Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3298/QĐ-BNN-HTQT | Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2009 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ vào Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thức 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới;
Căn cứ vào Quyết định số 3615/QĐ-BNN-HTQT ngày 26/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Chương trình hành động của Ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) giai đoạn 2007-2010;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế và Chánh Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Chương trình hành động quốc gia về phát triển bền vững ngành thủy sản trong điều kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) giai đoạn 2010-2012.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng vụ Hợp tác Quốc tế, Thủ trưởng các Vụ, Cục thuộc Bộ có liên quan Giám đốc Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư quốc gia; Giám đốc Trung tâm Tin học và Thống kê, Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình, có trách nhiệm xây dựng và triển khai kế hoạch cụ thể thực hiện chương trình theo quyết định này.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA
VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH THỦY SẢN TRONG KIỆN VIỆT NAM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2010-2012
(Ban hành kèm theo quyết định số 3298/QĐ-BNN-HTQT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Mục tiêu chung:
Cụ thể hóa Chương trình hành động của ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện chương trình hành động của Chính phủ khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới giai đoạn 2007-2010, nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững và hiệu quả của ngành thủy sản trong kiện Việt Nam gia nhập WTO[1], đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng thực phẩm thủy sản, tăng lợi thế cạnh tranh của thủy sản Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế; góp phần giảm nghèo cho người dân sống bằng nghề thủy sản ở các vùng nông thôn và ven biển.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Thực hiện đầy đủ các cam kết của Việt Nam trong tuân thủ các hiệp định có liên quan trong khuôn khổ WTO, bao gồm cả hiệp định SPS[2], TBT[3] về an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và thương mại thủy sản.
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và thương mại thủy sản, nhằm bảo đảm sự phù hợp với các hiệp định SPS, TBT, các quy định quốc tế khác về thương mại và các hiệp định khác của WTO có liên quan.
- Hệ thống các cơ quan quản lý thuộc Bộ: Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Pháp chế, Cục Chế biến, Thương mại Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối, Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm Thủy sản, Cục Thú y, Cục Nuôi trồng thủy sản, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản; các đơn vị quản lý Nhà nước tương ứng ở địa phương đủ năng lực tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện kiểm soát an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và thương mại thủy sản bảo đảm sự phù hợp với các hiệp định SPS, TBT, các quy định quốc tế khác về thương mại và các hiệp định khác của WTO có liên quan cho cả thủy sản xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
- Thực hiện truy xuất nguồn gốc thủy sản, loại bỏ nghề đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU[4]) thông qua việc ban hành các quy định, hướng dẫn thực hiện và các biện pháp quản lý cần thiết.
- Tiếp tục triển khai nhiệm vụ bảo đảm an toàn thực phẩm cho tất cả các bên có liên quan đến thủy sản từ sản xuất nguyên liệu, chế biến và phân phối thủy sản, nhằm đến năm 2012 đạt được:
+ 90% tôm và cá tra nuôi thâm canh và bán thâm canh có thể truy xuất nguồn gốc xuất xứ.
+ 70% thủy sản khai thác của các tàu cá có công suất từ 50cv trở lên thực hiện khai thác có ghi chép nhật ký và lưu giữ sổ theo dõi thủy sản khai thác theo quy định.
+ 90% cơ sở chế biến thủy sản quy mô công nghiệp áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP[5].
+ 50% cơ sở thu mua; sơ chế, chế biến thủy sản tại các làng nghề/khu chế biến thủy sản tập trung áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo SSOP[6], GMP[7].
- Tăng cường năng lực cho các hiệp hộp ngành nghề thủy sản để hỗ trợ cho các hội viên tham gia phát triển bền vững ngành thủy sản và tuân thủ các quy định của WTO và các quy định thương mại quốc tế khác, cũng như chủ động phòng, tránh và ứng phó có hiệu quả với các vụ tranh chấp thương mại và hàng rào kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm do nước ngoài khởi xướng áp đặt.
1. Phổ biến thông tin hội nhập WTO và quốc tế về an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và thương mại thủy sản cho tất cả các bên có liên quan đển sản xuất, kinh doanh thủy sản
1.1. Xây dựng các bài viết, băng hình chuyên đề phục vụ cho phát thanh và truyền hình ở trung ương và địa phương, đang trên các báo, tạp chí về các quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và thương mại thủy sản đáp ứng các quy định của Việt Nam, các hiệp định liên quan của WTO bao gồm cả các quy định và hướng dẫn về SPS, TBT, chống phá giá, chống trợ cấp, truy xuất nguồn gốc và đánh bắt không hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); cũng như các bài viết, tờ rơi chuyên đề về các nội dung nêu trên cho các hội viên các hội nghề nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tuyên truyền cho những người tham gia sản xuất, kinh doanh thủy sản tại các địa phương.
1.2. Đưa đầy đủ các thông tin, bài viết lên trang Web của Bộ NN&PTNT, các đơn vị quản lý chuyên ngành về các hoạt động của các tổ chức OIE,[8], Codex[9], các tổ chức khu vực và quốc tế khác, của các nước thành viên WTO trong việc thực hiện các cam kết của TBT, SPS, các quy định thương mại thủy sản, các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn quốc gia về an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm thủy sản.
1.3. Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, tập huấn về các điều khoản của các hiệp định SPS, TBT, các quy định quốc tế và các hiệp định khác của WTO có liên quan; các kiến thức về bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và thương mại thủy sản phù hợp cho mỗi đối tượng: cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan quản lý, đào tạo và nghiên cứu thủy sản từ trung ương tới địa phương; người khai thác, nuôi trồng, vận chuyển, thu mua, chế biến, xuất khẩu và phân phối thủy sản.
2. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế và chính sách về an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và thương mại thủy sản.
2.1. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu và bãi bỏ các văn bản không phù hợp với các quy định của WTO; của các tổ chức kinh tế, thương mại quốc tế và khu vực; các hiệp định song phương, đa phương khác về an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và thương mại thủy sản mà Việt Nam đã cam kết thực hiện và ký kết hoặc gia nhập.
2.2. Xây dựng mới hoặc hoàn thiện các quy trình, quy phạm quản lý ngành; các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và thương mại thủy sản và các văn bản liên quan, theo hướng phù hợp với các quy định của WTO, các hiệp định thương mại đa phương và song phương khác trong lĩnh vực thủy sản mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
2.3. Xây dựng và thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm loại bỏ việc đánh bắt cá bất hợp pháp, không ghi chép và không theo quy định (IUU), bao gồm cả việc giảm cường lực khai thác và kiểm soát khai thác (cấp giấy phép khai thác, cấp quota, bãi bỏ trợ cấp nghề cá v.v…) cũng như xử phạt nghiêm khắc các vụ vi phạm quy định của pháp luật. Bộ NN&PTNT cần đề xuất các điều khoản bổ sung các nội dung nêu trên vào Luật Thủy sản (2003), và xây dựng các quy định hướng dẫn dưới luật phù hợp dựa vào Quy phạm thực hành nghề cá có trách nhiệm và bản Hướng dẫn kỹ thuật thương mại thủy sản có trách nhiệm của FAO.
2.4. Đề xuất Chính phủ tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản cho phù hợp, đảm bảo thực thi hiệu quả của các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh thủy sản.
3. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và thương mại thủy sản.
3.1. Rà soát các thủ tục hành chính và loại bỏ các thủ tục, quy định trái với Luật Thủy sản và các quy định pháp luật khác liên quan đến quản lý an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và thương mại thủy sản.
3.2. Thực hiện Chính sách điện tử để giải quyết các thủ tục hành chính như thủ tục xuất nhập khẩu thủy sản, cấp giấy chứng nhận, giấy phép trong sản xuất kinh doanh thủy sản …
3.3. Triển khai thực hiện đề án “Tăng cường năng lực quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm sản và thủy sản đến năm 2015” đã được Bộ trưởng phê duyệt theo quyết định số 112/QĐ-BNN-QLCL;
3.4. Rà soát, sắp xếp và đổi mới lại cơ cấu tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thủy sản, nhằm khắc phục sự chồng chéo hoặc bỏ trống về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan quản lý trong và ngoài ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn về an toàn thực phẩm thủy sản. Tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý ngành từ trung ương đến địa phương để tuân thủ các hiệp định về đối kháng, trợ cấp, chống bán phá giá trong điều kiện gia nhập WTO.
3.5. Đổi mới các hoạt động dịch vụ công, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xã hội hóa các dịch vụ kiểm nghiệm; kiểm tra và chứng nhận điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chứng nhận hợp quy cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản; chứng nhận cơ sở nuôi thủy sản theo hướng bền vững; chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận chất lượng cho các lô hàng thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu thụ nội địa.
3.6. Hoàn thiện và nâng cao năng lực cho mạng lưới khuyến ngư từ trung ương đến địa phương (cấp quận, huyện và xã) để giúp nông dân áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, xử lý, chế biến và phân phối sản phẩm thủy sản; bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản.
4. Nâng cao lợi thế cạnh tranh của thủy sản Việt Nam
4.1. Xây dựng chương trình phát triển sản phẩm chủ lực như: tôm, cá tra, cá ngừ và nhuyễn thể. Mỗi chương trình sẽ bao gồm cả việc phân tích chuỗi giá trị và phân tích nguy cơ, cùng với các kế hoạch, lộ trình thực hiện khả thi, có bố trí kinh phí cụ thể.
4.2. Xây dựng các chương trình để hỗ trợ về kỹ thuật, tổ chức sản xuất và tín dụng nhằm tuân thủ các quy định của WTO cho:
a) Những người nuôi: trong đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và môi trường thông qua áp dụng công nghệ hiện đại và công nghệ nuôi có trách nhiệm; áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng như BMP, GAqP và CoC trong nuôi thủy sản.
b) Ngư dân và chủ cơ sở thu mua: trong đầu tư các trang thiết bị, dụng cụ đánh bắt, chứa đựng, bảo quản sản phẩm thủy sản đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản, cũng như trong việc áp dụng các công nghệ đánh bắt mới có trách nhiệm và hiệu quả nhằm giảm tác động tiêu cực của nghề khai thác thủy sản đến môi trường và bảo đảm việc tuân thủ các quy định trong quản lý nghề khai thác thủy sản.
c) Các cơ sở chế biến thủy sản, như là một khâu cơ bản của chuỗi giá trị thủy sản, trong đầu tư nâng cấp điều kiện sản xuất, đổi mới công nghệ (như sử dụng công nghệ xanh và hiện đại), áp dụng chương trình quản lý chất lượng như GMP, SSOP và/hoặc HACCP và truy xuất nguồn gốc sản phẩm; trong tăng cường hệ thống tài chính hay tín dụng và bảo hiểm cho xuất khẩu theo quy định của WTO và tập trung phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng, cải tiến bao bì nhãn mác và xúc tiến thương mại cho sản phẩm thủy sản.
d) Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ cho sản xuất kinh doanh thủy sản: cảng cá, chợ cá, cơ sở sản xuất nước đá … đáp ứng quy chuẩn quốc gia về đảm bảo an toàn thực phẩm phù hợp với các quy định của WTO.
4.3. Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản từ các khâu cung cấp giống và thức ăn, nuôi thủy sản (Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản nuôi), thu hoạch (Chương trình kiểm soát chất lượng thủy sản sau thu hoạch, Chương trình thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ), xử lý, chế biến và phân phối thủy sản, bảo đảm truy xuất được nguồn gốc sản phẩm và bảo vệ môi trường.
4.4. Xây dựng và thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu và sản xuất thử; chuyển giao công nghệ mới, cải tiến công nghệ hiện hành, công nghệ truyền thống và chuyển giao chúng cho người nuôi, ngư dân, cơ sở chế biến, bảo quản và phân phối thủy sản nhằm nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm thủy sản; Nghiên cứu, đề xuất các chính sách thuế, tín dụng và cơ chế hỗ trợ đầu tư, chính sách hỗ trợ rủi ro cho ngư dân do thiên tai, dịch bệnh phù hợp với các cam kết của Việt Nam với WTO.
4.5. Xây dựng và triển khai các mô hình quản lý cộng đồng/hội nghề nghiệp theo liên kết ngang tại mỗi công đoạn: nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và thương mại thủy sản quy mô nhỏ hộ gia đình, tạo cơ sở cho Bộ NN&PTNT triển khai các tiến bộ kỹ thuật; đào tạo, tư vấn áp dụng chương trình đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và marketing cho các sản phẩm thủy sản.
4.6. Nâng cao vai trò tích cực của các hiệp hội thủy sản trong việc thiết lập liên kết dọc của chuỗi sản xuất thủy sản (sản xuất nguyên liệu – thu mua – chế biến thủy sản); hỗ trợ hiệp hội thủy sản có đủ năng lực hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi của các hội viên, có thể thay mặt hội viên đề xuất với chính phủ hay các cơ quan có thẩm quyền những mong muốn và các khuyến nghị của họ liên quan đến chính sách và việc thực hiện các quy định của pháp luật.
5. Phát triển thương mại thủy sản
5.1. Tăng cường sự đại diện của thủy sản trong hệ thống thương mại quốc gia; phối hợp chặt chẽ với đại diện thương mại thủy sản Việt Nam tại các nước là thị trường nhập khẩu chủ yếu hàng thủy sản Việt Nam (EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc) và ở WTO tại Giơ ne vơ trong các hoạt động thương mại thủy sản, và đề xuất các điều tham chiếu cụ thể trong các hiệp định thương mại song phương khi cần thiết.
5.2. Tiến hành đánh giá tình hình, xây dựng và triển khai các biện pháp phòng tránh và ứng phó hiệu quả những thay đổi trong chính sách thương mại, hàng rào kỹ thuật và kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản của các thị trường; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành và hiệp hội trong việc xử lý các tranh chấp thương mại trong xuất nhập khẩu thủy sản.
5.3. Cung cấp các thông tin thương mại cập nhật về thị trường trong nước và thế giới, cụ thể là các dạng thực phẩm và xu thế sản xuất, tiêu thụ và thương mại, đặc điểm thị trường, cách tiếp cận thị trường, các kênh phân phối, bảo quản, bao gói và ghi nhãn, triển vọng giá cả và thị trường.
5.4. Đa dạng thị trường và chuyên nghiệp hóa các hoạt động xúc tiến thương mại cả ở thị trường trong nước và quốc tế; Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại ở các thị trường hiện có và tìm kiếm các khách hàng mới. Duy trì sự cân bằng của các thị trường quốc tế quan trọng nhất (như EU, Mỹ và Nhật Bản).
III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2010-2012 (xem Phụ lục)
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ hàng năm và bố trí kinh phí thực hiện; tổ chức triển khai tại đơn vị mình; định kỳ báo cáo tình hình thực hiện Chương trình hành động gửi về Bộ (Vụ Hợp tác Quốc tế) vào ngày 15 tháng 10 hàng năm. Riêng năm 2010, các đơn vị xây dựng kế hoạch hoạt động và kinh phí thực hiện bổ sung để trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Giao Vụ kế hoạch và Vụ Tài chính, căn cứ vào các nhiệm vụ, hoạt động của chương trình, bố trí kinh phí ngân sách để các cục, vụ chức năng và các đơn vị có liên quan triển khai chương trình.
3. Giao cho Vụ Hợp tác Quốc tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nội dung của Chương trình này; theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện của các đơn vị trong toàn ngành báo cáo Bộ trưởng vào ngày 30 tháng 10 hàng năm. Đồng thời, Vụ chịu trách nhiệm xây dựng các tiêu chí cho việc đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của chương trình này.
4. UBND các tỉnh, Tp trực thuộc trung ương chỉ đạo Sở NN&PTNT căn cứ vào chương trình đã được Bộ phê duyệt, xây dựng kế hoạch cụ thể và bố trí kinh phí để triển khai các nhiệm vụ của chương trình tại địa phương.
5. Việc thực hiện triển khai nhiệm vụ của chương trình này sẽ được thực hiện thông qua lồng ghép vào các hoạt động thường niên của đơn vị.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình hành động này, nếu thấy cần sửa đổi bổ sung nội dung của Chương trình, các đơn vị chủ động báo cáo Bộ trưởng xem xét quyết định.
| BỘ TRƯỞNG |
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2010-2012
TT | Nhiệm vụ | Các hoạt động | Cơ quan chủ trì thực hiện [10] | Sản phẩm | Thời gian và nguồn kinh phí |
1. | Phổ biến thông tin hội nhập WTO và quốc tế về an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và thương mại thủy sản cho tất cả các bên có liên quan đến sản xuất, kinh doanh thủy sản | 1.1. Xây dựng các bài viết, băng hình chuyên đề phục vụ cho phát thanh và truyền hình ở trung ương và địa phương; các sổ tay, tờ rơi về: |
| Các bài viết, đĩa DVD, sổ tay, tờ rơi … hướng dẫn các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và thương mại thủy sản đáp ứng các quy định của Việt Nam, các hiệp định liên quan của WTO, bao gồm cả các quy định và hướng dẫn về SPS, TBT, chống phá giá, các biện pháp đối kháng, chống trợ cấp, truy xuất nguồn gốc và chống đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không tuân thủ quy định (IUU) được biên soạn, in ấn và phát hành phù hợp với trình độ các đối tượng được phổ biến: cán bộ quản lý, chủ cơ sở và người lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản. | - Thời gian: 2010-2012 - Nguồn: + Ngân sách TƯ + Các dự án hỗ trợ kỹ thuật quốc tế |
- An toàn dịch bệnh - An toàn thực phẩm - Thương mại thủy sản | Cục NTTS NAFIQAD Cục CB, TMNLS&NM | ||||
1.2. Đưa đầy đủ các thông tin lên trang Web của Bộ NN&PTNT, các đơn vị quản lý chuyên ngành | Trung tâm TH&TK Vụ HTQT Vụ KHCN&MT Cục KT&BVNLTS Cục CB, TMNLS&NM NAFIQAD Cục Thú y Cục NTTS | Các bài viết, tin tức, bài dịch các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và thương mại thủy sản, của các tổ chức OIE, Codex, các tổ chức khu vực và quốc tế khác, của các nước thành viên WTO được cập nhật và đưa lên mạng, lên các báo, tạp chí thường xuyên. | - Thời gian: 2010-2012 - Nguồn: + Ngân sách TƯ | ||
1.3. Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, tập huấn về quy định của các hiệp định SPS, TBT và các hiệp định khác của WTO có liên quan, các kiến thức về an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và thương mại thủy sản cho: |
| - Các tài liệu giảng dạy và chương trình đào tạo, tập huấn theo chuyên đề phù hợp với nhóm đối tượng đào tạo - Các lớp tập huấn được tổ chức cho các nhóm đối tượng phù hợp | - Thời gian: 2010-2012 - Nguồn: + Ngân sách TƯ&ĐP + Các dự án hỗ trợ kỹ thuật quốc tế | ||
- Công chức, viên chức thủy sản - Người nuôi thủy sản
- Ngư dân | Vụ HTQT Cục NTTS, các Sở NN&PTNT Cục KT&BVNLTS các Sở NN&PTNT | ||||
- Chủ nậu vựa, cơ sở chế biến, xuất khẩu và phân phối thủy sản | NAFIQAD các Sở NN&PTNT | ||||
2 | Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế và chính sách về an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và thương mại thủy sản | 2.1. Tiếp tục xây dựng mới, sửa đổi và bổ sung và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật |
| Luật Thủy sản sửa đổi được Quốc hội thông qua phù hợp với các quy định của WTO, bao gồm cả điều khoản đăng ký cơ sở nuôi thủy sản, ghi chép và lưu giữ hồ sơ khai thác thủy sản. | - Thời gian: 2010-2011 - Nguồn: NORAD |
- Sửa đổi luật Thủy sản (2003) | Vụ Pháp chế | ||||
- Tham gia xây dựng Luật Thực phẩm | NAFIQAD | Các điều khoản liên quan đến quản lý thực phẩm thủy sản phù hợp các quy định của WTO được đưa vào Luật thực phẩm | - Thời gian 2010 | ||
2.2. Xây dựng mới hoặc hoàn thiện các văn bản quy định về quản lý ngành; các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. |
|
|
| ||
- Sửa đổi Quy chế kiểm tra, chứng nhận nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững | NAFIQAD | Bộ QCVN, các quy định về an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm thủy sản được ban hành phù hợp với điều kiện Việt Nam và tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn của OIE, Codex và các quy định khác của WTO, ASEAN. | - Thời gian 2010 - Nguồn: Ngân sách TƯ | ||
- Xây dựng QCVN[11] về điều kiện vệ sinh thú y cơ sở sản xuất thức ăn, sản xuất và kinh doanh giống thủy sản | Cục NTTS |
| |||
- Xây dựng QCVN về điều kiện vệ sinh thú y cơ sở sản xuất và kinh doanh thuốc thú y | Cục Thú y |
| |||
- Xây dựng QCVN về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất mắm tôm | Cục CBTMNLTS&NM | - Thời gian: 2010 - Nguồn: Ngân sách TƯ | |||
- Rà soát dự thảo của 13 QCVN về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản | Cục CBTMNLLT&NM | 13 QCVN được ban hành bảo đảm có điều khoản quy định rõ trách nhiệm truy xuất nguồn gốc và triệu hồi sản phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản. Các tài liệu phù hợp với trình độ người nông dân NTTS và đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn VSTP Bản hướng dẫn đề cập đầy đủ việc thiết lập các biện pháp, thủ tục truy xuất nguồn gốc và triệu hồi sản phẩm thủy sản, thức ăn nuôi thủy sản tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản và nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước trong thực thi quy định này | |||
Xây dựng tài liệu hướng dẫn các quy định về cơ sở nuôi và vùng nuôi an toàn | Cục NTTS | ||||
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn truy xuất nguồn gốc và triệu hồi sản phẩm thủy sản | NAFIQAD | ||||
2.3. Xây dựng quy định/tài liệu hướng dẫn đăng ký, ghi nhật ký và lưu giữ hồ sơ khai thác hải sản. | Cục KT&BVNLTS | Văn bản quy định/hướng dẫn về đăng ký, ghi chép và lưu trữ hồ sơ khai thác thủy sản được ban hành. | |||
2.4. Sửa đổi Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản | Vụ Pháp chế | Nghị định mới sửa đổi xử phạt vi phạm có hiệu quả hơn được ban hành có bổ sung thêm các điều khoản đối với các hành vi vi phạm quy định về vệ sinh thú y thủy sản tại các cơ sở sản xuất thức ăn, sản xuất giống, thuốc thú y, truy xuất nguồn gốc và ghi chép, lưu giữ hồ sơ khai thác thủy sản. | - Thời gian: 2010 - Nguồn: Ngân sách TƯ | ||
3. | Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và thương mại thủy sản | 3.1. Rà soát và loại bỏ các thủ tục hành chính trái với Luật Thủy sản và các quy định pháp luật khác liên quan đến quản lý an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và thương mại thủy sản. |
|
| - Thời gian: 2010 - Nguồn: Ngân sách TƯ |
- Quy chế quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản | Cục NTTS | Quy chế được sửa đổi theo hướng đơn giản hóa thủ tục, phân cấp rõ ràng cho cơ quan kiểm tra địa phương | |||
- Quy chế kiểm tra và chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản | NAFIQAD | Quy chế được sửa đổi theo hướng đơn giản hóa thủ tục, phân cấp rõ ràng cho cơ quan kiểm tra địa phương; thực hiện xã hội hóa dịch vụ kiểm nghiệm, chứng nhận | |||
- Quy chế kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm | NAFIQAD | Quy chế được sửa đổi theo hướng đơn giản hóa thủ tục, phân cấp rõ ràng cho cơ quan kiểm tra địa phương; thực hiện xã hội hóa dịch vụ chứng nhận | |||
- Quy chế kiểm tra, chứng nhận nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững | NAFIQAD |
| |||
3.2. Thực hiện Chính phủ điện tử để giải quyết các thủ tục hành chính trong quản lý ngành thủy sản … | NAFIQAD, Cục NTTS, Cục Thú y, Cục KT&BVNLTS | Các hoạt động khai báo hồ sơ, xử lý hồ sơ và cấp giấy chứng nhận về điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản; cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu; cấp giấy phép cho hàng hóa thủy sản xuất, nhập khẩu được NAFIQAD, Cục Thú y, Cục NTTS và Cục KT&BVNLTS thực hiện qua mạng điện tử. | - Thời gian 2010-2012 - Nguồn: Ngân sách TƯ - Các dự án hỗ trợ kỹ thuật quốc tế | ||
3.3. Triển khai thực hiện đề án 112/QĐ-BNN-QLCL | NAFIQAD Cục Thú y, Cục NTTS |
|
| ||
3.4. Rà soát chức năng, nhiệm vụ của các Cục Quản lý chuyên Ngành | Vụ TCCB | Các quyết định của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT sửa đổi các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các Cục quản lý chuyên ngành ở trung ương, phân cấp cụ thể cho địa phương: KT&BVNLTS, NTTS, Thú y, CBTM NLTS&NM, NAFIQAD không bị chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ, đảm bảo tính khả thi thực tế | - Thời gian: 2010 - Nguồn: Ngân sách TƯ | ||
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ quan quản lý chuyên ngành từ trung ương đến địa phương | NAFIQAD, Cục Thú y, Cục NTTS, Cục KT&BVNLTS, Cục CBTMNLS&NM, các chi cục tương ứng thuộc Sở NN&PTNT các tỉnh | Các Cục và chi cục quản lý chuyên ngành được đầu tư đầy đủ nhà làm việc, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm theo quy định | - Thời gian: 2010-2012 - Nguồn: + Ngân sách TƯ&ĐP + Các dự án hỗ trợ kỹ thuật quốc tế | ||
- Tăng cường đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý nhà nước về an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm | NAFIQAD, Cục Thú y, Cục NTTS, Cục KT&BVNLTS, Cục CBTMNLS&NM, các chi cục tương ứng thuộc Sở NN&PTNT các tỉnh. | Các cán bộ, công chức, viên chức thuộc các đơn vị đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm: kiểm tra và công nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, thành thạo các phương pháp phân tích các chỉ tiêu hóa, lý, sinh học cho thủy sản | Thời gian: 2010-2012 - Nguồn: + Ngân sách TW&ĐP + Các dự án hỗ trợ kỹ thuật quốc tế | ||
3.5. Đổi mới các hoạt động dịch vụ công, xã hội hóa các dịch vụ kiểm nghiệm; kiểm tra và chứng nhận |
|
|
| ||
- Triển khai thực hiện các Quyết định số 115/2008/QĐ-BNN ngày 03/12/2008 quy định tạm thời về yêu cầu đối với phòng kiểm nghiệm chất lượng nông lâm thủy sản và Quyết định số 116/2008/QĐ-BNN ngày 03/12/2008 ban hành quy chế đánh giá và chỉ định phòng kiểm nghiệm chất lượng nông lâm thủy sản | NAFIQAD Cục NTTS, Cục Thú y Các Sở NN&PTNT | Các phòng kiểm nghiệm ngoài các đơn vị quản lý nhà nước chuyên ngành được chỉ định thực hiện dịch vụ phân tích các chỉ tiêu an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm cho thủy sản. | Thời gian: 2010-2012 - Nguồn: + Ngân sách TƯ&ĐP + Các tổ chức dịch vụ | ||
- Triển khai thực hiện thừa nhận các tổ chức chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy | NAFIQAD Cục NTTS, Cục Thú y Các Sở NN&PTNT | Các tổ chức chứng nhận ngoài các đơn vị quản lý nhà nước chuyên ngành được công nhận đủ điều kiện kiểm tra, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản và sản phẩm thủy sản trước khi xuất khẩu và tiêu thụ nội địa | Thời gian: 2010-2012 - Nguồn: + Ngân sách TƯ&ĐP + Các tổ chức dịch vụ | ||
3.6. Hoàn thiện và nâng cao năng lực cho mạng lưới khuyến ngư từ trung ương đến địa phương (cấp quận, huyện, xã) |
|
|
| ||
Xây dựng mới và hoàn thiện các tài liệu khuyến ngư về công nghệ khai thác, bảo quản nguyên liệu thủy sản, nuôi trồng, chế biến các sản phẩm thủy sản và bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và phát triển thương mại thủy sản | Trung tâm Khuyến nông và khuyến ngư quốc gia | Các tài liệu khuyến ngư được phát hành đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh thủy sản trong điều kiện hội nhập WTO | Thời gian: 2010-2012 - Nguồn: + Ngân sách TƯ + Các hợp phần FSPSII + Các dự án hỗ trợ kỹ thuật quốc tế khác | ||
- Tổ chức đào tạo cho khuyến ngư viên các cấp phương pháp tập huấn và chuyển giao các công nghệ nói trên | Trung tâm Khuyến nông và khuyến ngư quốc gia | Các khuyến ngư viên các cấp đủ năng lực tập huấn và hướng dẫn công nghệ sản xuất, kinh doanh thủy sản, bảo đảm vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm phù hợp cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh thủy sản. | Thời gian: 2010-2012 - Nguồn: + Ngân sách TƯ&ĐP | ||
4. | Nâng cao lợi thế cạnh tranh của ngành thủy sản thông qua việc nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm thủy sản | 4.1. Xây dựng chương trình phát triển sản phẩm chủ lực |
|
| - Thời gian 2010-2012 - Nguồn: + Ngân sách TƯ + POSMA, SCAFI, SUDA + Các dự án hỗ trợ kỹ thuật quốc tế khác |
- Xây dựng và triển khai chương trình phát triển sản phẩm tôm | Cục CBTMNLTS&NM | 04 chương trình được xây dựng và được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt và được triển khai thực hiện. Mỗi chương trình cần bao gồm cả việc phân tích chuỗi giá trị và phân tích nguy cơ, cùng với các kế hoạch, lộ trình thực hiện khả thi, có bố trí kinh phí cụ thể. | |||
- Xây dựng và triển khai chương trình phát triển sản phẩm cá tra | Cục NTTS | ||||
- Xây dựng và triển khai chương trình phát triển sản phẩm cá ngừ | Cục KT&BVNLTS | ||||
- Xây dựng và triển khai chương trình phát triển sản phẩm nhuyễn thể | Cục NTTS | ||||
4.2. Xây dựng các chương trình hỗ trợ kỹ thuật, tổ chức sản xuất và tín dụng cho: |
|
|
| ||
- Các cơ sở nuôi | Cục NTTS và các chi cục NTTS các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ | Chương trình được xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện để hỗ trợ các cơ sở nuôi đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và điều kiện môi trường thông qua áp dụng công nghệ hiện đại và công nghệ nuôi có trách nhiệm; áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng như BMP, GAqP và CoC trong nuôi thủy sản | - Thời gian 2010-2012 - Nguồn: + Ngân sách TƯ&ĐP + SUDA + Các dự án hỗ trợ kỹ thuật quốc tế khác | ||
- Ngư dân và chủ cơ sở thu mua | Cục KT&BVNLTS Các chi cục KT&BVNLTS các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ | Chương trình được xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện để hỗ trợ ngư dân, chủ cơ sở thu mua sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ đánh bắt, chứa đựng, bảo quản sản phẩm thủy sản đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản, cũng như trong việc áp dụng các công nghệ đánh bắt mới có trách nhiệm và hiệu quả. | - Thời gian 2010-2012 - Nguồn: + Ngân sách TW&ĐP + SCAFI + Các dự án hỗ trợ kỹ thuật quốc tế khác | ||
- Các cơ sở chế biến thủy sản | Cục CBTMNLTS&NM Các Sở NN&PTNT | Chương trình được xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện để hỗ trợ các cơ sở chế biến trong đầu tư nâng cấp các điều kiện sản xuất, đổi mới công nghệ, áp dụng chương trình quản lý chất lượng như GMP, SSOP và/hoặc HACCP và truy xuất nguồn gốc sản phẩm; trong tăng cường hệ thống tài chính hay tín dụng và bảo hiểm cho xuất khẩu theo quy định của WTO; tập trung phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng, cải tiến bao bì nhãn mác và xúc tiến thương mại cho sản phẩm thủy sản. | - Thời gian 2010-2012 - Nguồn: + Ngân sách TƯ&ĐP + POSMA + Các dự án hỗ trợ kỹ thuật quốc tế khác | ||
- Tiếp tục triển khai các dự án đầu tư theo quy hoạch cảng cá đã được phê duyệt | Cục KT&BVNLTS Các Sở NN&PTNT | Các cảng cá được xây dựng và vận hành đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm | - Thời gian 2010-2012 - Nguồn: + Ngân sách TƯ&ĐP + Các dự án ODA | ||
- Lập các dự án xây dựng chợ cá | Các Sở NN&PTNT | - Dự án chợ cá tại các tỉnh trọng điểm nghề cá được phê duyệt và đào tạo xây dựng đáp ứng quy chuẩn quốc gia về đảm bảo an toàn thực phẩm | |||
- Hỗ trợ đầu tư nâng cấp các cơ sở dịch vụ hậu cần thủy sản | Các Sở NN&PTNT | Các cơ sở sản xuất nước đá, thu mua thủy sản được nâng cấp, đạt tiêu chuẩn đảm bảo VSATTP | |||
4.3. Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản: | NAFIQAD, Các Sở NN&PTNT | Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản nuôi và Chương trình kiểm soát vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ hàng năm được xây dựng và thực hiện | - Thời gian 2010-2012 - Nguồn: + Ngân sách TƯ&ĐP + Các doanh nghiệp | ||
4.4. Tiến hành nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ | Vụ KHCN&MT VIFEP, RIMP, RIA 1,2&3 | Các đề tài/dự án nghiên cứu, phát triển và sản xuất thử nghiệm được thực hiện nhằm cải tiến công nghệ hiện hành, công nghệ truyền thống và chuyển giao chúng cho người nuôi, ngư dân, cơ sở chế biến, bảo quản và phân phối thủy sản nhằm nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm thủy sản cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu | - Thời gian 2010-2012 - Nguồn: + Ngân sách TƯ&ĐP + FSPSII + Các dự án hỗ trợ kỹ thuật quốc tế khác | ||
4.5. Xây dựng và triển khai các mô hình quản lý cộng đồng/hội nghề nghiệp tại mỗi công đoạn: nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và thương mại thủy sản quy mô nhỏ, hộ gia đình | Cục KT&BVNLTS Cục NTTS Cục CBTMNLS&NM Các Sở NN&PTNT Hội Nghề cá | Các mô hình quản lý cộng đồng, hiệp hội ngành nghề được thành lập và hoạt động có hiệu quả. | - Thời gian 2010-2012 - Nguồn: + Ngân sách TƯ&ĐP + Các hợp phần FSPSII + NGO | ||
4.6. Xây dựng mô hình các chuỗi liên kết dọc giữa các khâu: sản xuất nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ thủy sản | Cục KTHT&PTNT VASEP VINAFISH | Các mô hình liên kết dọc trong sản xuất, kinh doanh nguyên liệu (sản xuất thức ăn, giống, người nuôi, đánh bắt, nậu vựa); người chế biến và tiêu thụ thủy sản được thành lập và hoạt động có hiệu quả. | - Thời gian 2010-2012 - Nguồn: + Ngân sách TƯ&ĐP + STOFA + Các dự án quốc tế khác | ||
5. | Phát triển thương mại thủy sãn | 5.1. Tăng cường sự đại diện của thủy sản trong hệ thống thương mại quốc gia; | Vụ HTQT | Đề xuất với Chính phủ và thảo luận với Bộ Ngoại giao và Bộ Công Thương cử đại diện thương mại thủy sản Việt Nam tại các nước là thị trường nhập khẩu chủ yếu hàng thủy sản Việt Nam (EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc) và ở WTO tại Giơnevơ | - Thời gian 2010-2012 |
5.2. Tiến hành đánh giá tình hình, xây dựng và triển khai các biện pháp phòng tránh và ứng phó có hiệu quả những thay đổi trong chính sách thương mại, hàng rào kỹ thuật và kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản của các thị trường | Cục CBTMNLTS&NM | Có được thông tin hàng ngày, báo cáo đánh giá theo chuyên đề, báo cáo quý, hàng năm về những thay đổi trong chính sách thương mại và kiểm soát chất lượng của các thị trường nhằm cung cấp cho các cơ quan quản lý Nhà nước và toàn thể các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất thủy sản thông qua các kênh thông tin thích hợp: đài phát thanh, truyền hình TƯ&ĐP, báo, tạp chí chuyên ngành, trang web của Bộ, Cục, Sở NN&PTNT | - Thời gian 2010-2012 - Nguồn: + Ngân sách TƯ&ĐP | ||
Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành và hiệp hội trong việc xử lý các tranh chấp thương mại trong xuất nhập khẩu thủy sản. | Cục CBTMNLTS&NM | Thông tư Liên tịch giữa Bộ NN&PTNT, Ngoại giao, Công Thương | - Thời gian 2010 - Nguồn: + Ngân sách TƯ | ||
5.3. Cung cấp các thông tin thương mại cập nhập về thị trường thế giới | Cục CBTMNLTS&NM | Các thông tin về các dạng sản phẩm; xu thế sản xuất, tiêu thụ; đặc điểm thị trường, cách tiếp cận thị trường, các kênh phân phối, bảo quản, bao gói và ghi nhãn, triển vọng giá cả và thị trường thông qua các kênh thông tin thích hợp: đài phát thanh, truyền hình TƯ&ĐP, báo, tạp chí chuyên ngành, trang Web của Bộ, Cục, Sở NN&PTNT, Trung tâm TH&TK, VASEP | - Thời gian 2010-2012 - Nguồn: + Ngân sách TƯ&ĐP | ||
5.4. Đa dạng thị trường và chuyên nghiệp hóa các hoạt động marketing sản phẩm thủy sản |
|
|
| ||
- Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng marketing sản phẩm cho các cơ sở chế biến/thương mại thủy sản. | Cục CBTMNLTS&NM VASEP | Giám đốc và các cán bộ kinh doanh của các cơ sở chế biến/thương mại thủy sản được đào tạo | 2010-2012 - Nguồn: - Ngân sách TW - Các cơ sở chế biến/thương mại thủy sản | ||
- Tiếp tục tổ chức nghiên cứu và phát triển thị trường trong nước và thế giới | Cục CBTMNLTS&NM VASEP | Thương mại sản phẩm thủy sản Việt Nam tại các thị trường quốc tế và trong nước được duy trì và ngày càng tăng trưởng | 2010-2012 - Nguồn: - Ngân sách TW&ĐP - VASEP | ||
- Tổ chức hướng dẫn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản về các biện pháp phòng ngừa chống bán phá giá của các thị trường nhập khẩu | Cục CBTMNLTS&NM VASEP | Các doanh nghiệp xuất khẩu đủ năng lực chủ động phòng ngừa và tham gia vào quá trình điều tra của cơ quan có thẩm quyền các nước nhập khẩu khi bị kiện bán phá giá. | - Thời gian: 2010:2012 - Nguồn: + Ngân sách + Các doanh nghiệp |
[1] WTO: World Trade Organisation – Tổ chức Thương mại thế giới
[2] SPS: Sanitary and Phytosanitary Meassures Agreement- Hiệp định về các biện pháp vệ sinh động thực vật
[3] TBT: Technical Barries to Trade – Hàng rào kỹ thuật trong thương mại.
[4] IUU: Illegal, Unregulated and Unreported fishing – đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định
[5] HACCP: Hazard Analyis Critical Control Points – Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn
[6] SSOP: Sanitation Standard Operating Procedues – Quy phạm vệ sinh
[7] GMP: Good Manufacturing Practices: Quy phạm sản xuất
[8] OIE: Word Organisation for animal health – Tổ chức Thú y thế giới
[9] Codex: Ủy ban tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế
[10] TH&TK: Tin học và Thống kê; HTQT: Hợp tác quốc tế; KHCN&MT: Khoa học công nghệ và Môi trường; NAFIQAD: Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; CB, TMNLTS&NM: Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối; KT&BVNLTS: Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; NTTS: Nuôi trồng thủy sản;
[11] QCVN: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
- 1Quyết định 1740/QĐ-BNN-KH năm 2013 về Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo về Phát triển bền vững ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 2Quyết định 3993/QĐ-BNN-TT năm 2014 phê duyệt Đề án phát triển bền vững ngành điều Việt Nam đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Chỉ thị 4790/CT-BNN-KH năm 2015 xây dựng Kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP về việc Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới do Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 3Quyết định 112/QĐ-BNN-QLCL năm 2009 về Đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm nông, lâm sản và thủy sản đến năm 2015 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 3615/QĐ-BNN-HTQT năm 2007 về Chương trình hành động của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới giai đoạn 2007 – 2010 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 1740/QĐ-BNN-KH năm 2013 về Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo về Phát triển bền vững ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 6Quyết định 3993/QĐ-BNN-TT năm 2014 phê duyệt Đề án phát triển bền vững ngành điều Việt Nam đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Chỉ thị 4790/CT-BNN-KH năm 2015 xây dựng Kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Quyết định 3298/QĐ-BNN-HTQT năm 2009 về chương trình hành động quốc gia về phát triển bền vững ngành thủy sản trong điều kiện việt nam gia nhập WTO giai đoạn 2010-2012 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 3298/QĐ-BNN-HTQT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/11/2009
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Cao Đức Phát
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra