- 1Luật đấu thầu 2013
- 2Quyết định 1222/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án Phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2015 - 2020
- 3Nghị định 75/2015/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020
- 4Quyết định 395/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến 2030
- 5Quyết định 4143/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án hỗ trợ đầu tư cấp thiết hạ tầng du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 - 2020
- 6Quyết định 12/2016/QĐ-UBND Quy định chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2016-2020
- 7Quyết định 38/2016/QĐ-TTg về chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 1306/QĐ-UBND năm 2017 về mẫu đề cương rà soát quy hoạch sắp xếp, bố trí dân cư gắn với xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn miền núi tỉnh Quảng Nam
- 9Quyết định 2602/QĐ-UBND năm 2017 sửa đổi Đề cương rà soát quy hoạch sắp xếp, bố trí dân cư gắn với xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn miền núi tỉnh Quảng Nam kèm theo Quyết định 1306/QĐ-UBND
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3150/QĐ-UBND | Quảng Nam, ngày 29 tháng 8 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 17/8/2016 của Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ tư (Khóa XXI) về phát triển kinh tế - xã hội miền núi gắn với định hướng thực hiện một số dự án lớn tại vùng Tây tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025 và Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày 19/4/2017 của HĐND tỉnh Quảng Nam về phát triển kinh tế xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2025;
Căn cứ Thông báo số 36/TB-SNN&PTNT ngày 13/3/2017 của Ban Chỉ đạo về xây dựng và phát triển vùng Tây tỉnh Quảng Nam về kết luận của đồng chí Nguyễn Ngọc Quang - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo tại phiên họp thứ hai;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 282/TTr-SNN&PTNT ngày 02/7/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU của Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ tư (Khóa XXI) về phát triển kinh tế - xã hội miền núi gắn với định hướng thực hiện một số dự án lớn tại vùng Tây tỉnh Quảng Nam, với các nội dung sau:
1. Mục tiêu
Tập trung khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của miền núi và huy động hiệu quả các nguồn lực để phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội. Ưu tiên tập trung triển khai thực hiện việc bố trí, sắp xếp dân cư, phát triển sản xuất gắn với quy hoạch, xây dựng nông thôn mới; tăng cường cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân miền núi gắn với giảm nghèo bền vững, bảo vệ rừng, môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số. Phấn đấu đến năm 2020, các huyện miền núi đạt được các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội đảm bảo theo mục tiêu Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày 19/4/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam đã đề ra.
2. Nhiệm vụ
2.1. Về sắp xếp, bố trí dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới
- Rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch sắp xếp, bố trí dân cư trong quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới và theo hình thức xen ghép là chủ yếu; việc sắp xếp, bố trí dân cư phải gắn liền với đất sản xuất để người dân ổn định cuộc sống, hạn chế thấp nhất việc tác động làm suy giảm môi trường rừng.
- Sắp xếp bố trí lại dân cư tại các vùng, dự kiến khoảng 2.800 hộ (chủ yếu là xen ghép): Đối tượng vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, ổn định dân di cư tự do, khu rừng đặc dụng nhằm ổn định và nâng cao đời sống của người dân, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, di cư tự do; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trường và củng cố an ninh, quốc phòng.
- Xác định nhu cầu cấp thiết đối với những địa điểm đã quy hoạch bố trí, sắp xếp dân cư về đầu tư xây dựng các công trình đầu mối, kết nối hạ tầng sản xuất vùng nguyên liệu, vùng phát triển dược liệu trên địa bàn miền núi.
2.2. Về quản lý bảo vệ, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế rừng
- Tập trung xây dựng hệ thống vườn ươm cây lâm nghiệp và dược liệu tại các huyện miền núi, tăng cường công tác quản lý giống lâm nghiệp và dược liệu; khai thác hợp lý và bảo vệ các loại lâm sản, lâm sản ngoài gỗ, trong đó chú trọng cây sâm Ngọc Linh và một số cây dược liệu khác gắn với tiềm năng, thế mạnh, điều kiện của từng địa phương; cần ưu tiên tạo thị trường và liên kết với các hoạt động du lịch, làm nền tảng cho sự phát triển của kinh tế địa phương và góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững cho đồng bào miền núi.
- Về nâng cao hiệu quả kinh tế rừng: Thiết lập các khu vực trồng rừng gỗ lớn bằng các loài cây giống keo tai tượng Úc, keo nuôi cấy mô có năng suất, chất lượng cao nhằm kết hợp chức năng phòng hộ và sản xuất, tạo vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng, từng bước thay thế khai thác sử dụng gỗ tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái rừng, tăng thu nhập cho người dân gắn với bảo vệ rừng, cụ thể như sau:
+ Hỗ trợ nhân dân chuyển từ trồng rừng bằng giống keo có năng suất thấp trước đây sang giống keo nhập khẩu từ Úc, keo nuôi cấy mô; hỗ trợ xây dựng vườn ươm; có cơ chế hỗ trợ người dân tham gia trồng rừng gỗ lớn tại các huyện miền núi.
+ Hỗ trợ kinh phí tăng cường các biện pháp chăm sóc đối với cây sâm giống, nhân giống sâm, trồng bảo tồn 06 ha tại 02 vườn sâm (Trung tâm Sâm Ngọc Linh, huyện Nam Trà My và Trung tâm phát triển sâm Ngọc Linh và dược liệu Quảng Nam). Hỗ trợ phát triển sâm Ngọc Linh cho nhân dân vùng quy hoạch (cho 300 hộ, mỗi hộ không quá 500 cây).
2.3. Về các nhiệm vụ, dự án khác
- Trên cơ sở quy hoạch chăn nuôi, tiếp tục thu hút các dự án đầu tư từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc có kiểm soát, bảo vệ môi trường tại các huyện miền núi thấp. Trong giai đoạn 2017-2020 thực hiện hỗ trợ đầu tư xây dựng 02 khu chăn nuôi tập trung, hỗ trợ các dự án đầu tư toàn bộ (cơ sở hạ tầng, điện nước trong và ngoài hàng rào) và dự án chăn nuôi gia công (xây dựng hạ tầng xử lý chất thải, điện, nước trong hàng rào dự án) tại các địa phương miền núi trên địa bàn tỉnh.
- Xúc tiến Dự án hỗ trợ đầu tư phát triển các làng nghề hiện có ở các địa phương như: Làng nghề dệt thổ cẩm (các huyện Đông Giang và Nam Giang); Làng nghề Dó trầm hương huyện Nông Sơn, Tiên Phước; làng nghề trồng bưởi trụ Đại Bình (huyện Nông Sơn). Trên cơ sở nội dung đề án được duyệt (1), ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (cải tạo cảnh quang môi trường, điện chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nước, sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý môi trường) làng nghề tại các huyện: Đông Giang, Nông Sơn, Nam Giang; xúc tiến quảng bá các điểm du lịch và đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng một số làng gắn với du lịch (Làng du lịch Pơ mu, làng Pơ’ning, làng Azứt, đồi Arung, thôn Arầng, huyện Tây Giang),...
- Đầu tư các trạm bơm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, kết cấu hạ tầng chủ yếu mang tính cấp thiết gắn với bố trí sắp xếp dân cư một số khu dân cư (nâng cấp giao thông, điện, nước...). Đối với đường giao thông chỉ đầu tư đến các khu vực đã sắp xếp, bố trí dân cư, giao thông đến vùng sản xuất tập trung.
1. Đối với sắp xếp, bố trí dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới
a) Cơ chế thực hiện nhóm dự án sắp xếp, bố trí dân cư và các hạ tầng thiết yếu (điện, đường, trường, trạm, san nền, nước sinh hoạt,...) (2)
Để tạo điều kiện cho người dân tham gia thực hiện các dự án hạ tầng thiết yếu tại cộng đồng do mình được hưởng lợi, nhằm tăng cường trách nhiệm của người dân trong việc giữ gìn và phát huy hiệu quả sau đầu tư, ưu tiên giao cho cộng đồng dân cư thực hiện theo quy định đối với các hạng mục đầu tư quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản (3).
- Về nguyên tắc: Bố trí dân cư phải gắn với đất sản xuất và phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt. Thực hiện bố trí dân cư xen ghép là chủ yếu; đối với những khu vực không thể bố trí xen ghép thì mới xem xét xây dựng điểm sắp xếp dân cư tập trung nhưng hạn chế thấp nhất việc san ủi làm thay đổi kết cấu tự nhiên gây nguy cơ sạt lở.
Người dân là chủ thể thực hiện các dự án hạ tầng thiết yếu tại cộng đồng, khu dân cư, nhà nước chỉ hỗ trợ theo định mức; tùy theo quỹ đất việc bố trí đất ở cho đồng bào đảm bảo nhu cầu tối thiểu khoảng 200m2/hộ; việc bố trí, sắp xếp dân cư phải phù hợp với phong tục, tập quán sinh hoạt, sản xuất và trên cơ sở nguyện vọng, đồng thuận của người dân, cộng đồng dân cư, đồng thời phải đảm bảo quỹ đất dự phòng đáp ứng nhu cầu gia tăng dân số.
- Về cơ chế thực hiện: Nguồn ngân sách tỉnh đảm bảo 100% kinh phí để thực hiện các hạng mục hỗ trợ:
+ Hỗ trợ di chuyển nhà: 20 triệu đồng/hộ.
+ Hỗ trợ cải tạo đất ở (khoán gọn để hộ tái định cư chi phí cho chi trả chuyển nhượng quyền sử dụng đất, phát dọn, san lấp nền nhà): 30 triệu đồng/nền nhà/hộ.
+ Hỗ trợ nước sinh hoạt: Không quá 1,5 triệu đồng/hộ.
+ Hỗ trợ đường dây điện đấu nối đến từng hộ (phần sau công tơ): Tối đa 100m/hộ, không quá 3,5 triệu đồng/hộ.
+ Hỗ trợ làm đường dân sinh bằng xi măng (theo thiết kế mẫu): Tối đa 100m/hộ, không quá 10 triệu đồng/hộ.
+ Hỗ trợ đất sản xuất: Đối với những địa phương không bố trí đủ đất sản xuất cho những hộ có nhu cầu hỗ trợ đất sản xuất thì được hỗ trợ kinh phí với mức tối đa 15 triệu đồng/hộ để tạo quỹ đất sản xuất giao cho mỗi hộ.
Ngoài định mức hỗ trợ nêu trên, tùy theo khả năng cân đối ngân sách, UBND cấp huyện có thể hỗ trợ tăng thêm.
b) Giải pháp về lãnh đạo thực hiện, thông tin tuyên truyền:
- Phát huy vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở, những người có uy tín trong cộng đồng dân cư để lãnh đạo thực hiện.
- Thực hiện công khai dân chủ về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc di dời, sắp xếp bố trí lại dân cư.
- Tăng cường công tác vận động tuyên truyền đối tượng di dời, phát huy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của cộng đồng, đối với các hộ nghèo, gia đình chính sách...
2. Đối với quản lý bảo vệ, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế rừng, khai thác sản phẩm dưới tán rừng
- Tập trung đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng chất lượng cao và phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất giống:
+ Đối với cây lâm nghiệp: Tập trung, đẩy mạnh việc xây dựng các hệ thống vườn ươm cây lâm nghiệp, lâm sản ngoài gỗ, tăng cường công tác quản lý giống cây lâm nghiệp, hỗ trợ giống mới có chất lượng (sinh trưởng nhanh, chất lượng gỗ tốt) cho người dân. Chú trọng công tác nghiên cứu bảo tồn và phát triển các giống cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu...(4)
+ Đối với cây sâm Ngọc Linh và các loại cây dược liệu: Triển khai thực hiện tốt Đề án Quy hoạch bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh, cơ chế hỗ trợ bảo tồn và phát triển cây dược liệu, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật từ những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã và đang thực hiện, đặc biệt là cây sâm Ngọc Linh; đồng thời áp dụng phương thức canh tác truyền thống của người dân địa phương vùng sâm và có sự điều chỉnh, bổ sung để đẩy mạnh việc phát triển cây giống sâm Ngọc Linh có chất lượng, bảo đảm cung ứng giống tốt cho phát triển lâu dài. Tiếp tục nghiên cứu hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật tạo cây giống, trồng Sâm Ngọc Linh, dược liệu dưới tán rừng để nâng cao hiệu quả trồng và tỷ lệ sống, đảm bảo được môi trường sinh thái tại khu vực trồng Sâm, dược liệu.
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập thông qua hỗ trợ giống cây trồng lâm nghiệp, dược liệu, lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao, cho vay vốn ưu đãi, tập huấn kỹ thuật sản xuất kết hợp với giải quyết đồng bộ các chính sách an sinh xã hội.
3. Các nhóm dự án khác
- Các Sở, ngành phối hợp cùng với các địa phương căn cứ kế hoạch được duyệt thực hiện việc xác định ưu tiên từng hạng mục đầu tư trong năm về quy mô, địa điểm đầu tư để phát triển các khu chăn nuôi (5), phát triển làng nghề gắn với du lịch, hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng (6).
- Giao cho các địa phương chủ động rà soát và hằng năm xây dựng kế hoạch cụ thể gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT trước ngày 15/8 của năm trước năm kế hoạch để tổng hợp, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt, bố trí kinh phí thực hiện. Việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, dự án yêu cầu các Sở, ngành, địa phương có liên quan lập đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định trình UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện.
Tổng cộng: 16 nhiệm vụ/dự án.
Tổng mức đầu tư ước tính: 500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh.
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính lồng ghép các nguồn vốn, cân đối ngân sách, tham mưu UBND tỉnh bố trí bảo đảm nguồn kinh phí cho các Sở, ban, ngành, địa phương miền núi triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch được duyệt.
- Chủ động làm việc với các Bộ, ngành Trung ương để báo cáo, đề xuất hỗ trợ kinh phí đầu tư cho các huyện miền núi, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng.
2. Sở Tài chính:
- Chủ trì và phối hợp với các ngành liên quan để tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện Kế hoạch đề ra; đồng thời có trách nhiệm hướng dẫn các Sở, ban, ngành, địa phương miền núi thực hiện việc hỗ trợ, quản lý sử dụng và thanh quyết toán nguồn hỗ trợ kinh phí sự nghiệp theo đúng quy định.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Theo dõi, hướng dẫn việc triển khai thực hiện Kế hoạch của các Sở, ngành, đơn vị có liên quan và UBND các huyện miền núi; kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện về UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo giải quyết.
- Có trách nhiệm chủ trì, tổng hợp kế hoạch hằng năm về thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU của các Sở, ngành, đơn vị có liên quan và UBND các huyện miền núi để tham mưu UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở triển khai thực hiện.
- Chủ trì, tham mưu ban hành các cơ chế, chính sách để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 05-NQ/TU đối với các nhóm dự án: sắp xếp, bố trí dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới; dự án bảo vệ, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế rừng, khai thác sản phẩm dưới tán rừng; phát triển chăn nuôi, hỗ trợ sản xuất
- Đôn đốc, hướng dẫn UBND các huyện miền núi thực hiện việc rà soát quy hoạch sắp xếp, bố trí dân cư theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh tại Quyết định số 1306/QĐ-UBND ngày 21/4/2017.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị có liên quan và UBND các huyện miền núi tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả đối với các nhiệm vụ, dự án đã được UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho Sở Nông nghiệp và PTNT, đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực thuộc có liên quan thực hiện và phối hợp với UBND các huyện miền núi trong triển khai thực hiện Kế hoạch này.
4. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm hướng dẫn UBND các huyện miền núi trong việc lập các thủ tục có liên quan đến đầu tư xây dựng thuộc lĩnh vực giao thông, đồng thời tham mưu UBND tỉnh phê duyệt các nội dung có liên quan đến đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn của UBND các huyện miền núi.
5. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan hướng dẫn UBND các huyện miền núi trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, dự án thuộc lĩnh vực phát triển du lịch, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề được phê duyệt tại Kế hoạch này; đồng thời có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi quá trình thực hiện của UBND các huyện miền núi, báo cáo kịp thời những khó khăn, vướng mắc, phát sinh về UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo giải quyết.
6. Ủy ban nhân dân các huyện miền núi:
- Căn cứ nội dung Kế hoạch được duyệt, yêu cầu UBND các huyện miền núi rà soát xác định cụ thể số hộ dân cần bố trí sắp xếp, các nhiệm vụ, dự án, hạng mục công việc đảm bảo thực hiện được trong năm kế hoạch; đồng thời chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị, UBND cấp xã liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này, trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh, vướng mắc kịp thời báo cáo UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT để chỉ đạo giải quyết.
- Khẩn trương thực hiện việc rà soát quy hoạch sắp xếp, bố trí dân cư theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh tại Quyết định số 1306/QĐ-UBND ngày 21/4/2017 và Quyết định số 2602/QĐ-UBND ngày 21/7/2017.
- Hằng năm có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể về triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU gửi Sở Nông nghiệp và PTNT trước ngày 15/8 của năm trước năm kế hoạch để tổng hợp, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt, bố trí kinh phí thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Giao thông vận tải; Chủ tịch UBND các huyện miền núi và Thủ trưởng các đơn vị liên quan căn cứ quyết định thi hành.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 05-NQ/TU CỦA HỘI NGHỊ TỈNH ỦY LẦN THỨ TƯ (KHÓA XXI) VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI MIỀN NÚI GẮN VỚI ĐỊNH HƯỚNG THỰC HIỆN MỘT SỐ DỰ ÁN LỚN TẠI VÙNG TÂY TỈNH QUẢNG NAM
(Kèm theo Quyết định số: 3150/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam)
TT | Tên nhiệm vụ/dự án | Khối lượng/Nội dung công việc triển khai thực hiện | Cơ quan chủ trì thực hiện | Cơ quan phối hợp | Thời gian hoàn thành | Phân kỳ thực hiện | Vốn (tỷ đồng) | Ghi chú | |||||
Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | Tổng | Tỉnh | Khác (DN,vay, người dân, địa phương) | |||||||
* Tổng nguồn vốn |
|
|
|
|
|
| 691,5 | 500,0 | 191,5 |
| |||
I | Nhóm sắp xếp, bố trí dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới: gồm 01 dự án | ||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 224,0 | 224,0 | 0,0 |
|
1 | Rà soát, quy hoạch sắp xếp, bố trí dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn miền núi tỉnh Quảng Nam | Sắp xếp, bố trí dân cư cho 2.800 hộ tại 9 huyện miền núi | Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện miền núi | Các Sở, Ban, ngành có liên quan | 2017-2020 | 330 hộ | 800 hộ | 870 hộ | 800 hộ | 224,0 | 224,0 |
|
|
II Nhóm bảo vệ, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế rừng, khai thác sản phẩm dưới tán rừng: gồm 03 dự án | |||||||||||||
| Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
| 113,0 | 78,0 | 35,0 |
|
1 | Dự án nâng cao chất lượng và năng suất rừng Keo thông qua các giải pháp chuyển đổi giống, nuôi cấy mô, cây giống ngoại | Xây dựng và chuyển hóa rừng giống keo tai tượng Úc 50 ha, hỗ trợ xây dựng 02 vườn ươm trung tâm (Đông Giang, Tiên Phước) và 07 vườn ươm vệ tinh ở các huyện còn lại; hỗ trợ giống cây lâm nghiệp có chất lượng để cải tạo rừng trồng | Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện miền núi | Các Sở, ban, ngành có liên quan | 2017-2020 | Hỗ trợ hạt giống Keo tai tượng Úc để trồng rừng tại 9 huyện miền núi | Hỗ trợ xây dựng vườn ươm; hỗ trợ hạt giống Keo tai tượng Úc | Hỗ trợ xây dựng vườn ươm; hỗ trợ hạt giống Keo tai tượng Úc | Chuyển hóa rừng giống keo tai tượng Úc 50 ha; hỗ trợ hạt giống Keo tai tượng Úc | 25,0 | 25,0 |
| Theo cơ chế ban hành trong thời gian đến |
2 | Dự án phát triển trồng rừng gỗ lớn, thâm canh rừng | 1000 ha | Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện miền núi | Các Sở, ban, ngành có liên quan | 2018-2020 |
| 300 ha | 300 ha | 400 ha | 58,0 | 23,0 | 35,0 | Theo cơ chế ban hành trong thời gian đến |
3 | Dự án bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh | Hỗ trợ giống cho người dân; hỗ trợ đầu tư cho công tác bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh | Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Nam Trà My | Các Sở, Ban, ngành có liên quan | 2017-2020 |
| Thực hiện trong năm 2018 | Thực hiện trong năm 2019 | Thực hiện trong năm 2020 | 30,0 | 30,0 |
| Mỗi năm đầu tư 10 tỷ |
III | Nhóm về phát triển chăn nuôi, hỗ trợ sản xuất: 01 dự án | ||||||||||||
| Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
| 50,0 | 50,0 | 0,0 |
|
1 | Dự án phát triển chăn nuôi gia súc |
| Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện miền núi | Các Sở, Ban, ngành có liên quan | 2017-2020 |
|
|
|
| 50,0 | 50,0 |
|
|
1.1 | Đầu tư giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở giao thông, điện, nước đến khu chăn nuôi tập trung để thu hút đầu tư | 02 khu chăn nuôi tập trung (huyện Bắc Trà My; huyện Hiệp Đức) |
|
|
| Thực hiện 01 khu ở Hiệp Đức (10 tỷ) | Thực hiện 01 khu ở Bắc Trà My (10 tỷ) |
|
| 20,0 | 20,0 |
|
|
1.2 | Dự án chăn nuôi tập trung (nhà đầu tư tự đầu tư) | Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, điện nước trong và ngoài hàng rào |
|
|
| Thực hiện trong năm 2017 | Thực hiện trong năm 2018 | Thực hiện trong năm 2019 | Thực hiện trong năm 2020 | 22,0 | 22,0 |
| Theo Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh |
1.3 | Dự án chăn nuôi gia công | Hỗ trợ xây dựng hạ tầng, điện, nước, xử lý chất thải trong hàng rào dự án |
|
|
| Thực hiện trong năm 2017 | Thực hiện trong năm 2018 | Thực hiện trong năm 2019 | Thực hiện trong năm 2020 | 8,0 | 8,0 |
|
|
IV | Nhóm về phát triển du lịch, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề: có 9 dự án | ||||||||||||
| Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
| 274,5 | 118,0 | 156,5 |
|
1 | Dự án phát triển các làng nghề truyền thống gắn với du lịch | Đầu tư, hỗ trợ việc khôi phục và phát triển làng nghề dệt thổ cẩm | UBND các huyện Đông Giang, Nam Giang | Các Sở, Ban, ngành có liên quan | 2018-2020 |
| Thực hiện trong năm 2018 | Thực hiện trong năm 2019 | Thực hiện trong năm 2020 | 6,0 | 6,0 | 0,0 | Quyết định 1222/QĐ-UBND ngày 07/4/2015 của UBND tỉnh |
2 | Đầu tư hạ tầng thiết yếu phục vụ khách du lịch | Xây dựng bãi đỗ xe, nhà đón tiếp tại các điểm du lịch trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh | UBND các huyện miền núi | Các Sở, Ban ngành có liên quan | 2017-2020 |
| Thực hiện trong năm 2018 | Thực hiện trong năm 2019 | Thực hiện trong năm 2020 | 12,0 | 6,0 | 6,0 | Quyết định 4143/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của UBND tỉnh |
3 | Dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, kết hợp bảo tồn văn hóa trên địa bàn huyện Tây Giang | Đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng, quảng bá xúc tiến các điểm du lịch: Làng Du lịch Pơ mu, làng Pơ’ning, làng Azứt, đồi Arung, thôn Arầng; triển khai trồng cây xanh, xây dựng điểm dừng nghỉ,... | UBND huyện Tây Giang | Các Sở, Ban, ngành liên quan | 2018-2019 |
| Thực hiện trong năm 2018 | Thực hiện trong năm 2019 | Thực hiện trong năm 2020 | 13,0 | 6,5 | 6,5 | Đề án phát triển du lịch huyện Tây Giang |
4 | Đầu tư phát triển du lịch sinh thái cộng đồng huyện Đông Giang | Đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch tại làng Bhơhôồng, Đhrôồng và các điểm du lịch lân cận | UBND huyện Đông Giang | Các Sở, Ban, ngành liên quan | 2017-2020 |
| Thực hiện trong năm 2018 | Thực hiện trong năm 2019 | Thực hiện trong năm 2020 | 5,5 | 5,5 | 0,0 | Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 23/5/2016 của UBND huyện Đông Giang |
5 | Phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa cộng đồng trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2017- 2025 | Xây dựng, khôi phục làng văn hóa, phục dựng lễ hội và các văn hóa phi vật thể, làng nghề truyền thống | UBND huyện Nam Trà My | Các Sở, Ban, ngành liên quan | 2018-2019 |
| Thực hiện trong năm 2018 | Thực hiện trong năm 2019 | Thực hiện trong năm 2020 | 3,0 | 3,0 | 0,0 | Đề án của UBND huyện Nam Trà My |
6 | Đề án phát triển KTV- KTTT, Du lịch sinh thái mang đặc trưng của vùng trung du xứ Quảng giai đoạn 2017-2025 | Quy hoạch, bảo tồn phát huy VH phi vật thể, hạ tầng du lịch; bảo tồn và phát triển không gian văn hóa nhà - vườn: phát triển mô hình kinh tế vườn quy mô lớn, kinh tế trang trại; hỗ trợ các điều kiện trực tiếp cho phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại; hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, chế biến, tiêu thụ sản phẩm;... | UBND huyện Tiên Phước | Các Sở, Ban, ngành liên quan | 2017-2020 | Thực hiện trong năm 2017 | Thực hiện trong năm 2018 | Thực hiện trong năm 2019 | Thực hiện trong năm 2020 | 177,0 | 40,0 | 137,0 | Đề án phát triển, KTV-KTTT, Du lịch sinh thái mang đặc trưng của vùng trung du xứ Quảng giai đoạn 2017- 2025 của UBND huyện Tiên Phước |
7 | Xây dựng và phát triển làng nghề bưởi Trụ Đại Bình và các loại cây ăn quả khác gắn với du lịch | Hỗ trợ giống bưởi Trụ Đại Bình và các loài cây ăn quả khác; hỗ trợ đầu tư, chỉnh trang vườn cây ăn quả, cơ sở hạ tầng thiết yếu ở làng Đại Bình để phục vụ du lịch | UBND huyện Nông Sơn | Các Sở, Ban, ngành liên quan | 2018-2020 |
| Thực hiện trong năm 2018 | Thực hiện trong năm 2019 | Thực hiện trong năm 2020 | 8,0 | 6,0 | 2,0 |
|
8 | Quy hoạch, xây dựng làng du lịch truyền thống cộng đồng tại thôn Cao Sơn giai đoạn 2016-2020 | Xây dựng cơ sở vật chất, khôi phục làng nghề, nghệ thuật cồng chiêng, quảng bá, thu hút khách du lịch | UBND huyện Bắc Trà My | Các Sở, Ban, ngành liên quan | 2018-2020 |
| Thực hiện trong năm 2018 | Thực hiện trong năm 2019 | Thực hiện trong năm 2020 | 10,0 | 5,0 | 5,0 | Phương án số 149/PA-UBND ngày 24/10/2016 của UBND huyện Bắc Trà My |
9 | Dự án "Mỗi xã một sản phẩm" (Dự án OCOP) | Hỗ trợ sản phẩm được chấm chọn theo quy định | Văn phòng Điều phối chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Quảng Nam | Các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các huyện miền núi | 2018-2020 |
| Thực hiện trong năm 2018 | Thực hiện trong năm 2019 | Thực hiện trong năm 2020 | 40,0 | 40,0 |
|
|
V | Nhóm về phát triển kết cấu hạ tầng: gồm có 02 dự án | ||||||||||||
| Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
| 30,0 | 30,0 | 0,0 |
|
1 | Dự án Trạm bơm tưới Đại Bình, xã Quế Trung, huyện Nông Sơn | Cấp nước tưới cho 79 ha canh tác | UBND huyện Nông Sơn | Các Sở, Ban, ngành có liên quan | 2018-2019 |
| Thực hiện trong năm 2018 | Thực hiện trong năm 2019 |
| 10,0 | 10,0 | 0,0 |
|
2 | Kiên cố hóa mặt đường giao thông nông thôn đến vùng sản xuất tập trung và các khu sắp xếp dân cư | 20km | UBND các huyện miền núi | Các Sở, Ban, ngành có liên quan | 2017-2020 | 5 km | 5 km | 5 km | 5 km | 20,0 | 20,0 | 0,0 |
|
1 Quyết định số 1222/QĐ-UBND ngày 07/4/2015 của UBND tỉnh Quảng Nam
2 Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày 19/4/2017 của HĐND tỉnh Quảng Nam
3 Theo khoản 2, điều 27 Luật Đấu thầu đối với các hạng mục đầu tư quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản.
4 Thực hiện theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ; Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 395/QĐ-UBND ngày 27/01/2016 của UBND tỉnh; Quyết định số 2950/QĐ-UBND ngày 17/8/2016,...
5 Quyết định số 58/QĐ-UBND ngày 05/01/2017 của UBND tỉnh;
6 Quyết định số 1222/QĐ-UBND ngày 07/4/2015 của UBND tỉnh Quảng Nam,...
- 1Quyết định 399/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 2Quyết định 4753/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án “Thực hiện Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018-2020 theo Quyết định 2085/QĐ-TTg
- 3Quyết định 1279/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định 2085/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 4Quyết định 1970/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU về định hướng phát triển vùng Đông Nam của tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 1Luật đấu thầu 2013
- 2Quyết định 1222/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án Phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2015 - 2020
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Nghị định 75/2015/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020
- 5Quyết định 395/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến 2030
- 6Quyết định 4143/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án hỗ trợ đầu tư cấp thiết hạ tầng du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 - 2020
- 7Quyết định 12/2016/QĐ-UBND Quy định chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2016-2020
- 8Quyết định 38/2016/QĐ-TTg về chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị quyết 12/2017/NQ-HĐND về phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025
- 10Quyết định 1306/QĐ-UBND năm 2017 về mẫu đề cương rà soát quy hoạch sắp xếp, bố trí dân cư gắn với xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn miền núi tỉnh Quảng Nam
- 11Quyết định 399/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 12Quyết định 4753/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án “Thực hiện Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018-2020 theo Quyết định 2085/QĐ-TTg
- 13Quyết định 1279/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định 2085/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 14Quyết định 2602/QĐ-UBND năm 2017 sửa đổi Đề cương rà soát quy hoạch sắp xếp, bố trí dân cư gắn với xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn miền núi tỉnh Quảng Nam kèm theo Quyết định 1306/QĐ-UBND
- 15Quyết định 1970/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU về định hướng phát triển vùng Đông Nam của tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
Quyết định 3150/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU về phát triển kinh tế xã hội miền núi gắn với định hướng thực hiện một số dự án lớn tại vùng Tây tỉnh Quảng Nam
- Số hiệu: 3150/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/08/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Lê Trí Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/08/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực