BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2425 /TT-CLT | Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2013 |
Kính gửi: Sở Nông nghiệp & PTNT các tỉnh, thành phố phía Bắc
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vào 13 giờ ngày 10/10 cơn bão số 11 ở vị trí tâm bão khoảng 15,3 độ Vĩ Bắc, 126,9 độ Kinh Đông, cách đảo Lu-Dông (Philippine) khoảng 590km về phía Đông; sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13. Đến 13 giờ ngày 12/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 680km về phía Đông Đông Nam; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (từ 118 đến 133km/giờ), giật cấp 13, cấp 14. Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20km
Để chủ động phòng chống bão và mưa lớn có thể xảy ra, bảo vệ lúa mùa muộn và cây trồng vụ Đông ưa ấm đã gieo trồng, Cục Trồng trọt đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố phía Bắc tập trung chỉ đạo quyết liệt các biện pháp sau:
1. Tập trung huy động tối đa nguồn nhân lực thu hoạch nhanh, gọn lúa Mùa đã chín để giải phóng đất gieo trồng cây vụ Đông; đặc biệt, ưu tiên thu hoạch trước diện tích lúa đã chín ở những vùng có nguy cơ bị ngập úng, gây thiệt hại cao. Tăng cường tuyên truyền để nông dân không chủ quan và cho rằng sang tháng 10 sẽ không còn bão vào đồng bằng Bắc bộ.
2. Khơi thông dòng chảy, tiêu cạn nước đệm trên mặt ruộng và hệ thống kênh mương đề phòng mưa lớn gây ngập úng lúa chưa thu hoạch cũng như diện tích cây vụ Đông đã được gieo trồng.
3. Chuẩn bị mọi phương tiện máy bơm điện, bơm dầu kết hợp với biện pháp tiêu ngang (tiêu qua các cống) để có giải pháp tiêu úng tốt nhất. Đối với các vùng đã gieo trồng nhóm cây vụ Đông ưa ấm, cần chủ động lập kế hoạch khoanh vùng ưu tiên bơm tiêu úng nhanh cho những diện tích bị ngập nặng.
4. Rà soát và điều chỉnh kế hoạch sản xuất cây vụ Đông hợp lý; chuẩn bị sẵn các nguồn lực như phân bón, giống cây trồng, đặc biệt là nhóm cây ưa lạnh như rau ăn lá, ăn củ các loại để gieo trồng thay thế, bổ sung kịp thời ngay sau khi bão tan.
5. Giao các đơn vị trong ngành phối hợp với cơ quan truyền thông địa phương phổ biến, giới thiệu các TBKT mới, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, khắc phục thiệt hại do mưa bão ngay sau khi bão tan.
Trên đây là một số nội dung cấp bách để ứng phó với cơn bão số 11, đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phía Bắc nghiêm túc thực hiện và kịp thời báo cáo tình hình sản xuất cũng như ảnh hưởng bão số 11 về Cục Trồng trọt để theo dõi, tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ./.
Nơi nhận: | KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1Công điện 2427/CĐ-BVHTTDL kịp thời ứng phó với Cơn bão số 1 do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch điện
- 2Quyết định 31 QĐ/PCLBTW về Quy chế chế độ thông tin, báo cáo, họp chỉ đạo, triển khai ứng phó với lũ, bão do Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương ban hành
- 3Công văn 2375/TT-CLT năm 2013 chỉ đạo cấp bách ứng phó với bão số 10 do Cục Trồng trọt ban hành
- 1Công điện 2427/CĐ-BVHTTDL kịp thời ứng phó với Cơn bão số 1 do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch điện
- 2Quyết định 31 QĐ/PCLBTW về Quy chế chế độ thông tin, báo cáo, họp chỉ đạo, triển khai ứng phó với lũ, bão do Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương ban hành
- 3Công văn 2375/TT-CLT năm 2013 chỉ đạo cấp bách ứng phó với bão số 10 do Cục Trồng trọt ban hành
Công văn 2425/TT-CLT năm 2013 chỉ đạo ứng phó với bão số 11 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 2425/TT-CLT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 11/10/2013
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Trần Xuân Định
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/10/2013
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết