Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/2005/QĐ-UBND | Mỹ Tho, ngày 25 tháng 7 năm 2005 |
ỦY BAN NIIÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29/06/2001;
Căn cứ Nghị quyết 13/2002/NQ-CP ngày 19/1 1/2002 của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng, tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông;
Theo đề nghị của Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và chế độ, chính sách đối với nhân viên hợp đồng làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn giao thông ở các chợ ven các tuyến lộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 2. Giao trách nhiệm Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh; thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN LÀM NHIỆM VỤ GIỮ GÌN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG Ở CÁC CHỢ VEN CÁC TUYẾN LỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2005/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
Điều 1. Quy định này quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và chế độ, chính sách đối với nhân viên làm nhiệm vụ giữ gìn trật, tự an toàn giao thông ở các chợ ven các tuyến lộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, nhằm góp phần làm giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Nhân viên làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn giao thông ở các chợ ven các tuyến lộ (gọi tắt là nhân viên an toàn giao thông ở các chợ) chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của cơ quan chuyên môn có thành viên là Thường trực Ban An toàn giao thông của các huyện, thành phố, thị xã (gọi tắt là cấp huyện).Việc tuyển dụng, hợp đồng làm việc, cho thôi việc phải thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước.
Điều 3. Tiêu chuẩn nhân viên an toàn giao thông ở các chợ:
- Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có lý lịch rõ ràng, đạo đức tốt, sức khỏe tốt, có trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc trình độ nghiệp vụ tương đương đáp ứng được yêu cầu công tác.
- Phải được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông và được cấp giấy chứng nhận khi kiểm tra đạt yêu cầu.
Điều 4. Nhân viên an toàn giao thông ở các chợ phải trang phục đồng phục theo hướng dẫn chung của Công an tỉnh, được trang bị các phương tiện theo yêu cầu công tác.
Điều 5. Số lượng nhân viên an toàn giao thông, địa điểm các chợ cần có nhân viên an toàn giao thông do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, trên cơ sở đề xuất cửa Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh và Công an tỉnh.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH CỦA NHÂN VIÊN AN TOÀN GIAO THÔNG Ở CÁC CHỢ
Điều 6. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Chức năng của các nhân viên an toàn giao thông ở các chợ là giữ gìn trật tự, an toàn giao thông ở các chợ ven các tuyến lộ theo sự chỉ đạo của Ban An toàn giao thông cấp huyện.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Phối hợp với Ban Quản lý chợ, Công an các xã, phường, thị trấn trong việc kiểm tra, sắp xếp lập lại trật tự an toàn giao thông tại các chợ, không để vi phạm ban lang an toàn giao thông, gây nguy hiểm đến an toàn giao thông và ùn tắc giao thông. Đề xuất với Ban An toàn giao thông cấp huyện biện pháp đảm bảo an toàn giao thông, đề xuất biện pháp xử lý các vi phạm.
- Trực tiếp có mặt tại các chợ và trong suốt thời gian; họp chợ để hướng dẫn, nhắc nhở và đôn đốc các tổ chức, cá nhân buôn bán, kinh doanh tại các chợ chấp hành nghiêm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và các quy định của cơ quan quản lý chợ. Báo cáo kịp thời diễn biến tình hình trật tự an toàn giao thông tại địa bàn phụ trách.
- Lập biên bản đối với các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm trật tự an toàn giao thông tại các chợ và báo cáo, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Khi thi hành công vụ phải có thái độ lịch sự, đúng đắn, khách quan và tuân thủ đúng theo quy định pháp luật.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các chợ theo sự chỉ đạo của Ban An toàn giao thông cấp huyện.
- Mức tiền lương khởi điểm được hưởng tương đương với bậc 01 ngạch cán sự (bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế) và được bồi dưỡng công tác hàng tháng tối đa không quá 300.000đ/người/tháng, tùy theo khối lượng công việc. Được thực hiện chế độ nâng lương/theo quy định chung của Nhà nước.
- Quần áo trang bị 01 năm 01 bộ, riêng năm đầu tiên công tác được trang bị 02 bộ quần áo; giầy 02 năm 01 đôi; mũ mỗi năm 01 cái. Khi bị hư hỏng hoặc bị mất không có lý do chính đáng thì nhân, viên phải tự trang bị lại theo quy định đồng phục.
- Hướng dẫn và tổ chức cung cấp các trang phục đồng phục, phù hiệu, sau hiệu và các trang bị cho lực lượng nhân viên an toàn giao thông các chợ trên địa bàn tỉnh.
- Thường xuyên kiểm tra hoạt động của các nhân viên an toàn giao thông ở các chợ đúng theo hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn và đứng theo quy định pháp luật.
Điều 13. Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:
- Đề xuất Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh, Công an tỉnh về số lượng nhân viên an toàn giao thông, địa điểm các chợ cần có nhân viên an toàn giao thông.
- Chỉ đạo cơ quan chức năng cấp huyện xem xét, tuyển dụng, ký hợp đồng; lao động đối với các nhân viên an toàn giao thông ở các chợ theo tiêu chuẩn nếu tại Điều 3 quy định này. Cơ quan tuyển dụng có trách nhiệm quản lý trực tiếp nhân viên an toàn giao thông ở các chợ và các sinh hoạt khác tại cơ quan.
- Chỉ đạo cân đối nguồn thu phạt an toàn giao thông cấp huyện để cấp kinh phí hoạt động cho các nhân viên an toàn giao thông ở các chợ.
Điều 14. Trong quá trình thực hiện, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ bổ sung, sửa đổi quy định này cho phù hợp với thực tế phát sinh./.
- 1Quyết định 69/2009/QĐ-UBND hỗ trợ tiền lương cho giáo viên, nhân viên hợp đồng trong trường mầm non bán công do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 2Quyết định 26/2011/QĐ-UBND hỗ trợ công, viên chức, nhân viên hợp đồng và học sinh ngành giáo dục - đào tạo và dạy nghề do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 3Nghị quyết 44/2011/NQ-HĐND8 hỗ trợ công chức, viên chức, nhân viên hợp đồng và học sinh ngành giáo dục - đào tạo và dạy nghề do Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khóa VIII, kỳ họp thứ 2 ban hành
- 4Công văn 3808/GDĐT-TC năm 2019 về chế độ đối với nhân viên hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Quyết định 11/2023/QĐ-UBND về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang
- 6Quyết định 14/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2023
- 7Quyết định 250/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 11/2023/QĐ-UBND về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang
- 2Quyết định 14/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2023
- 3Quyết định 250/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2019-2023
- 1Luật Giao thông đường bộ 2001
- 2Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông do Chính phủ ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Quyết định 69/2009/QĐ-UBND hỗ trợ tiền lương cho giáo viên, nhân viên hợp đồng trong trường mầm non bán công do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 5Quyết định 26/2011/QĐ-UBND hỗ trợ công, viên chức, nhân viên hợp đồng và học sinh ngành giáo dục - đào tạo và dạy nghề do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 6Nghị quyết 44/2011/NQ-HĐND8 hỗ trợ công chức, viên chức, nhân viên hợp đồng và học sinh ngành giáo dục - đào tạo và dạy nghề do Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khóa VIII, kỳ họp thứ 2 ban hành
- 7Công văn 3808/GDĐT-TC năm 2019 về chế độ đối với nhân viên hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Quyết định 33/2005/QĐ-UBND Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và chế độ, chính sách đối với nhân viên hợp đồng làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn giao thông ở các chợ ven các tuyến lộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- Số hiệu: 33/2005/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/07/2005
- Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
- Người ký: Nguyễn Văn Phòng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra