Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------

Số: 3051/QĐ-CT

Vĩnh Phúc, ngày 30 tháng 10 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DỰ ÁN PHÒNG, CHỐNG MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM NGUY HIỂM CỦA GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2016-2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng; Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 52/1999/NĐ-CP;

Căn cứ Pháp lệnh Thú y năm 2004, Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thú y; Quyết định số 63/2005/QĐ-BNN ngày 13/10/2005 và số 80/2008/QĐ-BNN ngày 15/7/2008 của Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành quy định về tiêm phòng bắt buộc vắc xin cho gia súc, gia cầm và quy định phòng, chống hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn; một số văn bản khác của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Cục Thú y liên quan đến công tác phòng, chống dịch gia súc, gia cầm;

n cứ Công văn số 1101/BKHĐT-TH ngày 02/03/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn phê duyệt chủ trương và quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công;

Căn cứ Nghị quyết số 88/2013/NQ-HĐND ngày 16/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020; Quyết định số 24/2013/QĐ-UBND ngày 10/10/2013 của UBND tỉnh ban hành quy định thực hiện đầu tư, hỗ trợ phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2020; Quyết định số 36/2010/QĐ-UBND ngày 20/12/2010 của UBND tỉnh quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản;

Căn cứ Thông báo số 1999-TB/TU ngày 14/10/2015 của Thường trực Tỉnh ủy về triển khai dự án phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 23/QĐ-HĐND ngày 28/10/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phê duyệt chủ trương đầu tư dự án phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo số 363/BC-KHĐT ngày 29/10/2015, của Chi cục Thú y tại Tờ trình số 25/TTr-CCTY ngày 29/10/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt dự án Phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, gồm các nội dung như sau:

1. Tên dự án: Phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020.

2. Chủ đầu tư và hình thức quản lý:

- Chủ đầu tư: Chi cục Thú y Vĩnh Phúc.

- Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.

3. Mục tiêu của Dự án: Chủ động phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh như bệnh Cúm gia cầm (H5N1) và các chủng vi rút cúm gia cầm nguy hiểm có khả năng lây nhiễm sang người, bệnh Lở mồm long móng gia súc; bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò; bệnh Dịch tả và Tai xanh ở lợn.

4. Địa điểm, thời gian thực hiện:

4.1. Địa điểm: trên địa bàn toàn tỉnh.

4.2. Thời gian thực hiện: Dự án nhóm B thời gian thực hiện trong 05 năm, từ năm 2016 đến hết năm 2020.

5. Nội dung và quy mô

5.1. Quản lý, giám sát dịch bệnh

Chủ động giám sát dịch tễ học một số bệnh truyền nhiễm: Giám sát sự lưu hành của vi rút Cúm gia cầm, vi rút Lở mồm long móng để chủ động áp dụng các biện pháp phòng, chống hiệu quả; giám sát sau tiêm phòng vắc xin để kiểm tra khả năng bảo hộ miễn dịch sau tiêm phòng. Tổng số 3.000 mẫu (mỗi năm 600 mẫu).

5.2. Tập huấn, tuyên truyền

- Tập huấn cho cán bộ thú y tỉnh, huyện về công tác phòng chống dịch bệnh và lực lượng thú y trực tiếp tham gia tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh. Tổng số 10 lớp với 910 lượt người (mỗi năm 2 lớp gồm 1 lớp cho cán bộ thú y tỉnh, huyện và 1 lớp cho cán bộ thú y cấp xã);

- Tuyên truyền, phổ biến các quy định về phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; các cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước trong công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm cho người chăn nuôi, kinh doanh, buôn bán động vật, sản phẩm động vật. Tổng số 30 chuyên mục trên Báo Vĩnh Phúc, 20 chuyên mục trên Đài PTTH tỉnh và 136.700 tờ rơi.

5.3. Sử dụng vắc xin tiêm phòng

5.3.1. Tiêm phòng gia cầm: Sử dụng vắc xin Cúm gia cầm để tiêm phòng cho gà, vịt và ngan. Cụ thể:

a) Đàn gà: Tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm cho 80% trở lên đàn gà nuôi từ 1.000 con trở xuống vào 02 đợt chính trong năm (vào tháng 3, 4 và tháng 9, 10); số lượng dự kiến bình quân mỗi năm là 4,23 triệu liều, tổng trong 5 năm là 21,15 triệu liều;

b) Đàn vịt, ngan: Tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm 02 đợt chính và tiêm bổ sung các tháng còn lại trong năm cho 80% trở lên đàn vịt, ngan; số lượng dự kiến bình quân mỗi năm là 3,26 triệu liều, tổng trong 5 năm là 16,28 triệu liều;

5.3.2. Tiêm phòng gia súc: Sử dụng vắc xin Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng, Dịch tả, Tai xanh tiêm phòng cho trâu, bò, lợn nái và lợn đực giống. Cụ thể:

a) Đàn trâu, bò: Tiêm 02 loại vắc xin Lở mồm long móng và Tụ huyết trùng 02 đợt chính và tiêm bổ sung các tháng còn lại trong năm cho 80% trở lên. Số lượng dự kiến bình quân mỗi năm là 189,41 nghìn liều vắc xin LMLM; 94,71 nghìn liều vắc xin Tụ huyết trùng; tổng trong 5 năm là 947,05 nghìn liều vắc xin LMLM; 473,55 nghìn liều vắc xin Tụ huyết trùng (đã trừ số lượng đàn bò thịt, bò sữa của huyện Tam Đảo từ năm 2016-2019 và số lượng đàn bò sữa của huyện Lập Thạch từ năm 2016-2018 vì thực hiện theo các dự án khác).

b) Đàn lợn nái, đực giống: Tiêm 03 loại vắc xin Lở mồm long móng, Dịch tả và Tai xanh 02 đợt chính trong năm và tiêm bổ sung các tháng còn lại cho 80% trở lên đàn lợn nái và lợn đực giống, số lượng dự kiến bình quân mỗi năm là 111,02 nghìn liều vắc xin LMLM; 111,02 nghìn liều vắc xin Tai xanh, 55,51 nghìn liều vắc xin Dịch tả; tổng trong 5 năm là 555,1 nghìn liều vắc xin LMLM; 555,1 nghìn liều vắc xin Tai xanh; 277,55 nghìn liều vắc xin Dịch tả.

5.4. Vệ sinh khử trùng tiêu độc:

Thực hiện tổng vệ sinh và khử trùng tiêu độc chuồng trại và môi trường chăn nuôi để tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường. Tổ chức phun tập trung một năm 02 lần cùng với hai đợt tiêm phòng chính trong năm, một lần phun cho khoảng 100 nghìn hộ chăn nuôi. Số lượng dự kiến: 50 nghìn lít thuốc sát trùng/5 năm, mỗi năm 10 nghìn lít.

5.5. Các nội dung khác của Dự án

- Hỗ trợ vật tư, bảo hộ, dụng cụ tiêm phòng; vận chuyển, bảo quản vắc xin gồm: 1.370 chiếc bơm tiêm gia cầm bán tự động loại 2ml, 250 chiếc bơm tiêm gia súc loại 20ml; 6.850 kim tiêm gia cầm, 6.850 kim tiêm gia súc, 1.370 bộ quần áo bảo hộ lao động, 13.700 đôi găng tay, 34.250 khẩu trang và 274 thùng bảo ôn bảo quản vắc xin;

- Hỗ trợ kinh phí tuyên truyền, hoạt động của BCĐ cấp tỉnh, huyện, xã;

- Hỗ trợ tiền công thống kê số lượng gia súc, gia cầm phục vụ cho mỗi đợt tiêm phòng;

- Chi phí khác liên quan đến dự án (lập, thẩm định, quản lý giám sát dự án,...).

6. Tổng mức đầu tư: 104.348,7 triệu đồng

Trong đó:

TT

Nội dung

Mức đầu tư (triệu đồng)

I

Ngân sách tỉnh

85.736,1

1

Giám sát dịch bệnh

982,5

2

Tuyên truyền, tập huấn

506,4

3

Mua vắc xin các loại

70.712,4

4

Mua vật tư, dụng cụ tiêm phòng, phun khử trùng tiêu độc

1.615,3

5

Mua hóa chất khử trùng tiêu độc

6.720,0

6

Vận chuyển, bảo quản vắc xin, hóa chất từ tỉnh về huyện

108,0

7

Chi phí khác

1.269,5

8

Chi phí dự phòng

3.822,0

II

Ngân sách cấp huyện

1.237,8

1

Vận chuyển vắc xin, hóa chất từ huyện về xã

171,3

2

Hội nghị tổ chức, triển khai tiêm phòng

225,0

3

Hoạt động của BCĐ cấp huyện

225,0

4

Hỗ trợ Tổ thống kê số lượng GSGC trước tiêm phòng

342,5

5

In danh sách, mẫu biểu

274,0

III

Ngân sách cấp xã chi hoạt động của BCĐ cấp xã

685,0

IV

Nhân dân đóng góp

16.689,8

1

Công tiêm phòng các loại vắc xin gia súc, gia cầm

13.689,8

2

Công phun thuốc khử trùng tiêu độc

3.000,0

7. Nguồn vốn đầu tư

- Ngân sách tỉnh từ nguồn đầu tư phát triển thực hiện Nghị quyết số 88/2013/NQ-HĐND: 85.736,1 triệu đồng.

- Ngân sách cấp huyện: 1.237,8 triệu đồng.

- Ngân sách cấp xã: 685,0 triệu đồng.

- Nhân dân đầu tư: 16.689,8 triệu đồng.

8. Phân kỳ đầu tư nguồn vốn ngân sách tỉnh

- Năm 2016: 16.386,3 triệu đồng.

- Năm 2017: 16.366,8 triệu đồng.

- Năm 2018: 16.791,4 triệu đồng.

- Năm 2019: 17.308,4 triệu đồng.

- Năm 2020: 18.883,2 triệu đồng.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm Tỉnh:

- Xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm và chỉ đạo các chiến dịch tiêm phòng, khử trùng tiêu độc và phòng, chống dịch bệnh hàng năm.

- Tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện dự án tại các địa phương.

- Ban chỉ đạo hàng năm sơ; tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện dự án.

2. Sở Nông nghiệp & PTNT: Chỉ đạo Chủ đầu tư (Chi cục Thú y) tổ chức triển khai dự án đến các huyện, thành phố, thị xã. Tham mưu đề xuất với UBND tỉnh trong quá trình triển khai thực hiện.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư của Dự án; đề xuất điều chỉnh, bổ sung Dự án cho phù hợp trong quá trình thực hiện. Hàng năm, phối hợp với các sở, ngành liên quan đề xuất bố trí vốn để thực hiện Dự án.

4. Sở Tài chính: Hướng dẫn thủ tục cấp, phát, thanh quyết toán các khoản kinh phí hỗ trợ theo chế độ hiện hành của Nhà nước.

5. Chi cục Thú y: là Chủ đầu tư chịu trách nhiệm chính để tổ chức triển khai Dự án, cụ thể:

- Tiếp nhận kinh phí đầu tư cho Dự án từ nguồn vốn của tỉnh, phối hợp với Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm (BCĐ) các huyện, thành phố, thị xã quản lý, sử dụng nguồn kinh phí Dự án có hiệu quả.

- Tổ chức triển khai kế hoạch hàng năm về các nội dung của Dự án, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện.

- Soạn thảo các quy trình, hướng dẫn kỹ thuật tiêm phòng vắc xin, giám sát sau tiêm phòng và giám sát lưu hành vi rút.

- Phân công các phòng chức năng chỉ đạo tiêm phòng, kiểm tra và hướng dẫn bảo quản, sử dụng vắc xin, tập huấn kỹ thuật tiêm phòng cho các địa phương.

- Tổng hợp báo cáo kết quả, tiến độ tiêm phòng với BCĐ tỉnh và Sở Nông nghiệp & PTNT.

6. UBND cấp huyện

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT (trực tiếp là Chi cục Thú y), chỉ đạo chính quyền cơ sở và các phòng, ban liên quan tập trung cho công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn đạt kết quả.

- Bố trí kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch thực hiện Dự án phần kinh phí từ ngân sách cấp huyện.

- Ban chỉ đạo phòng chống dịch, bệnh gia súc, gia cầm cấp huyện chỉ đạo thực hiện Dự án trên địa bàn.

- Xây dựng kế hoạch, phương án triển khai Dự án phù hợp với tình hình địa phương.

- Chỉ đạo, kiểm tra các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ thực hiện Dự án trên địa bàn.

- Tổng hợp báo cáo kết quả phòng, chống dịch theo quy định.

7. UBND cấp xã

- Hỗ trợ kinh phí ngoài phần đầu tư, hỗ trợ của tỉnh và huyện; thực hiện thu kinh phí đóng góp của các hộ chăn nuôi để thực hiện Dự án.

- Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm cấp xã chỉ đạo thực hiện Dự án trên địa bàn.

- Huy động, vận động sự đóng góp của người dân theo quy định như công tiêm phòng các loại vắc xin cho gia súc, gia cầm; công phun thuốc khử trùng tiêu độc tập trung cho hộ gia đình mình.

- Xây dựng kế hoạch, phương án triển khai dự án phù hợp với tình hình địa phương.

- Phối hợp với Trạm Thú y chỉ đạo thực hiện thực hiện nội dung kế hoạch của Dự án.

- Tổng hợp báo cáo kết quả phòng, chống dịch theo quy định.

8. Chủ vật nuôi và các cá nhân liên quan đến chăn nuôi

- Có trách nhiệm thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm theo quy định của Pháp luật.

- Đóng góp kinh phí thực hiện Dự án phục vụ phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm của gia đình mình.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Công an, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Chi cục Trưởng Chi cục Thú y và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- CPCT, CPVP;
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, NN3,4
(T-    b)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Chúc

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3051/QĐ-CT năm 2015 phê duyệt dự án Phòng, chống bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 - 2020

  • Số hiệu: 3051/QĐ-CT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/10/2015
  • Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
  • Người ký: Nguyễn Văn Chúc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 30/10/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản