Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ******** |
Số: 33/2004/QĐ-BGTVT | Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2004 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA.
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị đinh số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Vận tải và ông Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về vận tải hàng hóa đường thủy nội địa".
| BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
VỀ VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2004/QĐ-BGTVT ngày 21 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải).
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
Văn bản này quy định về hoạt động kinh doanh vận tải, xếp dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hóa bằng đường thủy nội địa; được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến vận tải hàng hóa đường thủy nội địa.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hàng hóa là bất cứ tài sản nào, kể cả container, cao bản hay công cụ vận chuyển, đóng gói tương tự khác mà không do người vận tải cung cấp;
2. Bao, hòm, kiện, thùng, container ... chứa hàng hóa sau đây gọi chung là bao, kiện;
3. Người xếp dỡ hàng hóa là tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa tại cảng, bến thủy nội địa;
4. Người thuê xếp dỡ hàng hóa là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng xếp dỡ hàng hóa với người xếp dỡ hàng hóa;
5. Người bảo quản hàng hóa là tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ bảo quản hàng hóa tại cảng, bến thủy nội địa;
6. Người thuê bảo quản hàng hóa là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo quản hàng hóa với người bảo quản hàng hóa.
Điều 3. Bao, kiện, container và nhãn hiệu hàng hóa
Bao, kiện, container chứa hàng hóa phải đúng quy cách và tiêu chuẩn; đủ độ bền; có ký hiệu, mã hiệu, trọng lượng rõ ràng; bảo đảm an toàn trong quá trình vận tải, xếp dỡ.
Điều 4. Nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hàng hóa
Ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 87 Luật Giao thông đường thủy nội địa, người kinh doanh vận tải hàng hóa còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
1. Có đủ hồ sơ hợp lệ liên quan đến phương tiện theo quy định pháp luật.
2. Thuyền viên hoặc người lái phương tiện làm việc trên phương tiện vận tải hàng hóa đường thủy nội địa phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định pháp luật.
3. Phương tiện chỉ được hoạt động trên những tuyến đường thủy, vùng hoạt động theo quy định; nhận và trả hàng hóa tại những cảng thủy nội địa đã được công bố hoặc bến thủy nội đia đã được cấp Giấy phép hoạt động.
4. Lập Giấy vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 kèm theo Quy định này sau khi hàng hóa đã xếp xong xuống phương tiện.
5. Bảo đảm thời gian vận tải theo hợp đồng đã ký với người thuê vận tải.
Điều 5. Quyền của người kinh doanh vận tải hàng hóa
Ngoài các quyền quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật Giao thông đường thủy nội địa, người kinh doanh vận tải hàng hóa còn có các quyền sau đây:
1. Ghi chú vào Giấy vận chuyển:
a) Tình trạng bên ngoài của hàng hóa hoặc bao bì chứa hàng hóa;
b) Sự nghi ngờ về tính xác thực của các thông tin đối với hàng hóa do người thuê vận tải hàng hóa cung cấp nhưng chưa có điều kiện kiểm tra.
2. Từ chối vận tải những bao, kiện chứa hàng hóa không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 3 Quy định này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Điều 6. Nghĩa vụ của người thuê vận tải hàng hóa
Ngoài việc thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 88 Luật Giao thông đường thủy nội địa, người thuê vận tải hàng hóa còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
1. Đảm bảo tính pháp lý của hàng hóa và các giấy tờ có liên quan đến hàng hóa trong quá trình vận tải.
2. Cử người trực tiếp giao, nhận hàng hóa với người kinh doanh vận tải hàng hóa, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp có người đi áp tải hàng hóa, người áp tải phải có hiểu biết về đặc tính hàng hóa, biện pháp xử lý đối với hàng hóa trong quá trình vận tải và chấp hành nội quy của phương tiện.
4. Chịu trách nhiệm xếp dỡ hàng hóa theo sơ đồ hàng hóa hoặc chỉ dẫn của Thuyền trưởng và bảo đảm thời gian xếp dỡ hàng hóa như đã thỏa thuận với người kinh doanh vận tải hàng hóa, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
5. Xác định thủy phần của hàng hóa tại nơi xếp và nơi dỡ hàng hóa để tính trọng lượng hàng hóa đối với những hàng hóa có độ ẩm ảnh hưởng đến trọng lượng hàng hóa, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Thời gian vận tải một chuyến được tính từ khi hàng hóa được xếp xong xuống phương tiện, người kinh doanh vận tải lập Giấy vận chuyển có xác nhận của người thuê vận tải đến khi phương tiện đến nơi trả hàng hóa, người kinh doanh vận tải đã hoàn tất các thủ tục vào cảng, bến thủy nội địa và người thuê vận tải đã nhận được thông báo phương tiện đến cảng, bến thủy nội địa của người kinh doanh vận tải.
Điều 8. Vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng
1. Hàng hóa siêu trường là hàng hóa có kích thước thực tế không thể tháo rời được với chiều rộng trên 10 mét hoặc chiều dài trên 40 mét hoặc chiều cao trên 4,5 mét.
2. Hàng hóa siêu trọng là hàng hóa không thể tháo rời có trọng lượng trên 50 tấn.
3. Khi vận tải hàng hóa siêu trường có kích thước ảnh hưởng đến việc điều động phương tiện hành trình trên luồng chạy tẩu thuyền hoặc hàng hóa siêu trọng có trọng lượng từ 100 tấn trở lên thì người kinh doanh vận tải phải xây dựng phương án vận tải bảo đảm an toàn cho người, phương tiện, hàng hóa, các công trình và được cơ quan có thẩm quyền về đường thủy nội địa phê duyệt. Phương án có các nội chủ yếu sau:
a) Xác định chiều rộng, chiều sâu, bán kính cong của luồng; chiều cao tĩnh không của các cầu hoặc công trình vượt sông; mật độ phương tiện hoạt động;
b) Vị trí, địa hình nơi xếp, dỡ hàng hóa thiết bị xếp, dỡ;
c) Hướng dẫn đảm bảo an toàn giao thông, yêu cầu hỗ trợ (nếu có)
d) Thời gian, địa điểm nghỉ trên đường.
Điều 9. Giải quyết các phát sinh trong quá trình vận tải
1. Trường hợp phát hiện hàng hóa có hiện tượng tự bốc cháy, rò rỉ, đổ vỡ thì người kinh doanh vận tải phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn để bảo vệ người, hàng hóa và phương tiện, kể cả việc phải dỡ bỏ một phần hay toàn bộ hàng hoá; đồng thời phải lập biên bản có xác nhận của người áp tải (nếu có người đi áp tải hàng hóa), chứng nhận của chính quyền địa phương hoặc Cảnh sát giao thông đường thủy hoặc cơ quan Cảng vụ nơi xảy ra phát sinh và thông báo cho người thuê vận tải biết. Chị phí phát sinh do bên có lỗi chịu trách nhiệm. Nếu các bên không có lỗi hoặc do nguyên nhân bất khả kháng thì chi phí và thiệt hại phát sinh của bên nào do bên đó tự chịu trách nhiệm.
2. Trường hợp phát hiện hàng hóa không đúng với kê khai của người thuê vận tải.
a) Phát hiện trước khi vận tải:
a.1) Nếu là hàng hóa thông thường thì người thuê vận tải phải khai lại;
a.2) Nếu là hàng hoá thuộc loại nguy hiểm, hàng hoá cấm lưu thông mà quy định phải có Giấy phép nhưng chưa có thì phải đưa lên bờ, người thuê vận tải phải chịu trách nhiệm và thanh toán mọi chi phí phát sinh.
b) Phát hiện trên đường vận tải:
b.1) Nếu không phải là hàng hóa nguy hiểm, hàng hóa cấm lưu thông thì người kinh doanh vận tải thông báo cho người thuê vận tải biết và tiếp tục vận tải đến nơi trả hàng, mọi chỉ phí phát sinh (nếu có) người thuê vận tải phải thanh toán.
b.2) Nếu là hàng hóa nguy hiểm, hàng hóa cấm lưu thông mà quy định phải có Giấy phép thì người kinh doanh vận tải thông báo cho người thuê vận tải biết để giải quyết; người thuê vận tại phải thanh toán các chi phí và tổn thất phát sinh.
3. Phương tiện vận tải bị trưng dụng do lệnh của cơ quan có thẩm quyền thì Thuyền trưởng, người lái phương tiện phải thông báo cho người kinh doanh vận tải, người thuê vận tải biết để phối hợp thực hiện. Những phát sinh do phương tiện bị trưng dụng được giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Luồng chạy tầu thuyền bị ách tắc.
a) Trường hợp luồng chạy tầu thuyền bị ách tắc, Thuyền trưởng, người lái phương tiện cho phương tiện neo đậu tại nơi an toàn; thông báo cho người kinh doanh vận tải, người thuê vận tải biết. Trong thời gian tối đa không quá 06 giờ kể từ lúc nhận được thông tin (theo ký nhận của người thuê vận tải hoặc theo ngày, giờ bưu điện xác nhận) người thuê vận tải phải trả lời để thông báo cho Thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện thực hiện.
b) Trường hợp phương tiện không đến được cảng, bến thủy nội địa trả hàng hóa do những nguyên nhân không thể khắc phục được thì thực hiện như sau:
b.1) Trường hợp phương tiện buộc phải đến cảng, bến thủy nội địa gần nhất và trả hàng hóa tại đó thì người kinh doanh vận tải được thu tiền cước quãng đường thực tế phương tiện đã đi, người thuê vận tải chịu chi phí dỡ hàng.
b.2) Trường hợp phương tiện phải quay lại cảng, bến thủy nội địa xuất phát thì người kinh doanh vận tải chỉ được thu tiền cước đoạn đường đã đi (không tính lượt về) người thuê vận tải chịu chi phí dỡ hàng lên.
b.3) Trường hợp phải chuyển tải hàng hóa qua nơi luồng bị ách tắc thì người kinh doanh vận tải đảm nhận việc chuyển tải; người thuê vận tải phải thanh toán các chi phí phát sinh.
c) Trường hợp phương tiện có thể chờ đợi đến khi thông luồng thì người kinh doanh vận tải phải thông báo cho người thuê vận tải biết. Sau 06 giờ kể từ lúc nhận được thông tin (theo ký nhận của người thuê vận tải hoặc theo ngày, giờ bưu điện xác nhận), nếu người thuê vận tải không trả lời thì coi như đã chấp nhận và chịu chi phí phát sinh.
d) Trường hợp phương tiện đổi hướng đi luồng khác dài hơn quãng đường đã thỏa thuận thì người kinh doanh vận tải không được thu thêm tiền cước.
GIAO NHẬN, XẾP DỠ VÀ BẢO QUẢN HÀNG HÓA
Điều 10. Nghĩa vụ và quyền của người xếp dỡ hàng hóa
1. Thực hiện đúng quy trình xếp dỡ đối với từng loại hàng hóa; đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, hàng hóa, trang thiết bị trong quá trình xếp dỡ hàng hóa.
2. Bảo đảm thời gian xếp dỡ hàng hóa như đã thỏa thuận.
3. Người xếp dỡ có quyền từ chối xếp dỡ những bao, kiện, container chứa hàng hóa không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 3 Quy định này.
Điều 11. Nghĩa vụ và quyền của người thuê xếp dỡ
1. Chuẩn bị hàng hóa đúng theo hợp đồng đã thỏa thuận với người xếp dỡ.
2. Cung cấp các thông tin về hàng hóa cho người xếp dỡ hàng hóa trước khi xếp dỡ hàng hóa theo thỏa thuận với người xếp dỡ hàng hóa.
3. Yêu cầu bồi thường khi người xếp dỡ hàng hóa không thực hiện đúng hợp đồng đã ký với người xếp dỡ hàng hóa.
Điều 12. Thời gian xếp, dỡ hàng hóa
Trường hợp người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải không có thỏa thuận khác thì thời gian xếp, dỡ hàng hóa được tính như sau:
1. Thời gian xếp hàng hóa được tính từ khi phương tiện đến cảng, bến thủy nội địa và người thuê vận tải đã nhận được thông báo của người kinh doanh vận tải cho đến khi hàng hóa được xếp xong xuống phương tiện, người thuê vận tải đã ký xác nhận vào Giấy vận chuyển.
2. Thời gian dỡ hàng hóa được tính từ khi phương tiện đến cảng, bến thủy nội địa và người thuê vận tải đã nhận được thông báo của người kinh doanh vận tải cho đến khi hàng hóa được dỡ hết khỏi phương tiện và người thuê vận tải đã ký xác nhận vào Giấy vận chuyển.
Điều 13. Các phương thức giao, nhận hàng hóa
Căn cứ hợp đồng và Giấy vận chuyển, việc giao, nhận hàng hóa được thực hiện theo nguyên tắc nhận hàng hóa theo phương thức nào thì trả hàng hóa theo phương thức đó. Việc giao, nhận hàng hóa thực hiện theo các phương thức sau đây:
1. Giao, nhận theo số lượng bao, kiện, container.
2. Giao, nhận theo nguyên hầm cặp chì.
3. Giao nhận theo trọng lượng (cân toàn bộ hoặc cân giám định theo tỷ lệ), theo khối lượng (đo mét khối hoặc đong, đếm bằng lít).
4. Giao, nhận theo mớn nước, các bên thống nhất xác định tỷ trọng của nước tại nơi xếp và nơi dỡ hàng hóa.
Điều 14. Trách nhiệm khi giao nhận hàng hóa
Việc giao nhận hàng hóa được thực hiện qua mạn phương tiện. Mạn phương tiện là ranh giới để xác định hàng hóa thuộc trách nhiệm của người thuê vận tải hay trách nhiệm của người kinh doanh vận tải, trừ những trường hợp có thỏa thuận khác.
1. Trường hợp xếp hàng hóa, nếu hàng hóa thuộc phạm vi từ mạn phương tiện vào trong phương tiện thì hàng hóa đó được coi là đã giao cho người kinh doanh vận tải và thuộc trách nhiệm của người kinh doanh vận tải; nếu hàng hóa thuộc phạm vi ngoài mạn phương tiện thì hàng hóa đó được coi như chưa giao cho người kinh doanh vận tải và thuộc trách nhiệm của người thuê vận tải.
2. Trường hợp dỡ hàng hóa, nếu hàng hóa thuộc phạm vi từ mạn phương tiện vào trong phương tiện thì hàng hóa đó được coi là chưa giao cho người nhận hàng và thuộc trách nhiệm của người kinh doanh vận tải; nếu hàng hóa thuộc phạm vi ngoài mạn phương tiện thì hàng hóa đó được coi như đã giao cho người nhận hàng hóa và thuộc trách nhiệm của người thuê vận tải.
3. Trường hợp hàng hóa bị rách, đổ, vỡ trong quá trình xếp dỡ nếu do lỗi của bên nào thì bên đó tự chịu trách nhiệm.
4. Trường hợp phải ngừng xếp dỡ để giải quyết tranh chấp về giao nhận hàng hóa thì bên có lỗi phải thanh toán các chi phí phát sinh.
Việc xác định tỷ lệ hao hụt hàng hóa phải thực hiện theo quy định pháp luật. Những loại hàng hóa bị ảnh hưởng của độ ẩm phải xác định thủy phần hàng hóa tại nơi xếp và nơi dỡ hàng hóa để làm cơ sở tính lượng hàng hóa đã được giao, nhận. Những loại hàng hóa chưa có quy định pháp luật thì theo thỏa thuận.
Điều 16. Bảo quản hàng hóa tại kho bãi
1. Người thuê bảo quản hàng hóa chỉ được gửi hàng hóa vào kho, bãi của cảng, bến thủy nội địa sau khi đã có thỏa thuận thuê bảo quản hàng hóa.
2. Người thuê bảo quản hàng hóa tại kho, bãi của cảng, bến thủy nội địa phải trả cước lưu kho, bãi theo thỏa thuận.
3. Người thuê bảo quản có quyền yêu cầu người bảo quản bồi thường hàng hóa khi hư hỏng, thiếu hụt, mất mát trong quá trình bảo quản nếu người bảo quản không chứng minh được mình không có lỗi
4. Người có hàng hóa cần bảo quản có thể thỏa thuận thuê kho bãi của cảng, bến thủy nội địa để tự bảo quản hàng hóa của mình.
Điều 17. Giải quyết các phát sinh trong giao nhận hàng hóa
1. Khi giao hàng hóa theo số lượng bao kiện, container, nếu bao kiện còn nguyên vẹn hoặc container còn nguyên kẹp chì thì người kinh doanh vận tải không chịu trách nhiệm về trọng lượng và tình trạng hàng hóa ở bên trong.
2. Khi giao hàng hóa theo nguyên hầm kẹp chì hoặc container kẹp chì nếu niêm phong, kẹp chì còn nguyên vẹn thì người kinh doanh vận tải không chịu trách nhiệm về hàng hóa. Nếu niêm phong, kẹp chì không còn nguyên vẹn thì người kinh doanh vận tải phải chịu trách nhiệm khi hàng hóa bị hư hỏng, thiếu hụt hoặc mất mát, trừ trường hợp bất khả kháng.
Điều 18. Giải quyết hàng hóa hư hỏng hoặc quá hạn lưu kho, bãi
1. Khi phát hiện hàng hóa gửi tại kho, bãi của cảng, bến thủy nội địa có hiện tượng tự hư hỏng hoặc do bất khả kháng thì người bảo quản phải kịp thời thực hiện các biện pháp xử lý, thông báo ngay cho người thuê bảo quản biết. Nếu sau 06 giờ kể từ lúc nhận được thông tin (theo ký nhận của người thuê bảo quản hoặc theo ngày, giờ của bưu điện xác nhận) người thuê bảo quản không có ý kiến thì người bảo quản có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản và xử lý; người thuê bảo quản phải chịu chi phí phát sinh.
2. Trong quá trình xếp dỡ, nếu bao bì bị rách, vỡ dưới mức quy định hoặc thỏa thuận thì người thuê xếp dỡ chịu trách nhiệm thu gom, đóng gói lại và chịu chi phí phát sinh. Nếu phần rách vỡ quá mức quy định hoặc thỏa thuận thì bên có lỗi phải chịu chi phí phát sinh.
3. Trường hợp hàng hóa trong kho, bãi của cảng, bến thủy nội địa đã quá thời hạn quy định theo hợp đồng, nếu người bảo quản hàng hóa muốn di chuyển, thu gom thì phải thông báo trước cho người thuê bảo quản hàng hóa. Trong thời hạn 15 ngày kể từ lúc nhận tin (theo ký nhận của người thuê bảo quản hoặc ngày, giờ bưu điện xác nhận), nếu người thuê bảo quản không trả lời thì người bảo quản hàng hóa có quyền di chuyển, thu gom hàng hóa và người thuê bảo quản hàng hóa phải chịu chi phí phát sinh.
Cước phí vận tải, xếp dỡ, giao nhận, bảo quản hàng hóa và các phụ phí (nếu có) thực hiện theo thỏa thuận, trừ trường hợp có quy định pháp luật.
Điều 20. Phương thức và thời hạn thanh toán.
1. Phương thức thanh toán thực hiện theo thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật.
2. Người kinh doanh vận tải, xếp dỡ, giao nhận, bảo quản hàng hóa có quyển lưu giữ hàng hóa với giá trị tương ứng số tiền cước, phí mà người thuê chưa thanh toán đủ, đúng thời hạn theo thỏa thuận.
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, BỒI THƯỜNG
Điều 21. Bồi thường hàng hóa hư hỏng, thiếu hụt, mất mát
1. Trường hợp hàng hóa hư hỏng, thiếu hụt hoặc mất mát do lỗi của người kinh doanh vận tải hoặc người xếp dỡ hoặc người bảo quản hàng .hóa thì phải bồi thường theo các quy định sau đây:
a) Đối với hàng hóa có kê khai giá trị trong Giấy vận chuyển, bồi thường theo giá trị khai; trường hợp người kinh doanh vận tải chứng minh được giá trị thiệt hại thực tế thấp hơn giá trị kê khai thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế.
b) Đối với hàng hóa không kê khai giá trị trong Giấy vận chuyển thì bồi thường theo các quy định sau đây:
b.1) Theo thỏa thuận của các bên nhưng không vượt quá mức quy định tại điểm b.4 khoản 1 Điều này;
b.2) Theo giá trung bình của loại hàng hóa đó trên thị trường tại thời điểm trả tiền bồi thường và địa điểm trả hàng; trong trường hợp không có giá thị trường của hàng hóa đó thì bồi thường theo giá trung bình của hàng hóa cùng loại, cùng chất lượng trong khu vực nơi trả hàng nhưng không vượt quá mức quy định tại điểm b.4 điểm b Điều này;
b.3) Theo giá trị trên hóa đơn mua hàng, nhưng không vượt quá mức quy định tại điểm b.4 điểm b Điều này;
b.4) Trường hợp không giải quyết được theo quy định tại các điểm b.1, b.2, b.3, điểm b Điều này thì bồi thường theo quy định sau đây:
- Đối với hàng hóa không đóng trong bao, kiện, container thì mức bồi thường không vượt quá 20.000 (hai mươi nghìn) đồng, tiền Việt Nam cho một kilôgam hàng hóa bị tổn thất;
- Đối với hàng hóa đóng trong bao, kiện thì mức bồi thường không vượt quá 7.000.000 (bảy triệu) đồng, tiền Việt Nam đối với mỗi bao, kiện bị tổn thất.
2. Hàng hóa bị hư hỏng, thiếu hụt, mất mát một phần thì bồi thường phần hư hỏng, thiếu hụt hoặc mất mát đó; trường hợp phần hư hỏng, thiếu hụt, mất mát dẫn đến hư hỏng hoặc không sử dụng được toàn bộ thì phải bồi thường toàn bộ; người vận tải được sở hữu số hàng hóa bị tổn thất đã bồi thường.
3. Ngoài việc bồi thường thiệt hại theo các quy định tại khoản 1 Điều này, người vận tải, người xếp dỡ, người bảo quản còn phải hoàn lại cho người thuê vận tải, người thuê xếp dỡ, người thuê bảo quản tiền cước hoặc phụ phí của số hàng hóa bị tổn thất.
Điều 22. Giải quyết tranh chấp
Trong quá trình xếp dỡ, giao nhận, bảo quản và vận tải hàng hóa đường thủy nội địa nếu có phát sinh sự cố ảnh hưởng đến lợi ích của các bên thì phải lập biên bản hiện trường; nội dung biên bản phải xác định rõ thời gian, địa điểm, hậu quả, nguyên nhân khách quan, chủ quan, kết quả giải quyết v.v... có xác nhận của chính quyền địa phương, cảnh sát giao thông đường thủy hoặc tổ chức quản lý cảng, bến nơi xảy ra sự cố. Biên bản lập xong phải được gửi cho các bên có liên quan.
Trường hợp không thỏa thuận được, các bên có quyền yêu cầu Trọng tài kinh tế hoặc khởi kiện tại Tòa án xét xử theo quy định pháp luật./.
| BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2004/QĐ-BGTVT ngày 21 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải).
TÊN, ĐỊA CHỈ NGƯỜI GỬI HÀNG: ……………………………………... Điện thoại:.............. Fax:................... TÊN, ĐỊA CHỈ NGƯỜI NHẬN HÀNG: ……………………………………... Điện thoại:.............. Fax:................... Họ và tên người đi áp tải hàng hóa: ....................................................... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc GIẤY VẬN CHUYỂN | TÊN, ĐỊA CHỈ NGƯỜI VẬN TẢI: ...................................................... Điện thoại:............... Fax: .............. Tài khoản:..................................... ………………………………….. Tên, số đăng ký phương tiện:...... Họ và tên thuyền trưởng: .............. ………………………………….. |
| ||||||||
Nơi giao hàng | Nơi trả hàng | Cự ly | Loại hàng | Số lượng (Bao, kiện) | Tổng trọng lượng (Tấn) | Ghi chú
|
| ||||
|
|
|
|
|
|
|
| ||||
|
|
|
|
|
|
|
| ||||
|
|
|
|
|
|
|
| ||||
Phương tiện đến nơi nhận hàng hồi ………..giờ............ ngày.................. Người gửi hàng ký nhận | Phương tiện nhận xong hàng và hoàn thành thủ tục hồi ..........giờ..........ngày.......tháng........năm........ Thuyền trưởng ký xác nhận | PHẦN THANH TOáN Tiền cước:........................... Phụ phí (nếu có): ............... Tổng cộng: ......................... …………………………… Ngày..... tháng.... năm..... Tên người vận tải (Ký tên, đóng dấu) | |||||||||
Phương tiện đến nơi nhận hàng hồi ………..giờ............ ngày.................. Người gửi hàng ký nhận | Phương tiện nhận xong hàng và hoàn thành thủ tục hồi ..........giờ..........ngày.......tháng........năm........ Thuyền trưởng ký xác nhận | ||||||||||
- 1Quyết định 1865/1999/QĐ-BGTVT ban hành Thể lệ vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hoá bằng đường thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Quyết định 1291/QĐ-BGTVT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải đến hết ngày 31/01/2014
- 3Thông tư 61/2015/TT-BGTVT quy định về vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Quyết định 2257/QĐ-BGTVT công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải hết hiệu lực thi hành 6 tháng đầu năm 2016 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Quyết định 380/QĐ-BGTVT năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Giao thông Vận tải kỳ 2014-2018
- 1Quyết định 1865/1999/QĐ-BGTVT ban hành Thể lệ vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hoá bằng đường thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Quyết định 1291/QĐ-BGTVT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải đến hết ngày 31/01/2014
- 3Thông tư 61/2015/TT-BGTVT quy định về vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Quyết định 2257/QĐ-BGTVT công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải hết hiệu lực thi hành 6 tháng đầu năm 2016 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Quyết định 380/QĐ-BGTVT năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Giao thông Vận tải kỳ 2014-2018
Quyết định 33/2004/QĐ-BGTVT về việc vận tải hàng hóa đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 33/2004/QĐ-BGTVT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/12/2004
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Đào Đình Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 13 đến số 14
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra