Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
------------------

Số: 312/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 06 tháng 02 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010;

Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 22/12/2011 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 194/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 cùa Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Phước thời kỳ 2006-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 23/2014/NQ-HĐND , ngày 10/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước về việc thông qua quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020 định hướng đến năm 2030.

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 52/TTr-STNMT ngày 28/01/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan điểm chỉ đạo

- Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh phải quán triệt đầy đủ, nghiêm túc Luật Khoáng sản và các văn bản quy định của các cấp, các ngành có thẩm quyền liên quan; phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, các quy hoạch chuyên ngành có liên quan và chiến lược, quy hoạch khoáng sản của cả nước;

- Thăm dò khoáng sản phải đánh giá đầy đủ trữ lượng, chất lượng các loại khoáng sản có trong khu vực thăm dò;

- Khai thác, sử dụng khoáng sản bảo đảm hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh; đồng thời lấy hiệu quả kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư; áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa khoáng sản; gắn khai thác với chế biến sâu;

- Tạo điều kiện để các tổ chức kinh tế đủ điều kiện, đặc biệt là năng lực kỹ thuật, tài chính tham gia đầu tư thăm dò, khai thác khoáng sản theo hướng đầu tư phát triển bền vững. Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản phải đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân ở vùng có khoáng sản.

2. Mục tiêu quy hoạch

a) Mục tiêu tổng quát

- Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là cơ sở pháp lý để thực hiện tốt công tác quản lý tài nguyên, khoáng sản đúng mục đích;

- Tạo tiền đề cho các ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã lập các quy hoạch chuyên ngành một cách thống nhất và hiệu quả, tránh chồng chéo, phá vỡ các quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh;

- Xác định tiến độ thăm dò, khai thác các mỏ trong từng giai đoạn, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngành công nghiệp khai khoáng của tỉnh. Sử dụng lợi thế nguồn tài nguyên sẵn có của tỉnh để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt trên địa bàn các huyện còn nhiều khó khăn.

b) Mục tiêu cụ thể

- Xác định đầy đủ, chính xác vị trí tài nguyên khoáng sản ở các mỏ, điểm mỏ; khả năng khai thác, sử dụng khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường và than bùn trên địa bàn tỉnh để đưa vào quy hoạch;

- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch kỳ trước, thực trạng thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản hiện nay trên địa bàn tỉnh. Thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020, định hướng 2030 đáp ứng sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh;

- Khai thác, chế biến, sử dụng đạt hiệu quả cao nhất các loại tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn, kết hợp với bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác;

- Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm khai thác, sử dụng hợp lý và có hiệu quả tiềm năng tài nguyên khoáng sản, đầu tư kết cấu hạ tầng, tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh và giải quyết việc làm cho người lao động;

- Đề ra các biện pháp tích cực để tăng cường công tác quản lý về tài nguyên khoáng sản và tổ chức lại các hoạt động khai thác khoáng sản theo quy hoạch;

- Tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng trong giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp đến năm 2020 chiếm tỷ trọng từ 3-4% và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm, đến năm 2030 là 17%/năm.

3. Phạm vi quy hoạch

- Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 gồm các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn;

- Không quy hoạch các mỏ thuộc khu vực dự trữ của quốc gia; quy hoạch mỏ thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường; các mỏ thuộc khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.

4. Nội dung quy hoạch

a) Quy hoạch thăm dò khoáng sản

a.1. Giai đoạn đến năm 2020

- Quy hoạch thăm dò, nâng cấp mỏ đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép khai thác theo quy định Luật khoáng sản năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản năm 2005 nhưng chưa đủ điều kiện đưa vào khai thác sau khi chuyển đổi cấp trữ lượng và đang còn hiệu lực: 05 mỏ;

- Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường gồm: đá xây dựng: 33 khu vực mới với diện tích 1.753,18 ha, trữ lượng 254,4 triệu m3; vật liệu san lấp: 28 khu vực với diện tích 610,3 ha, trữ lượng 29,6 triệu m3; sét gạch ngói: 15 khu vực với diện tích 506 ha, trữ lượng 28,1 triệu m3; than bùn: 02 khu vực với diện tích 810 ha, trữ lượng 4,8 triệu tấn; cát xây dựng: 02 khu vực với diện tích 420 ha, trữ lượng 2,7 triệu m3.

a.2. Giai đoạn đến 2021 - 2030

Quy hoạch thăm dò các mỏ mới gồm: đá xây dựng: 24 khu vực với diện tích 840 ha, trữ lượng 85,5 triệu m3; vật liệu san lấp: 07 khu vực với diện tích 215 ha, trữ lượng 11 triệu m3; sét gạch ngói: 05 khu vực với diện tích 200 ha, trữ lượng 6,1 triệu m3; than bùn: 01 khu vực với diện tích 70 ha, trữ lượng 1,4 triệu m3; tiếp tục thăm dò các khu vực còn lại chưa thăm dò ở giai đoạn trước nếu có nhu cầu.

b) Quy hoạch khai thác khoáng sản

b.1. Giai đoạn đến năm 2020

- Đối với các mỏ đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép khai thác: Tiếp tục tổ chức khai thác theo Giấy phép hiện hành: 24 mỏ (trong đó: Đá xây dựng 19 mỏ, sét gạch ngói 03 mỏ, cát xây dựng 02 mỏ);

- Cấp giấy phép khai thác mới 56 khu vực (trong đó: Đá xây dựng 14 khu vực, sét gạch ngói 12 khu vực, than bùn 02 khu vực, vật liệu san lấp: 28 khu vực).

b.2. Giai đoạn đến 2021-2030

- Tiếp tục tổ chức khai thác ở các điểm mỏ khoáng sản còn trữ lượng và thời hạn khai thác đã được cấp phép khai thác, đồng thời khai thác các mỏ mới mà giai đoạn đến 2020 chưa cấp phép khai thác;

- Cấp giấy phép khai thác mới 37 khu vực (trong đó: Đá xây dựng 24 khu vực, vật liệu san lấp: 07 khu vực, sét gạch ngói 05 khu vực, than bùn 01 khu vực).

(Kèm theo Phụ lục Bảng thống kê các khu vực quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản tỉnh Bình Phước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030)

c) Quy hoạch sử dụng khoáng sản

- Quy hoạch sử dụng khoáng sản đến năm 2020 được dựa trên cơ sở khối lượng khoáng sản cần khai thác, cung ứng cho nhu cầu sản xuất trong từng giai đoạn của các doanh nghiệp;

- Chất lượng, trữ lượng khoáng sản phải đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạt động ổn định theo dự án đã phê duyệt; tiêu chuẩn kỹ thuật đối với nguyên liệu sản xuất các sản phẩm theo quy định của Nhà nước và các cơ sở sản xuất;

- Sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên khoáng sản.

5. Các giải pháp chủ yếu

a) Giải pháp về chính sách

a.1. Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản

- Quản lý và tổ chức thực hiện tốt quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản đã được phê duyệt;

- Tuân thủ quy định của Luật Khoáng sản và các quy định có liên quan trong quản lý hoạt động khoáng sản;

- Từng bước triển khai, hoàn thiện các văn bản quy phạm trong quản lý Nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2010;

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, công tác hậu kiểm, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật.;

- Kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản từ tỉnh đến huyện đủ năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ;

- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có trách nhiệm quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác; tăng cường vai trò giám sát của cộng đồng dân cư trong công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản.

a.2. Rà soát tình hình hoạt động khoáng sản của các tổ chức, cá nhân để phân loại, xử lý theo đúng quy định. Những dự án chậm tiến độ, khai thác không có hiệu quả, làm ảnh hưởng đến môi trường, trật tự an toàn xã hội thì không gia hạn giấy phép hoặc thu hồi giấy phép hoạt động khoáng sản nếu cố tình vi phạm. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư hiện đại hóa công nghệ từ khâu khai thác đến chế biến để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, ít ô nhiễm môi trường và tiết kiệm tài nguyên.

a.3. Đánh giá thực trạng khai thác của từng mỏ về mức độ tuân thủ pháp luật, thống kê trữ lượng khoáng sản khai thác phục vụ thu tiền cấp quyền khai thác nộp ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Khoáng sản. Đối với các khu vực quy hoạch dự trữ khoáng sản, các sở, ngành chức năng, các địa phương có liên quan thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ khoáng sản trên địa bàn tỉnh theo luật định.

b) Giải pháp về vốn và công nghệ

- Dùng nguồn vốn nhà nước đầu tư cho công tác điều tra địa chất cơ bản, tìm kiếm phát hiện các loại khoáng sản có triển vọng; tiếp tục đầu tư ngân sách cho việc khảo sát điều tra về địa chất - khoáng sản để tiếp tục làm sáng tỏ về chất lượng, trữ lượng các khu vực mỏ;

- Kết hợp huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp và Nhà nước hỗ trợ một phần bằng vốn vay ưu đãi dùng cho công tác thăm dò, khai thác;

- Định hướng phát triển công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản theo từng giai đoạn và từng loại hình khoáng sản. Quản lý hoạt động triển khai công nghệ, chuyển giao công nghệ; ưu tiên và xây dựng tiêu chí nhằm khuyến khích những dự án có công nghệ sạch, hiện đại.

d) Giải pháp về nguồn lực

- Ban hành các chính sách đãi ngộ để thu hút đội ngũ chuyên gia, cán bộ kỹ thuật có trình độ cao để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản tại địa phương; đào tạo đội ngũ nhân lực làm công tác an toàn mỏ và bảo vệ môi trường nhằm tăng cường khả năng xử lý các sự cố phát sinh tại nguồn;

- Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo trong hoạt động khoáng sản.

d) Giải pháp về bảo vệ môi trường

- Trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản phải tuân thủ triệt để Luật Bảo vệ môi trường và các quy định trong thiết kế khai thác, chế biến khoáng sản;

- Xây dựng quy chế ký quỹ để cải tạo, phục hồi môi trường bắt buộc đối với các cơ sở khai thác khoáng sản trên địa bàn. Áp dụng những chế tài đủ mạnh để bắt buộc các doanh nghiệp phải nộp tiền ký quỹ để cải tạo, phục hồi môi trường đúng theo quy định;

- Tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát môi trường. Thành lập bộ phận chuyên trách, có đầy đủ điều kiện trang thiết bị và nhân lực để theo dõi và quản lý bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản.

e) Giải pháp an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ

- Các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản phải tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trong thăm dò, khai thác khoáng sản. Xây dựng nội quy, quy chế về an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ của mình để thực hiện. Trước khi sử dụng người lao động phải tổ chức học tập pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ cùng nội quy quy chế của đơn vị;

- Các doanh nghiệp phải trang bị bảo hộ lao động đầy đủ cho người lao động theo đúng đặc thù, tính chất của công việc;

- Không ngừng cải thiện môi trường làm việc của người lao động trong hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản. Giảm thiểu đến mức thấp nhất việc gây ô nhiễm về tiếng ồn, gây bụi không khí, gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm tại các khu vực mỏ;

- Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp;

- Tăng cường kiểm tra giám sát các doanh nghiệp việc tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ.

f) Hợp tác, liên doanh, liên kết với Trung ương và các địa phương

- Việc mở rộng hợp tác và liên doanh, liên kết với Trung ương, các địa phương, trong nước và ngoài nước để tranh thủ được nguồn vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lý sản xuất, tiếp nhận các kiến thức mới và tiếp cận được nhiều thị trường tiêu thụ;

- Trong quá trình thực hiện quy hoạch, khuyến khích các doanh nghiệp đang tham gia lĩnh vực hoạt động khoáng sản tăng cường quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp Nhà nước để hỗ trợ lẫn nhau về các mặt trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.

Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

- Quyết định này thay thế Quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 03/01/2008 của UBND tỉnh và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:

- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ TN&MT;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Chủ tịch, PCT.UBND tỉnh;
- Như Điều 2;
- Tổng cục ĐC&KS Việt Nam;
- LĐVP, P.KTN;
- Trung tâm Tin học - Công báo, Website tỉnh;
- Lưu: VT(HH47).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Trăm

 

PHỤ LỤC

BẢNG THỐNG KÊ CÁC KHU VỰC QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số: 312/QĐ-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2015 của UBND tỉnh Bình Phước)

STT

Số hiệu quy hoạch

Khoáng sản

Tên quy hoạch

Xã, phường

Diện tích (ha)

Trữ lượng, tài nguyên (m3, tấn)

Kỳ quy hoạch

tấn

m3

1. Thị xã Đồng Xoài: 10 khu vực (Dxd: 02, Dsl: 06, Sgn: 02)

511

 

 

 

1

109

Dxd

Granodiorit Sambrinh

Tân Thành

50

 

10.000.000

30

2

109B1

Dxd

Granodiorit Tiến Hưng

Tiến Hưng

350

 

35.000.000

20

3

96

Dsl

Khu I ấp Bưng Trang

Tiến Thành

10

 

500.000

20

4

96a

Dsl

Khu II, ấp Bưng Trang

Tiến Thành

10

 

500.000

20

5

100

Dsl

Ấp 6, khu I

Tân Thành

15

 

750.000

20

6

101

Dsl

Ấp 6, khu II

Tân Thành

20

 

1.000.000

30

7

103

Dsl

Laterit Tân Thành

Tiến Thanh

20

 

1.000.000

20

8

109B2

Dsl

Đất san lấp Ấp 8

Tân Thành

10

 

500.000

20

9

103B

Sgn

Đất san lấp Ấp 6

Tân Thành

1

 

24.000

20

10

104

Sgn

Tiến Thành

Tiến Thành

25

 

1.000.000

20

2. Thị xã Phước Long: 04 khu vực (Dxd: 02; Dsl: 02)

163

 

 

 

1

26

Dxd

Bazan Sơn Giang

Long Giang

75

 

18.800.000

20

2

31

Dxd

Đá xây dựng ĐB Bà Rá

Thác Mơ

28

 

3.400.000

20

3

26B

Dsl

Laterit Long Giang

Long Giang

10

 

700.000

20

4

30

Dsl

Laterit Long Điền

Long Phước

50

 

2.500.000

30

3. Thị xã Bình Long: 02 khu vực (Sgn: 01; Dxd 01)

32

 

 

 

1

55

Dxd

Andesit M’Nông

Thanh Lương

15

 

1.500.000

30

2

58B

Sgn

Sét gạch ngói Thanh Kiều

Thanh Lương

17

 

510.000

20

4. Huyện Lộc Ninh: 14 khu vực (Dxd: 07, Dsl: 02, Sgn: 03, Tb:02)

706

 

 

 

1

13

Dxd

Andesit Chiu Riu

Lộc Tấn

20

 

2.000.000

30

2

15

Dxd

Bazan Lộc An

Lộc An

110

 

11.000.000

20

3

22

Dxd

Andesit Prek Loved

Lộc Tấn

45

 

4.500.000

30

4

22B

Dxd

Bazan xây dựng Vườn Bưởi

Lộc Thiện

35

 

2.500.000

20

5

27

Dxd

Bazan Lộc Quang

Lộc Quang

30

 

2.300.000

20

6

34

Dxd

Bazan Lộc Thành 1

Lộc Thành

30

 

3.000.000

30

7

35B

Dxd

Bazan Lộc Thành 2

Lộc Thành

20

 

5.350.000

20

8

13B1

Dsl

Đất san lấp Lộc Thạnh

Lộc Thạnh

5

 

300.000

20

9

13B2

Dsl

Đất san lấp Lộc Tấn

Lộc Tấn

4

 

264.000

20

10

52B1

Sgn

Sét gạch ngói Lộc Thịnh 1

Lộc Thịnh

8

 

300.000

20

11

52B2

Sgn

Sét gạch ngói Lộc Thịnh 2

Lộc Thịnh

15

 

450.000

20

12

52B3

Sgn

Sét gạch ngói Lộc Thịnh 3

Lộc Thịnh

14

 

420.000

20

13

11,1

Tb

Than bùn Bàu Đưng

Lộc An

300

1.800.000

 

20

14

21

Tb

Than bùn Hiệp Tâm

Lộc Hiệp

70

1.400.000

 

30

5. Huyện Bù Đốp: 09 khu vực (Dxd: 03, Dsl: 05, Tb:01)

710

 

 

 

1

2

Dxd

Bazan Hưng Phước

Hưng Phước

30

 

3.000.000

30

2

2B

Dxd

Bazan xây dựng Phước Thiên

Phước Thiện

20

 

1.000.000

20

3

5

Dxd

Bazan Thiện Hưng

Phước Thiện

20

 

2.000.000

30

4

1

Dsl

Tiểu khu 63

Hưng Phước

25

 

1.500.000

30

5

4

Dsl

Thôn 4

Thiện Hưng

15

 

750.000

20

6

10

Dsl

Laterit Thanh Hòa

Thanh Hòa, Tân Tiến

30

 

1.500.000

30

7

16

Dsl

Laterit Tân Thành

Tân Thành

50

 

2.500.000

20

8

19

Dsl

Laterit Thanh Hòa

Thanh Hòa

10

 

500.000

20

9

11,2

Tb

Bàu Đưng

Tân Thành

510

3.000.000

 

20

6. Huyện Bù Gia Mập: 12 khu vực (Dxd: 11, Dsl: 01)

376

 

 

 

1

3

Dxd

Bazan Bù Gia Phúc 2

Đăk Ơ

20

 

2.000.000

20

2

6

Dxd

Bazan Đức Hạnh 1

Đăc Ơ

30

 

1.500.000

30

3

8B

Dxd

Bazan xây dựng

Phú Nghĩa

65

 

6.500.000

20

4

9

Dxd

Bazan LT Hạnh Phúc

Phú Văn

25

 

2.500.000

30

5

17

Dxd

Bazan Phước Minh

Phước Minh

10

 

600.000

20

6

18

Dxd

Bazan Phú Văn

Phú Văn

25

 

2.500.000

30

7

25

Dxd

Bazan Sơn Hà 2

Đa Kia

50

 

5.000.000

30

8

60

Dxd

Bazan Đồng Tiến

Phước Tân

34

 

21.253.600

20

9

60B

Dxd

Bazan Bàu Đĩa

Phước Tân

30

 

5.000.000

20

10

63

Dxd

Bazan Phú Trung 3

Phú Trung

30

 

1.500.000

30

11

64

Dxd

Bazan Nông trường Thanh Niên

Phú Trung

30

 

3.000.000

20

12

62a

Dsl

Laterit Phú Riềng

Phú Riềng

20

 

1.000.000

30

7. Huyện Bù Đăng: 11 khu vực (Dxd: 08; Dsl: 02; Cxd: 01)

370

 

 

 

1

7B

Dxd

Bazan xây dựng Đắk Nhau 1

Đắk Nhau

30

 

3.000.000

20

2

18B

Dxd

Bazan xây dựng Đăk Nhau 3

Đắk Nhau

14

 

1.400.000

20

3

20

Dxd

Bazan NT Thọ Sơn

Phú Sơn

10

 

1.000.000

20

4

29

Dxd

Bazan Đoàn Kết

Đoàn Kết

30

 

4.350.000

20

5

33

Dxd

Bazan Đồng Nai

Đồng Nai

2,58

 

150.000

20

6

38

Dxd

Bazan Minh Hưng 2

Minh Hưng

35

 

5.600.000

20

7

39

Dxd

Bazan Đức Phong (Minh Hưng 1)

Minh Hưng

10

 

1.000.000

20

8

72B2

Dxd

Bazan Nghĩa Trung

Nghĩa Trung

18

 

1.800.000

20

9

42

Dsl

Đất san lấp Ấp 4 Minh Hưng 1

Minh Hưng

10

 

500.000

20

10

43

Dsl

Đất san lấp Ấp 4 Minh Hưng 2

Minh Hưng

10

 

500.000

20

11

76

Cxd

Sông Đồng Nai

Đăng Hà, Phước Sơn, Đồng Nai

180

 

1.800.000

20

8. Huyện Hớn Quản: 16 khu vực
(Dxd: 06; Dsl: 03; Sgn: 06; Cxd: 01)

953

 

 

 

1

45

Dxd

Bazan Bù Dinh

Thanh An

30

 

1.500.000

30

2

46

Dxd

Bazan xây dựng

Thanh An

30

 

1.500.000

30

3

70

Dxd

Andesit Núi Gió

Tân Lợi

50

 

25.000.000

20

4

83

Dxd

Andesit Minh Đức, Tân Hiệp (3 khu)

Minh Đức, Tân Hiệp

143

 

35.750.000

20

5

90

Dxd

Andesit Minh Đức 2

Minh Đức

30

 

3.000.000

20

6

92

Dxd

Andesit Tân Hiệp

Tân Hiệp

45

 

4.500.000

20

7

56

Dsl

Tân Hưng

Thanh An

50

 

2.500.000

20

8

81

Dsl

Laterit Thanh Bình

Thanh Bình

20

 

1.000.000

30

9

86

Dsl

Laterit Tân Khai

Hớn Quản

50

 

2.500.000

20

10

48B

Sgn

Sét gạch ngói Ấp 7

An Khương

30

 

4.500.000

20

11

49B

Sgn

Andesit xây dựng

An Khương

15

 

1.500.000

20

12

56B

Sgn

Sét gạch ngói Trung Sơn

Thanh An

10

 

1.500.000

20

13

71

Sgn

Sóc Quả

Tân Hưng

50

 

1.500.000

30

14

85

Sgn

Bắc Tân Khai

Tân Khai

110

 

3.300.000

20

15

94

Sgn

Sóc Tà Cuông

Tân Khai

50

 

1.500.000

30

16

131

Cxd

Lòng hồ Dầu Tiếng

Tân Hiệp

240

 

900.000

20

9. Huyện Chơn Thành: 16 khu vực (Dsl: 10; Sgn: 06)

443

 

 

 

1

87

Dsl

Laterit Bàu Dôn

Quang Minh

50

 

2.500.000

20

2

88

Dsl

Laterit Bàu Dôn

Minh Lập

50

 

2.500.000

20

3

88B

Dsl

Laterit Ấp 1

Minh Lập

3

 

90.000

20

4

109B3

Dsl

Laterit Ấp 4

Minh Lập

6

 

180.000

20

5

112B1

Dsl

Laterit Ấp 5

Minh Thành

10

 

300.000

20

6

112B2

Dsl

Laterit Ấp 3

Nha Bích

5

 

150.000

20

7

112B3

Dsl

Laterit Ấp 3

Nha Bích

4

 

120.000

20

8

120B1

Dsl

Laterit Ấp 1

Nha Bích

6,3

 

190.000

20

9

120B2

Dsl

Laterit Ấp 2

Minh Thành

7

 

210.000

20

10

120B3

Dsl

Laterit Ấp 2

Minh Thành

20

 

600.000

20

11

102

Sgn

Suối Tầu Ô

Minh Hưng

50

 

1.000.000

30

12

102B1

Sgn

Sét gạch ngói Xa Nách

Nha Bích

25

 

2.250.000

20

13

102B2

Sgn

Sét gạch ngói Minh Thắng Nha Bích

Minh Thắng, Nha Bích

13

 

791.470

20

14

112

Sgn

Sét gạch ngói Minh Hưng

Minh Thành

130

 

6.500.000

20

15

120

Sgn

Sét gạch ngói Minh Thành

Minh Thành

30

 

1.500.000

30

16

122

Sgn

Nam Chơn Thành

Chơn Thành

43

 

2.540.611

20

10. Huyện Đồng Phú: 23 khu vực (Dxd: 17; Dsl: 04; Sgn: 02)

1,179

 

 

 

1

130

Dxd

Granodiorit Rạch Rạt

Tân Lập

262

 

32.000.000

20

2

72

Dxd

Bazan Rạch Rạt 1

Đồng Tâm

50

 

2.500.000

20

3

74

Dxd

Bazan ấp 3

Đồng Tâm

40

 

6.000.000

30

4

74B

Dxd

Bazan ấp 4

Đồng Tâm

1,6

 

79.380

20

5

78

Dxd

Bazan Thuận Phú

Thuận Phú

60

 

6.000.000

30

6

99

Dxd

Bazan Hồ Suối Bình

Tân Phước

50

 

5.000.000

20

7

108

Dxd

Bazan đồi 217-1

Tân Hưng

35

 

3.500.000

20

8

111

Dxd

Bazaii đồi 217-2

Tân Hưng

40

 

4.000.000

30

9

113

Dxd

Bazan Tân Hưng 1

Tân Hưng

60

 

6.000.000

30

10

113B

Dxd

Bazan Tân Hưng 2

Tân Hưng

20

 

4.000.000

20

11

114

Dxd

Bazan Suối Ba-1

Tân Hưng

30

 

3.000.000

30

12

115

Dxd

Bazan suối Pa Pếch

Tân Hưng

40

 

6.000.000

30

13

116

Dxd

Bazan Đông Tân Hưng

Tân Hưng

50

 

5.000.000

30

14

117

Dxd

Bazan Suối Nhung

Tân Hưng

30

 

3.000.000

30

15

118

Dxd

Bazan Thanh Nhàn

Tân Lợi

30

 

1.500.000

30

16

127

Dxd

Bazan đồi 212

Tân Lợi

30

 

3.000.000

30

17

129

Dsl

Laterit Mã Đà 2

Tân Hòa

50

 

2.500.000

30

18

107

Dsl

Đất san lấp Cây Điệp

Tân Phước

70

 

3.500.000

20

19

72B1

Dxd

Bazan xây dựng Đồng Tâm

Đồng Tâm

60

 

3.000.000

20

20

128

Dsl

Laterit Mã Đà 1

Tân Hòa

50

 

2.500.000

20

21

119

Dsl

Laterit Đồng Cọp

Tân Phú

50

 

2.500.000

20

22

123

Sgn

NT Tân Lập

Tân Lập

50

 

2.500.000

20

23

125

Sgn

Tây Nam Đồng Chắc

Tân Hòa

20

 

625.000

30

- Toàn tỉnh Bình Phước: Diện tích quy hoạch là 5.416,58 ha

QH2020: Dxd: 33 ; Dsl: 28; Sgn: 15; Tb: 02; Cxd: 02.

QH2030: Dxd 24; Dsl: 07; Sgn: 05; Tb: 01.

- Khoáng sản: Dxd: Đá xây dựng; Dsl; Đất san lấp; Sgn: Sét gạch ngói; Tb: Than bùn; Cxd: Cát xây dựng.

- Kỳ quy hoạch: 20 - Giai đoạn đến năm 2020; 30 - Giai đoạn đến năm 2030

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 312/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

  • Số hiệu: 312/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 06/02/2015
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
  • Người ký: Nguyễn Văn Trăm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/02/2015
  • Ngày hết hiệu lực: 13/11/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản