở Nội vụ (trừ chức danh quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều 4 Quy định này).
Điều 13. Trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty TNHH một thành viên
Quyết định xếp lương, nâng bậc lương, phụ cấp đối với các chức danh do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm.
Giao Sở Nội vụ phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, đôn đốc tổ chức thực hiện; Thanh tra, kiểm tra và định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh việc thực hiện các quy định Chính phủ, Bộ, ngành và của UBND tỉnh về chế độ, chính sách tiền lương theo quy định; khi phát hiện quyết định của cơ quan, đơn vị, tổ chức không đúng thẩm quyền hoặc trái quy định của nhà nước kiến nghị cấp có thẩm quyền bãi bỏ và xử lý theo quy định.
Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc và trực thuộc Sở, Ban ngành; Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc và trực thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện quy định này.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Nội vụ để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- 1Quyết định 672/2008/QĐ-UBND Quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên quản lý do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành
- 2Hướng dẫn 09-HD/BTCTW năm 2007 thực hiện Quy định về phân cấp quản lý cán bộ, Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử do Ban Tổ chức Trung ương ban hành
- 3Quyết định 11/2014/QĐ-UBND về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương cán bộ, công, viên chức cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, cán bộ, công chức cấp xã và chức danh lãnh đạo quản lý doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên
- 4Chỉ thị 18/CT.UBT năm 1997 thực hiện Nghị định 28/CP về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp nhà nước do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 5Quyết định 16/2014/QĐ-UBND về phân cấp quản lý viên chức thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa
- 6Quyết định 22/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 7Quyết định 2005/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực trong công tác quản lý công chức, viên chức và thi đua, khen thưởng do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 8Quyết định 199/QĐ-UBND năm 2008 ban hành tạm thời phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản Nhà nước tại cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 9Quyết định 1591/QĐ-UBND năm 2014 bãi bỏ Quyết định 36/2009/QĐ-UBND về phân cấp quản lý lao động và việc làm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 10Nghị quyết 21/2014/NQ-HĐND phê chuẩn tổng chỉ tiêu số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, các hội có tính chất đặc thù ở địa phương năm 2015 do tỉnh Hưng Yên ban hành
- 11Quyết định 04/2015/QĐ-UBND sửa đổi một số điều của quy định phân cấp quản lý viên chức, vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 18/2013/QĐ-UBND ngày 03 tháng 10 năm 2013 của UBND tỉnh Sơn La
- 12Hướng dẫn 575/HD-SNV năm 2015 thực hiện Quyết định 17/2013/QĐ-UBND, 18/2013/QĐ-UNBD, 03/2015/QĐ-UNBD, 04/2015/QĐ-UNBD do Sở Nội vụ tỉnh Sơn La ban hành
- 13Quyết định 13/2015/QĐ-UBND Quy định phân cấp về quản lý tổ chức bộ máy, số lượng người làm việc, vị trí việc làm, viên chức và người lao động trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng quản lý
- 14Quyết định 538/QĐ-UBND Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức năm 2016 của tỉnh Quảng Trị
- 15Quyết định 495/QĐ-VP năm 2016 Quy chế đánh giá, phân loại công, viên chức và người lao động áp dụng tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và đơn vị trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị
- 16Quyết định 41/2018/QĐ-UBND quy định về phân cấp thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng, quản lý và thực hiện chế độ tiền lương đối với viên chức trên địa bàn tỉnh An Giang
- 17Kế hoạch 87/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 18Quyết định 11/2020/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý tiền lương cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức Hội được giao biên chế, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ, công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị làm đại diện chủ sở hữu
- 19Quyết định 445/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 19/2013/QĐ-UBND Quy định thẩm quyền quyết định tổ chức bộ máy, biên chế, tuyển dụng và quản lý công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty TNHH một thành viên do UBND tỉnh làm chủ sở hữu do Tỉnh Quảng Trị ban hành
- 2Quyết định 11/2020/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý tiền lương cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức Hội được giao biên chế, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ, công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị làm đại diện chủ sở hữu
- 3Quyết định 445/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị kỳ 2019-2023
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Luật cán bộ, công chức 2008
- 5Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- 6Luật viên chức 2010
- 7Quyết định 672/2008/QĐ-UBND Quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên quản lý do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành
- 8Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- 9Nghị định 99/2012/NĐ-CP về phân công, phân cấp thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp
- 10Hướng dẫn 09-HD/BTCTW năm 2007 thực hiện Quy định về phân cấp quản lý cán bộ, Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử do Ban Tổ chức Trung ương ban hành
- 11Quyết định 11/2014/QĐ-UBND về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương cán bộ, công, viên chức cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, cán bộ, công chức cấp xã và chức danh lãnh đạo quản lý doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên
- 12Chỉ thị 18/CT.UBT năm 1997 thực hiện Nghị định 28/CP về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp nhà nước do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 13Quyết định 16/2014/QĐ-UBND về phân cấp quản lý viên chức thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa
- 14Quyết định 22/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 15Quyết định 2005/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực trong công tác quản lý công chức, viên chức và thi đua, khen thưởng do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 16Quyết định 199/QĐ-UBND năm 2008 ban hành tạm thời phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản Nhà nước tại cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 17Quyết định 1591/QĐ-UBND năm 2014 bãi bỏ Quyết định 36/2009/QĐ-UBND về phân cấp quản lý lao động và việc làm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 18Nghị quyết 21/2014/NQ-HĐND phê chuẩn tổng chỉ tiêu số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, các hội có tính chất đặc thù ở địa phương năm 2015 do tỉnh Hưng Yên ban hành
- 19Quyết định 04/2015/QĐ-UBND sửa đổi một số điều của quy định phân cấp quản lý viên chức, vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 18/2013/QĐ-UBND ngày 03 tháng 10 năm 2013 của UBND tỉnh Sơn La
- 20Hướng dẫn 575/HD-SNV năm 2015 thực hiện Quyết định 17/2013/QĐ-UBND, 18/2013/QĐ-UNBD, 03/2015/QĐ-UNBD, 04/2015/QĐ-UNBD do Sở Nội vụ tỉnh Sơn La ban hành
- 21Quyết định 13/2015/QĐ-UBND Quy định phân cấp về quản lý tổ chức bộ máy, số lượng người làm việc, vị trí việc làm, viên chức và người lao động trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng quản lý
- 22Công văn 429/SNV-CCVC năm 2014 hướng dẫn thực hiện phân cấp quản lý tiền lương do Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị ban hành
- 23Quyết định 538/QĐ-UBND Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức năm 2016 của tỉnh Quảng Trị
- 24Quyết định 495/QĐ-VP năm 2016 Quy chế đánh giá, phân loại công, viên chức và người lao động áp dụng tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và đơn vị trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị
- 25Quyết định 41/2018/QĐ-UBND quy định về phân cấp thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng, quản lý và thực hiện chế độ tiền lương đối với viên chức trên địa bàn tỉnh An Giang
- 26Kế hoạch 87/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW do tỉnh Ninh Bình ban hành
Quyết định 33/2014/QĐ-UBND về phân cấp quản lý tiền lương cán bộ, công, viên chức và người lao động trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức hội được giao biên chế, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị làm chủ sở hữu
- Số hiệu: 33/2014/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/07/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
- Người ký: Nguyễn Đức Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/08/2014
- Ngày hết hiệu lực: 01/07/2020
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực