Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BAN CHỈ ĐẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31 QĐ/PCLBTW | Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2012 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO, HỌP CHỈ ĐẠO, TRIỂN KHAI ỨNG PHÓ VỚI LŨ, BÃO
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO TRUNG ƯƠNG
Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 8/3/1993 và Pháp lệnh bổ sung sửa đổi một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão được Ủy Ban thường vụ Quốc hội nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 24/8/2000;
Căn cứ Nghị định số 08/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão đã được sửa đổi bổ sung ngày 24 tháng 8 năm 2000;
Căn cứ Nghị định số 14/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010 quy định về tổ chức, quyền hạn và Cơ chế phối hợp của Ban Chỉ đạo PCLBTW, Ban chỉ huy PCLB&TKCN các Bộ, ngành và địa phương;
Căn cứ Công văn số 463/UB, ngày 25 tháng 9 năm 2006 của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn về việc thống nhất ban hành Công điện phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn;
Theo đề nghị của ông Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo, họp chỉ đạo, triển khai ứng phó với lũ, bão.
Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 312 QĐ/PCLBTW ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Trưởng ban Chỉ đạo PCLBTW. Các ông Trưởng Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành; Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thực hiện quy chế này.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG - TRƯỞNG BAN |
VỀ CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO, HỌP CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG THIÊN TAI CỤ THỂ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 31 QĐ/PCLBTW ngày 24 tháng 02 năm 2012 của Trưởng ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương).
Nhằm tăng cường hiệu quả và sự phối hợp trong chỉ đạo, ứng phó, khắc phục hậu quả lụt, bão đảm bảo thống nhất, kịp thời và sát tình huống thực tế, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương (PCLB TW) ban hành quy định về chế độ hội họp, thông tin, báo cáo trong ứng phó thiên tai cụ thể như sau:
Điều 1. Chế độ ban hành công điện cảnh báo và chỉ đạo
Tùy theo diễn biến và mức độ nguy hiểm của bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), mưa, lũ và các thiên tai khác, Công điện được phân thành các mức như sau:
1. Công điện của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo PCLBTW và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) (do lãnh đạo Văn phòng ký ban hành)
1.1. Các trường hợp ra Công điện
a) Bão gần Biển Đông (trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này), dự báo sẽ đi vào Biển Đông trong 24 giờ tới;
b) Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên Biển Đông nhưng không dự báo có khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới và chưa gây mưa lũ đối với đất liền;
c) Lũ sông Hồng, sông Thái Bình khi mực nước tại Hà Nội hoặc Phả Lại ở mức từ báo động (BĐ) I đến BĐII; Lũ các sông khác ở mức BĐIII hoặc dự báo có khả năng lên vượt mức BĐIII.
d) Dự báo mưa lớn ở khu vực miền núi, có thể có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.
e) Gió mùa gây gió giật mạnh từ cấp 10 trở lên.
1.2. Nội dung Công điện
Thông báo cho Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn (PCLB&TKCN) các địa phương, các Bộ, ngành biết tin, diễn biến của bão, mưa, lũ; đề nghị tăng cường thường trực và chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó.
1.3. Cơ quan thực hiện công điện
Ban chỉ huy PCLB&TKCN các tỉnh, thành phố khu vực có khả năng chịu ảnh hưởng và các Bộ, ngành liên quan.
1.4. Nơi nhận
- Cơ quan thực hiện công điện
- Lãnh đạo Ban chỉ đạo PCLBTW (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng Ủy ban Quốc gia TKCN;
- Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên Phòng;
Chi tiết có các Biểu mẫu số 01, 02, 03, 04, 05 kèm theo.
2. Công điện của Ban chỉ đạo PCLBTW và Ủy ban Quốc gia TKCN (do Trưởng ban, Phó trưởng ban hoặc các Ủy viên Ban chỉ đạo khi được Trưởng ban giao ký ban hành)
2.1. Các trường hợp ra Công điện
a) Bão gần Biển Đông, cường độ mạnh trên cấp 12, di chuyển nhanh trên 20 km/h, nhiều khả năng sẽ gây nguy hiểm cho các hoạt động trên biển và đất liền trong 24h tới;
b) Bão trên Biển Đông, bão gần bờ, bão khẩn cấp;
c) ATNĐ trên Biển Đông và dự báo có khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới hoặc có khả năng gây mưa lũ nguy hiểm đối với đất liền; áp thấp nhiệt đới gần bờ;
d) Lũ sông Hồng, sông Thái Bình vượt BĐII và tiếp tục lên, dự báo vượt mức BĐIII; các sông khác vượt BĐIII và tiếp tục lên, dự báo có thể xảy ra lũ lớn;
e) Dự báo mưa lớn diện rộng ở các khu vực miền núi, nhiều khả năng sẽ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.
2.2. Nội dung
Chỉ đạo Ban chỉ huy PCLB&TKCN các địa phương, các Bộ, ngành triển khai thực hiện việc ứng phó với tình huống thiên tai cụ thể.
2.3. Cơ quan thực hiện công điện
Ban Chỉ huy PCLB&TKCN các tỉnh, thành phố khu vực chịu ảnh hưởng và các Bộ, ngành liên quan.
2.4. Nơi nhận
- Cơ quan thực hiện công điện
- Phó Thủ tướng phụ trách PCLB&TKCN (để b/c);
- Các Thành viên Ban chỉ đạo PCLBTW;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban Quốc gia TKCN;
- Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên Phòng;
- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam (THVN, TNVN, TTXVN) (để phát trực tiếp);
Chi tiết có các Biểu mẫu số 06, 07, 08, 09, 10 kèm theo.
3. Công điện của Thủ tướng Chính phủ trong các trường hợp
Trường hợp khẩn cấp và thiên tai xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, Trưởng Ban chỉ đạo PCLBTW báo cáo Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện chỉ đạo các biện pháp ứng phó.
Khi nhận được thông tin cảnh báo, công điện chỉ đạo, Ban Chỉ huy PCLB&TKCN các tỉnh, thành phố và các Bộ, ngành phải khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp để ứng phó kịp thời với các tình huống thiên tai diễn ra trên từng địa bàn theo quy định của Pháp lệnh PCLB; Nghị định số 14/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, quyền hạn và Cơ chế phối hợp của Ban Chỉ đạo PCLBTW, Ban chỉ huy PCLB&TKCN các Bộ, ngành và địa phương; Quy chế báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Điều 3. Quy định về họp Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương
1. Họp tiểu ban thường trực Ban Chỉ đạo PCLBTW
1.1. Các trường hợp tổ chức họp
a) Bão gần Biển Đông, cường độ mạnh trên cấp 12, di chuyển nhanh trên 20 km/h, nhiều khả năng sẽ gây nguy hiểm cho các hoạt động trên biển và đất liền trong một vài ngày tới; bão trên Biển Đông (trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 của Điều này);
b) ATNĐ trên Biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới, ATNĐ gần bờ có khả năng gây mưa, lũ lớn nguy hiểm đối với đất liền;
c) Bão gần bờ hoặc bão khẩn cấp (khi đã họp toàn thể Ban chỉ đạo);
d) Lũ lớn vượt mức BĐIII, nhiều khả năng gây thiệt hại về người và tài sản nhưng xảy ra trên diện hẹp trong phạm vi dưới 3 tỉnh.
1.2. Thành phần mời họp
Quy định cụ thể tại Phụ lục số 08 và số 09 kèm theo.
2. Họp toàn thể Ban Chỉ đạo PCLBTW trong các trường hợp
2.1. Bão trên Biển Đông, cường độ mạnh trên cấp 12, di chuyển nhanh trên 20 km/h, nhiều khả năng sẽ gây nguy hiểm cho đất liền trong một vài ngày tới;
2.2. Bão gần bờ, bão khẩn cấp;
2.3. Lũ lớn vượt mức BĐIII và tiếp tục lên; xảy ra diện rộng từ 3 tỉnh trở lên, khả năng gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Tùy theo tình hình cụ thể, Trưởng Ban sẽ xem xét, quyết định việc tổ chức họp, thành phần và thời gian họp.
3. Họp Ban chỉ đạo PCLBTW với Ban chỉ huy PCLB&TKCN một số địa phương
3.1. Trong tình huống khẩn cấp, Trưởng Ban chỉ đạo PCLBTW quyết định họp với một số địa phương vùng nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng.
3.2. Hình thức họp qua Video trực tuyến.
4. Hình thức báo họp
Gửi giấy mời, tin nhắn hoặc gọi điện thoại thông báo trực tiếp.
Điều 4. Chế độ thông tin, báo cáo
I. Báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo PCLBTW
1. Thời điểm báo cáo
- Báo cáo phải được thực hiện xong trước 8h hàng ngày để phục vụ giao ban; trường hợp họp đột xuất phải chuẩn bị báo cáo kèm theo cuộc họp.
- Trong trường hợp thiên tai, lũ, bão khẩn cấp, báo cáo nhanh có thể được phát hành thêm vào 18h hàng ngày.
- Ngoài báo cáo nhanh hàng ngày, khi kết thúc mỗi đợt lũ, bão Ban Chỉ đạo PCLBTW có báo cáo sơ kết của đợt; hàng năm có báo cáo tổng kết năm.
2. Nội dung báo cáo
2.1. Diễn biến của thời tiết, mưa, lũ, bão, ngập lụt... bao gồm:
- Tóm tắt thời tiết các khu vực trong ngày và dự báo;
- Tin thời tiết nguy hiểm (nếu có);
- Diễn biến bão, ATNĐ (khi có bão hoặc ATNĐ);
- Tình hình mưa: bao gồm mưa trong ngày, mưa 3 ngày, mưa toàn đợt;
- Tình hình lũ: Mực nước hiện tại của các trạm chính trên từng triền sông, so với cấp báo động, lũ lịch sử, diễn biến lũ (khi có lũ);
- Tình hình ngập lụt.
2.2. Hiện trạng các công trình hạ tầng cơ sở (Thủy lợi, giao thông, trường học, bệnh viện...), những vấn đề cần được đặc biệt quan tâm;
2.3. Tình trạng các phương tiện đang hoạt động trên biển (khi có bão);
2.4. Tình trạng dân cư tại các khu vực có nguy cơ chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, ATNĐ, nước dâng, lũ và ngập lụt (nếu xảy ra lũ, bão, ngập lụt);
2.5. Kết quả công tác phòng, chống: số nhà ở, công trình công cộng, kho tàng... đã được gia cố, chằng chống; chặt tỉa cành cây; sơ tán dân cư …;
2.6. Tình hình 4 hồ chứa cắt lũ bảo vệ thủ đô Hà Nội (Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà), hiện trạng, dự báo diễn biến trong thời gian tới và các đề xuất vận hành. Tình hình một số hồ chứa lớn khác khi vận hành xả lũ ảnh hưởng đến hạ du
2.7. Tình hình đê điều;
2.8. Những sự cố khác có thể xảy ra.
2.9. Thiệt hại ban đầu (người, nhà cửa, công trình dân sinh, công trình hạ tầng, mùa màng...);
2.10. Kiến nghị của các địa phương (nếu có);
2.11. Đề xuất, kiến nghị của Văn phòng thường trực.
3. Nguồn thông tin phục vụ công tác báo cáo
3.1. Các bản tin dự báo thời tiết, tin bão, thông báo lũ và các bản tin khác của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương;
3.2. Báo cáo của Ban chỉ huy PCLB&TKCN các Bộ, ngành;
3.3. Báo cáo của Văn phòng Ủy ban Quốc gia TKCN, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng;
3.4. Báo cáo của các địa phương;
3.5. Báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và chủ các hồ chứa về tình hình các hồ chứa nước lớn trên cả nước;
3.6. Báo cáo của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT (Tổng cục Thủy sản, Tổng cục Thủy lợi, Cục Trồng trọt, Cục Quản lý Xây dựng công trình... về các vấn đề có liên quan).
4. Nơi nhận báo cáo
Thủ tướng Chính phủ, thành viên Ban chỉ đạo PCLBTW, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Ủy ban Quốc gia TKCN, các cơ quan liên quan; đồng thời báo cáo được đưa trên trang Website của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo PCLBTW.
II. Báo cáo của Ban chỉ huy PCLB và TKCN các Bộ, ngành; địa phương
1. Báo cáo khẩn cấp
Giai đoạn khẩn cấp được tính từ thời điểm 24 giờ trước và sau khi bão, ATNĐ đổ bộ vào đất liền; có thông báo lũ khẩn cấp, lũ quét, sạt lở đất, mưa lớn gây ngập lụt và các sự cố nghiêm trọng khác, chế độ báo cáo được quy định như sau:
1.1. Nội dung báo cáo
a) Đối với bão, ATNĐ: (thực hiện theo Biểu mẫu số 11), một số nội dung chính:
- Diễn biến của bão, ATNĐ;
- Tình trạng về các phương tiện đang hoạt động trên biển (mẫu Phụ lục số 6a kèm theo); việc bố trí, sắp xếp ở nơi neo đậu, sơ tán người trên các phương tiện đến nơi an toàn...;
- Tình trạng dân cư tại các khu vực có nguy cơ chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, ATNĐ, nước dâng, ngập lụt;
- Kết quả công tác phòng, chống;
- Hiện trạng các công trình hạ tầng cơ sở, những vấn đề cần được đặc biệt quan tâm;
- Những sự cố khác có thể xảy ra;
- Thiệt hại (có mẫu Phụ lục số 04 kèm theo);
- Kiến nghị với Ban chỉ đạo PCLBTW, Ủy ban Quốc gia TKCN và các cơ quan liên quan (nếu có); nhu cầu KPHQ tạm thời (có mẫu Phụ lục số 5a kèm theo).
b) Đối với lũ: (thực hiện theo Biểu mẫu số 12), một số nội dung chính:
- Lượng mưa tại các trạm chính (có mẫu Phụ lục số 01 kèm theo);
- Diễn biến mực nước trên các triền sông, suối (có mẫu Phụ lục số 02 kèm theo);
- Tình trạng hiện tại của hệ thống đê điều; các sự cố (có mẫu Phụ lục số 07 kèm theo);
- Tình trạng dân cư tại các vùng có nguy cơ chịu ảnh hưởng của lũ;
- Tình trạng các hồ chứa nước trong phạm vi phụ trách (có mẫu Phụ lục số 03 kèm theo);
- Kết quả công tác phòng, chống;
- Hiện trạng các công trình hạ tầng cơ sở, những vấn đề cần được đặc biệt quan tâm;
- Những sự cố khác có thể xảy ra;
- Thiệt hại;
- Kiến nghị với Ban chỉ đạo PCLBTW, Ủy ban Quốc gia TKCN và các cơ quan liên quan (nếu có).
c) Đối với lũ quét: (thực hiện theo Biểu mẫu số 13), một số nội dung chính:
- Vị trí, thời điểm xảy ra lũ quét; diễn biến mưa, lũ;
- Thiệt hại do lũ quét gây ra: (người, tài sản, cơ sở hạ tầng...);
- Các biện pháp và kết quả TKCN, khắc phục hậu quả (KPHQ) ở địa phương;
- Kiến nghị với Ban chỉ đạo PCLBTW, Ủy ban Quốc gia TKCN và các cơ quan liên quan (nếu có).
d) Đối với sạt lở đất: (thực hiện theo Biểu mẫu số 14), một số nội dung chính:
- Địa điểm, phạm vi, qui mô sạt lở;
- Thời gian xảy ra sạt lở, diễn biến sạt lở;
- Thiệt hại (người, nhà cửa, công trình dân sinh, cơ sở hạ tầng...);
- Các biện pháp và kết quả KPHQ ở địa phương.
- Kiến nghị với Ban chỉ đạo PCLBTW, Ủy ban Quốc gia TKCN và các cơ quan liên quan (nếu có).
1.2. Thời lượng báo cáo
a) Báo cáo của Văn phòng Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh, thành phố từ 2 đến 3 lần/ngày (tùy theo tình hình thiên tai ở các địa phương);
b) Báo cáo của Ban Chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh, thành phố và các Bộ, ngành tối thiểu 01 lần một ngày.
Ngoài việc báo cáo bằng văn bản phải thường xuyên liên lạc qua điện thoại và báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng khẩn cấp.
1.3. Nơi nhận báo cáo
Ban chỉ đạo PCLBTW, Ủy ban Quốc gia TKCN, các cơ quan liên quan.
1.4. Thời gian báo cáo
Trước 7h sáng 13h chiều và 19h tối hàng ngày.
2. Báo cáo nhanh hàng ngày (thực hiện theo Biểu mẫu số 15)
2.1. Nội dung báo cáo
Các nội dung như báo cáo khẩn cấp nhưng phải chi tiết hơn, trong đó có nhận xét và kiến nghị bước đầu.
2.2. Thời lượng báo cáo
Báo cáo của Văn phòng Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh, thành phố 02 lần một ngày; báo cáo của Ban Chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh, thành phố và các Bộ, ngành 01 ngày một lần.
2.3. Nơi nhận báo cáo
Ban chỉ đạo PCLBTW, Ủy ban Quốc gia TKCN, các cơ quan liên quan.
d. Thời gian báo cáo
Trước 7h sáng và 19h tối hàng ngày.
3. Báo cáo tổng hợp (thực hiện theo Biểu mẫu số 16)
3.1. Nội dung, thời lượng và thời gian báo cáo
Kết thúc mỗi đợt lũ, bão, ATNĐ, ngập lụt (tin cuối cùng về bão, ATNĐ, lũ xuống dưới mức BĐI), Ban chỉ huy PCLB&TKCN các tỉnh, thành phố các Bộ, ngành phải tổ chức kiểm tra, phân loại và đánh giá chính xác thiệt hại, lập báo cáo tổng hợp. Nội dung báo cáo cần nêu đầy đủ về diễn biến thiên tai, công tác chỉ đạo ứng phó, kết quả công tác phòng, chống và KPHQ; đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra (mẫu Phụ lục số 04); nhận xét và bài học rút ra từ công tác chỉ đạo ứng phó, KPHQ thiên tai; những kiến nghị với Trung ương về nhu cầu KPHQ (có mẫu Phụ lục số 5a và 5b). Báo cáo tổng hợp, số liệu thiệt hại và nhu cầu phải gửi chậm nhất sau 05 ngày kể từ khi kết thúc đợt mưa, lũ, bão, ATNĐ để Ban chỉ đạo PCLBTW phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp xem xét báo cáo Chính phủ hỗ trợ thiệt hại.
3.2. Nơi nhận báo cáo
Ban chỉ đạo PCLBTW, Ủy ban Quốc gia TKCN, các cơ quan liên quan.
4. Báo cáo định kỳ
4.1. Nội dung báo cáo
Hàng năm, kết thúc mỗi quý, 6 tháng và kết thúc năm Ban chỉ huy PCLB&TKCN các tỉnh, thành phố và các Bộ, ngành phải có báo cáo về triển khai công tác PCLB quý, 6 tháng; báo cáo tổng kết năm trong đó cần đi sâu phân tích, đánh giá những việc đã làm được, tồn tại và những bài học kinh nghiệm; kế hoạch triển khai công tác PCLB&TKCN năm tiếp sau.
4.2. Nơi nhận báo cáo
Ban chỉ đạo PCLBTW, Ủy ban Quốc gia TKCN, các cơ quan liên quan.
Khi xảy ra thiên tai gây thiệt hại về người và tài sản, mọi yêu cầu của tỉnh, thành phố đề nghị Trung ương trợ giúp về cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với thiên tai phải được thực hiện bằng văn bản.
1. Đề nghị cứu hộ, cứu nạn trong nước
Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh, thành phố có Văn bản gửi về Ủy ban Quốc gia TKCN là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ TKCN, đồng thời gửi cho Ban Chỉ đạo PCLBTW và cơ quan quản lý chuyên ngành để phối hợp. Bao gồm các nội dung:
1.1. Đối với tầu thuyền trên biển
Số hiệu tầu, số người trên tầu (tên từng người), thuyền trưởng, chủ tầu, vị trí hiện tại của tầu, tình trạng sự cố, tình trạng thông tin... Chi tiết có các Phụ lục số 06b và 06c kèm theo.
1.2. Đối với sự cố trên đất liền
Vị trí sự cố cần cứu hộ, cứu nạn, hiện trạng sự cố, số người cần cứu hộ, tình trạng giao thông đến khu vực xảy ra sự cố, loại phương tiện đề nghị...
2. Đề nghị cứu hộ, cứu nạn hoặc cho người, phương tiện vào trú tránh ở các nước trong khu vực
Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh, thành phố có Văn bản gửi về Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao để Cục liên hệ với các nước liên quan, đồng thời gửi cho Ủy ban Quốc gia TKCN và Ban Chỉ đạo PCLBTW để phối hợp. Bao gồm các nội dung:
Số hiệu phương tiện, số người trên phương tiện (tên từng người), thuyền trưởng, chủ tầu, vị trí hiện tại của phương tiện, tình trạng sự cố, tình trạng thông tin; nơi đề nghị được vào trú tránh... như Phụ lục số 06b và 06c.
3. Đề nghị về huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để cứu hộ đê điều, hồ đập và công trình thủy lợi, ứng phó thiên tai
Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh, thành phố có Văn bản gửi về Ban chỉ đạo PCLBTW để chỉ đạo xử lý, đồng thời gửi cho Ủy ban Quốc gia TKCN và cơ quan quản lý chuyên ngành để phối hợp.
Trong trường hợp thành lập Ban chỉ đạo Tiền phương, các công điện, công văn, báo cáo phải gửi cho Ban chỉ đạo Tiền phương đồng thời gửi Ban chỉ đạo PCLBTW và Ủy ban Quốc gia TKCN.
Điều 6. Phương thức gửi công điện, báo cáo, công văn
Trong khi thiên tai đang diễn ra, các công điện, công văn, báo cáo được gửi bằng FAX, thư điện tử để đảm bảo kịp thời, sau đó văn bản chính được gửi theo đường bưu điện để lưu trữ.
Quy chế này được thực hiện thống nhất trong hệ thống PCLB toàn quốc và có hiệu lực kể từ ngày ký.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị có ý kiến bằng văn bản đến Ban Chỉ đạo PCLBTW để nghiên cứu bổ sung, sửa đổi.
- 1Quyết định 312/QĐ-PCLBTW năm 2008 về việc ban hành quy chế về chế độ thông tin, báo cáo trong chỉ đạo, triển khai đối phó với lũ, bão do Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương ban hành
- 2Công điện 38/CĐ-BGTVT năm 2013 ứng phó bão số 6 do Bộ Giao thông vận tải điện
- 3Công điện 6472/CĐ-BYT năm 2013 chủ động triển khai công tác ứng phó với bão Nari do Bộ Y tế điện
- 4Công văn 2425/TT-CLT năm 2013 chỉ đạo ứng phó với bão số 11 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Thông báo 391/TB-VPCP năm 2018 ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khi thị sát và chỉ đạo ứng phó lũ lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Nghị định 08/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão sửa đổi
- 2Pháp lệnh Phòng chống lụt bão năm 1993
- 3Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão năm 2000
- 4Nghị định 14/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế phối hợp của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương; Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành và địa phương
- 5Công điện 38/CĐ-BGTVT năm 2013 ứng phó bão số 6 do Bộ Giao thông vận tải điện
- 6Công điện 6472/CĐ-BYT năm 2013 chủ động triển khai công tác ứng phó với bão Nari do Bộ Y tế điện
- 7Công văn 2425/TT-CLT năm 2013 chỉ đạo ứng phó với bão số 11 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Thông báo 391/TB-VPCP năm 2018 ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khi thị sát và chỉ đạo ứng phó lũ lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long do Văn phòng Chính phủ ban hành
Quyết định 31 QĐ/PCLBTW về Quy chế chế độ thông tin, báo cáo, họp chỉ đạo, triển khai ứng phó với lũ, bão do Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương ban hành
- Số hiệu: 31QĐ/PCLBTW
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/02/2012
- Nơi ban hành: Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương
- Người ký: Cao Đức Phát
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra