Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
---------------

Số: 3042/QĐ-UBND

Bến Tre, ngày 30 tháng 12 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TỶ LỆ 1/2000 KHU CÔNG NGHIỆP PHƯỚC LONG, HUYỆN GIỒNG TRÔM, TỈNH BẾN TRE

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;

Căn cứ Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 19/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 11 năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế;

Căn cứ Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 181/TTr-SXD ngày 28 tháng 12 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Phước Long, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Tên Đồ án: Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Phước Long, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

2. Địa điểm quy hoạch: Xã Phước Long, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

3. Quy mô diện tích: 182,32ha.

4. Tỷ lệ: 1/2000.

5. Chủ đầu tư: Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bến Tre.

6. Đơn vị tư vấn lập quy hoạch: Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư phát triển và xây dựng Thikeco.

7. Phạm vi và ranh giới quy hoạch:

- Phía Đông Bắc cách đường tỉnh 887 trung bình 150m.

- Phía Tây Nam tiếp giáp sông Hàm Luông.

- Phía Tây Bắc giáp khu vực dân cư xã Sơn Phú.

- Phía Đông Nam giáp rạch Cầu Đập, khu vực dân cư xã Phước Long và đường huyện Phước Long - Hưng Phong.

8. Tính chất Khu công nghiệp:

Được định hướng là KCN tập trung, đa ngành với những ngành công nghiệp sạch, ít ô nhiễm môi trường và có hàm lượng công nghệ cao. Gồm những nhóm ngành chính sau:

+ Nhóm ngành chế biến nông sản bằng dây chuyền công nghệ cao.

+ Nhóm ngành công nghiệp điện - điện tử.

+ Nhóm ngành sản xuất công nghiệp không ô nhiễm khác.

+ Nhóm ngành cơ sở sản xuất từ nội ô TP. Bến Tre.

9. Quy hoạch sử dụng đất đai:

9.1. Cơ cấu sử dụng đất:

- Tổng diện tích đất quy hoạch: 182,32ha.

- Cơ cấu sử dụng đất đai trong Khu công nghiệp:

TT

Loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1

Đất XD khu trung tâm điều hành và dịch vụ công cộng

2.01

1,10

2

Đất XD nhà máy, xí nghiệp CN

122,13

66,99

3

Đất kho tàng

8,18

4,49

4

Đất cây xanh

28,67

15,73

5

Đất XD khu kỹ thuật

3,98

2,18

6

Mặt nước

2,41

1,32

7

Đất giao thông

14,94

8,19

Tổng

182,32

100,00

9.2. Phân khu chức năng:

9.2.1. Khu trung tâm điều hành và dịch vụ công cộng (ký hiệu TT): Có diện tích 2,01ha chiếm tỷ lệ 1,10% tổng diện tích, mật độ xây dựng (netto) tối đa 40 ÷ 50% với chiều cao 20 ÷ 30m, dự kiến xây dựng cho các khu chức năng gồm:

- Khu liên cơ quản lý điều hành, trưng bày giới thiệu sản phẩm.

- Khu nhà văn phòng cho thuê, ngân hàng, bưu điện thương mại.

- Khu nhà ăn công nghiệp; trạm y tế, đội phòng cháy, chữa cháy 2 xe, trạm xe bus và một số các hạng mục phụ trợ khác...

9.2.2. Khu đất xây dựng các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp: Diện tích 122,13ha chiếm 66,99% tổng diện tích. Các lô nhà máy chia ra với module cơ bản 1,60ha và 2,20ha; một số lô nhỏ - diện tích khoảng 1,25ha và lớn - diện tích tới 3,540ha. Các lô đất được quy hoạch thành 4 nhóm ngành sản xuất công nghiệp:

- Nhóm ngành chế biến nông sản bằng dây chuyền công nghệ cao (ký hiệu: A); diện tích 51,43ha, chiếm 42,11% tỷ trọng các nhóm ngành công nghiệp. Mật độ xây dựng 50 ÷ 70%, chiều cao xây dựng 10 ÷ 22m.

- Nhóm ngành công nghiệp điện - điện tử (ký hiệu: B) có diện tích 47,51ha, chiếm 38,90% tỷ trọng nhóm ngành, mật độ xây dựng 50 ÷ 70%, chiều cao xây dựng 10 ÷ 22m.

- Nhóm ngành công nghiệp không ô nhiễm khác (ký hiệu: C); diện tích 12,44ha, chiếm 10,19% tỷ trọng các nhóm ngành. Mật độ xây dựng 50 ÷ 70%, chiều cao xây dựng 10 ÷ 22m.

- Nhóm ngành công nghiệp tập trung các cơ sở sản xuất từ nội ô TP. Bến Tre; (ký hiệu là D), diện tích 10,75ha, chiếm 8,80% tỷ trọng các nhóm ngành. Mật độ xây dựng 50 ÷ 70%, chiều cao xây dựng 10 ÷ 22m.

9.2.3. Đất kho bãi: Diện tích 8,18ha, chiếm tỷ lệ 4,49% tổng diện tích, mật độ xây dựng tối đa từ 15 ÷ 25%, chiều cao xây dựng tối đa 10 ÷ 22m, được phân làm hai khu:

- Khu kho bãi 1 (ký hiệu KB-1) có diện tích 3,65ha tiếp giáp trục trung tâm, cạnh trung tâm điều hành và dịch vụ công cộng, chức năng trung chuyển hàng hoá đường bộ.

- Khu kho bãi 2 (ký hiệu KB-2) có diện tích 4,53ha giáp trục trung tâm và sông Hàm Luông, trung chuyển hàng hoá qua đường thuỷ.

9.2.4. Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật (ký hiệu KT): Có diện tích 3,98ha, chiếm tỷ lệ 2,18% tổng diện tích, mật độ xây dựng 40 ÷ 50%, chiều cao xây dựng 10 ÷ 22m. Bao gồm:

- Khu trạm cấp nước (ký hiệu KT-C) bao gồm trạm xử nước cấp và trạm bơm, bể chứa có diện tích 1,23ha.

- Khu trạm xử lý nước thải (ký hiệu KT-T) diện tích 1,58ha bao gồm phần trạm và hồ điều hoà.

- Khu trạm trung chuyển chất thải rắn (ký hiệu KT-R) diện tích 1,17ha nằm gần cổng phụ phía Đông Nam Khu công nghiệp.

9.2.5. Đất cây xanh: Diện tích 28,67ha, chiếm tỷ lệ 15,73% tổng diện tích gồm 2 phần:

- Cây xanh tập trung sử dụng công cộng (ký hiệu CX-C) tại phía Đông KCN, gần Trường PTTH Nguyễn Ngọc Thăng với diện tích 2,22ha.

- Cây xanh chuyên dụng (ký hiệu CX-D): Diện tích 26,45ha.

9.2.6. Mặt nước: (Ký hiệu MN) trong KCN có tổng diện tích 2,41ha, chiếm 1,32% tổng diện tích.

9.2.7. Đất giao thông:

Giao thông của KCN bao gồm: Trục trung tâm đối ngoại lộ giới 30,0m kết nối với đường tỉnh 887 nằm phía Đông Bắc KCN. Đường nội bộ cấp 1 lộ giới 23,5m được bố trí đều vuông góc với đường trục chính, kết hợp với đường nội bộ cấp 2 lộ giới 19,5m có nhiệm vụ chia ra các ô đất và liên kết các khu chức năng; diện tích dành cho giao thông là 14,94ha, chiếm 8,19% tổng diện tích KCN.

10. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

10.1. Quy hoạch giao thông:

- Giao thông đối ngoại là đường tỉnh 887, tuyến đường này phía Tây Bắc hướng đi thành phố Bến Tre, hướng Đông Nam đi thị trấn Ba Tri.

- Hệ thống giao thông đối nội trong KCN được phân chia thành các cấp đường: đường chính khu vực cấp 1 (trục trung tâm), đường chính khu vực, đường khu vực.

Bảng thống kê quy mô các tuyến đường

STT

Tên đường

Tên mặt cắt

Lề trái - đường - lề phải

Lộ giới (m)

1

Đường trục chính

1 - 1

6 + 7.5 + 3 + 7.5 + 6

30

2

Đường chính khu vực

2 - 2

6 + 11.5 + 6

23.5

3

Đường khu vực

3 - 3

6 + 7.5 + 6

19.5

10.2. Quy hoạch san nền:

- Thống nhất chọn cao độ thiết kế san nền thấp nhất là +2,45m.

- Hướng dốc thoát nước san nền trong từng ô đất về phía đường giao thông, kênh hoàn trả, rạch Cầu Đập và sông Hàm Luông; n­ước từ trong nền các ô đất đ­ược đ­ưa về phía rãnh thu và hệ thống thoát n­ước đặt dọc theo mạng lưới đư­ờng giao thông hoặc chảy về hệ thống kênh, rạch, sông trong khu vực.

10.3. Quy hoạch thoát nước mưa:

Nước mưa sẽ được thu gom từ bề mặt vào các hố thu bó vỉa đặt trên vỉa hè, mạng lưới thoát nước mưa có đường kính D = 800-3.000mm. Nước mưa xả vào hệ thống sông Hàm Luông, rạch Cầu Đập qua 09 cửa xả.

10.4. Quy hoạch cấp nước:

- Nhu cầu dùng nước của Khu công nghiệp Phước Long, khu tái định cư và nhà ở công nhân:

Qc » 5.560m3/ngày

- Nguồn nước:

+ Hệ thống cấp nước của thành phố Bến Tre - Nhà máy nước Sơn Đông.

+ Nguồn nước mặt từ rạch Cầu Đập và xử lý tại trạm xử lý nước cấp của Khu công nghiệp trước khi cấp cho các nhà máy, xí nghiệp và khu tái định cư, nhà ở công nhân.

- Mạng lưới đường ống cấp nước: Mạng lưới bao gồm đường ống chính có đường kính từ D140÷D335 vận chuyển nước từ trạm bơm tăng áp tới các ống nhánh phân phối nước đến từng nơi tiêu thụ. Trên các ống phân phối có bố trí các van khoá để đề phòng sự cố và điều tiết nước cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Tại các điểm cấp nước vào các nơi tiêu thụ được bố trí van D80÷D100.

10.5. Quy hoạch hệ thống xử lý và thoát nước thải:

- Lưu lượng nước thải của Khu công nghiệp:

Qthải = 3.200m3/ngày

- Mạng lưới đường ống thoát nước thải sử dụng ống nhựa HDPE gân xoắn 2 lớp đường kính D300 chôn dưới vỉa hè dọc theo các tuyến đường giao thông trong Khu công nghiệp. Nước thải từ các nhà máy, khu hạ tầng kỹ thuật, khu điều hành quản lý và dịch vụ công cộng được dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung. Nước thải sau khi xử lý tại trạm xử lý của Khu công nghiệp sẽ được xả vào nguồn tiếp nhận.

- Trạm xử lý nước thải Q ≈ 3.200m3/ngày.

10.6. Quy hoạch cấp điện, chiếu sáng:

10.6.1. Cấp điện:

- Nhu cầu dùng điện: P = 21.372kW.

- Nguồn điện cấp cho khu công nghiệp lấy từ đường dây 22kV chạy dọc ĐT.887.

- Kết cấu lưới điện trong khu công nghiệp: Dự kiến xây dựng 2 tuyến đường dây 22kV mạch đơn để cấp điện cho toàn Khu công nghiệp. Tại Khu công nghiệp xây dựng 4 trạm biến áp 22/0,4kV để cấp điện cho các hạng mục công cộng: Trung tâm điều hành, các khu kỹ thuật và chiếu sáng đường giao thông.

10.6.2. Chiếu sáng:

- Hệ thống chiếu sáng được thiết kế theo TCXD VN 259-2001, tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo đường phố quảng trường: 8-12lux trên mặt đường, độ chói trung bình mặt đường 0,4-0,8cd/m2.

- Nguồn điện cấp cho chiếu sáng được lấy từ 04 trạm biến áp T1, T2, T3, T4 22/0,4kV trong khu trung tâm điều hành và dịch vụ công cộng (TT) và khu hạ tầng kỹ thuật KT-T, KT-R và KT-C trong KCN.

- Cột đèn chiếu sáng dùng loại cột thép mạ kẽm cao 10m lắp bóng cao áp Sodium ánh sáng vàng 220V/2x150W, 220V/1x150W hoặc 220V/1x250W. Khoảng cột trung bình 35m.

10.7. Quy hoạch thu gom chất thải rắn:

Chất thải rắn thải ra hàng ngày ở các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp sẽ được phân loại tại nhà máy, sau đó mỗi nhà máy trực tiếp ký hợp đồng với đơn vị chuyên ngành hoặc được chuyển đến điểm trung chuyển chất thải rắn (KT-R) gần cổng phụ phía Đông giữa KCN với diện tích quy hoạch là 1,17ha. Cuối cùng được doanh nghiệp có chức năng môi trường thu gom và vận chuyển đến khu xử lý tập trung hoặc nhà máy xử lý chất thải rắn theo quy định.

11. Đánh giá môi trường chiến lược:

11.1. Đánh giá hiện trạng và dự báo tác động:

11.1.1. Trong quá trình xây dựng KCN:

- Tác động tới môi trường không khí:

+ Bụi: Nguồn gốc xuất phát bụi là từ các hoạt động: San ủi, đổ đất cát, đá sỏi, xi măng, vật liệu xây dựng đến công trường. Nồng độ bụi tăng vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 - 15 lần ở những vị trí có cường độ hoạt động cao của xe cộ và các phương tiện vận chuyển, bán kính ảnh hưởng có thể tới 30m, trong điều kiện thời tiết có nhiệt độ cao và tốc độ gió từ 2m/s. Thành phần chủ yếu là bụi đất, đá, cát và xi măng rơi vãi, không có loại bụi nào tác động độc hại nguy hiểm đến con người.

+ Khí thải: Khí thải thoát ra từ những phương tiện thi công chuyên chở. Thành phần của khí thải gồm: Bụi, CO, CO2, NOx, hơi xăng... Nhất là do các máy móc sử dụng nhiên liệu là dầu diesel công suất lớn và liên tục. Sự ô nhiễm khí thải của các phương tiện vận tải kéo dài suốt thời gian triển khai xây dựng và thường xuyên trong suốt cả ngày khi tiến độ thi công liên tục để kịp thời gian hoàn thành công trình.

+ Tiếng ồn: Nguồn ô nhiễm này có thể gây ra các ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khoẻ của các công nhân đang lao động trực tiếp trên công trường. Tiếng ồn tại khu vực thi công sẽ vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 10 - 20dB (A). Tiếng ồn liên tục và diễn biến trong thời gian dài, tập trung tại các khu vực đào đắp, thi công hệ thống thoát nước, đóng cọc, máy trộn bêtông… Tiếng ồn do hoạt động của động cơ xe chở tập kết nguyên liệu, xe máy thi công.

- Tác động tới môi trường nước:

+ Nước mưa chảy tràn: Với diện tích bề mặt tương đối lớn, khi có mưa to, lượng nước mưa chảy trên công trường sẽ cuốn theo các chất ô nhiễm trên công trường như dầu mỡ, các chất hữu cơ, phân và nước tiểu… Tuy hàm lượng thấp do được pha loãng nhưng với khối lượng rất lớn sẽ gây ảnh hưởng ô nhiễm nhẹ đến chất lượng nước mặt xung quanh KCN.

+ Nước thải sinh hoạt: Trong quá trình xây dựng, lượng công nhân có mặt trên công trường tương đối lớn, với nhu cầu nước bình quân 60 lít/người/ngày, sẽ có một khối lượng nước thải lớn.

- Tác động tới môi trường đất và vấn đề chất thải rắn:

+ Tác động đến môi trường đất: Môi trường đất sẽ bị ảnh hưởng nhẹ về chất lượng do các chất thải trong quá trình xây dựng gây ra.

+ Tác động do chất thải rắn: Chất thải rắn trong xây dựng là các chất thải của vật liệu thừa, hoặc rơi vãi, vỏ, bao gói chứa vật liệu; tuy lượng này không nhiều nhưng là những chất khó phân huỷ, có thể thu gom và sử dụng lại. Ngoài ra, chất thải rắn còn phát sinh trong quá trình sinh hoạt của lực lượng cán bộ, công nhân trên công trường với số lượng khoảng 0,6kg/người/ngày. Thành phần của rác thải sinh hoạt này là: Bao gói, ny lông, vỏ chai nhựa, đồ hộp. Tuy không nhiều nhưng loại rác này bị phân tán trên diện rộng của công trường, cộng với các chất thải như phân, nước tiểu không được thu gom sẽ phát sinh mùi hôi thối, ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân và môi trường không khí xung quanh.

11.1.2. Trong quá trình hoạt động của KCN:

- Tác động tới môi trường không khí:

+ Bụi: Bụi phát sinh do quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm và trong quá trình sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp.

+ Khí thải: Nguồn khí thải phát sinh từ các phân xưởng sản xuất có thể là CO, SO2, NOx... Nếu hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ con người.

+ Tiếng ồn: Tiếng ồn trong các nhà máy, xí nghiệp được đánh giá theo tiêu chuẩn TCVN 3985-1999. Tiếng ồn chung tối đa cho phép trong suốt ca lao động 8 giờ không được quá 85dB(A).

- Tác động tới môi trường nước:

+ Nước mưa chảy tràn: Nước mưa sẽ được thu gom trong từng nhà máy, xí nghiệp bằng các hố thu nước mưa rồi cuối cùng thoát vào mạng lưới thoát nước mưa của KCN. Nhìn chung lượng nước mưa này chỉ chứa một lượng nhỏ các cặn lơ lửng và không có tác động đáng kể nào tới nguồn nước mặt của khu vực.

+ Nước thải sản xuất và sinh hoạt: Nước thải của các nhà máy xí nghiệp trong Khu công nghiệp có nồng độ, thành phần các chất ô nhiễm khác nhau và phải được xử lý cục bộ đạt giá trị giới hạn cột C theo QCVN 24:2008 trước khi xả vào mạng lưới thoát nước thải của KCN. Sau đó toàn bộ lượng nước thải sản xuất và sinh hoạt sẽ được xử lý tập trung tại trạm xử lý nước thải.

- Tác động do chất thải rắn: Chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất bao gồm các mảnh vụn nguyên liệu, vỏ bao gói thành phẩm và chất thải từ sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên.

11.2. Giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề môi trường:

11.2.1. Giám sát chất lượng không khí:

- Thông số giám sát:

+ Bụi tổng cộng, bụi lơ lửng.

+ Tiếng ồn.

+ Khí CO, SO2, NOx, H2S.

+ Hơi kiềm, hơi hữu cơ.

- Tần suất giám sát: Giám sát định kỳ 1 tháng/lần. Có thể kiểm tra bất thường nếu thấy có nghi vấn về khả năng hàm lượng các thông số trên tăng cao.

- Vị trí giám sát: Tất cả các nhà máy, xí nghiệp hoạt động trong KCN, cuối hướng gió từ 150 ÷ 200m (theo mùa).

11.2.2. Giám sát chất lượng nước: Nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp được giám sát nhằm đảm bảo chất lượng nước đầu vào trạm xử lý nước thải tập trung cũng như nước thải trước khi thải ra môi trường bên ngoài.

- Thông số giám sát: Độ pH, nhiệt độ, dầu mỡ, SS, COD, BOD5, vi khuẩn gây bệnh, hàm lượng các kim loại nặng, thành phần của các nguyên liệu và phụ gia.

- Tần suất giám sát: 3 tháng 1 lần và đột xuất có khiếu nại của nhân dân.

- Vị trí giám sát: Tại vị trí xả nước thải của các nhà máy, xí nghiệp vào mạng lưới thoát nước thải của KCN.

11.2.3. Thu gom chất thải rắn:

Chất thải rắn thải ra hàng ngày ở các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp được thu gom, phân loại và chứa trong các thùng có nắp đậy. Sau đó mỗi doanh nghiệp trực tiếp ký hợp đồng với đơn vị chuyên ngành hoặc được chuyển đến điểm trung chuyển chất thải rắn trong KCN và được doanh nghiệp có chức năng môi trường thu gom và đưa đi xử lý tại các bãi thải tập trung hoặc nhà máy xử lý chất thải rắn theo quy định.

Điều 2. Giao Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bến Tre phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện Giồng Trôm hoàn chỉnh hồ sơ, tổ chức công bố, triển khai cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa để các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan biết thực hiện và giám sát thực hiện.

Các chủ đầu tư (cả sơ cấp và thứ cấp) có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trong khu vực quy hoạch và phạm vi các dự án đầu tư xây dựng theo quy định hiện hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải; Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bến Tre; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Giồng Trôm; Thủ trưởng các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Hiếu