Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2911/QĐ-UBND

Cần Thơ, ngày 06 tháng 11 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011-2015) của thành phố Cần Thơ;

Căn cứ Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;

Căn cứ Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;

Căn cứ Quyết định số 606/QĐ-BCT ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Bộ Công Thương về việc ban hành lộ trình xây dựng vùng nguyên liệu hoặc thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ thóc, gạo của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo giai đoạn 2015-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2109/TTr-SNN&PTNT ngày 08 tháng 9 năm 2017; Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 3591/STC-TCHCSN ngày 26 tháng 10 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn thành phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng năm 2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị và địa phương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch đã được phê duyệt.

2. Các sở, ban ngành thành phố có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Kế hoạch để đạt được mục tiêu đề ra. Trong quá trình thực hiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi để báo cáo và đề xuất giải pháp điều chỉnh, bổ sung kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, ban ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đào Anh Dũng

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số 2911/QĐ-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

I. Sự cần thiết lập Kế hoạch

1. Trong những năm qua, mô hình cánh đồng lớn đã góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, giúp nông dân ứng dụng tốt và đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, phát triển cơ giới hóa, giảm chi phí sản xuất, hiện đại hóa sản xuất và hiện thực hóa chủ trương, chính sách của Nhà nước, nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam.

2. Phương thức tổ chức liên kết đa dạng, nhiều hình thức, bước đầu hình thành các mô hình từ sản xuất đến thu mua hoặc liên kết nhiều đơn vị tổ chức sản xuất và tiêu thụ theo hình thức khép kín.

3. Mô hình tạo môi trường nâng cao trình độ sản xuất của nông dân về tổ chức, quản lý, nắm bắt thị trường, áp dụng khoa học công nghệ.

4. Mô hình cánh đồng lớn góp phần cải thiện cuộc sống nông dân trồng lúa trong điều kiện quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, liên kết sản xuất và tiêu thụ là tiền đề giúp doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu tạo sản phẩm đồng nhất, xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam, khẳng định vị thế xuất khẩu và gia tăng giá trị trong chuỗi lúa gạo.

5. Xây dựng cánh đồng lớn là đòi hỏi tất yếu của phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Để phát triển nông nghiệp hàng hóa cần thiết phải có sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn. Vì vậy, việc xây dựng cánh đồng lớn là tất yếu và là cụ thể hóa chủ trương xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm thông qua hình thức hợp đồng với quy mô sản xuất lớn.

6. Xây dựng và triển khai thực hiện cánh đồng lớn nhằm thực hiện hóa chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển nông nghiệp vào thực tiễn cuộc sống.

7. Xây dựng cánh đồng lớn là thực hiện nội dung cơ bản của xây dựng nông thôn mới, là đổi mới tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

8. Kế hoạch cánh đồng lớn góp phần xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo sạch, tạo uy tín và thị trường xuất khẩu ổn định, nâng cao giá trị lúa gạo Việt Nam.

II. Căn cứ xây dựng Kế hoạch

- Căn cứ Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011-2015) của thành phố Cần Thơ;

- Căn cứ Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;

- Căn cứ Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp;

- Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;

- Căn cứ Quyết định số 606/QĐ-BCT ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Bộ Công Thương về việc ban hành lộ trình xây dựng vùng nguyên liệu hoặc thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ thóc, gạo của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo giai đoạn 2015 - 2020;

- Căn cứ Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

- Căn cứ Quyết định số 2020/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc ban hành Tiêu chí xây dựng Cánh đồng lớn trên địa bàn thành phố Cần Thơ;

- Căn cứ Quyết định số 37/2016/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ quy định về nội dung chi và mức hỗ trợ hoạt động khuyến nông;

- Căn cứ Quyết định số 4158/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về ban hành Bộ tiêu chí thành phố Cần Thơ về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;

- Căn cứ Quyết định số 61/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu nông nghiệp thành phố Cần Thơ theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

III. Hiện trạng mô hình cánh đồng lớn trên địa bàn thành phố

1. Số mô hình cánh đồng lớn trên địa bàn thành phố: Ngành nông nghiệp triển khai xây dựng mô hình cánh đồng lớn từ vụ Hè Thu 2011 (quy mô 400 ha tại huyện Vĩnh Thạnh) và đến năm 2015 thành phố mở rộng mô hình thành phong trào “cánh đồng lớn”, với diện tích hơn 17.630 ha/vụ, chiếm trên 20% diện tích canh tác lúa; trong đó, có 63 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và 100 ha sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP,...Việc áp dụng mô hình sản xuất tập trung đã tạo điều kiện phát huy hiệu quả "liên kết bốn nhà", thúc đẩy nâng cao chuỗi giá trị sản xuất kinh doanh lúa gạo và tăng thu nhập cho nông dân. Năm 2016, tiếp tục nhân rộng mô hình với diện tích trên 18.300 ha/vụ, tăng 45,7 lần so với đầu kỳ.

2. Tình hình liên kết tiêu thụ

a) Tổ chức liên kết ký hợp đồng giữa doanh nghiệp và các tổ hợp tác sản xuất trong cánh đồng lớn về cung ứng vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra.

b) Nhiều doanh nghiệp liên kết sản xuất và tiêu thụ cho nông dân: Các công ty, doanh nghiệp đã họp dân, thỏa thuận giá và triển khai thu mua cho bà con nông dân trong mô hình với giá bằng và cao hơn ngoài thị trường khoảng 100-200 đồng/kg.

c) Các công ty, doanh nghiệp thu mua đã liên kết với các công ty cung ứng đầu vào (giống, phân, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)) cho bà con trong mô hình.

3. Đánh giá kết quả đạt được

a) Hiệu quả kinh tế từ các mô hình cánh đồng lớn:

Hiện nay, nông dân tham gia vào mô hình nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng giống lúa đạt chất lượng, nên ngay từ đầu vụ, 100% nông dân sử dụng giống xác nhận, cùng một loại giống, gieo sạ cùng thời gian; giữa các khu vực trong cùng cánh đồng chênh lệch từ 05-07 ngày để giảm áp lực lúc thu hoạch; ứng dụng sạ hàng, sạ thưa, giảm lượng giống gieo sạ khoảng 60 - 100kg/ha. Từ đó, giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận so với ngoài mô hình, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo ra nông sản có chất lượng cao và an toàn giúp nông dân an tâm sản xuất.

- Vụ Đông Xuân 2015 - 2016:

+ Tổng chi phí sản xuất thấp hơn ngoài mô hình 7,6% (1.745.269 đồng) chi phí sản xuất thấp chủ yếu ở chi phí giống, phân và thuốc BVTV.

+ Năng suất: Mô hình thấp hơn 0,47 tấn/ha so với vụ Đông Xuân 2014 - ­2015, cao hơn ngoài mô hình 0,12% (12 kg/ha). Giá thành sản xuất thấp hơn 9,1% (293 đồng) so với nông dân ngoài mô hình.

+ Lợi nhuận: Tỷ lệ lợi nhuận trong mô hình cao hơn 16,3% (3.160.425 đồng) so với nông dân ngoài mô hình và thấp hơn 12,1% (3.120.683 đồng) so với vụ Đông Xuân 2014 - 2015.

- Vụ Hè Thu 2016:

+ Tổng chi phí sản xuất thấp hơn ngoài mô hình 8,5% (1.827 nghìn đồng) và thấp hơn vụ Hè Thu 2015 2,7% (539 nghìn đồng) do chi phí thuốc BVTV và công lao động tăng nên chi phí đầu tư tăng cao hơn.

+ Năng suất: Đạt 6,177 tấn/ha, cao hơn 3% (181 kg/ha) so với ngoài mô hình; thấp hơn so với vụ Hè Thu 2015 0,3% (17 kg/ha). Giá thành sản xuất thấp hơn 11,2% (400 đồng) so với nông dân ngoài mô hình, thấp hơn 2,4% (79 đồng) so với vụ Hè Thu 2015.

+ Lợi nhuận: Tỷ lệ lợi nhuận mô hình cao hơn 29,3% (3.221 nghìn đồng) so với nông dân ngoài mô hình và cao hơn 10,5% (1.344 nghìn đồng/ha) so với vụ Hè Thu 2015.

- Vụ Thu Đông 2016:

+ Tổng chi phí sản xuất thấp hơn ngoài mô hình 8,1% (1.438 nghìn đồng) và thấp hơn vụ Thu Đông 2015: 5,4% (964 nghìn đồng) do chi phí giá phân, thuốc và chi phí giống giảm so với năm trước.

+ Năng suất: Đạt 5,2 tấn/ha, cao hơn 2,1% (108 kg/ha) so với ngoài mô hình; thấp hơn 11,3% (590 kg/ha) so với vụ Thu Đông 2015. Giá thành sản xuất cao hơn 10,4% (354 đồng) so với nông dân ngoài mô hình và cao hơn 5,3% so với vụ Thu Đông 2015.

+ Lợi nhuận: Tỷ lệ lợi nhuận mô hình cao hơn 17,7% (2.130 nghìn đồng) so với nông dân ngoài mô hình và thấp hơn 6,1% (739 nghìn đồng/ha) so với vụ Thu Đông 2015.

b) Một số tồn tại trong việc mở rộng mô hình Cánh đồng lớn:

Mặc dù việc xây dựng cánh đồng lớn mang lại những lợi ích rất đáng kể cho nông dân, tuy nhiên việc xây dựng và mở rộng mô hình cánh đồng lớn vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhất định như sau:

- Đầu ra cho sản phẩm của nông dân chưa nhận được sự hưởng ứng cao của doanh nghiệp. Tỷ lệ diện tích được bao tiêu năm 2016 khoảng 40% do khó khăn lớn hiện nay là các doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo chưa vào cuộc một cách tích cực trên các mô hình cánh đồng lớn. Nhiều doanh nghiệp vẫn muốn duy trì cách thức mua lúa gạo thông qua đội ngũ thương lái... cho nên không ký hợp đồng ràng buộc trách nhiệm với nông dân. Điều này chẳng những khiến nông dân chịu thiệt vì không có quyền quyết định giá, nguy cơ bị gian lận; khó cải thiện nâng chất lượng hạt gạo do lúa gom từ nhiều nguồn khác nhau về giống, độ ẩm, độ chín; mà còn không thể xây dựng được vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu, thương hiệu gạo xuất khẩu, giảm khả năng cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam trên thị trường.

- Một số doanh nghiệp mặc dù tích cực thu mua nhưng nguồn lực có hạn, thiếu vốn thu mua sản phẩm, đầu tư cho lò sấy, kho bãi, trong khi đó tiếp cận các nguồn vốn vay từ ngân hàng rất khó khăn. Giá lúa luôn biến động theo mùa vụ cho nên ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng liên kết tiêu thụ. Do đó, cần phải kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình xây dựng các kho dự trữ lúa gạo.

- Mặc dù rất nhiều nông hộ đã tham gia mô hình cánh đồng lớn tuy nhiên việc liên kết giữa các nông hộ nhỏ lẻ vẫn chưa thực sự chặt chẽ, nên gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thu mua nông sản, phải tốn nhiều lao động đến từng hộ để thu mua; sản xuất phân tán dẫn đến kinh doanh phân tán.

Để khắc phục những tồn tại nêu trên, cần tăng cường tuyên truyền, giới thiệu các mô hình cánh đồng lớn có hiệu quả đến người dân; đào tạo nghề cho lao động để phục vụ sản xuất; tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các thành phần tham gia xây dựng cánh đồng lớn, đào tạo đội ngũ ban quản lý cách đồng lớn có năng lực để vận hành, có khả năng đại diện cho các hộ trong mô hình và có khả năng đàm phán, mở rộng hợp tác, kêu gọi thu hút đầu tư, liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước với các hợp tác xã, nông dân và doanh nghiệp trên địa bàn; xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ; tìm kiếm giống cây trồng chất lượng cao phục vụ sản xuất; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật,...

IV. Mục tiêu của Kế hoạch

1. Mục tiêu chung

a) Thực hiện mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp trong lĩnh vực sản xuất lúa (chiếm hơn 80% sản xuất nông nghiệp thành phố). Thúc đẩy thực hiện bước đột phá tái cơ cấu bằng việc phát huy tổ chức lại sản xuất, phát triển liên kết, xây dựng nền sản xuất gắn liền với xây dựng chuỗi giá trị tạo ra nền sản xuất có chiến lược, có kế hoạch, đa canh hiệu quả bền vững.

b) Hình thành vùng nguyên liệu lúa hàng hóa chất lượng cao với quy mô lớn gắn kết với tiêu thụ. Nâng cao chất lượng lúa hàng hóa, giảm giá thành sản xuất thông qua tổ chức liên kết sản xuất. Xây dựng nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ trong sản phẩm, đồng bộ hóa quy trình từ sản xuất đến thu hoạch và sau thu hoạch, phát triển dịch vụ nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, phát triển toàn diện theo hướng bền vững và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng tốt nhu cầu về tiêu dùng, nâng cao chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo tiến tới xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam.

c) Hình thành vùng canh tác rau, màu tập trung gắn kết với tiêu thụ và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tạo tiền đề để xây dựng và phát triển mô hình Cánh đồng lớn trên rau màu.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2020, xây dựng vùng cánh đồng lớn với diện tích 30.000 ha và hơn 20.000 hộ nông dân tham gia. Tạo điều kiện hình thành ít nhất 10 hợp tác xã. Giữ ổn định thu nhập nông dân từ 30% trở lên. Mở rộng qui mô 40.000 ha đến năm 2025.

b) Xây dựng 02 vùng cánh đồng lớn qui mô 200 ha canh tác cây mè (quận Thốt Nốt và quận Ô Môn).

c) Xây dựng mô hình cánh đồng lớn trên cây rau với qui mô 20 ha.

d) Tăng cường đầu tư ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy cao nhất ưu thế cạnh tranh của vùng sản xuất lúa của thành phố.

đ) Xây dựng nền sản xuất theo chuỗi giá trị gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nông dân, ổn định đầu vào, đầu ra với quy trình sản xuất hiện đại.

V. Nội dung thực hiện

1. Thông tin tuyên truyền: Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi thông tin về Kế hoạch thực hiện cánh đồng lớn và kết quả đạt được nhằm mở rộng diện tích thực hiện cánh đồng lớn.

- Hội nghị triển khai kế hoạch: Tổ chức 01 cuộc Hội nghị triển khai “Kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn trên cây lúa giai đoạn 2017-2020”:

+ Quy mô: 100 người/cuộc.

+ Thời gian thực hiện: Năm 2017.

+ Đối tượng tham dự: Các doanh nghiệp tham gia bao tiêu cánh đồng lớn; ban, ngành, đoàn thể và nông dân các quận/huyện thực hiện cánh đồng lớn.

- Đối tượng áp dụng:

+ Doanh nghiệp có hợp đồng hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (gọi chung là tổ chức đại diện của nông dân) hoặc hộ gia đình, cá nhân, trang trại (gọi chung là nông dân).

+ Tổ chức đại diện của nông dân có hợp đồng hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn với doanh nghiệp hoặc nông dân.

+ Nông dân tham gia hợp đồng hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn với doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân.

- In poster, tài liệu bướm và sổ nhật ký sản xuất: In 2.000 poster, 2.000 tài liệu bướm và 18.000 sổ nhật ký sản xuất trong 04 năm cuối thực hiện kế hoạch.

- Thực hiện 4 phóng sự - tọa đàm: Tổ chức 04 phóng sự trong 03 năm cuối thực hiện Kế hoạch.

- Hội nghị phát thảo vật liệu tuyên truyền: Tổ chức 02 cuộc Hội nghị phát thảo vật liệu tuyên truyền:

+ Quy mô: 30 người/cuộc.

+ Thời gian thực hiện: Năm 2018 và năm 2019.

+ Đối tượng tham dự: Ban, ngành, đoàn thể các quận/huyện thực hiện cánh đồng lớn.

- Hội thảo khoa học: Tổ chức 08 cuộc Hội thảo khoa học trong 03 năm cuối thực hiện Kế hoạch:

+ Quy mô: 100 người/cuộc.

+ Đối tượng tham dự: Ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và nông dân các quận/huyện thực hiện cánh đồng lớn.

- Hội nghị tổng kết kế hoạch: Tổ chức 03 cuộc Hội nghị tổng kết trong 03 năm cuối thực hiện Kế hoạch:

+ Quy mô: 100 người/cuộc.

+ Đối tượng tham dự: Ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố và nông dân các quận/huyện thực hiện cánh đồng lớn; các sở, ban, ngành của các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

- Hội thảo liên kết doanh nghiệp: Tổ chức 08 cuộc Hội thảo liên kết doanh nghiệp trong 03 năm cuối thực hiện Kế hoạch.

+ Quy mô: 50 người/cuộc.

+ Đối tượng tham dự: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện: Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh và Phong Điền, phòng Kinh tế quận Thốt Nốt; Hợp tác xã (HTX)/Tổ hợp tác (THT) các quận/huyện: Thốt Nốt, Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh và Phong Điền; doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra.

- Tổng kinh phí dự kiến thực hiện: 1.901.800.000 đồng. Trong đó:

+ Vốn ngân sách: 1.901.800.000 đồng.

+ Vốn đối ứng/vay tín dụng: 0 đồng.

2. Xây dựng mô hình cánh đồng lớn trên cây lúa:

a) Hỗ trợ giống sản xuất lúa hàng hóa: Nhằm giúp nông dân trong vùng thực hiện cánh đồng lớn bước đầu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa; đặc biệt là kỹ thuật “1 phải, 5 giảm”, giúp nông dân trong cánh đồng lớn sử dụng giống xác nhận để gieo sạ nhằm giảm mật độ sạ theo kỹ thuật khuyến cáo.

- Hỗ trợ 30% chi phí giống xác nhận cho nông dân mới tham gia sản xuất trong cánh đồng lớn. Trong đó, ngân sách hỗ trợ 30% chi phí và nông dân đối ứng 70% chi phí để mua lượng giống 1.333 tấn (Bảng 2).

b) Thực hiện mô hình trình diễn: Nhằm giúp nông dân thấy được hiệu quả kinh tế từ việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và lợi ích từ việc tham gia cánh đồng lớn.

- Thực hiện 54 mô hình.

- Qui mô thực hiện: 10 ha/mô hình.

- Nội dung thực hiện:

+ Hỗ trợ 100% chi phí giống: Nhằm giúp nông dân trong vùng bước đầu tham gia thực hiện cánh đồng lớn.

+ Hỗ trợ 30% chi phí phân bón: Hỗ trợ chi phí phân bón cho các thành viên mới tham gia sản xuất trong cánh đồng lớn.

+ Hỗ trợ 30% chi phí thuốc BVTV: Hỗ trợ chi phí phân bón cho các thành viên mới tham gia sản xuất trong cánh đồng lớn.

+ Thực hiện hội thảo đầu bờ để nông dân chia sẻ với nhau kinh nghiệm quản lý đồng ruộng.

c) Xây dựng Hợp tác xã (HTX)/Tổ hợp tác (THT) nông nghiệp phục vụ cánh đồng lớn: Hình thành HTX/THT nhân giống để sản xuất đủ lượng lúa giống cung cấp cho diện tích cánh đồng lớn; đồng thời đào tạo năng lực cho các thành viên trong HTX/THT để HTX/THT sản xuất giống theo đúng quy trình quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (giống phải đảm bảo chất lượng, được kiểm định đồng ruộng, lấy mẫu kiểm nghiệm). Cụ thể như sau:

- Khảo sát cộng đồng, thành lập HTX/THT: Xây dựng 10 HTX/THT nhân giống với quy mô 20 ha/HTX/THT để sản xuất đủ lượng lúa giống (10 HTX/THT x 20 ha/THT x 7,5 tấn/ha = 1.500 tấn lúa giống cấp xác nhận) phục vụ cho diện tích 13.334 ha cánh đồng lớn (quận Thốt Nốt: 01 HTX/THT; huyện Cờ Đỏ: 02 HTX/THT; huyện Thới Lai: 02 HTX/THT; huyện Vĩnh Thạnh: 04 HTX/THT; huyện Phong Điền: 01 HTX/THT).

+ Mỗi quận/huyện tổ chức 01 cuộc khảo sát cộng đồng để làm cơ sở thành lập HTX/THT:

. Tổng số cuộc khảo sát cộng đồng: 05 cuộc.

. Quy mô: 30 người/cuộc.

. Địa điểm thực hiện: Quận Thốt Nốt; các huyện: Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh và Phong Điền.

- Đào tạo quy trình nhân giống lúa: Tổ chức 10 lớp đào tạo về quy trình nhân giống lúa cho các thành viên trong HTX/THT trong 04 năm thực hiện kế hoạch.

+ Quy mô: 30 người/lớp.

+ Thời gian tập huấn: 03 ngày/lớp.

+ Địa điểm tập huấn: Quận Thốt Nốt; các huyện: Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh và Phong Điền.

- Hỗ trợ 30% chi phí giống nguyên chủng: Hỗ trợ giống lúa nguyên chủng đến các thành viên trong HTX/THT mới tham gia sản xuất giống xác nhận trong cánh đồng lớn. Trong đó, ngân sách hỗ trợ 30% chi phí và HTX/THT đối ứng 70% chi phí để mua lượng giống nguyên chủng 11 tấn, như trình bày ở (Bảng 2).

- Hỗ trợ 30% chi phí thuốc BVTV trong năm thứ 1 và 20% chi phí trong năm thứ 2: Hỗ trợ chi phí thuốc BVTV cho các thành viên trong HTX/THT mới tham gia sản xuất giống xác nhận trong cánh đồng lớn.

- Đào tạo người kiểm định và lấy mẫu hạt giống:

+ Người kiểm định: Mỗi HTX/THT cử 02 thành viên đào tạo người kiểm định đồng ruộng tại Trung tâm Kiểm định vùng Nam Bộ (10 HTX/THT x 2 người/đơn vị = 20 người) để lực lượng này tự kiểm định đồng ruộng cho diện tích sản xuất giống của HTX/THT.

+ Người lấy mẫu hạt giống: Mỗi HTX/THT cử 01 thành viên đào tạo người lấy mẫu tại Trung tâm Kiểm định vùng Nam Bộ (tổng số 10 người) để lực lượng này tự lấy mẫu hạt giống gửi cho phòng kiểm nghiệm trên diện tích sản xuất giống của HTX/THT.

d) Hỗ trợ nông dân thực hiện cánh đồng lớn: Tăng cường năng lực cho nông dân quản lý HTX/THT và giúp nông dân trong cánh đồng lớn áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến để nâng cao được năng suất, đảm bảo chất lượng, đồng thời hạ được giá thành sản phẩm. Cụ thể như sau:

- Tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân quản lý HTX/THT:

+ Tổ chức 10 cuộc tập huấn cho các thành viên trong HTX/THT trong 04 năm thực hiện kế hoạch.

+ Quy mô: 30 người/lớp.

+ Thời gian: 05 ngày/lớp.

+ Địa điểm tập huấn: Quận Ninh Kiều.

+ Nội dung tập huấn: Kỹ năng lập kế hoạch sản xuất; kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh; kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý HTX/THT, kỹ năng liên kết tiêu thụ.

- Tập huấn tiến bộ kỹ thuật cho nông dân:

Tổ chức 212 lớp tập huấn kỹ thuật “1 phải, 5 giảm” cho nông dân mới tham gia sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn với quy mô 50 người/lớp (Bảng 3).

+ Thời gian tập huấn: 06 ngày/lớp.

+ Nội dung tập huấn: Tập huấn theo các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, có kết hợp với mô hình thực hành (1.000 m2/mô hình); sau mỗi lớp có tổ chức hội thảo đầu bờ để nông dân chia sẻ kinh nghiệm quản lý đồng ruộng.

- Tổng kinh phí dự kiến thực hiện: 30.143.590.000 đồng; Trong đó:

+ Vốn ngân sách: 17.878.944.000 đồng.

+ Vốn đối ứng/vay tín dụng: 12.264.647.000 đồng.

3. Xây dựng mô hình cánh đồng lớn trên màu, rau

a) Tập huấn cho nông dân tham gia cánh đồng lớn trên màu, rau:

- Tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân quản lý HTX/THT:

+ Tổ chức 06 cuộc tập huấn cho các thành viên trong HTX/THT trong 05 năm thực hiện Kế hoạch.

+ Quy mô: 30 người/lớp.

+ Thời gian: 05 ngày/lớp.

+ Địa điểm tập huấn: Quận Ninh Kiều.

+ Nội dung tập huấn: Kỹ năng lập kế hoạch sản xuất; kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh; kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý HTX/THT, kỹ năng liên kết tiêu thụ.

- Tập huấn kỹ thuật canh tác cho nông dân:

Tổ chức 20 lớp tập huấn kỹ thuật canh tác rau màu và các quy trình sơ chế an toàn sau khi thu hoạch cho nông dân tham gia mô hình cánh đồng lớn với quy mô 30 người/lớp.

+ Thời gian tập huấn: 06 ngày/lớp.

+ Nội dung tập huấn: Tập huấn theo các giai đoạn sinh trưởng của rau, màu, có kết hợp với mô hình thực hành (1.000 m2/mô hình); sau mỗi lớp có tổ chức hội thảo đầu bờ để nông dân chia sẻ kinh nghiệm quản lý ruộng.

- Tập huấn về sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm cho nông dân:

Tổ chức 20 lớp tập huấn phân tích các mối nguy hại an toàn thực phẩm, người lao động và môi trường trong sản xuất, thu hoạch và đóng gói cho nông dân tham gia mô hình cánh đồng lớn với quy mô 30 người/lớp.

+ Thời gian tập huấn: 02 ngày/lớp.

+ Nội dung tập huấn: Tập huấn phân tích các mối nguy hại an toàn thực phẩm, người lao động và môi trường trong sản xuất, thu hoạch và đóng gói cho nông dân tham gia mô hình cánh đồng lớn.

b) Hỗ trợ nông dân tham gia sản xuất cánh đồng lớn trên màu:

- Nhằm giúp nông dân trong vùng bước đầu tham gia cánh đồng lớn.

- Hỗ trợ 30% chi phí giống cho nông dân mới tham gia sản xuất trong cánh đồng lớn. Trong đó, ngân sách hỗ trợ 30% chi phí và nông dân đối ứng 70% chi phí để mua giống.

c) Hỗ trợ thực hiện mô hình trình diễn rau, màu:

Nhằm giúp nông dân thấy được hiệu quả kinh tế từ việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và lợi ích từ việc tham gia cánh đồng lớn.

- Tổng số mô hình thực hiện: 54 mô hình.

- Quy mô thực hiện: 1 ha/ mô hình.

- Nội dung thực hiện:

+ Hỗ trợ 100% chi phí giống: Nhằm giúp nông dân trong vùng bước đầu tham gia thực hiện cánh đồng lớn trên các loại rau.

+ Hỗ trợ 30% chi phí phân bón: Hỗ trợ chi phí phân bón cho các thành viên mới tham gia sản xuất rau trong cánh đồng lớn.

+ Hỗ trợ 30% chi phí thuốc BVTV: Hỗ trợ chi phí thuốc BVTV cho các thành viên mới tham gia sản xuất rau trong cánh đồng lớn.

+ Thực hiện hội thảo đầu bờ để nông dân chia sẻ với nhau kinh nghiệm sản xuất rau màu.

- Tổng kinh phí dự kiến thực hiện: 4.014.200.000 đồng. Trong đó:

+ Vốn ngân sách: 2.799.000.000 đồng.

+ Vốn đối ứng/vay tín dụng: 1.215.200.000 đồng.

4. Tham quan học tập: Giúp nông dân, doanh nghiệp học tập, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình sản xuất. Từ đó, ứng dụng trong quản lý điều hành sản xuất và tiêu thụ trong việc xây dựng cánh đồng lớn (xây dựng kế hoạch cụ thể báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố).

a) Tham quan học tập trong thành phố: Tổ chức 06 cuộc tham quan trong 05 năm thực hiện Kế hoạch.

- Quy mô: 30 người/cuộc.

- Thời gian: 01 ngày/cuộc.

- Địa điểm: Tham quan các mô hình sản xuất lúa áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến tại các quận/huyện của thành phố Cần Thơ.

- Thành phần tham dự: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục Trồng trọt và BVTV; phòng Kinh tế quận, phòng Nông nghiệp và PTNT huyện; nông dân quận Thốt Nốt, các huyện: Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh, Phong Điền và một số doanh nghiệp tham gia vào mô hình cánh đồng lớn.

b) Tham quan học tập ngoài thành phố: Tổ chức 04 cuộc tham quan:

- Quy mô: 30 người/cuộc.

- Thời gian: 3 ngày/cuộc.

- Địa điểm: Tham quan các mô hình sản xuất lúa áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến tại các tỉnh ngoài thành phố Cần Thơ.

- Thành phần tham dự: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục Trồng trọt và BVTV; phòng Kinh tế quận, phòng Nông nghiệp và PTNT huyện; nông dân quận Thốt Nốt, các huyện: Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh, Phong Điền và một số doanh nghiệp tham gia vào mô hình cánh đồng lớn.

- Tổng kinh phí dự kiến thực hiện: 554.800.000 đồng. Trong đó:

+ Vốn ngân sách: 554.800.000 đồng.

+ Vốn đối ứng/vay tín dụng: 0 đồng.

5. Chi phí quản lý (0,5%/năm): 148.000.000 đồng/năm x 04 năm = 592.000.000 đồng.

VI. Tiến độ thực hiện

Thời gian thực hiện kế hoạch là 04 năm (từ năm 2017 đến năm 2020).

VII. Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí dự kiến để thực hiện Kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn thành phố Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn năm 2025 là 37.206.390.000 (Ba mươi bảy tỷ hai trăm lẻ sáu triệu, ba trăm chín mươi nghìn đồng). Trong đó:

- Vốn ngân sách (vốn sự nghiệp): 23.726.544.000 đồng (chiếm 64%).

- Vốn đối ứng/vay tín dụng: 13.479.847.000 đồng (chiếm 36%).

+ Năm thứ 1: 2.160.665.000 đồng.

+ Năm thứ 2: 16.652.034.000 đồng.

+ Năm thứ 3: 8.506.068.000 đồng.

+ Năm thứ 4: 9.887.625.000 đồng.

(Chi tiết trong bảng 4).

VIII. Kết quả và sản phẩm chính của Kế hoạch

1. Đến năm 2020, có khoảng 30.000 ha sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn và 220 ha sản xuất rau màu theo mô hình cánh đồng lớn, duy trì và mở rộng đến năm 2015 đạt 40.000 ha. Hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa an toàn theo hướng hiện đại và hình thành HTX sản xuất lúa chất lượng cao; nâng cao năng lực quản lý của ban điều hành hợp tác xã, hình thành mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ hiện đại vào các công đoạn sau thu hoạch.

2. Hình thành các vùng nông sản hàng hóa tập trung an toàn theo hướng hiện đại và hình thành HTX/THT sản xuất lúa giống và lúa hàng hóa chất lượng cao; nâng cao năng lực quản lý của Ban điều hành HTX/THT,...

IX. Chế độ báo cáo

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ban ngành và các đơn vị có liên quan tổng kết định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố tình hình thực hiện Kế hoạch này và đưa ra định hướng cho những năm tiếp theo.

X. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia liên kết trong cánh đồng lớn, xây dựng vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao, ổn định và bền vững trên cơ sở chia sẻ lợi nhuận và rủi ro trong tình hình biến động giá cả của thị trường.

b) Xây dựng tổ nhân lúa giống tại chỗ phục vụ sản xuất lúa cho các hộ tham gia mô hình.

c) Phối hợp tập huấn và xây dựng mô hình ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật vào sản xuất lúa, rau màu theo hướng hiện đại cho nhóm nông dân tham gia mô hình cánh đồng lớn, giúp nông dân giảm giá thành và sản phẩm an toàn, chất lượng.

d) Hỗ trợ công tác tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn tại các địa phương. Hỗ trợ và giới thiệu đơn vị cung cấp giống có chất lượng theo quy định để gieo trồng.

đ) Kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố tình hình thực hiện Kế hoạch này.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng kế hoạch bố trí ngân sách để tổ chức thực hiện Kế hoạch.

3. Sở Công Thương: Phối hợp với các sở, ngành liên quan hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia xúc tiến thương mại, tìm kiếm các thị trường nhất là các thị trường khó tính để gia tăng giá trị lúa gạo, xây dựng và khẳng định thương hiệu gạo Việt.

4. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ: Phối hợp với các đơn vị có liên quan hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường nhất là các thị trường khó tính, liên kết các doanh nghiệp đẩy mạnh việc tiêu thụ nông sản cho nông dân trong các cánh đồng lớn để đảm bảo đầu ra ổn định cho nông dân.

5. Sở Tài chính: Căn cứ các nội dung được phê duyệt, khả năng cân đối ngân sách tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố bố trí ngân sách để tổ chức thực hiện Kế hoạch.

6. Liên minh Hợp tác xã thành phố: Phối hợp với Ủy ban nhân dân quận, huyện tư vấn, vận động thành lập các HTX, hướng dẫn Ban quản lý các HTX vận hành và nâng cao năng lực hoạt động của HTX.

7. Hội Nông dân thành phố: Phối hợp Liên minh Hợp tác xã thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố hỗ trợ trong việc vận động xây dựng các trang trại, HTX, THT sản xuất, hỗ trợ nông dân hợp tác, liên kết sản xuất với doanh nghiệp và các đối tác kinh tế khác, bảo vệ lợi ích của nông dân trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng liên kết.

8. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Cần Thơ: Chỉ đạo các ngân hàng thương mại ưu tiên bố trí nguồn vốn vay trang bị máy móc nông nghiệp, kho chứa, lò sấy,... cho hộ nông dân, tổ chức đại diện của nông dân và doanh nghiệp trong dự án cánh đồng lớn góp phần đẩy nhanh tiến độ cơ giới hóa lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố.

9. Ủy ban nhân dân quận, huyện: Chỉ đạo phòng Kinh tế quận, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện thực hiện:

Khảo sát và xây dựng Kế hoạch thực hiện mô hình cánh đồng lớn; xác định các vùng có đủ điều kiện thực hiện các mô hình cánh đồng lớn sản xuất lúa theo hướng hiện đại, an toàn, tập trung của địa phương.

10. Ủy ban nhân dân xã, phường: Vận động nông dân tham gia cánh đồng lớn và tham gia các lớp tập huấn về những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác.

11. Doanh nghiệp: Thực hiện hợp đồng trực tiếp hoặc liên kết với các doanh nghiệp khác để cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất, gắn với thu mua nông sản của hộ nông dân hoặc tổ chức đại diện của nông dân trong dự án cánh đồng lớn.

12. Tổ chức đại diện của nông dân: Thực hiện hợp đồng và cung ứng đầu vào cho sản xuất hoặc tổ chức sản xuất hoặc tiêu thụ nông sản cho các hộ thành viên và nông dân trên địa bàn. Có phương án thực hiện các nội dung được ưu đãi, hỗ trợ và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

13. Hộ nông dân: Hộ nông dân cam kết thực hiện sản xuất và bán nông sản theo đúng hợp đồng đã ký và được cấp có thẩm quyền xác nhận.

Trực tiếp xác định, xây dựng mô hình vùng nguyên liệu, phối hợp chỉ đạo và tổ chức tại địa phương.

Trong quá trình triển khai thực hiện, có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị có văn bản gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải quyết theo thẩm quyền. Trường hợp vượt thẩm quyền, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết./.

 

PHỤ LỤC

(Kèm theo Quyết định số 2911/QĐ-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

Bảng 1: Diện tích và số hộ nông dân thực hiện cánh đồng lớn giai đoạn 2017 - 2020.

STT

Quận/ huyện

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2025

Diện tích

(ha)

Số hộ

Diện tích

(ha)

Số hộ

Diện tích

(ha)

Số hộ

Diện tích

(ha)

Số hộ

Diện tích

(ha)

Số hộ

Diện tích

(ha)

Số hộ

1

Cờ Đỏ

2.109

1.472

2.207

1.554

3.098

2.182

4.000

2.800

5.000

3.500

8.500

5.950

2

Thốt Nốt

596

689

597

692

800

950

1.000

1.150

1.200

1.400

1.500

1.750

3

Thới Lai

5.944

4.865

6.133

5.024

8.189

6.759

9.000

7.500

10.000

8.200

13.000

10.650

4

Vĩnh Thạnh

7.913

5.473

8.435

5.842

11.522

7.969

12.000

8.300

13.000

9.000

16.000

11.050

5

Phong Điền

104

148

128

186

424

608

600

850

800

1.150

1.000

1.450

Tổng cộng

16.666

12.647

17.500

13.298

24.033

18.468

26.600

20.600

30.000

23.250

40.000

30.850

Tăng diện tích và số hộ thực hiện cánh đồng lớn qua các năm

 

97

834

651

6.533

5.170

2.567

2.132

3.400

2.650

 

 

Bảng 2: Diện tích và lượng giống cần hỗ trợ cho nông dân thực hiện cánh đồng lớn giai đoạn 2017 - 2020.

STT

Hạng mục

Giai đoạn thực hiện cánh đồng lớn

Tổng cộng

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Diện tích xây dựng cánh đồng lớn (ha)

834

6.533

2.567

3.400

13.334

2

Lượng giống xác nhận cần hỗ trợ cho nông dân mới tham gia cánh đồng lớn để sản xuất lúa hàng hóa (tấn)

83

653

257

340

1.333

3

Diện tích sản xuất giống xác nhận (ha)

11

87

34

45

178

4

Hỗ trợ giống lúa nguyên chủng để sản xuất giống xác nhận (tấn)

1

5

2

3

11

Bảng 3: Tổng số hộ nông dân và số lớp tập huấn kỹ thuật “1 phải, 5 giảm” cho nông dân tham gia cánh đồng lớn.

STT

Hạng mục

Giai đoạn thực hiện cánh đồng lớn

Tổng cộng

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Tổng số hộ nông dân thực hiện cánh đồng lớn

13.298

18.468

20.600

23.250

23.250

2

Số hộ nông dân mới tham gia cánh đồng lớn

651

5.170

2.132

2.650

10.603

3

Tổng số lớp tập huấn kỹ thuật 1 phải 5 giảm

13

103

43

53

212

Bảng 4: Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch xây dựng Cánh đồng lớn thành phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng năm 2025.

ĐVT: 1.000 đồng

STT

Nội dung

ĐVT

Tổng kinh phí

UBND

Đối ứng/

Vay tín dụng

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

UBND

Đối ứng/

Vay tín dụng

UBND

Đối ứng/

Vay tín dụng

UBND

Đối ứng/

Vay tín dụng

UBND

Đối ứng/

Vay tín dụng

1

Thông tin tuyên truyền

 

1.901.800

1.901.800

 

175.000

 

677.400

 

587.400

 

462.000

 

2

Xây dựng mô hình CĐL trên cây lúa

 

30.143.590

17.878.944

12.264.647

959.018

764.847

8.334.401

5.967.633

3.868.272

2.377.795

4.717.253

3.154.372

2.1

Hỗ trợ 30% chi phí giống xác nhận cho những nông hộ mới tham gia sản xuất lúa theo CĐL

tấn

16.000.800

4.800.240

11.200.560

300.240

700.560

2.351.880

5.487.720

924.120

2.156.280

1.224.000

2.856.000

2.2

Mô hình trình diễn

 

2.322.000

2.322.000

 

 

 

774.000

 

774.000

 

774.000

 

2.2.1

Thực hiện mô hình trình diễn

MH

1.782.000

1.782.000

 

 

 

594.000

 

594.000

 

594.000

 

2.2.2

Hội thảo đầu bờ

 

540.000

540.000

 

 

 

180.000

 

180.000

 

180.000

 

2.3

Xây dựng Hợp tác xã nhân giống phục vụ cho cánh đồng lớn

 

1.272.170

600.083

672.087

20.283

25.087

290.283

323.113

89.129

103.915

200.388

219.972

2.4

Hỗ trợ nông dân thực hiện cánh đồng lớn

 

10.548.621

10.156.621

392.000

638.495

39.200

4.918.238

156.800

2.081.023

117.600

2.518.865

78.400

3

Xây dựng mô hình CĐL trên cây rau, màu

 

4.014.200

2.799.000

1.215.200

 

 

956.200

421.400

956.200

421.400

886.600

372.400

3.1

Tập huấn cho nông dân tham gia CĐL

 

1.442.400

1.207.200

235.200

 

 

418.600

78.400

418.600

78.400

370.000

78.400

3.2

Hỗ trợ nông dân tham gia CĐL trên màu

 

1.400.000

420.000

980.000

 

 

147.000

343.000

147.000

343.000

126.000

294.000

3.3

Hỗ trợ nông dân thực hiện cánh đồng lớn trên rau, màu

 

1.171.800

1.171.800

 

 

 

390.600

 

390.600

 

390.600

 

4

Tham quan học tập

 

554.800

554.800

 

113.800

 

147.000

 

147.000

 

147.000

 

5

Chi phí quản lý (0,5%/năm)

năm

592.000

592.000

 

148.000

 

148.000

 

148.000

 

148.000

 

 

TỔNG CỘNG

 

37.206.390

23.726.544

13.479.847

1.395.818

764.847

10.263.001

6.389.033

5.706.872

2.799.195

6.360.853

3.526.772

Ghi chú:

Danh mục Kế hoạch nêu trên được xem xét phê duyệt tùy theo tình hình thực tế và khả năng cân đối ngân sách của thành phố cũng như được tính toán, xác định cụ thể trong từng giai đoạn thực hiện Kế hoạch.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2911/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn thành phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng năm 2025

  • Số hiệu: 2911/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 06/11/2017
  • Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
  • Người ký: Đào Anh Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản