BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
Số: 30/2004/QĐ-BGDĐT | Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2004 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHO GIÁO VIÊN MẦM NON CHU KỲ II (2004-2007)
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP này 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Căn cứ Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.
Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định chương trình bồi dưỡng thường xuyên ngày 02 tháng 8 năm 2004.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non.
QUYẾT ĐỊNH:
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHO GIÁO VIÊN MẦM NON CHU KỲ II (2004 – 2007)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
1. Về kiến thức. Học viên cần biết và hiểu
* Những vấn đề đổi mới của giáo dục mầm non hiện nay.
* Phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non.
* Các Kỹ năng chính mà người giáo viên cần có để tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ có hiệu quả.
* Công tác phối hợp với các bậc cha mẹ trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non.
* Tìm và làm đồ chơi – trò chơi cho trẻ.
* Cách sử dụng môi trường tự nhiên, xã hội như nguồn lực học tập của trẻ.
* Các đánh giá hoạt động của trẻ, hoạt động của bản thân, của đồng nghiệp và kết quả đạt được ở trẻ để có biện pháp giáo dục thích hợp và hiệu quả.
* Can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở độ tuổi mầm non.
2. Về kỹ năng. Học viên cần có khả năng:
* Áp dụng được phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non.
* Xây dựng mạng chủ điểm, lập kế hoạch bài học, tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng tích hợp và phương pháp dạy học tích cực cho trẻ.
* Xây dựng môi trường giáo dục và tổ chức các hoạt động của trẻ theo các góc một cách hiệu quả.
* Tìm và tổ chức cho trẻ làm đồ dùng, đồ chơi như một phương pháp dạy học tích cực.
* Tự học, tự bồi dưỡng: đọc hiểu tài liệu, viết bài học, làm đồ dùng đồ chơi áp dụng kiến thức đã học vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ ở lớp của mình, lưu giữ hồ sơ học tập.
* Tự đánh giá, đánh giá đồng nghiệp, đánh giá trẻ, theo dõi sự phát triển của trẻ để điều chỉnh nội dung và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp.
3. Về thái độ. Học viên cần:
* Nhận thức được sự cần thiết đổi mới giáo dục mầm non để có ý thức tự giác, tham gia tích cực vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non.
* Có ý thức và mạnh dạn áp dụng những kiến thức và phương pháp mới đã được học vào thực tiễn chăm sóc giáo dục trẻ.
II. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN CHO CÁC HỌC PHẦN
Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho kỳ II (2004 – 2007) cho giáo viên Mầm non gồm 150 tiết được chia làm 3 phần lớn:
Phần 1. Bồi dưỡng về lý luận giáo dục chung (30 tiết).
Phần bồi dưỡng về lý luận giáo dục cung cấp cho cán bộ quản lý và giáo viên những lý luận nhận thức về chính trị, xã hội, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo.
Phần 2. Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ (90 tiết).
Phần này gồm 18 bài (Bài số 12 gồm hai nội dung: Hoạt động tạo hình và Giáo dục âm nhạc trong trường Mầm non theo hướng đổi mới) được thiết kế thành 2 phần nhỏ: Từ bài số 1 đến bài số 6: Giới thiệu các vấn đề chung. Từ bài số 7 đến bài số 17: Nội dung chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng đổi mới.
Phần 3. Bồi dưỡng những nội dung phù hợp với từng địa phương (30 tiết).
Phần này dành cho từng địa phương (tỉnh/thành) tự tổ chức xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu bồi dưỡng cho phù hợp với từng địa phương.
III. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHU KỲ II. PHẦN CHUYÊN DO BỘ BIÊN SOAN
Thứ tự | Tên bài | Số tiết |
Bài 1 | Giới thiệu chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non chu kỳ 2004 – 2007 | 2 tiết |
Bài 2 | Giới thiệu những vấn đề đổi mới của giáo dục mầm non hiện nay | 5 tiết |
Bài 3 | Phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non | 5 tiết |
Bài 4 | Tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động | 5 tiết |
Bài 5 | Kích thích tính sáng tạo của trẻ thông qua hoạt động làm quen với toán | 5 tiết |
Bài 6 | Đánh giá trẻ trong quá trình chăm sóc giáo dục | 5 tiết |
Bài 7 | Công tác phối hợp với các bậc cha mẹ trong việc thực hiện mục tiêu Giáo dục Mầm non | 5 tiết |
Bài 8 | Chủ điểm và lập kế hoạch theo chủ điểm | 5 tiết |
Bài 9 | Kích thích sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non | 5 tiết |
Bài 10 | Hoạt động cho trẻ làm quen với chữ viết | 5 tiết |
Bài 11 | Tìm và làm đồ chơi từ nguyên vật liệu có sẵn | 5 tiết |
Bài 12 | Giáo dục âm nhạc ở trường mầm non theo hướng đổi mới | 4 tiết |
Bài 13 | Hoạt động tạo hình | 4 tiết |
Bài 14 | Hướng dẫn trẻ khám phá môi trường xung quanh | 5 tiết |
Bài 15 | Phát triển thể lực cho trẻ | 5 tiết |
Bài 16 | Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm | 7 tiết |
Bài 17 | Vệ sinh, tiêm chủng phòng bệnh và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ | 7 tiết |
Bài 18 | Can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật lứa tuổi mầm non | 6 tiết |
Bài số 1
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHU KỲ II (2004 – 2007)
(2 tiết)
MỤC TIÊU
Học xong bài này, học viên cần đạt được mục tiêu sau:
Về kiến thức
* Hiểu được mục tiêu, nội dung và những điểm mới của chương trình bồi dưỡng thường xuyên, hình thức học tập và đánh giá kết quả học tập bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non chu kỳ II.
* Biết các quyền lợi và nghĩa vụ của giáo viên khi tham gia bồi dưỡng thường xuyên.
* Biết cách tự học, tự đánh giá kết quả học tập bồi dưỡng thường xuyên.
Về thái độ:
* Nhận thức được bồi dưỡng thường xuyên là cần thiết cho mỗi giáo viên, để tích cực, tự giác, chủ động học tập và thực hành vận dụng vào thực tiễn chăm sóc giáo dục trẻ.
NỘI DUNG
1. Mục tiêu chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo dục mầm non chu kỳ II (2004 – 2007)
Hoạt động:
* Đọc tài liệu
* Thảo luận nhóm hoặc tự suy nghĩ về các nội dung: (1) Mục tiêu chương trình bồi dưỡng thường xuyên có phù hợp với mong muốn của bạn và đáp ứng được yêu cầu thực tế không? (2) Có đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay không?
2. Cấu trúc và nội dung chương trình bồi dưỡng thường xuyên - Phần chuyên môn nghiệp vụ.
Hoạt động:
* Đọc tài liệu.
* Thảo luận hoặc tự suy ngẫm các vấn đề sau: (1) Nội dung chương trình bồi dưỡng thường xuyên có bổ ích và thiết thực không? Sắp xếp các bài theo mức độ cần thiết đối với bạn. (2) Nội dung nào khó hoặc không thực hiện được ở địa phương bạn? Vì sao?
3. Hình thức học tập bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non chu kỳ II
Hoạt động:
* Từ kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân: (1) Lựa chọn hình thức học tập phù hợp nhất khi học chương trình bồi dưỡng thường xuyên của bạn. (2) Khi tự học bạn cần tiến hành hoạt động nào? Và chú ý điểm gì?
* Thảo luận nhóm về những lựa chọn của bản thân.
4. Đánh giá kết quả học tập bồi dưỡng thường xuyên
Hoạt động:
* Đọc tài liệu
* Thảo luận nhóm về các vấn đề sau: (1) Mục đích và nội dung đánh giá kết quả học bồi dưỡng thường xuyên. (2) Làm thế nào để có thể tự đánh giá kết quả học tập của mình (3) Hoạt động của nhóm chuyên môn trong công tác đánh giá như thế nào.
Kết luận bài học
Câu hỏi tự đánh giá
Bài tập phát triển kỹ năng
Bài số 2
GIỚI THIỆU NHỮNG VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CỦA GIÁO DỤC MẦM NON HIỆN NAY
(5 tiết)
MỤC TIÊU
Học xong bài này, học viên cần hiểu và biết:
* Sự cần thiết phải đổi mới trong Giáo dục mầm non.
* Những vấn đề đổi mới trong giáo dục mầm non.
* Bước đầu biết đánh giá việc thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục mầm non tại cơ sở để tìm ra biện pháp giải quyết những khó khăn đó.
NỘI DUNG
1. Sự cần thiết phải đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục mầm non
Hoạt động:
* Đọc tài liệu.
* Suy ngẫm vấn đề (1) Vì sao phải tiến hành đổi mới trong giáo dục mầm non.
2. Những vấn đề đổi mới của giáo dục mầm non
Hoạt động:
* Đọc tài liệu.
* Trao đổi nhóm về các nội dung sau:
(1) Cách tiếp cận với những vấn đề đổi mới. (2) Những vấn đề đổi mới được triển khai thực hiện.
3. Bước đầu đánh giá việc thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục mầm non ở địa phương
Hoạt động:
* Đọc tài liệu.
* Thảo luận nhóm:
(1) Những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện đổi mới. (2) Cách giải quyết những khó khăn?
Kết luận bài học.
Câu hỏi tự đánh giá.
Bài tập phát triển kỹ năng.
Bài số 3
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG GIÁO DỤC MẦM NON
(5 tiết)
MỤC TIÊU
Học xong bài này học viên cần:
* Xác định được thế nào là phương pháp dạy học tích cực.
* Biết và hiểu được bản chất của phương pháp dạy học tích cực và nhận dạng được những biểu hiện tích cực hoạt động của trẻ.
* Biết và hiểu được các đặc điểm đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non.
* Phân tích, nhận dạng một hoạt động mẫu có vận dụng phương pháp dạy học tích cực.
Học viên có khả năng:
* So sánh phương pháp dạy học tích cực với phương pháp dạy học thụ động.
* Vận dụng phương pháp dạy học tích cực để thiết kế và tổ chức dạy thử một hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non.
* Dựa vào các đặc điểm của phương pháp dạy học tích cực và những biểu hiện tích cực và những biểu hiện tích cực hoạt động của trẻ, để đánh giá việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ của bản thân và của đồng nghiệp.
NỘI DUNG
1. Thế nào là phương pháp dạy học tích cực
Hoạt động:
* Suy nghĩ, nhớ lại những phương pháp đã dạy trẻ của bản thân. Những ưu điểm, hạn chế của các phương pháp đó.
* Bạn đã từng nghe nói về phương pháp dạy học tích cực, bạn hiểu thế nào là phương pháp dạy học tích cực.
* Sau khi thực hiện xong bạn hãy trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp.
2. Bản chất của phương pháp dạy học tích cực và biểu hiện hoạt động tích cực của trẻ.
Hoạt động:
* Suy nghĩ nhớ lại kinh nghiệm thực tiễn đưa ra bản chất của phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non, những biểu hiện hoạt động tích cực của trẻ. Ghi ý kiến của mình vào vở học tập.
* Thảo luận nhóm.
3. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non.
Hoạt động:
* Đưa ra những ưu điểm và nhược điểm của hai phương án.
* Suy nghĩ liên hệ với thực tiễn giảng dạy của bạn gần với phương án nào, có giờ nào hay hơn hai phương án nêu ở trên không?
* Tìm hiểu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non.
4. Phân tích, đánh giá một mẫu hoạt động được áp dụng phương pháp dạy học tích cực.
Hoạt động:
* Quan sát một hoạt động của đồng nghiệp được vận dụng phương pháp dạy học tích cực do nhóm chuyên môn hoặc trường tổ chức.
* Bạn hãy phân tích, đánh giá, xác định mức độ vận dụng phương pháp dạy học tích cực của giáo viên vào hoạt động giáo dục như thế nào? Phân tích, xác định mức độ biểu hiện tính tích cực của trẻ trong hoạt động đó.
Kết luận bài học.
Câu hỏi tự đánh giá.
Bài tập phát triển kỹ năng.
Bài số 4
TỔ CHỨC MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ HOẠT ĐỘNG
(5 tiết)
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học viên cần hiểu và biết.
* Khái niệm, ý nghĩa và yêu cầu của môi trường cho trẻ hoạt động.
* Cách tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động.
Học viên có khả năng.
* Sử dụng các vật liệu sẵn có, rẻ tiền để xây dựng các góc hoạt động trong lớp và thiết bị chơi ngoài trời cho trẻ vui chơi học tập.
* Sử dụng môi trường sẵn có xung quanh lớp học để giúp trẻ phát triển.
Có ý thức bổ sung, điều chỉnh việc làm hàng ngày để tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động ngày càng phong phú và hấp dẫn.
NỘI DUNG
1. Môi trường cho trẻ hoạt động.
Hoạt động:
* Dựa vào kinh nghiệm của bản thân: bạn hiểu thế nào về môi trường cho trẻ hoạt động? Môi trường cho trẻ lớp bạn hoạt động bao gồm những gì?
* Ý nghĩa của môi trường cho trẻ hoạt động.
* Bạn hãy đưa ra những yêu cầu cần thiết của một môi trường cho trẻ hoạt động.
2. Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động trong lớp.
Hoạt động:
* Dựa vào kinh nghiệm của bản thân:
* Thế nào là góc hoạt động.
* Bạn đã bao giờ xây dựng góc hoạt động ở lớp chưa? Là những góc nào? Trong mỗi góc có đồ dùng, đồ chơi gì?
* Khi xây dựng các góc hoạt động cho trẻ cần đảm bảo nguyên tắc nào?
3. Thực hành xây dựng các góc hoạt động trong lớp
Hoạt động:
* Đọc tài liệu.
* Thực hành xây dựng mô hình góc hoạt động cho trẻ trong hoàn cảnh, điều kiện cụ thể.
4. Tổ chức cho trẻ hoạt động trong góc.
Hoạt động:
Dựa vào kinh nghiệm bản thân và thảo luận nhóm các vấn đề sau:
* Khi nào cần giới thiệu các góc chơi trong lớp cho trẻ.
* Thời gian trẻ chơi và quản lý của giáo viên trong các góc chơi.
* Cách làm để trẻ chơi được ở tất cả các góc.
5. Tổ chức cho trẻ hoạt động ở môi trường ngoài lớp.
Hoạt động:
* Đọc tài liệu.
* Suy nghĩ trả lời câu hỏi:
(1) Môi trường sẵn có ngoài lớp của bạn gồm những gì? (2) Bạn sẽ tổ chức cho trẻ hoạt động ở môi trường ngoài lớp như thế nào để giúp trẻ phát triển.
Kết luận bài học.
Câu hỏi tự đánh giá.
Bài tập phát triển kỹ năng.
Bài số 5
KÍCH THÍCH TÍNH SÁNG TẠO CỦA TRẺ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI TOÁN
(5 tiết)
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học viên cần biết và hiểu.
* Nhận biết được những biểu hiện sáng tạo của trẻ mẫu giáo và tầm quan trọng của việc kích thích phẩm chất này ở trẻ.
* Biết được các biện pháp kích thích trẻ sáng tạo qua hoạt động làm quen với toán.
Học viên có khả năng.
* Vận dụng các biện pháp kích thích trẻ sáng tạo trong tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với toán.
* Luôn có ý thức kích thích sự sáng tạo ở trẻ.
* Tin vào khả năng sáng tạo của bản thân trong tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với toán.
NỘI DUNG
1. Những biểu hiện tính sáng tạo của trẻ mẫu giáo và tầm quan trọng của việc kích thích trẻ sáng tạo
Hoạt động:
Nhớ lại những kinh nghiệm của bạn:
* Trẻ trong lớp của bạn có những sáng tạo gì? Biểu hiện như thế nào.
* Tính sáng tạo của trẻ có cần kích thích không? Tại sao.
2. Các biện pháp kích thích trẻ sáng tạo
Hoạt động:
* Nhớ lại những cách bạn và đồng nghiệp đã làm để kích thích trẻ sáng tạo qua hoạt động làm quen với toán.
3. Một số ví dụ minh họa cách tổ chức hoạt động kích thích trẻ sáng tạo trong làm quen với toán
Hoạt động:
* Tập giải quyết tình huống.
* Thảo luận nhóm
* Tự viết ra hoạt động để kích thích trẻ sáng tạo qua làm quen với toán và thử tổ chức hoạt động đó cho trẻ trong lớp của bạn, tự rút ra bài học gì.
Kết luận bài học.
Câu hỏi tự đánh giá
Bài tập phát triển kỹ năng.
Bài số 6
ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG QUÁ TRÌNH CHĂM SÓC GIÁO DỤC
(5 tiết)
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học viên cần biết và hiểu.
* Hiểu được thế nào là quan sát trẻ và mục đích quan sát trẻ.
* Thực hiện được các bước trong quá trình quan sát trẻ.
* Sử dụng được bản liệt kê để đánh giá sự phát triển của trẻ.
NỘI DUNG
1. Quan sát và mục đích quan sát
Hoạt động:
* Đọc tài liệu.
* Ghi các ý kiến của mình vào vở: Mục đích quan sát trẻ ở các thời điểm khác nhau.
2. Các bước tiến hành quan sát trẻ
Hoạt động:
Nhớ lại những việc đã làm khi tiến hành quan sát trẻ.
* Khi nào bạn cần quan sát trẻ? Có cần chuẩn bị gì trước khi quan sát.
* Trong quá trình quan sát hoặc sau khi quan sát bạn ghi chép lại những gì.
* Sau khi quan sát bạn đưa ra nhận xét gì?
* Bạn có điều chỉnh về nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ trên cơ sở kết quả quan sát trẻ.
3. Phiếu quan sát
Hoạt động:
* Đọc tài liệu.
* Phân tích kết quả, nhận xét kết quả trong tài liệu.
4. Bảng liệt kê để theo dõi sự phát triển của trẻ
Hoạt động:
* Đọc tài liệu.
* Thực hành sử dụng bản liệt kê.
Kết luận bài học.
Câu hỏi tự đánh giá
Bài tập phát triển kỹ năng.
Bài số 7
CÔNG TÁC PHỐI HỢP VỚI CÁC BẬC CHA MẸ TRONG VIỆC THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIÁO DỤC MẦM NON
(5 tiết)
MỤC TIÊU
Học xong bài này, học viên cần biết và hiểu:
* Ý nghĩa của công tác phối hợp với các bậc cha mẹ trong việc thực hiện mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ.
* Nội dung, hình thức và biện pháp phối hợp với các bậc cha mẹ trong việc thực hiện mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ.
Học viên có khả năng:
* Lập kế hoạch và triển khai thực hiện công tác phối hợp với các bậc cha mẹ trong nhóm/ lớp, trường mầm non.
NỘI DUNG
1. Ý nghĩa công tác phối hợp với các bậc cha mẹ trong việc thực hiện mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ
Hoạt động:
* Tìm hiểu ý nghĩa công tác phối hợp với các bậc cha mẹ trong việc thực hiện mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ thông qua những hiểu biết của bản thân.
* Đối chiếu với thông tin phản hồi để điều chỉnh những ý kiến của mình và ghi vào vở.
2. Nội dung phối hợp với các bậc cha mẹ trong việc thực hiện mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ ở trường/ lớp mầm non
Hoạt động:
* Nhớ lại những nội dung phối hợp với cha mẹ trẻ đã được thực hiện và tự nhận xét kết quả đạt được.
* Đọc tài liệu, điều chỉnh lại ý kiến của cá nhân, ghi vào vở những ý kiến đã điều chỉnh về nội dung phối hợp với cha mẹ trẻ và kết quả.
* Trao đổi nhóm
3. Hình thức và biện pháp phối hợp với cha mẹ của trẻ trong thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non
Hoạt động:
* Tìm hiểu những hình thức và biện pháp phối hợp với cha mẹ trẻ mà học viên đã thực hiện trong thực tiễn công tác.
* Đánh giá hiệu quả của từng hình thức biện pháp phối hợp mà học viên đã thực hiện thông qua kinh nghiệm của bản thân.
* Điều chỉnh những nhận định của bản thân sau khi đối chiếu với thông tin phản hồi.
4. Lập kế hoạch phối hợp với cha mẹ trẻ trong quá trình chăm sóc giáo dục ở trẻ ở trường/ lớp mầm non
Hoạt động:
* Tự xem xét lại kế hoạch phối hợp với cha mẹ trẻ đã được xây dựng và thực hiện trong thực tiễn công tác.
* Thực hành xây dựng kế hoạch phối hợp với cha mẹ trẻ theo tháng/ chủ điểm cho nhóm/ lớp.
* Trao đổi nhóm để hoàn thiện kế hoạch.
Kết luận bài học.
Câu hỏi tự đánh giá
Bài tập phát triển kỹ năng.
Bài số 8
CHỦ ĐIỂM VÀ LẬP KẾ HOẠCH THEO CHỦ ĐIỂM
(5 giờ)
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học viên cần biết và hiểu:
* Chủ điểm và kế hoạch giáo dục trẻ theo chủ điểm.
* Các bước lập kế hoạch giáo dục trẻ theo chủ điểm.
Học viên có khả năng:
* Tự lập kế hoạch giáo dục trẻ theo chủ điểm.
* Sử dụng kế hoạch giáo dục theo chủ điểm vào giáo dục trẻ.
Học viên có thái độ:
* Có ý thức lập kế hoạch theo chủ điểm và tổ chức thực hiện kế hoạch đều đặn đối với trẻ mầm non.
NỘI DUNG
1. Chủ điểm và kế hoạch giáo dục theo chủ điểm
Hoạt động:
Đọc và phân tích kế hoạch 1 chủ điểm cụ thể:
* Chủ điểm và kế hoạch theo chủ điểm gồm có những phần nào?
* Xây dựng kế hoạch theo chủ điểm theo trình tự nào?
* Những điểm gì cần lưu ý khi lập kế hoạch theo chủ điểm.
2. Lập kế hoạch giáo dục theo chủ điểm
Hoạt động:
* Hãy tìm hiểu trẻ của bạn đang quan tâm điều gì trong chủ điểm “Các con vật nuôi trong gia đình”.
* Hãy lập kế hoạch của chủ điểm “Các con vật nuôi trong gia đình” phù hợp với thực tế lớp bạn.
3. Đánh giá kế hoạch theo chủ điểm giáo dục trẻ của lớp
Hoạt động:
* Dựa vào kinh nghiệm cá nhân, đưa ra cách đánh giá chung về một kế hoạch theo chủ điểm được cho là tốt.
* Đánh giá thử nghiệm việc tổ chức hoạt động với trẻ theo chủ điểm trên.
Kết luận bài học.
Câu hỏi tự đánh giá
Bài tập phát triển kỹ năng.
Bài số 9
KÍCH THÍCH SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẦM NON
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học viên cần biết và hiểu:
* Các hoạt động trò chuyện, đàm thoại và kể chuyện kích thích phát triển kỹ năng nghe hiểu và nói của trẻ.
* Môi trường kích thích phát triển kỹ năng nghe hiểu và nói của trẻ.
Học viên có khả năng:
* Tổ chức trò chuyện đàm thoại nhằm phát triển kỹ năng nghe hiểu và nói của trẻ.
* Tổ chức kể chuyện kích thích phát triển kỹ năng nói của trẻ.
* Quan tâm đến tổ chức các hoạt động kích thích phát triển kỹ năng nghe hiểu và nói của trẻ.
NỘI DUNG
1. Trò chuyện và đàm thoại kích thích phát triển kỹ năng nghe hiểu và nói của trẻ
Hoạt động:
* Trò chuyện, đàm thoại được dùng vào thời điểm nào trong ngày.
* Vì sao câu hỏi đóng vai trò quan trọng trong trò chuyện, đàm thoại.
* Viết vào vở các loại câu hỏi có thể sử dụng với trẻ mầm non.
* Soạn một hoạt động trò chuyện và một hoạt động đàm thoại theo chủ điểm “Thời tiết” với trẻ ở lớp bạn.
* Tổ chức hoạt động đàm thoại cho trẻ Nêu nhận xét của mình về hoạt động đàm thoại đó.
2. Kể chuyện kích thích phát triển nghe hiểu và nói của trẻ
Hoạt động:
* Trẻ tự kể chuyện có tác dụng gì đối với sự phát triển của trẻ?
* Nên hướng dẫn trẻ tập kể chuyện như thế nào?
* Nêu nhận xét của bạn khi tổ chức cho trẻ tập kể chuyện.
Kết luận bài học.
Câu hỏi tự đánh giá
Bài tập phát triển kỹ năng.
Bài số 10
HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI CHỮ VIẾT
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học viên cần biết và hiểu:
* Nội dung các hoạt động cho trẻ làm quen với chữ viết.
Học viên có khả năng.
* Thiết kế và tổ chức các hoạt động làm quen với chữ viết theo chủ điểm.
Học viên có thái độ: tự tin và có ý thức sáng tạo trong việc tổ chức.
NỘI DUNG
1. Thế nào là cho trẻ Làm quen với chữ viết?
Hoạt động:
* Bạn hiểu thế nào là cho trẻ làm quen với chữ viết? Bạn cần có sự thay đổi gì trong cách tổ chức cho trẻ làm quen với chữ viết.
* So sánh cách dạy trẻ làm quen với chữ cái và cách dạ trẻ làm quen với chữ viết.
2. Hoạt động Làm quen với chữ viết
Hoạt động:
* Đọc tham khảo thông tin.
* Làm quen với chữ viết bao gồm nội dung nào.
* Bạn hãy điền vào ô trống những nội dung hoạt động phát triển một số kỹ năng ban đầu cho trẻ làm quen với việc đọc, viết.
3. Thiết kế các hoạt động cho trẻ làm quen với chữ viết theo chủ điểm
Hoạt động:
* Tổ chức các hoạt động cho trẻ Làm quen với chữ viết theo chủ điểm để phát triển kỹ năng chuẩn bị cho trẻ việc đọc, viết.
4. Đánh giá kết quả Làm quen với chữ viết
Hoạt động:
* Muốn đánh giá kết quả trên trẻ về nội dung làm quen với chữ viết bạn sử dụng phương pháp nào?
* Những căn cứ nào để bạn đánh giá kết quả làm quen với chữ viết của trẻ.
Kết luận bài học.
Câu hỏi tự đánh giá
Bài tập phát triển kỹ năng.
Bài 11
TÌM VÀ LÀM ĐỒ CHƠI TỪ NGUYÊN LIỆU CÓ SẴN
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học viên cần biết và hiểu:
* Tầm quan trọng và lợi ích của việc tự tạo đồ chơi, cho trẻ từ vật sẵn có hàng ngày.
Học viên có khả năng:
* Làm một số đồ chơi từ nguyên vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền và chơi theo các cách khác nhau.
* Thực hành cách chơi với các đồ chơi tự làm.
Học viên có thái độ;
* Sưu tầm, tận dụng đồ chơi tự tạo, đồ chơi dân gian và làm đồ chơi cho trẻ từ các nguồn nguyên vật liệu đa dạng, sẵn có ở địa phương liệu.
NỘI DUNG
1. Đồ chơi tự tạo và tác dụng của nó đối với sự phát triển của trẻ
Hoạt động:
* Kể tên các loại đồ chơi trong nhóm/ lớp.
* Bạn đã tự làm đồ chơi cho trẻ bao giờ chưa?
* Đồ chơi tự tạo có ưu điểm gì?
* Liệt kê những đồ chơi bạn đã tạo ra và nêu tác dụng của chúng đối với sự phát triển của trẻ.
2. Tìm kiếm “đồ chơi sẵn có trong môi trường xung quanh”
Hoạt động:
* Cho biết xung quanh chúng ta có những thứ gì có thể sử dụng cho trẻ chơi?
* Liệt kê vào vở học tập.
3. Làm một số đồ chơi từ những nguyên vật liệu xung quanh
Hoạt động:”
* Xem kỹ trang minh họa, thử làm một số đồ chơi đơn giản từ các vật khác nhau.
4. Thiết kế một hoạt động chơi từ đồ chơi tự tạo
Hoạt động:
* Hãy tổ chức trò chơi “Cửa hàng may đo”.
Kết luận bài học.
Câu hỏi tự đánh giá
Bài tập phát triển kỹ năng.
Bài số 12
GIÁO DỤC ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG MẦM NON THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI
(4 giờ)
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học viên cần biết và hiểu:
* Tác dụng của âm nhạc đối với trẻ mầm non.
* Nội dung giáo dục âm nhạc trong chương trình.
Học viên có khả năng:
* Cách dạy các dạng hoạt động âm nhạc.
* Tiến hành buổi hoạt động chung theo hướng đổi mới.
NỘI DUNG
1. Tác dụng của giáo dục âm nhạc cho trẻ trong trường mầm non
Hoạt động:
* Liên hệ với thực tiễn công việc để tìm hiểu về vai trò của hoạt động âm nhạc trong việc giáo dục tình cảm, thẩm mỹ, trí tuệ, thể chất và năng khiếu cho trẻ trong trường mầm non.
* Ghi vào vở những hiểu biết của bản thân về vai trò của hoạt động âm nhạc.
2. Nội dung giáo dục âm nhạc ở trường mầm non.
Hoạt động:
* Tìm hiểu nội dung giáo dục âm nhạc: Những ý chính về nội dung “Ca hát”, vận động theo nhạc bao gồm các hình thức nào? Những thể loại âm nhạc có thể cho trẻ nghe, trò chơi âm nhạc giúp trẻ phát triển năng khiếu như thế nào?
3. Thực hiện chương trình “Giáo dục âm nhạc” theo hướng đổi mới
Hoạt động:
* Bạn hãy nêu cách tiến hành hoạt động ca hát.
* Bạn tổ chức cho trẻ nghe nhạc như thế nào?
* Cách dạy vận động theo nhạc như thế nào là phù hợp?
* Bạn hãy nêu những sáng tạo của bạn trong việc tổ chức cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc.
* Theo đổi mới bạn thực hiện buổi “Hoạt động chung” như thế nào?
* Bạn hãy nêu việc kết hợp các nội dung giáo dục âm nhạc trong buổi “Hoạt động chung” theo hình thức đổi mới.
Kết luận bài học.
Câu hỏi tự đánh giá
Bài tập phát triển kỹ năng.
Bài số 13
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
(5 tiết)
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học viên cần biết và hiểu:
* Quy trình tổ chức hoạt động tạo hình theo chủ điểm
* Lựa chọn tìm kiếm nguyên vật liệu cho hoạt động tạo hình.
Học viên có khả năng:
* Tổ chức thực hiện hoạt động tạo hình cho trẻ trong trường mầm non.
* Phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình.
NỘI DUNG
1. Tổ chức hoạt động tạo hình theo chủ điểm
Hoạt động:
* Bạn hãy lập kế hoạch chi tiết tổ chức hoạt động tạo hình theo một chủ điểm do bạn chọn.
* Ghi vào vở rồi so sánh với thông tin phản hồi.
2. Phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động tạo hình
Hoạt động:
* Ghi lại những việc bạn đã làm để phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo cho trẻ trong hoạt động tạo hình?
3. Sử dụng nguyên vật liệu tạo hình
Hoạt động:
* Bạn cho trẻ sử dụng đồ dùng, dụng cụ nào khi thực hiện hoạt động tạo hình.
* Nguyên vật liệu tạo hình là gì?
* Vì sao nên thận trọng khi lựa chọn nguyên vật liệu tạo hình cho trẻ mầm non.
* Những kinh nghiệm sử dụng nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động tạo hình.
Kết luận bài học.
Câu hỏi tự đánh giá
Bài tập phát triển kỹ năng.
Bài số 14
HƯỚNG DẪN TRẺ KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
(5 giờ)
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học viên cần biết và hiểu:
* Mục đích và cách cho trẻ khám phá môi trường xung quanh.
* Cách hướng dẫn trẻ khám phá một sự vật hiện tượng.
Học viên có khả năng:
* Tổ chức các hoạt động giúp trẻ khám phá môi trường xung quanh.
* Tạo môi trường cho trẻ khám phá.
* Có thái độ tích cực với thế giới xung quanh, có ý thức tạo cho trẻ cơ hội tìm tòi khám phá môi trường xung quanh.
NỘI DUNG
1. Mục đích và cách thức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh
Hoạt động:
Bằng sự hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân:
* Cho trẻ khám phá môi trường xung quanh nhằm mục đích gì?
* Trẻ khám phá môi trường xung quanh bằng cách nào?
2. Cách hướng dẫn trẻ khám phá môi trường xung quanh
Hoạt động:
* Nhớ lại các bước đã thực hiện khi cho trẻ khám phá môi trường xung quanh.
* Trao đổi nhóm tìm phương pháp hiệu quả trong việc tạo cơ hội cho trẻ được khám phá môi trường xung quanh.
3. Nội dung cho trẻ khám phá môi trường xung quanh
Hoạt động:
* Liệt kê các nội dung má bạn cho trẻ khám phá môi trường xung quanh.
* Từ những nội dung đã liệt kê bạn hãy chọn một nội dung và chi tiết hóa nội dung đó.
4. Các hoạt động cho trẻ khám phá môi trường xung quanh
Hoạt động:
* Thiết kế hoạt động giúp trẻ khám phá môi trường xung quanh.
Kết luận bài học.
Câu hỏi tự đánh giá
Bài tập phát triển kỹ năng.
Bài số 15
PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHO TRẺ
(5 giờ)
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học viên cần biết và hiểu:
* Những nội dung phát triển vận động
* Lựa chọn, sử dụng trò hcơi vận động.
Học viên có khả năng:
* Tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ theo hướng thích hợp.
* Thiết kế các trò chơi vận động.
Học viên có thái độ:
* Thường xuyên quan tâm phát triển thể lực cho trẻ thông qua phát triển vận động.
NỘI DUNG
1. Những nội dung phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non
Hoạt động:
* Nhớ lại những nội dung nhằm phát triển vận động cho trẻ.
* Nội dung phát triển vận động cho trẻ được thực hiện qua hình thức hoạt động nào? Hình thức nào có hiệu quả? Tại sao?
* Viết những suy nghĩ của mình vào vở.
2. Thiết kế trò chơi vận động cho trẻ
Hoạt động:
* Hãy thiết kế trò chơi vận động để củng cố vận động cơ bản: đi hoặc nhảy, theo một chủ điểm do bạn lựa chọn.
* Nêu trình tự các bước thiết kế một trò chơi.
3. Tổ chức trò chơi vận động cho trẻ
Hoạt động:
* Bạn thường tổ chức trò chơi vận động cho trẻ vào hoạt động giáo dục vào trong ngày.
* Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi vận động bạn vừa thiết kế.
* Quan sát, ghi chép, đánh giá kết quả trò chơi vận động đó.
Kết luận bài học.
Câu hỏi tự đánh giá
Bài tập phát triển kỹ năng.
Bài số 16
DINH DƯỠNG VÀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
(7 giờ)
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học viên cần biết và hiểu:
* Cách lựa chọn thực phẩm, tổ chức bữa ăn cho trẻ.
* Nguyên nhân, biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
* Biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì ở trẻ mầm non.
* Tuyên truyền, hướng dẫn, phối hợp với các bậc cha mẹ nuôi dưỡng trẻ khỏe mạnh và giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ.
Học viên có khả năng:
* Tổ chức bữa ăn cho trẻ tại trường/ lớp mầm non.
* Tuyên truyền hướng dẫn, phối hợp với các bậc phụ huynh nuôi dưỡng trẻ khỏe mạnh và giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ.
NỘI DUNG
1. Cách chọn thức ăn cho trẻ mầm non
Hoạt động:
* Thử xây dựng thực đơn 1 ngày cho trẻ dựa vào hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân.
* Trao đổi với đồng nghiệp trong nhóm học tập về thực đơn 1 ngày của trẻ.
* Trao đổi với phụ huynh nhằm chia sẻ kinh nghiệm khi lựa chọn thực phẩm và cách chế biến thực phẩm đó.
2. Những điều cần lưu ý khi chọn và phối hợp thực phẩm
Hoạt động:
* Đọc tài liệu, nêu những cập thực phẩm xung khắc.
* Trao đổi với nhóm học tập, với phụ huynh để tìm thêm những cặp thức ăn xung khắc theo kinh nghiệm cổ truyền.
* Mô tả và nhận xét 1 bữa ăn thực tế của trẻ tại nhóm/ lớp.
3. Cách cho trẻ ăn
Hoạt động:
* Đọc tài liệu.
* Trao đổi nhóm về các nội dung trên.
4. Phòng tránh ngộ độc thức ăn cho trẻ mầm non
Hoạt động:
* Liệt kê những nguyên nhân ngộ độc thức ăn đã biết trong thực tế.
* Đưa ra các biện pháp phòng tránh dựa vào sự hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân.
* Trao đổi trong nhóm học tập.
* Ghi vào vở những ý kiến cá nhân đã được điều chỉnh sau khi đối chiếu với thông tin của bài.
5. Các biện pháp phòng chống béo phì
Hoạt động:
* Dựa vào hiểu biết của bản thân nêu một số nguyên nhân gây béo phì ở trẻ nhỏ.
* Trao đổi nhóm đưa ra các biện pháp chống béo phì ở trẻ mầm non.
Kết luận bài học.
Câu hỏi tự đánh giá
Bài tập phát triển kỹ năng.
Bài số 17
VỆ SINH, TIÊM CHỦNG PHÒNG BỆNH VÀ PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ
(7 giờ)
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học viên cần biết và hiểu:
* Giữ gìn vệ sinh trường lớp mầm non.
* Theo dõi và quản lý tiêm chủng.
* Phòng tránh và sơ cứu cơ bản các tai nạn thương tích thường gặp cho trẻ mầm non.
Học viên có khả năng:
* Vận dụng các kiến thức về chăm sóc sức khỏe trẻ vào công tác chăm sóc nuôi dạy trẻ hành ngày.
Học viên có thái độ:
* Tin rằng mình có khả năng làm tốt công tác chăm sóc nuôi dạy trẻ và quyết tâm thực hiện.
NỘI DUNG
1. Công tác vệ sinh ở trường/ lớp mầm non
Hoạt động:
Bạn cho biết:
* Tại sao cần phải giữ gìn vệ sinh ở trường/ lớp mầm non?
* Nội dung vệ sinh ở trường/ lớp mầm non.
* Cần phải làm gì để thực hiện tốt công tác vệ sinh ở trường/ lớp mầm non.
* Ghi vào vở những nội dung phù hợp sau khi tham khảo tài liệu học.
2. Tiêm chủng phòng bệnh
Hoạt động:
* Vì sao phải tiêm chủng cho trẻ?
* Lịch tiêm chủng cho trẻ được thực hiện như thế nào?
* Cách theo dõi quản lý trẻ sau khi tiêm chủng?
3. Phòng tránh một số tai nạn thường gặp ở trẻ mầm non
Hoạt động:
* Liệt kê những tai nạn, thương tích thường gặp đối với trẻ mầm non.
* Liệt kê những nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn thương tích cho trẻ nhỏ.
* Trao đổi nhóm về những kinh nghiệm xử trí/ sơ cứu cơ bản.
* Đọc tài liệu đối chiếu ý kiến cá nhân và nội dung thông tin trong tài liệu, ghi vào vở những ý kiến sau điều chỉnh phù hợp.
* Thảo luận nhóm về cách tạo môi trường an toàn cho trẻ và biện pháp tuyên truyền cho các bậc cha mẹ về phòng tránh tai nạn thương tích.
Kết luận bài học.
Câu hỏi tự đánh giá
Bài tập phát triển kỹ năng.
Bài số 18
CAN THIỆP SỚM VÀ GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT LỨA TUỔI MẦM NON
(6 giờ)
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học viên cần biết và hiểu:
* Chủ trương, định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục trẻ khuyết tật.
* Các loại hình chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật đang có ở nước ta.
Học viên có khả năng:
* Biết phát hiện sớm các dạng khuyết tật và can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật lứa tuổi mầm non.
Học viên có thái độ:
* Hiểu biết, thương yêu, tin tưởng vào sự phát triển của trẻ khuyết tật tạo điều kiện trẻ học tập, hòa nhập.
NỘI DUNG
1. Chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về giáo dục trẻ khuyết tật và định hướng cụ thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục trẻ khuyết tật từ nay đến năm 2010.
Hoạt động:
* Thế nào là trẻ khuyết tật?
* Nếu có trẻ khuyết tật xin học nhà trường từ chối, không nhận trẻ vào học như vậy có đúng không? Điều gì xảy ra với gia đình trẻ?
* Trước khi tiếp nhận trẻ khuyết tật vào bạn có băn khoăn lo lắng gì không?
2. Các loại hình giáo dục trẻ khuyết tật
Hoạt động:
* Đọc tài liệu.
* Phân loại các loại hình giáo dục trẻ khuyết tật.
* Phân tích, ghi nhận xét vào vở học tập về loại hình giáo dục khuyết tật phù hợp nhất với địa phương.
3. Các dạng khuyết tật thường gặp ở trẻ lứa tuổi mầm non
Hoạt động:
* Liệt kê các khuyết tật ở lứa tuổi mầm non
* Đọc thông tin trong bài
* Nhận biết các dạng khuyết tật thường gặp ở trẻ.
4. Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật mầm non
Hoạt động:
* Dựa vào nhận thức của bản thân, ai là người can thiệp, can thiệp sớm thực hiện ở đâu? Và thời điểm của can thiệp sớm.
* Trao đổi trong nhóm học tập, đưa ra những nguyên tắc của can thiệp sớm.
* Đối chiếu thông tin trong bài, ghi vào vở những nguyên tắc của can thiệp sớm.
* Chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp trong nhóm học tập về những trường hợp trẻ khuyết tật cần được can thiệp sớm và những trẻ đã được can thiệp sớm.
Kết luận bài học.
Câu hỏi tự đánh giá
Bài tập phát triển kỹ năng.
V. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Giải thích chương trình
1.1. Phương hướng chung của chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non chu kỳ II.
* Lấy đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục trẻ làm trọng tâm, nhưng được đặt trong các mối quan hệ với nội dung, phương tiện và cách đánh giá.
* Kết hợp chặt chẽ giữa bồi dưỡng tiềm lực chuyên môn nghiệp vụ, gắn với bồi dưỡng cách tiếp cận các tài liệu hướng dẫn đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi theo hướng tích hợp chủ điểm.
* Nâng cao năng lực tự học tự đánh giá, không sử dụng hình thức tập trung nghe giảng đồng loạt thụ động và đánh giá một cách hình thức như hiện nay.
1.2. Kế hoạch thời gian bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non chu kỳ II.
Chương trình gồm 150 tiết chi làm 3 phần:
* Phần lý luận nhận thức do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn hàng năm (30 tiết).
* Phần bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng (90 tiết).
* Phần bồi dưỡng do địa phương quản lý và tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của Bộ (30 tiết).
1.3. Nội dung chương trình do Bộ biên soạn có 18 bài. Các bài được sắp xếp như sau:
* Phần I: Các bài giới thiệu chung: Từ bài 1 đến bài số 6 là.
* Phần II: Tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non: Từ bài 7 đến bài số 15 là các bài hướng dẫn.
* Phần III: Dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ mầm non: Từ bài 16 đến bài 18.
Các bài sắp xếp như trên nhưng khi thực hiện không nhất thiết phải theo trình tự các phần và các bài. Tuy nhiên phải đảm bảo những vấn đề chung trước, còn những bài trong phần chăm sóc và giáo dục tùy theo học viên hoặc cơ sở lựa chọn học trước hay học sau cho thích hợp với nhu cầu, điều kiện và thời gian.
2. Hướng dẫn thực hiện chương trình.
2.1. Hình thức học tập bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II.
* Hình thức học tập bồi dưỡng thường xuyên trong chu kỳ này là lấy việc tự học của người học là chính, qua đó giúp học viên chủ động, tự giác học tập dựa vào tài liệu hướng dẫn.
* Chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II được tiến hành theo các hình thức sau:
+ Tự học có tài liệu và các phương tiện hỗ trợ.
+ Tự học có sự hỗ trợ của đồng nghiệp.
+ Tự học có sự hướng dẫn của giảng viên.
+ Tự học có sự kết hợp thảo luận nhóm tại trường.
+ Tự học có giải đáp thắc mắc khi có nhu cầu…
Trong những hình thức học tập bồi dưỡng thường xuyên trên, hình thức tự học là quan trọng nhất, vì nó tạo cơ hội cho học viên tự học tự nghiên cứu, tự quan sát, tự áp dụng vào chăm sóc giáo dục trẻ.
Học tập theo hình thức tự học là tự nghiên cứu, tự đọc tài liệu, tự trả lời câu hỏi, tự viết bài tóm tắt vào vở học tập những nội dung cần thiết, những vấn đề cần vướng mắc để đưa ra thảo luận nhóm và tự vận dụng những kết quả học tập vào việc chăm sóc giáo dục trẻ.
* Các hoạt động của nhóm chuyên môn cần phải căn cứ vào tình hình cụ thể để tổ chức thực hiện sao cho hoạt động học tập trong nhóm chuyên môn thực sự có kết quả. Khuyến khích việc trao đổi, thảo luận tích cực, sáng tạo của mỗi học viên để lĩnh hội và vận dụng kiến thức vào thực tế chăm sóc giáo dục trẻ, giải đáp được thắc mắc, đề xuất được những vấn đề mới trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.
* Những bài có nội dung liên quan với nhau có thể sắp xếp theo cụm bài phù hợp với việc tổ chức hoạt động học tập theo nhóm, hoặc những bài thực hành áp dụng trên trẻ ở lớp mình cần được sắp xếp theo những thời điểm thích hợp để thực hiện có hiệu quả, giúp đỡ, khuyến khích các học viên trong nhóm chuyên môn trao đổi những quan điểm của mình trong nhóm, chú trọng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế giảng dạy.
* Các cơ sở bồi dưỡng cần bố trí 1 – 2 buổi/ tuần học tập bồi dưỡng thường xuyên, có thể kết hợp với bồi dưỡng chuyên môn. Lấy trường học mầm non là đơn vị bồi dưỡng, hiệu trưởng hoặc hiệu phó phụ trách chuyênm ôn trực tiếp tổ chức quản lý, học tập theo kế hoạch và hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên.
* Ngoài việc tự học cá nhân, học tập nhóm chuyên môn, các địa phương có thể tổ chức các lớp tập trung toàn trưởng, cụm trường để giảng viên sư phạm, cán bộ chuyên môn hoặc đội ngũ cán bộ cốt cán giải đáp thắc mắc, hướng dẫn cách tự học, cách vận dụng kiến thức, cách đánh giá, cách lưu giữ hồ sơ tài liệu học tập… Trường hợp không thể tổ chức được lớp tập trung có thể làm văn bản hướng dẫn, giải đáp thắc mắc và chuyển cho học viên, nhóm chuyên môn, hoặc trường mầm non…
Phần lớn thời lượng trong từng bài đều tập trung vào hoạt động cá nhân, trao đổi với đồng nghiệp, thảo luận nhóm chuyên môn, dạy thử, dự giờ.
* Các bài học được thiết kế theo các hoạt động cá nhân và học tập theo nhóm nên học viên và cơ sở phải chủ động chuẩn bị các điều kiện và phương tiện thực hiện, đảm bảo kinh phí… giúp học viên và các nhóm chuyên môn thực hiện tốt các hoạt động học tập bồi dưỡng. Các điều kiện tối thiểu của việc học tập bồi dưỡng thường xuyên là:
- Quy chế và văn bản hướng dẫn thực hiện bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II (2003 – 2007).
- Chương trình và hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non hiện hành.
- Chương trình và tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non chu kỳ II (2004 – 2007) của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tài liệu hướng dẫn thực hiện đổi mới hình thức tổ chức giáo dục mẫu giáo 5 tuổi của Vụ Giáo dục mầm non.
- Tài liệu hướng dẫn thực hiện đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 3 – 4 tuổi, 4 – 5 tuổi của trung tâm nghiên cứu giáo dục mầm non.
- Các tài liệu tham khảo về phương pháp dạy học tích cực, các trò chơi, chuyện kể, thơ ca… dành cho trẻ.
2.2. Đánh giá kết quả học tập bồi dưỡng thường xuyên.
* Các căn cứ đánh giá kết quả học tập bồi dưỡng thường xuyên.
- Hồ sơ học tập của học viên (Vở học tập, kế hoạch học tập, phiếu dự giờ, các sản phẩm tự làm, bản thu hoạch…)
* Người tham gia đánh giá kết quả học tập bồi dưỡng thường xuyên.
- Học viên tự đánh giá kết quả học tập của mình qua các bài viết và kế hoạch bài học, áp dụng các bài đó vào giảng dạy trực tiếp ở lớp mình, qua phiếu dự giờ.
- Đồng nghiệp tham gia đánh giá thông qua dự giờ, trao đổi, thảo luận nhóm, qua hồ sơ, tài liệu sản phẩm trưng bày.
- Hiệu trưởng, cán bộ chỉ đạo chuyên môn, giảng viên, đội ngũ cốt cán.
* Phần do địa phương xây dựng gồm 30 tiết: các địa phương cần chủ động xây dựng chương trình và tài liệu phù hợp với tình hình, đặc điểm và nhu cầu của từng địa phương mình./.
|
|
CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN MẦM NON
CHU KỲ II (2004 – 2007)
I. Mục tiêu
II. Cấu trúc chương trình và phân bố thời gian cho các học phần
III. Khung chương trình
IV. Chương trình chi tiết
Bài 1. Giới thiệu chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II (2004 – 2007)
Bài 2 Giới thiệu những vấn đề đổi mới của giáo dục mầm non hiện nay.
Bài 3 Phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non.
Bài 4 Tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động.
Bài 5 Kích thích tính sáng tạo của trẻ thông qua hoạt động làm quen với toán.
Bài 6 Đánh giá trẻ trong quá trình chăm sóc giáo dục.
Bài 7 Công tác phối hợp với các bậc cha mẹ trong việc thực hiện mục tiêu Giáo dục Mầm non.
Bài 8 Chủ điểm và lập kế hoạch theo chủ điểm.
Bài 9 Kích thích sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non.
Bài 10 Hoạt động cho trẻ làm quen với chữ viết.
Bài 11 Tìm và làm đồ chơi từ nguyên vật liệu có sẵn.
Bài 12 Giáo dục âm nhạc ở trường mầm non theo hướng đổi mới.
Bài 13 Hoạt động tạo hình.
Bài 14 Hướng dẫn trẻ khám phá môi trường xung quanh.
Bài 15 Phát triển thể lực cho trẻ.
Bài 16 Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bài 17 Vệ sinh, tiêm chủng phòng bệnh và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Bài 18 Can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật lứa tuổi mầm non.
V. Giải thích và hướng dẫn thực hiện chương trình
- 1Luật Giáo dục 1998
- 2Quyết định 02/2008/QĐ-BGDĐT quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Quyết định 2375/QĐ-BGDĐT năm 2010 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo và liên tịch ban hành từ năm 1986 đến năm 2007 hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Thông tư 30/2011/TT-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Thông tư 32/2011/TT-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Thông tư 33/2011/TT-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Công văn 8390/BGDĐT-GDTX năm 2012 hướng dẫn trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non, phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên theo chương trình bồi dưỡng thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Luật Giáo dục 1998
- 2Nghị định 43/2000/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục
- 3Nghị định 86/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ
- 4Nghị định 85/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 5Quyết định 02/2008/QĐ-BGDĐT quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Thông tư 30/2011/TT-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Thông tư 32/2011/TT-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Thông tư 33/2011/TT-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 9Công văn 8390/BGDĐT-GDTX năm 2012 hướng dẫn trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non, phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên theo chương trình bồi dưỡng thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Quyết định 30/2004/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Mầm non chu kỳ II (2004-2007) do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 30/2004/QĐ-BGDĐT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/09/2004
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Đặng Huỳnh Mai
- Ngày công báo: 30/09/2004
- Số công báo: Từ số 43 đến số 44
- Ngày hiệu lực: 15/10/2004
- Ngày hết hiệu lực: 14/06/2010
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực