Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 3615/QĐ-BNN-HTQT

Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) GIAI ĐOẠN 2007 – 2010

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị quyết số 16/2007-CP ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành trung ương Đảng khoá X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO);

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế và Chánh văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) giai đoạn 2007 – 2010.

Điều 2. Vụ Hợp tác Quốc tế chủ trì, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc và giám sát các đơn vị thực hiện nội dung của Chương trình hành động.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Chánh văn phòng Bộ, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Thuỷ sản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng giám đốc các tổng công ty, Giám đốc công ty thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) GIAI ĐOẠN 2007 – 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3615/QĐ-BNN-HTQT ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu chung :

Mục tiêu chung của Chương trình hành động là cụ thể hoá Chương trình hành động của Chính phủ ban hành tại Nghị quyết 16/2007/NQ-CP ngày 27 tháng 2 năm 2007 thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-TW đã thông qua tại Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và Kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn 5 giai đoạn 2006 – 2010. Chương trình nhằm bảo đảm nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của WTO; tận dụng tối đa các cơ hội và giảm thiểu các thách thức, các tác động tiêu cực.

2. Mục tiêu cụ thể :

- Thực hiện đầy đủ các cam kết của ngành nông nghiệp trong WTO và trong hợp tác khu vực;

- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, phát triển nông thôn; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; nâng cao chất lượng và đa dạng cơ cấu sản phẩm nông nghiệp với hàm lượng công nghệ cao, đảm bảo vệ sinh an toàn sản phẩm, bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.

- Thúc đẩy tăng trưởng giá trị nông nghiệp từ 4 – 4,5%/năm, GDP nông nghiệp tăng từ 3,3 – 3,5%/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nông thôn 7,5 – 8%/năm.

- Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt 15 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 13 – 14%/năm. Phát huy lợi thế so sánh, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng giá trị gia tăng thay cho tăng về số lượng.

- Phát huy tối đa các cơ hội, giảm thiểu các tác động tiêu cực của hội nhập đến người sản xuất, chế biến và thương mại nông lâm thuỷ sản, đặc biệt là những người nghèo, dễ bị tổn thương.

- Thực hiện có hiệu quả cải cách hành chính, phát triển công nghệ điện tử trong quản lý ngành, công khai minh bạch hoá các chính sách, pháp luật tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển.

II. NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Công tác tuyên truyền và phổ biến thông tin WTO, hội nhập quốc tế :

1.1 Phổ biến, tuyên truyền và quán triệt sâu rộng các chủ trương, quan điểm, định hướng về hội nhập kinh tế quốc tế của Đại hội Đảng lần thứ X, Nghị quyết của Chính phủ; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho đảng viên, công chức, viên chức trong toàn ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn từ trung ương đến địa phương và doanh nghiệp, nhà đầu tư và nông dân.

1.2 Xây dựng kế hoạch phổ biến cụ thể các cam kết về nông nghiệp, nông thôn trong WTO, Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA), Khu vực Mậu dịch tự do (FTA) ASEAN với các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Newzealand, v.v… Hiệp định Thương mại Đầu tư Việt Nam – Hoa Kỳ (TIFA) cũng như các đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về hội nhập trong ngành nông nghiệp và PTNT.

1.3 Thiết lập hệ thống thông tin, trang Web của ngành từ Bộ đến các địa phương, doanh nghiệp, nhằm cung cấp thông tin, giải đáp và xử lý các vướng mắc trong hội nhập kinh tế quốc tế của sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.

1.4 Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về kiến thức hội nhập khu vực và WTO cho các cán bộ, công chức, viên chức của ngành từ trung ương đến địa phương, các Hiệp hội ngành nghề và nông dân.

2. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện cơ chế, chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn liên quan đến sản xuất và thương mại phù hợp với các quy định của WTO.

2.1 Tiếp tục tiến hành rà soát, đối chiếu có hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách hiện hành của ngành, kiến nghị sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản còn thiếu và bãi bỏ các văn bản không phù hợp với các định chế và quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các tổ chức kinh tế thương mại quốc tế, khu vực và các Hiệp định song phương, đa phương mà Việt Nam đã cam kết thực hiện và ký kết hoặc gia nhập trên cơ sở phù hợp với điều kiện phát triển ngành nông nghiệp của Việt Nam.

2.2 Xây dựng mới các chính sách, các quy trình, quy phạm quản lý chuyên ngành, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nông, lâm, thuỷ sản và các văn bản liên quan đến thương mại nông, lâm, thuỷ sản; theo hướng phù hợp với các quy định của WTO, ASEAN, Hiệp định Thương mại Đầu tư Việt Nam – Hoa Kỳ,và các Hiệp định khu vực mậu dịch tự do, các Hiệp định đa phương, song phương khác trong lĩnh vực nông nghiệp mà Việt Namđã ký kết hoặc gia nhập …

2.3 Tiếp tục đề xuất với Bộ và Nhà nước ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế, hiệp định thoả thuận song phương, đa phương có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

3. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy hành chính và nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập :

3.1 Rà soát các thủ tục hành chính và loại bỏ các loại giấy tờ, thủ tục cấp phép không hợp lệ; công bố công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý, quy trình tác nghiệp, thủ tục quản lý, quy định và thực hiện chế độ “một cửa”.

3.2 Thực hiện Chính phủ điện tử để giải quyết các quy trình, thủ tục hành chính như thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá, cấp giấy chứng nhận …: xây dựng mạng thông tin liên kết giữa các đơn vị trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000 trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

3.3 Rà soát, sắp xếp và đổi mới lại cơ cấu, tổ chức bộ máy, các cơ quan quản lý, chuyên ngành thuộc Bộ theo yêu cầu quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của hội nhập kinh tế quốc tế. Khắc phục sự chồng chéo, khoảng trống chức năng, nhiệm vụ, kém hiệu quả trong việc xây dựng, thực thi chính sách … Đẩy mạnh chức năng kiểm tra, giám sát và giải quyết tốt các vấn đề phát sinh tiêu cực trong xã hội.

3.4 Xây dựng cơ chế kết nối, tham vấn giữa người dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình xây dựng, thực thi chính sách theo nguyên tắc công khai, minh bạch. Xây dựng cơ chế đối thoại theo ngành dọc về nông nghiệp với khu vực công – tư, xây dựng ban hành tiêu chí cạnh tranh về sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Xây dựng thể chế quản lý ngành hàng.

3.5 Xây dựng chiến lược và kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp và nông dân phục vụ hội nhập quốc tế. Phát triển cácđại diện nông nghiệp Việt Nam tại một số nước, vùng lãnh thổ quan trọng tăng cường xúc tiến thương mại nông lâm, thuỷ sản và đầu tư, mở rộng thị trường, tăng cường hợp tảctong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT. Xây dựng, phát triển đội ngũ dự báo, nghiên cứu thị trường cho các ngành hàng.

3.6 Đổi mới công tác hoạt động dịch vụ công, tạo điều kiện thuận lợi môi trường kinh doanh nông nghiệp, hướng tới đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý chất lượng, kiểm dịch, cấp giấy chứng nhận xuất, nhập khẩu hàng hoá nông sản.

3.7 Cải tiến, định hướng và điều chỉnh công tácđầu tư công, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn; tăng cường đầu tư cho xúc tiến thương mại, đầu tư trong ngành.

4. Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập :

4.1 Đổi mới và hoàn thiện công tác quy hoạch theo định hướng thị trường phối hợp giữa kinh tế, xã hội và môi trường. Xây dựng các đề án, chương trình quy hoạch nông, lâm, thuỷ sản, diêm nghiệp theo vùng, lãnh thổ, quy hoạch phát triển tiểu lĩnh vực phù hợp với chiến lược của toàn ngành;

4.2 Tăng cường chuyển giao và phát triển công nghệ nông nghiệp mới và cải tiến. Cải thiện việc áp dụng giống, triển khai công nghệ sản xuất mới, cải tiến công nghệ sau thu hoạch, phát triển kỹ thuật canh tác bền vững. Xây dựng quy chế tổ chức quản lý ngành hàng. Thay đổi nhận thức của nông dân về sản xuát sản phẩm an toàn và đáp ứng nhu cầu thị trường. Triển khai xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá lớn áp dụng IPM và GAP (cơ chế thức thành sản xuất tốt) đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

4.3 Xây dựng cơ chế hỗ trợ, tạo hành lang và thúc đẩy thiết lập, phát triển và đưa vào hoạt động các mô hình liên minh sản xuất, chế biến tiêu thụ trên cơ sở tự nguyện và theo nhu cầu trong cộng đồng lâm nông nghiệp giữa nông dân, thương nhân, doanh nghiệp tạo ra sự gắn kết trong chuỗi giá trị ngành hàng. Tăng giá trị hàng nông sản bán ra thị trường, giảm thiểu thiệt hại của nông dân trong quá trình đưa hàng hoá ra thị trường.

4.4 Xây dựng mới, hoàn thiện các quy định đã có về môi trường, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với quy định quốc tế để tăng trưởng xuất khảu, bảo vệ thị trường nội địa và người tiêu dùng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản và vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Hoàn thiện quy trình kiểm soát chất lượng, vệ sinh hàng nông, thuỷ sản theo mô hình từ trang trại đến bàn ăn.

4.5 Xây dựng ban hành chính sách mới về hỗ trợ trong nước, trợ cấp xuất khẩu, đầu tư trong nông nghiệp phù hợp quy định của Hiệp định Nông nghiệp (AoA/WTO) và các cam kết khu vực để nâng cao khả năng cạnh tranh nông sản Việt Nam.

4.6 Phân tích và có kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh một số ngành hàng có thế mạnh, các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản chủ lực và các doanh nghiệp dịch vụ đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết trong WTO, khu vực và song phương.

4.7 Xây dựng các đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm hông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Triển khai rộng rãi chương trình xây dựng thương hiệu hàng nông sản và quảng bá thương hiệu nông sản Việt Nam. Xây dựng trình Chính phủ ban hành chính sách, cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng kho tàng, điểm trung chuyển hàng hoá nông sản để mở rộng thị trường nông thôn, tăng khả năng điều tiết lưu thông hàng hoá trong nước và xuất khẩu. Xây dựng Chương trình xúc tiếnthương mại và đầu tư trong ngành nông nghiệp. Xây dựng Kế hoạch phát triển xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu đến năm 2010 cho ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

4.8 Ban hành các cơ chế chính sách nhằm đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư và hình thức đầu tư trong nước và nước ngoài; xây dựng Chương trình thu hút nguồn vốn đấu tư phát triển và trực tiếp (ODA, FDI) để phục vụ xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật nông nghiệp, nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất chất lượng cao phù hợp với các vùng sinh thái mang đặc tính riêng của Việt Nam, trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng hàm lượng công nghệ trong sản xuất, chế biến, phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

4.9 Xây dựng và triển khai chương trình khuyến khích phát triển doanh nghiệp toàn ngành, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn và đẩy mạnh công tác quản lý doanh nghiệp. Đẩy mạnh việc sắp xếp nông lâm trường quốc doanh, đổi mới và thúc đẩy cổ phần hoá các doanh nghiệp thuộc Bộ.

5. Công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn :

5.1 Tiếp tục thực hiện, rà soát, kiến nghị sửa đổi các chương trình mục tiêu quốc gia về nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm phù hợp với các cam kết WTO, khu vực và song phương;

5.2 Hoàn thiện đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân theo hướng “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân”;

5.3 Triển khai các chương trình về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn như công nghệ sinh học, tin học nông thôn, hạ tầng nông thôn, giáo dục nông thôn, vệ sinh, môi trường nông thôn … Đổi mới phương thức sản xuất nông nghiệp chuyển dần sang hướng hiện đại, phát triển nông lâm, ngư nghiệp, nông thôn gắn với du lịch sinh thái phát triển bền vững. Tăng cường phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn. Phát triẻn các hình thức kinh tế hỗ trợ nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đề xuất chính sách đẩy nhanh tiến trình đô thị hoá nông thôn.

5.4 Rà soát và xây dựng mới các quy định pháp luật khuyến khích các mô hình hợp tác xã, xác lập, phát triển các mô hình hợp tác giữ hộ nông dân sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản với ccs cơ sở chế biến, doanh nghiệp thương mại dịch vụ nhằm hình thành các vùng sản xuất hàng hoá lớn gắn với quản lý chất lượng sản phẩm. Xây dựng chương trình phát triển HTX và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp và nông thôn. Triển khai áp dụng chính sách khuyến khích tham gia các hình thức tổ chức liên kết cộng đồng những người sản xuất trong ngành hàng.

5.5 Nghiên cứu xây dựng chính sách thúc đẩy quá trình tích tụ ruộng đất gắn với việc chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm ccs ngành nghề khác. Điều chỉnh, sửa đổi chính sách miễn giảm nhằm giảm bớt sự đóng góp của nông dân (khoan sức dân).

5.6 Xây dựng chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản theo hợp đồng thay thế Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tổng kết, đánh giá các mô hình liên kết ngang, dọc trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ thuỷ sản để rút bài học kinh nghiệm và nhân rộng trong toàn ngành.

5.7 Triển khai và rà soát thực hiện Quyết định số 09/2007/QĐ-BTS ngày 31/7/2007 của Bộ Thuỷ sản cũ (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) ban hành Chương trình hành động của Bộ Thuỷ sản thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCHTW Đảng khoá X. Triển khai Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP, ngày 30/5/2007 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

5.8 Xây dựng chương trình phát triển ngành nghề nông thôn; ban hành tiêu chí ngành nghề, làng nghề truyền thống, nghệ nhân. Xây dựng chính sách khuyến khích nông dân mua cổ phần, góp vốn bằng quyền sử dụng đẩttong các cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thuỷ sản và diêm nghiệp.

5.9 Xây dựng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và chế biến, tiêu thụ nông sản và thực phẩm trong nông thôn. Hoàn thiện đề án phát triển công nghệ bảo quản, chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch đối với các sản phẩm nông, lâm và thuỷ sản.

5.10 Xây dựng cơ chế, chính sách và các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội ở những vùng khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong khuôn khổ cam kết WTO, song phương và khu vực.

5.11 Phát triển mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và khuyến công từ trung ương đến địa phương để giúp nông dân áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

5.12 Nghiên cứu tác động về kinh tế, xã hội, nông thôn, nông dân, nghèo đói, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành nông nghiệp; đề xuất các cơ chế chính sách và giải pháp thích hợp để khắc phục những tác động tiêu cực trong việc thực hiện cam kết WTO và các cam kết khu vực tự do (ASEAN, FTA). Xây dựng định hướng hội nhập của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN :

1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tổng giám đốc các tổng công ty, Giám đốc các doanh nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thuỷ sản các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào Chương trình hành động này, trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai tại đơn vị mình; cụ thể hoá thành các mục tiêu, nhiệm vụ hàng năm; định kỳ báo cáo tình hình thực hiện Chương trình hành động gửi về Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vào ngày 15 tháng 10 hàng năm.

2. Giao Vụ Kế hoạch và Vụ Tài chính căn cứ vào nhiệm vụ, hoạt động trong Chương trình hành động, thu xếp, bố trí ngân sách để triển khai thực hiện;

3. Trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình hành động này nếu cần thấy sửa đổi bổ sung những nội dung mới, của Chương trình hành động, các đơn vị chủ động báo cáo Bộ trưởng xem xét quyết định.

4. Giao Vụ Hợp tác Quốc tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nội dung của Chương trình hành động; theo dõi, thổng hợp tình hìnhthực hiện của các đơn vị trong toàn ngành báo cáo Bộ trưởng vào ngày 30 tháng 10 hàng năm.

IV. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2007 – 2010

STT

Lĩnh vực

Hoạt động cụ thể

Cơ quan thực hiện

Sản phẩm đầu ra

Thời gian hoàn

1

Tuyên truyền nâng cao hiểu biết cho toàn ngành NN & PTNT về hội nhập quốc tế và khu vực

1.1 Tổ chức phổ biến sâu rộng những cam kết WTO trong ngành nông nghiệp và PTNT cho cán bộ, đảng viên, công chức trong ngành (TW,địa phương), các Hiệp hội và doanh nghiệp và nông dân

Chủ trì : Fụ HTQT, Vụ Pháp chế

Phối hợp : Đảng uỷ Bộ, Vụ KHCN, Cục Thú Y, Cục BVTV, Cục QLCLVSTY thuỷ sản, TT Khuyến nông QG, Báo NN, Trung tâm Tin học và TK, các Sở NN&PTNT

Các Hội nghị, hội thảo, chuyên đề theo vùng, miền;

Các lớp tập huấn, số lượng người tham gia

2007 – 2008

Nguồn kinh phí hỗ trợ của Chính phủ và của các dự án hỗ trợ kỹ thuật quốc tế.

1.2 Biên soạn và in ấn các tài liệu các cam kết với WTO trong ngành NN & PTNT, Hiệp định Nông nghiệp (AoA), SPS, dịch vụ, đầu tư và các vấn đề có liên quan để phổ biến toàn ngành.

Chủ trì : Vụ HTQT

Phối hợp : Trung tâm Tin học và TK, TT Khuyến nông QG, Báo NN, Các Cục/Vụ thuộc Bộ, các Sở NN & PTNT, Thuỷ sản

Các ấn phẩm, tài liệu, sổ tay, tờ rơi hướng dẫn cam kết được phát hành. Băng, đĩa

12/2007

Kinh phí của Bộ và hỗ trợ dự án quốc tế

1.3 Phổ biến và tập huấn các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng đã hài hoà hoá ASEAN nhằm tăng cường thương mại nội khối (Hội thảo, phát hành tài liệu in ấn)

Chủ trì: Vụ KHCN

Phối hợp: vụ HTQT, Cục Chăn nuôi, Cục Trồng trọt, Cục Thú y, Cục BVTV, Cục QLCLTY thuỷ sản, TT Khuyến nông QG, các Sở NN & PTNT

Các Hội nghị, hội thảo, chuyên đề theo vùng, miền, đối tượng, các lớp tập huấn. Các tài liệu, ấn phẩm được phát hành

12/2007

Nguồn kinh phí của Bộ

1.4 Phổ biến cho doanh nghiệp kết quả đàm phán FTA giữa ASEAN với các nước đối tác (Trung Quốc, Nhật Bản, hàn Quốc, Úc/new Zealand, Ấn Độ…) (Hội thảo, phát hành tài liệu in ấn)

Chủ trì: Vụ HTQT

Phối hợp: Các Cục, Vụ chuyên ngành

Các Hội nghị, hội thảo, chuyên đề theo vùng, miền, đối tượng, các lớp tập huấn. Các tài liệu, ấn phẩm được phát hành

2007 – 2010

Như trên

1.5 Nâng cấp các trang Web cả tiếng Việt và tiếng Anh ISG/ICD, SPS để đăng tải và hướng dẫn các cam kết của Việt Nam về nông nghiệp, các vấn đề có liên quan khác trong khu vực và quốc tế, thực hiện nghĩavụ minh bạch hoá của WTO.

Chủ trì: Vụ HTQT, Văn phòng SPS, ISG, TT Khuyến nông QG, TT Thông tin – Viện chính sách và chiến lược NN & PTNT

Hoàn thiện trang Web ISG/ICD, SPS

 

1.6 Nâng cấp trang Agroviet của Bộ về các thông tin về sản xuất, chế biến, thị trường, hệ thống văn bản pháp quy, số liệu, các chương trình, đăng tải hội nhập kinh tế quốc tế về đăng tải và hướng dẫn các cam kết của Việt Nam về nông nghiệp, các vấn đề có liên quan khác trong khu vực và quốc tế, thực hiện nghĩa vụ minh bạch hoá của WTO.

Chủ trì: Trung tâm Tin học và TK

Phối hợp: Vụ HTQT, KH, các đơn vị trong Bộ, TT Khuyến nông QG

Nâng cấp trang Agroviet của Bộ

12/2007

Nguồn kinh phí của Bộ

17 Xây dựng trang tin về hội nhập kinh tế quốc tế trên các báo ngành. Phối hợp với các cơ quan truyền thông thực hiện một số chương trình tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế và các cam kết đa phương và song phương liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và PTNT.

Chủ trì: Báo Nông nghiệp;

Phối hợp: Vụ HTQT, Tạp chí NN, Thuỷ sản, Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam. Báo Nông thôn ngày nay;

Bổ sung trang tin của các báo, tạp chí, Bản tin trên TV, Đài phát thanh

12/2007

Nguồn kinh phí của Bộ

2

Tăng cường năng lực cho các cán bộ của ngành tham gia công tác hội nhập quốc tế và khu vực

2.1 Xây dựng chiến lược đào tạo cán bộ phục vụ hội nhập

Chủ trì: Vụ TCCB và các đơn vị liên quan;

Phối hợp: Vụ HTQT và các đơn vị liên quan

Bản chiến lược

2007 – 2008

Nguồn kinh phí Chính phủ

2.2 Xây dựng chương trình, nội dung và tổ chức các lớp đào tạo về kiến thức hội nhập khu vực và quốc tế cho các cán bộ của ngành từ trung ương đến địa phương.

Chủ trì: Vụ TCCB, Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp & PTNTI & II

Phối hợp: Vụ HTQT, các Sở NN&PTNT, thuỷ sản

Xây dựng chương trình đào tạo của trường và báo cáo kết quả 6 tháng và hàng năm

2007 – 2008

Nguồn kinh phí Chính phủ

2.3 Xây dựng đội ngũ đào tạo viên, tuyên truyền viên để phổ biến kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế trong ngành theo mô hình TOT

Chủ trì: Vụ TCCB, Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp & PTNT I & II

Phối hợp: Vụ HTQT, các Sở NN&PTNT, thuỷ sản, các đơn vị thuộc Bộ, các doanh nghiệp

Số lượng đào tạo viên, tuyên truyền viên

2007 – 2008

Nguồn kinh phí Chính phủ và viện trợ quốc tế

2.4 Củng cố và phát triển mạng lưới hợp tác quốc tế của ngành nhằm tăng cường và phát triển hoạt động hội nhập của ngành

Chủ trì: Vụ HTQT và các đơn vị trong ngành

Quyết định của Bộ trưởng

2007 – 2008

Nguồn kinh phí của Chính phủ và dự án hỗ trợ kỹ thuật quốc tế

2.5 Lựa chọn và cử cán bộ tham gia các khoá đào tạo để nâng cao kỹ năng trong đàm phán; cập nhật diễn biến, đề xuất định hướng tham gia Vòng đàm phán Doha về nông nghiệp; tham gia các cuộc họp Uỷ ban Nông nghiệp, Uỷ ban SPS; tổ chức UPOV và CITES, Trung tâm phát triển nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC); Uỷ ban nghề cá Châu Á Thái Bình Dương (APFIC) tham gia đàm phán khu vực mậu dịch tự do (FTA) trong khuôn khổ ASEAN, các Hiệp định song phương và đa phương khác …

Chủ trì: Vụ HTQT

Phối hợp: Vụ TCCB, Vụ Pháp chế, Văn phòng SPS, UPOV, CITES (cán bộ trực tiếp đàm phán và làm việc tại các Văn phòng).

Xây dựng chương trình đào tạo

2007 – 2010

Nguồn kinh phí của Chính phủ và các nước đối tác ASEAN, APEC

2.6 Tổ chức khẩn cấp một số khoá đào tạo phục vụ đối tượng trực tiếp tham gia vào các hoạt động hội nhập

Chủ trì: Vụ HTQT

Phối hợp với các đơn vị liên quan

Số lớp học và số cán bộ được tham dự

Nguồn kinh phí: của Bộ và hỗ trợ quốc tế

3

Các đề án, chương trình nghiên cứu phục vụ hội nhập quốc tế và công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn

3.1 Nghiên cứu, phân tích đánh giá tác động việc thực hiện cam kết WTO và các cam kết khu vực (tác động về kinh tế, xã hội, nông thôn, nghèo đói, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành nông nghiệp)

Chủ trì: Viện Chính sách & Chiến lược PTNNNT

Phối hợp: Vụ HTQT, Vụ KH, Vụ KHCN và các đơn vị liên quan

Báo cáo đề án

2007 – 2008

Nguồn kinh phí của Chính phủ và dự án hỗ trợ kỹ thuật quốc tế

3.2 Nghiên cứu tác động của việc thực hiện các FTA giữa ASEAN với một số nước đối tác lớn tới ngành nông nghiệp Việt Nam, và đề xuất các cơ chế chính sách và giải pháp thích hợp để khắc phục những tác động tiêu cực của hội nhập.

Chủ trì: Viện Chính sách & chiến lược PTNNNT;

Phối hợp: Các Vụ HTQT, KH, KHCN và các đơn vị liên quan

Báo cáo đề án

2007 – 2008

Nguồn kinh phí của Chính phủ và dự án hỗ trợ kỹ thuật quốc tế

3.3 Nghiên cứu tổng thể các đối tác đàm phán Hiệp định tự do Thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đề xuất các khuyến nghị chính sách đối với các khu vực

Chủ trì: Vụ HTQT

Phối hợp: Viện Chính sách & Chiến lược PTNNNT, Vụ KH, KHCN và các đơn vị liên quan

Báo cáo đề án

2008 – 2009

Nguồn kinh phí của Chính phủ và dự án hỗ trợ kỹ thuật quốc tế

3.4 Xây dựng chiến lược thu hút nguồn vốn FDI, ODA giai đoạn 2007 – 2010 của ngành NN&PTNT

Chủ trì: Vụ HTQT

Phối hợp: Các đơn vị trong ngoài Bộ, các Sở Nông nghiệp và PTNT, Thuỷ sản

Bản chiến lược

2007 – 2008

Nguồn kinh phí Chính phủ và quốc tế

3.5 Chương trình xúc tiến đầu tư chung cho ngành nông nghiệp giai đoạn 20p7 – 2010

Chủ trì: Vụ KH

Phối hợp: vụ HTQT phối hợp các đơn vị trong ngoài Bộ

Các chương trình được phê duyệt hàng năm

2008 – 2010

Nguồn kinh phí Chính phủ và quốc tế

3.6 Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho ngành nông nghiệp giai đoạn 2007 – 2010

Chủ trì: Vụ HTQT;

Phối hợp: các đơn vị liên quan trong Bộ

Chương trình hàng năm được phê duyệt

2007 – 2010

Nguồn kinh phí Chính phủ và quốc tế

3.7 Nghiên cứu đánh giá tác động của FDI đến kinh tế, xã hội của các vùng nông thôn, xây dựng tiêu chí mới đánh giá các dự án đầu tư FDI trong nông nghiệp nông thôn

Vụ HTQT phối hợp các đơn vị trong ngoài Bộ

Báo cáo đánh giá, các khuyến nghị chính sách

2008 – 2009

Nguồn kinh phí Chính phủ và quốc tế

3.8 Xây dựng và triển khai Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Hiệp định SPS sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Văn phòng SPS (vụ HTQT)

Phối hợp: Cục TY, BVTV, Cục QLCLVSTY thuỷ sản, các Cục, Vụ đơn vị thuộc Bộ và các Bộ ngành liên quan

Quyết định của Thủ tướng chính phủ

12/2007

Nguồn kinh phí hỗ trợ của Chính phủ và quốc tế

3.10 Xây dựng Chương trình xúc tiến thương mại của ngành nông nghiệp PTNT giai đoạn 2007 – 2010

Chủ trì: Cục Chế biến NLS&NM

Phối hợp: Vụ HTQT và các đơn vị liên quan

Chương trình được thông qua

12/2007

Nguồn kinh phí hố trợ Chính phủ và của dự án hỗ trợ kỹ thuật quốc tế

3.11 Xây dựng chương trình hỗ trợ ngành, doanh nghiệp chuyển đổi cơ cấu hoặc chuyển hướng sản xuất kinh doanh

Chủ trì: Ban đổi mới và quản lý doanh nghiệp NN, Viện Chính sách CLNN-PTNT

Phối hợp: Vụ TCCB và các đơn vị liên quan, các Sở NN&PTNT, thuỷ sản

Đề án Chính phủ

12/2007

Nguồn kinh phí hỗ trợ của Chính phủ

3.12 Nghiên cứu đề xuất một số chính sách mới về hỗ trợ bảo hiểm rủi ro thiên tai cho nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

Chủ trì: Viện Chính sách, Chiến lược NN&PTNT

Phối hợp: Vụ KH, Vụ HTQT và các đơn vị liên quan, Sở NN&PTNT, thuỷ sản

Báo cáo nghiên cứu và Dự thảo chính sách

2008 – 2009

Nguồn kinh phí hỗ trợ của Chính phủ và hỗ trợ quốc tế

3.13 Xây dựng và ban hành một số chính sách hỗ trợ miền núi, vùng sâu, vùng xa phát triển nông nghiệp, nông thôn; đầu tư cho nông nghiệp với các chính sách tín dụng ưu đãi;

Chủ trì: Cục HTX và PTNT

Phối hợp: Vụ KH và các đơn vị liên quan, Sở NN&PTNT, thuỷ sản

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định của Bộ trưởng

2007 – 2008

Nguồn kinh phí hỗ trợ của Chính phủ và của các dự án hỗ trợ kỹ thuật quốc tế

3.14 Chuyển đổi hỗ trợ trong nước, trợ cấp xuất khẩu bị cấm sang hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiếp thị, ưu đãi cước phí vận tải cho hàng xuất khẩu.

Chủ trì: Vụ KH

Phối hợp: Cục HTX và PTNT, Vụ HTAT, Chế biến nông lâm sản và nghề muối và các đơn vị liên quan, các Sở NN&PTNT, thuỷ sản

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định của Bộ trưởng

2007 – 2008

Nguồn kinh phí hỗ trợ của Chính phủ

3.15 Xây dựng cơ chế giám sát bảo vệ ngư dân trên biển, tham mưu trình Bộ giải quyết các vướng mắc

Chủ trì: Vụ HTQT

Phối hợp với các cơ quan trong Bộ

Báo cáo cơ chế giám sát, Quýêt định của Bộ trưởng

Nguồn kinh phí: của Bộ và xin hỗ trợ quốc tế

3.16 Xây dựng cơ chế giám sát tình hình nhập khẩu để tham mưu cho Bộ và Chính phủ trong trường hợp cần áp dụng các biện pháp tự vệ và chống phá giá.

Chủ trì: Vụ KH

Phối hợp: cục Chế biến, nông lâm sản và nghề muối, Vụ HTQT và các đơn vị có liên quan

Báo cáo giám sát

Nguồn kinh phí của Bộ

3.17 Xây dựng chương trình cải cách hành chính tăng cường năng lực hệ thống hành chính ngành nông nghiệp & PTNT

Chủ trì: Văn phòng Bộ phối hợp với Vụ TCCB và các đơn vị liên quan

Báo cáo chương trình

2007 – 2008

Nguồn kinh phí hỗ trợ của Chính phủ

3.18 Xây dựng Chương trình Chính phủ điện tử của Bộ; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 trong ngành nông nghiệp

Chủ trì: Trung tâm tin học & TK và các đơn vị liên quan

Báo cáo chương trình

2007 – 2008

Nguồn kinh phí hỗ trợ của Chính phủ

3.19 Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường nông sản, thống kê trong ngành

Chủ trì: Trung tâm tin học & TK và các đơn vị liên quan, các Sở NN&PTNT, thuỷ sản, mạng lưới khuyến nông cả nước

Hệ thống thông tin thị trường nông sản, thống kê

2007 – 2008

Nguồn kinh phí hỗ trợ của Chính phủ

3.20 Xây dựng chương trình hiện đại hoá công sở theo tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng với điều kiện hội nhập quốc tế

Chủ trì: Văn phòng Bộ Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ

Báo cáo chương trình

2007 – 2010

Nguồn kinh phí hỗ trợ của Chính phủ

3.21 Chính sách khuyến khích tham gia các hình thức tổ chức liên kết cộng đồng những người sản xuất trong ngành hàng. Thành lập thí điểm và vận hành các liên minh sản xuất, tạo dựng mối quan hệ thương mại lâu dài, tự nguyện theo nhu cầu với hình thức linh hoạt, đa dạng nhằm tạo ra sự gắn kết trong chuỗi giá trị ngành hàng.

Chủ trì: Vụ KH, Cục HTX và PTNT, Cục Chế biến, NLS và nghề muối, Đánh bắt và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, các Cục, Vụ chuyên ngành, các Sở NN&PTNT, Thuỷ sản

- Nghị định CP,

Chương trình thí điểm

2008 – 2009

3.22 Chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh các dịch vụ trong khuôn khổ cam kết WTO, song phương và khu vực

Chủ trì: Vụ HTQT

Phối hợp : Vụ KH, các Cục Vụ, Viện CL&CS và các đơn vị liên quan

Báo cáo chương trình

2007 – 2008

3.23 Xây dựng chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản theo hợp đồng thay thế Quyết định số 80/2002 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Chủ trì: Cục Hợp tác xã & PTNT

Phối hợp : Các Cục, vụ liên quan

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

2007 – 2008

Nguồn kinh phí của Chính phủ và dự án hỗ trợ quốc tế

3.24 Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ trì: Cục HTX và PTNT

Phối hợp: Các Cục, Vụ liên quan, các Sở NN&PTNT, thuỷ sản

Chương trình được thông qua

2007 – 2008

Nguồn kinh phí của Chính phủ và dự án hỗ trợ quốc tế

3.25 Tổng kết và đánh giá chương trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, kiến nghị chính sách phát triển nông thôn trong bối cảnh hội nhập

Chủ trì: Cục Chế biến, nông lâm, thuỷ sản và nghề muối;

Phối hợp: Các Cục, Vụ liên quan

Báo cáo tổng kết

Chương trình

2007 – 2008

Nguồn kinh phí của Chính phủ và dự án hỗ trợ quốc tế

3.26 Đề án phát triển khuyến nông Việt Nam thời kỳ 2007 – 2010

Chủ trì: Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Phối hợp: Các Cục, vụ liên quan, các Sở NN&PTNT, thuỷ sản

Báo cáo đề án

12/2007

Nguồn kinh phí của Chính phủ và dự án hỗ trợ quốc tế

3.27 Tổng kết các mô hình liên kết ngang, dọc trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ thuỷ sản để rút bài học kinh nghiệm và nhân rộng ra toàn ngành

Chủ trì: Ban Chỉ đạo chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản

Phối hợp: Các Cục, Vụ liên quan, các Sở NN&PTNT, thuỷ sản

Báo cáo tổng kết

2007 – 2008

Nguồn kinh phí của Bộ

3.28 Đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản chủ lực

Các cục chuyên ngành, các Sở NN&PTNT, thuỷ sản

Báo cáo đề án

2007 – 2008

Nguồn kinh phí của Chính phủ và Bộ

3.29 Xây dựng chương trình phát triển ngành nghề nông thôn, ban hàng tiêu chí ngành nghề, làng nghề truyền thống, nghệ nhân

Chủ trì: Cục chế biến NLS&NM;

Phối hợp: cục Trồng trọt, Vụ KHCN

Báo cáo thực hiện theo chương trình đã phê duyệt

2007 – 2008

Nguồn kinh phí của Chính phủ và Bộ

3.30 Đề án công nghệ bảo quản rau, quả không sử dụng hoá chất; ban các bộ quy trình kỹ thuật ngành chè, điều, cà phê và tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm chế biến

Chủ trì: Cục trồng trọt

Phối hợp: Cục chế biến NLS&NM Cục trồng trọt, Vụ Khoa học công nghệ

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

2007 – 2008

Nguồn kinh phí của Chính phủ và dự án hỗ trợ quốc tế

3.31 Chính sách khuyến khích nông dân mua cổ phần trong các cơ sở chế biến nông, thuỷ sản, các doanh nghiệp nông nghiệp

Chủ trì: Ban ĐMDN;

Phối hợp: ụ TC, KH và các Cục, Vụ liên quan

Nghị định Chính phủ

2007 – 2008

Nguồn kinh phí của Chính phủ và Bộ

3.32 Chính sách thúc đẩy quá trình tích tụ ruộng đất gắn với chuyển dịch lao động sang ngành nghề khác;

Cục Hợp tác xã & PTNT chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan

Báo cáo và Nghị định CP

2007 – 2008

Nguồn kinh phí của Chính phủ và Bộ

3.33 Xây dựng chiến lược khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT đến năm 2020. Tập trung vào phát triển và chuyển giao công nghệ nông nghiệp mới và cải tiến, phát triển kỹ thuật canh tác bền vững nhằm đáp ứng được nhu cầu thị trường, hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Chủ trì: Vụ KHCN

Phối hợp: Viện VAAS, các Cục, Vụ, Viện, Trường, các doanh nghiệp và các đơn vị liên quan

Chiến lược KHCN đảm bảo được các tiêu chí trên

2008 – 2010

Nguồn kinh phí của Chính phủ và Bộ và hỗ trợ quốc tế

3.34 Chỉ đạo triển khai xây dựng các vùng sản xuất hàng nông sản sạch, tập trung, áp dụng quy trình GAP, IPM

Cục trồng trọt chủ trì phối hợp với TTKNQG, Vụ KHCN, Cục Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi, Nuôi thuỷ sản và đơn vị liên quan

Báo cáokết quả 6 tháng và hàng năm

2007 – 2008

Nguồn kinh phí của Chính phủ và Bộ

3.35 Xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020

Chủ trì: Cục Chăn nuôi;

Phối hợp: Các đơn vị liên quan, Các Sở NN&PTNT, thuỷ sản

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

2007 – 2008

Nguồn kinh phí của Chính phủ và Bộ

3.36 Xây dựng chính sách, cơ chế sản xuất gia súc gia cầm sạch, tập trung; quy định về giết mổ tập trung ở đô thị và khu công nghiệp

Cục chăn nuôi chủ trì phối hợp với Cục Thú y và đơn vị liên quan

Báo cáo kết quả 6 tháng và hàng năm

2007 – 2008

Nguồn kinh phí của Chính phủ và Bộ

3.37 Xây dựng Chương trình hoàn thiện các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình về thú y theo quy định của Luật, hướng dẫn, khuyến cáo của OIE, Codex và Hiệp định SPS/WTO

Vụ Khoa học công nghệ, Cục Thú y, Cục quản lý CL, VS và TYTS và Vụ Pháp chế chủ trì phốihợp với các đơn vị liên quan

Báo cáo kết quả 6 tháng và hàng năm

2007 – 2008

Nguồn kinh phí của Chính phủ và Bộ

3.38 Xây dựng Chương trình hoàn thiện các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình về bảo vệ thực vật theo quy định của Luật, hướng dẫn, khuyến cáo của IPPC và Hiệp định SPS/WTO

Cục Bảo vệ thực vật chủ trì phối hợp với Vụ Khoa học công nghệ và đơn vị liên quan

Báo cáo chương trình

2007 – 2008

Nguồn kinh phí của Chính phủ và Bộ giao theo KH

3.39 Xây dựng Chương trình hoàn thiện các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình về quản lý chất lượng & VSTY thuỷ sản theo quy định của Luật, hướng dẫn, khuyến cáo của OIE, IPPC, CODEX và Hiệp định SPS/WTO

Cục Quản lý chất lượng VSTY thuỷ sản phối hợp với Vụ Khoa học công nghệ và đơn vị liên quan

Báo cáo chương trình 6 tháng và hàng năm

2007 – 2008

Nguồn kinh phí của Chính phủ và Bộ giao theo KH

3.40 Xây dựng Chương trình hoàn thiện hệ thống thống kê thống nhất trong toàn ngành tửtung ương đến địa phương và Tổng cục Thống kê

Trung tâm Tin học và thống kê

Báo cáo chương trình

2007 – 2008

Nguồn kinh phí hỗ trợ của Chính phủ và các dự án hỗ trợ quốc tế

4

Rà soát, hoàn thiện hệ thống luật pháp, quy định trong nước

4.1 Hài hoà các tiêu chuẩn quốc tế (OIE, IPPC, Codex). Rà soát, hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống tiêu chuẩn về SPS đảm bảo phù hợp với quy định quốc tế; tham gia vào quá trình xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế về SPS)

Chủ trì: Vụ Khoa học công nghệ

Phối hợp: Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Quản lý chất lượng & VSTY thuỷ sản và các Sở NN&PTNT

Báo cáo 6 tháng và hàng năm

2007 – 2008

Nguồn kinh phí hỗ trợ của Chính phủ và của các dự án hỗ trợ kỹ thuật quốc tế

4.2 Rà soát và điều chỉnh một số chính sách và quy định hiện hành phù hợp với quy định của khu vực và WTO

Chủ trì: Vụ Pháp chế

Phối hợp : Vụ HTQT, vụ KH và các đơn vị liên quan

Báo cáo 6 tháng và hàng năm

2007 – 2008

Nguồn kinh phí của Chính phủ và dự án hỗ trợ quốc tế

4.3 Rà soát, hệ thống hoá các văn bản phápquy để có các điều chỉnh thích hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng nông sản đã hài hoà hoá trong khu vực ASEAN

Chủ trì: Vụ KHCN

Phối hợp: Vụ Pháp chế, Vụ HTQT, Cục BVTV, Thú y, QLCL&TYTS và các đơn vị có liên quan

Báo cáo 6 tháng và hàng năm

2007 – 2008

Nguồn kinh phí của Chính phủ và dự án hỗ trợ quốc tế

4.4 Rà soát, hệ thống hoá các văn bản pháp quy để có các điều chỉnh thích hợp với các tiêu chí và chỉ tiêu quản lý rừng bền vững đã cam kết thực hiện trong ASEAN

Chủ trì: Cục Lâm nghiệp chủ trì, vụ Pháp chế

Phối hợp: Cục Kiểm lâm, Vụ HTQT

Báo cáo 6 tháng và hàng năm

12/2007

Nguồn kinh phí của Chính phủ và dự án hỗ trợ quốc tế

4.5 Xây dựng Luật Nông nghiệp

Vụ Pháp chế chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan

Trình Quốc hội thông qua

2007 – 2010

Nguồn kinh phí của Chính phủ

4.6 Xây dựng Luật Thú y

Cục Thú y chủ trì, phối hợp đơn vị liên quan

Trình Quốc hội thông qua

2007 – 2010

Nguồn kinh phí của Chính phủ

4.7 Xây dựng Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật

Cục Bảo vệ thực vật phối hợp đơn vị liên quan

Trình Quốc hội thông qua

2007 – 2010

Nguồn kinh phí của Chính phủ

4.8 Xây dựng Luật Thuỷ lợi

Cục Thuỷ lợi chủ trì, các đơn vị liên quan phối hợp

Trình Quốc hội thông qua

2007 – 2008

Nguồn kinh phí của Chính phủ

4.9 Xây dựng Pháp lệnh về sản xuất kinh doanh phân bón

Cục trồng trọt chủ trì, các đơn vị liên quan

Trình UBTVQH thông qua

2007 – 2008

Nguồn kinh phí của Chính phủ

4.10 Xây dựng Pháp lệnh về thức ăn chăn nuôi

Cục Chăn nuôi, Vụ nuôi trồng thuỷ sản và các đơn vị liên quan

Trình UBTVQH thông qua

2007 – 2008

Nguồn kinh phí của Chính phủ

4.11 Xây dựng Pháp lệnh về sản xuất, kinh doanh muối

Cục chế biến NLS&NM chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan

Trình UBTVQH thông qua

2007 – 2008

Nguồn kinh phí của Chính phủ

5

Thực hiện các cam kết với WTO

5.1 Thực hiện nghĩa vụ về minh bạch hoá (xây dựng cơ sở dữ liệu về các thông báo SPS trong và ngoài nước; tăng cường trang thiết bị cho các điểm hỗ trợ kỹ thuật thuộc mạng lưới SPS)

Chủ trì: Văn phòng SPS (Vụ HTQT)

Phối hợp: Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật, Cục quản lý chất lượng VSTY thuỷ sản và các đơn vị liên quan, các Sở NN&PTNT, thuỷ sản, các Hiệp hội ngành hàng

Baôcs 6 tháng và hàng năm

12/2007

Nguồn kinh phí của Chính phủ và dự án hỗ trợ quốc tế

5.2 Phân tích quản lý nguy cơ dịch bệnh trên cơ sở khoa học (Xây dựng quy trình phân tích rủi ro đối với dịch hại trên động, thực vật; Xây dựng cơ sở dữ liệu về đánh giá rủi ro; Tiến hành phân tích rủi ro đối với hàng nông sản nhập khẩu)

Chủ trì: Vụ Khoa học công nghệ

Phối hợp: Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Quản lý chất lượng VSTY thuỷ sản, Cục Chăn nuôi, Cục Trồng trọt

Các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN)

2007 – 2008

Nguồn kinh phí của Chính phủ và dự án hỗ trợ kỹ thuật quốc tế

5.3 Rà soát và xây dựng các quy định, tiêu chuẩn về kiểm tra giám sát, cấp giấy chứng nhận đối với hàng nhập khẩu chuyên ngành

Chủ trì: Vụ Khoa học công nghệ

Phối hợp: cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật, Cục quản lý chất lượng VSTY thuỷ sản, Cục Chăn nuôi, Cục trồng trọt

Báo cáo đánh giá

Nguồn kinh phí của Chính phủ và dự án hỗ trợ kỹ thuật quốc tế

5.4 Triển khai xây dựng thí điểm các vùng trồng, nuôi trồng sạch áp dụng quy trình về truy xuất nguồn gốc đối với một số loại cây, con cụ thể

Chủ trì: Vụ KHCN; các Cục : chuyên ngành, TTKNQG, các Sở Nông nghiệp và PTNT, Thuỷ sản

Báo cáo đánh giá

2009 – 2010

Nguồn kinh phí của Bộ, hỗ trợ quốc tế

5.5 Đảm bảo tính tương đương (xây dựng quy trình đánh giá tính tương đương của các biện pháp SPS; Đào tạo kỹ năng đàm phán về tương đương; Đàm phán, ký kết hiệp định công nhận tương đương về SPS với các nước)

Chủ trì: Văn phòng SPS (Vụ HTQT)

Phối hợp: Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Quản lý chất lượng VSTY thuỷ sản

Các hiệp định tương đương thừa nhận lẫn nhau

2007 – 2010

Nguồn kinh phí của Chính phủ và dự án hỗ trợ kỹ thuật quốc tế

5.6 Hướng dẫn xây dựng và thực hiện nghiêm quy trình quản lý chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm

Chủ trì: Vụ KHCN

Phối hợp: Vụ HTQT, các doanh nghiệp và các đơn vị liên quan

Quyết định của Bộ trưởng

12/2007

Kinh phí của Chính phủ và dự án quốc tế

5.7 Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các hoạt động quản lý dịch vụ trong khuôn khổ cam kết WTO thuộc lĩnh vực nông nghiệp và PTNT

Chủ trì: Vụ HTQT;

Phối hợp : Các Cục BVTY, Thú y, Trồng, Quản lý Chất lượng VSAT và Thú y Thuỷ sản, trồng trọt chăn nuôi

Báo cáo hàng năm

2007 – 2008

Kinh phí của Chính phủ và dự án quốc tế

6

Tham gia thực thi các công ước/thoả thuận quốc tế Việt Nam là thành viên

6.1 Phổ biến, giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện, hài hoà hoá các quy định của Công ước UPOV – Giống cây trồng mới, hài hoà hoá quy chuẩn

Chủ trì: Cục Trồng trọt,

Phối hợp: Vụ HTQT, Vụ KHCN và các đơn vị liên quan

Báo cáo 6 tháng và hàng năm

2007 – 2010

6.2 Phổ biến, giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện, hài hoà hoá các quy định của Tổ chức Thú y thế giới (OIE)

Chủ trì: Cục Thú Y

Phối hợp: Vụ HTQT, Vụ KHCN và các đơn vị liên quan

Báo cáo Quý,6 tháng và hàng năm

2007 – 210

Nguồn kinh phí Chính phủ và các dự án hỗ trợ quốc tế

6.3 Phổ biến, giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện, hài hoà hoá các quy định của Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật (IPPC)

Chủ trì: Cục BVTV

Phối hợp: Vụ HTQT, Vụ KHCN và các đơn vị liên quan

Báo cáo 6 tháng và hàng năm

2007 – 2010

Nguồn kinh phí Chính phủ và các dự án hỗ trợ quốc tế

6.4 Phổ biến, giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện, hài hoà hoá các quy định của Uỷ ban An toàn thực phẩm (CODEX)

Chủ trì: Vụ KHCN

Phối hợp: Vụ HTQT và các đơn vị liên quan

Báo cáo 6 tháng và hàng năm

2007 – 2010

Nguồn kinh phí Chính phủ và các dự án hỗ trợ quốc tế

6.5 Phổ biến, giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện, hài hoá hoá các quy định của Công ước buôn bán quốc tế về động vật hang dã (CITES)

Chủ trì: Cục Kiểm lâm

Phối hợp: Vụ HTQT, Cục LN và các đơn vị liên quan

Báo cáo 6 tháng và hàng năm

2007 – 2010

Nguồn kinh phí Chính phủ và các dự án hỗ trợ quốc tế

6.6 Phổ biến, giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện, hài hoà hoá các quy định của các thoả thuận, Nghị định thư, văn kiện … mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập liên quan đến ngành nông nghiệp và PTNT

Chủ trì: Các Cục Chuyên ngành, các Vụ KHCN, Pháp chế và các đơn vị liên quan

Báo cáo 6 tháng và hàng năm

2007 – 2010

Nguồn kinh phí Chính phủ và các dự án hỗ trợ quốc tế

6.7 Rà soát hiệu lực hiệu quả các công ước/thoả thuận quốc tế khác, đưa ra các khuyến nghị sửa đổi hoặc huỷ bỏ. Tham gia các công ước/thoả thuận quốc tế mới

Chủ trì: Vụ HTQT

Phối hợp: Các đơn vị liên quan

Báo cáo 6 tháng và hàng năm

2007 – 2010

Nguồn kinh phí Chính phủ và các dự án hỗ trợ quốc tế

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3615/QĐ-BNN-HTQT năm 2007 về Chương trình hành động của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới giai đoạn 2007 – 2010 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 3615/QĐ-BNN-HTQT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 16/11/2007
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Cao Đức Phát
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 16/11/2007
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản