Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3010/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 10 tháng 07 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 6343/QĐ-UBND NGÀY 26 THÁNG 12 NĂM 2018 CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 2457/TTr-STP ngày 04 tháng 7 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định số 6343/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, phường, xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Kèm theo Quyết định số: 3010/QĐ-UBND ngày 10 tháng 07 năm 2019 Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
Phần I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH
STT | TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH | Thẩm quyền | Liên thông bưu chính công ích |
LĨNH VỰC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT | |||
1 | Thủ tục công nhận báo cáo viên pháp luật thành phố | Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố | x |
2 | Thủ tục miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật thành phố | Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố | x |
Tổng cộng: 02 thủ tục |
|
|
Phần II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
STT | TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH | Thẩm quyền | Liên thông bưu chính công ích |
I. LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI | |||
1 | Thủ tục đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài | Ủy ban nhân dân thành phố |
|
2 | Thủ tục giải quyết việc người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi | Ủy ban nhân dân thành phố |
|
II. LĨNH VỰC LUẬT SƯ | |||
1 | Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề luật sư (trường hợp tập sự) | Bộ trưởng Bộ Tư pháp | x |
2 | Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề luật sư (trường hợp miễn tập sự) | Bộ trưởng Bộ Tư pháp | x |
Tổng cộng: 04 thủ tục |
|
|
PHỤ LỤC 2
NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TƯ PHÁP
(Kèm theo Quyết định số: 3010/QĐ-UBND ngày 10 tháng 07 năm 2019 Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
Phần I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC LĨNH VỰC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC
1. Thủ tục công nhận báo cáo viên pháp luật thành phố
a) Trình tự thực hiện
Bước 1: Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức thành viên của Mặt trận, Công an thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố, Tòa án nhân dân thành phố, Cục Thi hành án dân sự thành phố, Bộ Chỉ huy quân sự thành phố, Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng thành phố và cơ quan nhà nước cấp thành phố khác căn cứ vào yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và điều kiện thực tế chỉ đạo tổ chức pháp chế, đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức mình lựa chọn cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân có đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 35 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật để Thủ trưởng cơ quan, tổ chức cấp thành phố có văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật gửi Sở Tư pháp.
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ.
Bước 3: Đối với hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Tư pháp tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật thành phố.
Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật.
b) Cách thức thực hiện: Hồ sơ được nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp hoặc gửi bằng dịch vụ bưu chính đến Sở Tư pháp.
c) Thành phần hồ sơ
Văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật thành phố của cơ quan, tổ chức phải có đầy đủ các thông tin sau đây của người được đề nghị công nhận:
- Họ và tên;
- Chức vụ, chức danh (nếu có) và cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;
- Trình độ chuyên môn;
- Lĩnh vực pháp luật chuyên môn sâu dự kiến kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật có đầy đủ thông tin theo quy định.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức pháp chế, đơn vị được giao phụ trách pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của sở, ban, ngành, đoàn thể cấp thành phố.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.
g) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND thành phố.
h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật thành phố.
i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân được đề nghị công nhận làm báo cáo viên pháp luật thành phố phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
- Có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong công tác;
- Có khả năng truyền đạt;
- Có bằng tốt nghiệp đại học luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất là 02 năm; trường hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật, nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác thì phải có thời gian công tác liên quan đến pháp luật ít nhất là 03 năm.
k) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
l) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012;
- Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.
2. Thủ tục miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật thành phố
a) Trình tự thực hiện
Bước 1: Thủ trưởng cơ quan, tổ chức cấp thành phố đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật thành phố có văn bản đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật thành phố gửi Sở Tư pháp.
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ.
Bước 3: Đối với hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Tư pháp tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ra quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật thành phố.
Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị miễn nhiệm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ra quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật thành phố.
b) Cách thức thực hiện: Hồ sơ được nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp hoặc gửi bằng dịch vụ bưu chính đến Sở Tư pháp.
c) Thành phần hồ sơ
Văn bản đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật thành phố của cơ quan, tổ chức phải có đầy đủ các thông tin sau đây của báo cáo viên pháp luật thành phố được đề nghị miễn nhiệm:
- Họ và tên;
- Chức vụ, chức danh (nếu có) và cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;
- Số, ngày, tháng, năm của Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật;
- Lý do của việc đề nghị miễn nhiệm.
d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị miễn nhiệm.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức pháp chế, đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của sở, ban, ngành, đoàn thể cấp thành phố.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật thành phố.
h) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Việc miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật được thực hiện khi báo cáo viên pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau:
- Tự nguyện xin thôi làm báo cáo viên pháp luật vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do chính đáng khác;
- Không còn là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc chuyển công tác khỏi cơ quan, tổ chức đã đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật;
- Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 35 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Từ chối không thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật theo sự phân công của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trực tiếp mà không có lý do chính đáng từ 03 lần trở lên;
- Thực hiện một trong các hành vi bị cấm quy định tại Điều 9 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Bị Tòa án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;
- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012;
- Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.
Phần II .THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI, LĨNH VỰC LUẬT SƯ
I. LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
1. Thủ tục đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
1.1 Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân hoàn thiện hồ sơ, nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính của Sở Tư pháp nơi cha mẹ nuôi và con nuôi thường trú hoặc nơi đã đăng ký việc nuôi con nuôi trước đây.
Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính của Sở Tư pháp kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung cụ thể một lần.
Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ, ghi phiếu hẹn trả kết quả cho công dân, chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn ngay trong ngày để giải quyết theo quy định.
Bước 3: Sở Tư pháp nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân thành phố ký Quyết định cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài để cấp cho người yêu cầu đăng ký lại.
Bước 4: Trả kết quả cho công dân.
1.2 Cách thức thực hiện: Hồ sơ được nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính của Sở Tư pháp do người đứng đơn nộp.
1.3 Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Thành phần hồ sơ: Tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi.
Lưu ý: Trường hợp yêu cầu đăng ký lại tại Sở Tư pháp không phải là nơi trước đây đã đăng ký việc nuôi con nuôi thì Tờ khai phải có cam kết của người yêu cầu đăng ký lại về tính trung thực của việc đăng ký nuôi con nuôi trước đó và có chữ ký của ít nhất hai người làm chứng.
+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
1.4 Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong đó:
- Thời hạn giải quyết tại Sở Tư pháp: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn được kéo dài 06 ngày làm việc.
- Thời hạn giải quyết tại UBND thành phố: 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ do Sở Tư pháp trình theo quy định.
1.5 Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
1.6 Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tư pháp.
1.7 Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài.
1.8 Lệ phí: không có.
1.9 Tên mẫu đơn, tờ khai: Tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi - TP/CN-2011/CN.04.
1.10 Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Việc nuôi con nuôi đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam nhưng sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ đăng ký nuôi con nuôi bị mất hoặc bị hư hỏng không sử dụng được;
+ Cha mẹ nuôi và con nuôi đều còn sống vào thời điểm yêu cầu đăng ký lại.
1.11 Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: (sửa đổi)
- Luật Nuôi con nuôi;
- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi;
- Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 5/3/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 quy định chi tiết một số điều của Luật nuôi con nuôi;
- Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi;
- Nghị định số 114/2016/NĐ-CP ngày 08/7/2016 của Chính phủ quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài.
Mẫu TP/CN-2011/CN.04
Ảnh 4x6 cm (chụp chưa quá 6 tháng)
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | Ảnh 4x6 cm (chụp chưa quá 6 tháng) |
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ LẠI VIỆC NUÔI CON NUÔI
Kính gửi:[1] …………………………………………………………
……………………………………………………………………...
Chúng tôi /tôi là:
| Ông | Bà |
Họ và tên |
|
|
Ngày, tháng, năm sinh |
|
|
Nơi sinh |
|
|
Dân tộc |
|
|
Quốc tịch |
|
|
Nơi thường trú |
|
|
Số Giấy CMND/Hộ chiếu |
|
|
Nơi cấp |
|
|
Ngày, tháng, năm cấp |
|
|
Địa chỉ liên hệ |
|
|
Điện thoại/fax/email |
|
|
Đã nhận người có tên dưới đây làm con nuôi:
Họ và tên: ............................................................................... Giới tính: ..........................
Ngày, tháng, năm sinh: ......................................................................................................
Nơi sinh: ...........................................................................................................................
Dân tộc: ..................................................................... Quốc tịch: ....................................
Nơi thường trú: .................................................................................................................
Phần khai về bên giao con nuôi trước đây[2]:
| Ông | Bà |
Họ và tên |
|
|
Ngày, tháng, năm sinh |
|
|
Nơi sinh |
|
|
Dân tộc |
|
|
Quốc tịch |
|
|
Nơi thường trú/tạm trú |
|
|
Số Giấy CMND/Hộ chiếu |
|
|
Nơi cấp |
|
|
Ngày, tháng, năm cấp |
|
|
Địa chỉ liên hệ |
|
|
Điện thoại/fax/email |
|
|
Quan hệ với trẻ được nhận làm con nuôi[3]:
Tên cơ sở nuôi dưỡng: .....................................................................................................
Chức vụ của người đại diện cơ sở nuôi dưỡng ..................................................................
Việc nuôi con nuôi đã được đăng ký tại[4]:
……………………………………………………………
……………………………………………………………….. ngày ……. tháng …… năm ……….
Chúng tôi cam đoan lời khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.
Đề nghị …………………………………………… đăng ký.
| …………., ngày ... tháng … năm … |
Xác nhận của Người làm chứng thứ nhất Tôi tên là …………………….. sinh năm ………. Số CMND ……………………., cư trú tại ……… ……………………………………………………... Tôi xin làm chứng việc nuôi con nuôi nêu trên là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về việc làm chứng của mình. …………., ngày ... tháng … năm … | Xác nhận của Người làm chứng thứ hai Tôi tên là …………………….. sinh năm ………. Số CMND ……………………., cư trú tại ……… ……………………………………………………... Tôi xin làm chứng việc nuôi con nuôi nêu trên là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về việc làm chứng của mình. …………., ngày ... tháng … năm … |
2. Thủ tục giải quyết việc người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi
2.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân hoàn thiện hồ sơ, nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính của Sở Tư pháp.
Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung cụ thể một lần.
Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn ngay trong ngày để giải quyết theo quy định.
Bước 3: Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến những người liên quan theo quy định của Luật Nuôi con nuôi. Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện thì Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định đồng ý cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài. Trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và ghi rõ lý do.
Bước 4: Ủy ban nhân dân thành phố quyết định cho người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận nuôi con nuôi.
Bước 5: Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi, tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trụ sở Sở Tư pháp với sự có mặt của đại diện Sở Tư pháp, người được nhận làm con nuôi, cha mẹ nuôi, đại diện cơ sở nuôi dưỡng đối với trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ đối với người được xin nhận làm con nuôi từ gia đình và gửi quyết định cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi.
2.2. Cách thức thực hiện: Hồ sơ được nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính của Sở Tư pháp.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
* Hồ sơ của người nhận con nuôi:
- Đơn xin nhận con nuôi theo mẫu quy định;
- Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế còn thời hạn sử dụng (bản sao);
- Phiếu lý lịch tư pháp (bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng);
- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (bản sao nếu là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc nếu là giấy xác nhận tình trạng hôn nhân);
- Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng);
- Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp (bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng).
* Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi:
- Giấy khai sinh;
- Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
- Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi;
Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự;
- Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.
b) Số lượng hồ sơ:
+ Hồ sơ người nhận con nuôi: 01 (một) bộ
+ Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi: 03 (ba) bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết:
+ Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến của những người liên quan: 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
+ Trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp tiến hành xác minh hoặc gửi công văn đề nghị xác minh (thời gian xác minh và thời gian nhận kết quả xác minh không tính vào thời hạn giải quyết hồ sơ của Sở Tư pháp).
+ Ủy ban nhân dân thành phố Quyết định: 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do Sở Tư pháp trình.
2.5. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân thành phố.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tư pháp.
2.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
2.7. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Đơn xin nhận con nuôi (Mẫu TP/CN-2014/CN.02);
+ Tờ khai hoàn cảnh gia đình của người nhận con nuôi - TP/CN- 2011/CN.06.
2.8. Lệ phí: 4.500.000 đồng.
2.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định về việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài.
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
* Người nhận con nuôi phải có đủ điều kiện như sau:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên - không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi;
+ Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi - không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi;
+ Có tư cách đạo đức tốt.
* Các trường hợp không được nhận con nuôi:
+ Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
+ Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
+ Đang chấp hành hình phạt tù;
+ Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Trẻ em được nhận làm con nuôi phải có đủ điều kiện như sau:
+ Là trẻ em dưới 16 tuổi; là trẻ em từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc trường hợp được cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi;
+ Một người chỉ được làm con của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
2.11 Căn cứ pháp lý:
+ Luật Nuôi con nuôi;
+ Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi;
+ Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 5/3/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 quy định chi tiết một số điều của Luật Nuôi con nuôi;
+ Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi;
+ Thông tư số 24/2014/TT-BTP ngày 29/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi một số điều của Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27/6/ 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi;
+ Nghị định số 114/2016/NĐ-CP ngày 08/7/2016 của Chính phủ quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài;
+ Thông tư số 267/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác nuôi con nuôi.
Mẫu TP/CN-2011/CN.02
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN XIN NHẬN CON NUÔI
Ảnh 4x6 cm (chụp chưa quá 6 tháng)
| (Dùng cho trường hợp nuôi con nuôi trong nước) | Ảnh 4x6 cm (chụp chưa quá 6 tháng) |
Kính gửi(1): …………………………………………..
Chúng tôi/tôi là:
| Ông | Bà |
Họ và tên |
|
|
Ngày, tháng, năm sinh |
|
|
Nơi sinh |
|
|
Dân tộc |
|
|
Quốc tịch |
|
|
Nghề nghiệp |
|
|
Nơi thường trú |
|
|
Số Giấy CMND/Hộ chiếu |
|
|
Nơi cấp |
|
|
Ngày, tháng, năm cấp |
|
|
Địa chỉ liên hệ |
|
|
Điện thoại/fax/email |
|
|
Có nguyện vọng nhận trẻ em dưới đây làm con nuôi:
Họ và tên: ............................................................................... Giới tính: ..........................
Ngày, tháng, năm sinh: ......................................................................................................
Nơi sinh: ...........................................................................................................................
Dân tộc: ................................................................................. Quốc tịch: ........................
Nơi thường trú: .................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Tình trạng sức khỏe: ..........................................................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: .......................................................................................
Nơi đang cư trú: ................................................................................................................
* Gia đình
| Ông | Bà |
Họ và tên |
|
|
Ngày, tháng, năm sinh |
|
|
Địa chỉ liên hệ |
|
|
Điện thoại/fax/mail |
|
|
Quan hệ với trẻ em được nhận làm con nuôi |
|
|
* Cơ sở nuôi dưỡng:
(2) ....................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Lý do xin nhận con nuôi:
Nếu được nhận trẻ em làm con nuôi, chúng tôi/tôi cam kết sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em như con đẻ của mình và thực hiện mọi nghĩa vụ của cha mẹ đối với con theo quy định của pháp luật. Chúng tôi/tôi cam kết trong thời hạn ba năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, định kỳ 06 tháng một lần, gửi thông báo về tình trạng phát triển mọi mặt của con nuôi (có kèm theo ảnh) cho ……………………………………………………………………...(3) nơi chúng tôi/tôi thường trú.
Đề nghị (4) ………………………………………………………………………….. xem xét, giải quyết.
| .........., ngày …. tháng …. năm …. |
(1) Trường hợp người nhận con nuôi thường trú tại Việt Nam, thì gửi UBND xã/ phường/thị trấn nơi có thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi. Trường hợp người nhận con nuôi tạm trú ở nước ngoài, thì gửi Cơ quan đại diện Việt Nam, nơi có thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi.
(2) Ghi rõ tên và địa chỉ cơ sở nuôi dưỡng
(3) Ghi tên UBND xã/phường/thị trấn hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
(4) Như kính gửi.
II. LĨNH VỰC LUẬT SƯ
1. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề luật sư (trường hợp tập sự)
a) Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức hoàn thiện đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp đến Sở Tư pháp.
Bước 2: Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ (hướng dẫn bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ hoặc chưa đầy đủ), cấp giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.
Bước 3: Sau khi kiểm tra xong hồ sơ, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị kèm hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp. (Trường hợp từ chối, Sở Tư pháp có văn bản trả lời Đoàn Luật sư).
Bước 4: Thông báo kết quả giải quyết cho Đoàn luật sư, người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư.
b) Cách thức thực hiện: Hồ sơ được nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp hoặc gửi bằng dịch vụ bưu chính đến Sở Tư pháp.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư (theo mẫu);
(2) Phiếu lý lịch tư pháp;
(3) Giấy chứng nhận sức khỏe;
(4) Bản sao bằng cử nhân luật hoặc bản sao bằng thạc sỹ luật;
(5) Bản sao giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư;
(6) Văn bản xác nhận người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định của Đoàn Luật sư;
(7) Văn bản giải trình, cam kết về quá trình phấn đấu về việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi làm việc cuối cùng của người đó trước thời điểm đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc của công an xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú (đối với người thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 2a của Nghị định số 137/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ);
(8) 02 (hai) ảnh chân dung kích thước 03 cm x 04cm.
- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
d) Thời gian giải quyết: 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản đề nghị của Sở Tư pháp (kèm theo hồ sơ) cấp chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư (Mẫu TP-LS-01 theo quy định tại Thông tư số 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư).
k) Yêu cầu, điều kiện của thủ tục hành chính:
- Người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư phải có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật Luật sư: công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
- Người thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2a của Nghị định số 137/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ mà quyết định kỷ luật đã chấm dứt hiệu lực hoặc đã hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định kỷ luật buộc thôi việc có hiệu lực hoặc đã hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử lý hành chính hoặc người bị kết án về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý mà đã được xóa án tích và không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2a của Nghị định số 137/2018/NĐ-CP , nếu có văn bản giải trình, cam kết về quá trình phấn đấu về việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi làm việc cuối cùng của người đó trước thời điểm đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc của công an xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú thì được coi là đã sửa chữa, rèn luyện và đáp ứng tiêu chuẩn về tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt theo quy định tại Điều 10 của Luật Luật sư.
- Người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư:
+ Không đủ tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10 của Luật Luật sư;
+ Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
+ Không thường trú tại Việt Nam;
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý kể cả trường hợp đã được xóa án tích;
+ Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;
+ Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
+ Những người đang là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực.
+ Đã bị xử lý hành chính hoặc xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự hoặc có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về một trong các hành vi liên quan đến chiếm đoạt tài sản, trục lợi, gian lận, gian dối, xâm phạm an ninh quốc gia; ứng xử, phát ngôn làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín nghề luật sư hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tham gia, lôi kéo, kích động, mua chuộc, cưỡng ép người khác tập trung đông người để gây rối trật tự công cộng, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy định tại điểm b, d, e, g, i hoặc k khoản 1 Điều 9 của Luật Luật sư; vi phạm pháp luật khác do cố ý đã bị xử lý kỷ luật từ hai lần trở lên.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Luật sư năm 2006;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13;
- Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư;
- Nghị định số 137/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ;
- Thông tư số 17/2011/TT-BTP ngày 14/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Luật sư, Nghị định hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư;
- Thông tư số 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư;
- Thông tư số 220/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động hành nghề luật sư.
Mẫu TP-LS-01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Ảnh | ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ |
Kính gửi: Bộ Tư pháp
Tên tôi là (ghi bằng chữ in hoa): ............................................................ Nam/Nữ ...............
Ngày sinh: …../ …../ …… Quốc tịch: ..................................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: .......................................................................................
Chỗ ở hiện nay: .................................................................................................................
Điện thoại: .................................................................. Email: ..........................................
CMND số: ................................................. Ngày cấp: …/ …./ ….. Nơi cấp: ......................
Đã đạt kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư kỳ ………………. năm ..............................
Được miễn tập sự hành nghề luật sư (ghi rõ lý do): ............................................................
Quá trình hoạt động của bản thân (từ khi tốt nghiệp đại học đối với người phải qua đào tạo nghề luật sư, trong quá trình công tác tại các cơ quan đối với người được miễn đào tạo nghề luật sư):
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Khen thưởng, kỷ luật (từ khi tốt nghiệp đại học đối với người phải qua đào tạo nghề luật sư, trong quá trình công tác tại các cơ quan đối với người được miễn đào tạo nghề luật sư):
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Tôi đề nghị được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư. Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung nêu trên và cam đoan tuân thủ các nguyên tắc hành nghề luật sư, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của luật sư do pháp luật quy định.
2. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề luật sư (trường hợp miễn tập sự)
a) Trình tự thực hiện
Bước 1: Cá nhân hoàn thiện đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp đến Sở Tư pháp.
Bước 2: Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ (hướng dẫn bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ hoặc chưa đầy đủ), cấp giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.
Bước 3: Sở Tư pháp có văn bản đề nghị kèm hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp. (Trường hợp từ chối, Sở Tư pháp có văn bản trả lời công dân và nêu rõ lý do)
Bước 4: Trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
b) Cách thức thực hiện: Hồ sơ được nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp hoặc gửi bằng dịch vụ bưu chính đến Sở Tư pháp.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư (theo mẫu)
(2) Phiếu lý lịch tư pháp;
(3) Giấy chứng nhận sức khỏe;
(4) Bản sao bằng cử nhân luật hoặc bản sao bằng thạc sỹ luật (trừ những người là là giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật);
(5) Văn bản giải trình, cam kết về quá trình phấn đấu về việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi làm việc cuối cùng của người đó trước thời điểm đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc của công an xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú (đối với người thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2a của Nghị định số 137/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ);
(6) Bản sao giấy tờ chứng minh là người được miễn tập sự hành nghề luật sư quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật Luật sư sửa đổi, bổ sung năm 2012 (cụ thể: bản sao giấy tờ chứng minh là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật);
(6) 02 (hai) ảnh chân dung kích thước 03cm x 04cm.
- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
d) Thời gian giải quyết: 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản đề nghị của Sở Tư pháp (kèm theo hồ sơ) cấp chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư (Mẫu TP-LS-01 theo quy định tại Thông tư số 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định mội số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư).
k) Yêu cầu, điều kiện của thủ tục hành chính:
- Người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư phải có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật Luật sư: công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
- Người thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2a của Nghị định số 137/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ mà quyết định kỷ luật đã chấm dứt hiệu lực hoặc đã hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định kỷ luật buộc thôi việc có hiệu lực hoặc đã hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử lý hành chính hoặc người bị kết án về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý mà đã được xóa án tích và không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2a của Nghị định số 137/2018/NĐ-CP , nếu có văn bản giải trình, cam kết về quá trình phấn đấu về việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi làm việc cuối cùng của người đó trước thời điểm đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc của công an xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú thì được coi là đã sửa chữa, rèn luyện và đáp ứng tiêu chuẩn về tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt theo quy định tại Điều 10 của Luật Luật sư.
- Người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư:
………………….
[1] Trường hợp nuôi con nuôi trong nước thì gửi UBND xã/phường/thị trấn nơi có thẩm quyền đăng ký lại việc nuôi con nuôi. Trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thì gửi Sở Tư pháp, nơi có thẩm quyền đăng ký lại việc nuôi con nuôi.
[2] Nếu có được các thông tin này.
[3] Ghi rõ là cha mẹ đẻ; người giám hộ hay cơ sở nuôi dưỡng. Nếu là cơ sở nuôi dưỡng thì ghi rõ tên cơ sở nuôi dưỡng.
[4] Không cần có xác nhận của người làm chung nếu đăng ký lại việc nuôi con nuôi tại UBND cấp xã/STP nơi đã đăng ký việc NCN trước đây.
- 1Quyết định 1256/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Bổ trợ tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng
- 2Quyết định 1432/QĐ-UBND năm 2019 công bố thủ tục hành chính các lĩnh vực: Hộ tịch; Quốc tịch; Lý lịch tư pháp; Nuôi con nuôi; Trọng tài thương mại; Luật sư; Trợ giúp pháp lý được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung và bị bãi bỏ thuộc phạm vi quản lý, thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu
- 3Quyết định 3105/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Lý lịch tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình
- 4Quyết định 2583/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp trong thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Tây Ninh
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 5Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1256/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Bổ trợ tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng
- 7Quyết định 1432/QĐ-UBND năm 2019 công bố thủ tục hành chính các lĩnh vực: Hộ tịch; Quốc tịch; Lý lịch tư pháp; Nuôi con nuôi; Trọng tài thương mại; Luật sư; Trợ giúp pháp lý được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung và bị bãi bỏ thuộc phạm vi quản lý, thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu
- 8Quyết định 3105/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Lý lịch tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình
- 9Quyết định 2583/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp trong thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Tây Ninh
Quyết định 3010/QĐ-UBND năm 2019 về sửa đổi thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp thành phố Đà Nẵng kèm theo Quyết định 6343/QĐ-UBND
- Số hiệu: 3010/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/07/2019
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Huỳnh Đức Thơ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra